Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên mênh mông, bao la rất đẹp. Có lúc tưởng như cánh chim đang đập trên tầng "cao vợi" của trời xanh:
"Cánh đập trời xanh
Cao hoài, cao vợi".
Có lúc, chim bay "sà" xuống, bay trên đồng lúa đang "ngậm sữa":
“Chim bay, chim sà
Lúa tròn bụng sữa
Đồng quê chan chứa
Những lời chim ca”.
Có lúc, chim chiền chiện “biến mất” giữa màu xanh da trời, và chỉ còn nghe tiếng hót:
"Bay cao, cao vút
Chim biến mất rồi
Chỉ còn tiếng hót
Làm xanh da trời".
Huy Cận đã lấy khung cảnh thiên nhiên bao la xinh đẹp để làm cánh chim bay cao vút và tiếng hót ngọt ngào long lanh của chim chiền chiện.
Chiền chiện là cánh chim của bầu trời cao xanh, là chim của đồng quê mang tình thương mến, chim càng bay cao tiếng hót càng trong veo. Sâu xa hơn nữa: cánh chim chiền chiện tung bay là cánh chim tự do trên bầu trời quê hương đất nước.
Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng được vẽ lên qua những từ ngữ, hình ảnh đầy ấn tượng: “Bay vút, vút cao”, “Cánh đập trời xanh - Cao hoài, cao vợi”, "Chim bay, chim sà", "Bay cao, cao vút - Chim biến mất rồi"...
Mỗi khổ thơ trong bài đều có ít nhất một câu thơ nói về tiếng hót của chim chiền chiện:
- Khúc hát ngọt ngào.
- Tiếng hót long lanh
- Chim ơi, chim nói
Chuyện chi, chuyện chi?
- Tiếng ngọc trong veo
Chim gieo từng chuỗi
Lòng chim vui nhiều
Hót không biết mỏi
- Đồng quê chan chứa
Những lời chim ca.
- Chỉ còn tiếng hót
Làm xanh da trời.
Tiếng hót "ngọt ngào" của chim chiền chiện gợi cho ta nhiều xúc động. Nghe chim hót mà dào dạt tình yêu mến:
"Lòng đầy yêu mến
Khúc hát ngọt ngào?"
Có lúc tưởng như nghe “chim nói” mà lòng ta thêm "bối rối" bâng khuâng trước vận hội mới tốt đẹp đang đến với đất nước và dân tộc:
"Lòng đầy bối rối
Đời lên đến thì".
Chim hót gợi lên cảm giác một vụ lúa bội thu, đồng quê no ấm, yên vui:
"Đồng quê chan chứa
Những lời chim ca".
Chim hót làm cho da trời xanh thêm, một cảnh tượng đất nước thanh bình tươi đẹp, làm say mê lòng người:
"Bay cao, cao vút
Chim biến mất rồi
Chỉ còn tiếng hót
Làm xanh da trời".
Huy Cận quả là nhà thơ của tiếng chim, là nhà thơ của bầu trời, của đồng quê yêu dấu.
Câu 1: Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên là miêu tả kết hợp tự sự
Câu 2: Tác dụng của dấu ba chấm là đánh dấu phần chưa liệt kê hết
Câu 3: Đoạn văn là một bức tranh thiên nhiên sinh động, tràn đầy sức sống qua đó tác giả bộc lộ và tình yêu tha thiết đối với thiên nhiên
Dân tộc ta có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để thể hiện tình nghĩa tha thiết này, ca dao có câu:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Thật vậy, những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật là sâu sắc. Nhiễu điều là tấm vải đỏ, giá gương là giá đỡ tấm gương. Hình ảnh nhiễu điều phủ lấy giá gương có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương. Hai tiếng phủ lấy nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiễu điều. Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở. Lấy nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau, người trong một nước phải thương nhau cùng. Đó là một lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa.
Không những vậy, trong tâm thức mỗi người Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nước ta là anh em. Con người cùng một nước, có cùng chung một nguồn gốc lịch sử. Mọi người trong cùng cộng đồng, cùng làng, cùng nước,… đời sống vật chất, tinh thần luôn gắn bó với nhau, rất cần đến sự quan tâm động viên giúp đỡ lẫn nhau; nhất là lúc có ai đó gặp khó khăn hoạn nạn. Hơn nữa, không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội mà phải hoà nhập vào cộng đồng. Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thương đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần sẽ giúp con người vượt qua bao khó khăn, chiến thắng kẻ thù và thiên tai, đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể kể đến các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân ta. Rồi những tấm lòng hảo tâm đóng góp vào các quỹ từ thiện đã giúp nhiều người nghèo khó, bệnh tật khắc phục được hoàn cảnh, vượt qua bệnh tật hiểm nghèo trở về với cuộc sống bình thường. Chúng ta cần tránh quan điểm đèn nhà ai người ấy rạng, có thái độ dửng dưng đứng trước nỗi đau khổ của họ hàng, làng xóm, dân tộc. Và yêu thương giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện thì đó mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Để phát huy được đạo lí tốt đẹp của nhân dân Việt Nam, chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn hoạn nạn với thái độ chân thành, kịp thời. Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là biểu hiện sự đoàn kết dân tộc. Mỗi người cần phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
Như vậy, ý nghĩa của câu ca dao đã trở nên muôn đời, vì đó là bài học đã đúc kết bằng tâm huyết của nhân dân ta, hơn bao giờ hết, chúng ta phải biết phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp đó.
- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên:
+ Nhà thơ có cái nhìn trìu mến với cảnh vật
+ Đưa tay ra “hứng” “giọt long lanh”: là giọt sương, cũng có thể là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chỉ tiếng chim “hót vang trời”
→ Cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, khao khát hòa mình với thiên nhiên đất trời
Các hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn trích:
- Những bầy chim đen bay kín trời, vươn cổ dài như tàu bay cổ ngỗng lướt qua trên sông.
- Tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng.
- Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa.
- Chim già đãy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân.
- Nhiều con chim rất lạ, to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây.
=> Tác dụng: gợi hình gợi tả, sự vật được miêu tả cụ thể, sinh động, dễ hình dung, gần gũi hơn.