Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn cùng bàn đẩy phao qua cho mình,mình chép xong đẩy ngược lại cho nó rồi méc giáo viên.
Tham khảo:
Tôi là Thạch Sanh. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, tôi sống lủi thủi một mình trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Cả gia tài của tôi chỉ có một lưỡi búa để hàng ngày lên rừng đốn củi kiếm ăn.
Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua chỗ tôi, nghỉ ở gốc đa. Lý Thông thấy tôi gánh củi về liền lân la gợi chuyện và nói kết nghĩa anh em với tôi. Tôi cảm động lắm, vui vẻ nhận lời. Lý Thông là anh còn tôi là em. Tôi từ giã gốc đa, đến sống chung với mẹ con Lý Thông.
Đi kiếm củi về, tôi thấy mâm cơm có rất nhiều thức ăn ngon. Chưa hiểu nhà có việc gì thì anh Lý Thông nói với tôi:
- Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.
Tôi không nghĩ ngợi gì, vui vẻ nhận lời. Đêm hôm ấy, khi tôi đang mơ màng nửa ngủ nửa thức thì một con trăn tinh hiện ra. Nó nhe răng, giơ vuốt định vồ lấy tôi. Tôi giơ cao búa đánh vào con chằn tinh. Tôi xả xác nó làm hai mảnh. Trăn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ và để lại bên mình một bộ cung bằng vàng.
Tôi chặt đầu quái vật và nhặt bộ cung tên bằng vàng rồi xách đầu quái vật về nhà. Tôi gọi cửa mãi anh Lý Thông mới ra mở cửa. Không hiểu sao mẹ con anh Lý Thông cứ van lạy tôi rối rít.
Khi vào nhà, tôi kể đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, anh Lý Thông nói với tôi: - Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn đi ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.
Tôi không nghi ngờ gì liền trở về túp lều dưới gốc đa ngày nào. Tôi lại sống bằng nghề kiếm củi.
Một hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì trông thấy một con đại bàng quắp một người con gái. Tôi liền lấy cung tên vàng ra bắn con đại bàng. Mũi tên trúng vào cánh làm nó bị thương. Nhưng nó vẫn cố bay về hang trong núi. Theo vết máu, tôi tìm được chỗ ở của con đại bàng.
Nghe có lễ hội đông vui, tôi liền tìm đến xem. Nào ngờ, ở đó, tôi gặp anh Lý Thông. Anh ấy đã kể cho tôi nghe việc tìm công chúa. Tôi thật thà kể cho anh nghe về việc tôi bắn đại bàng và biết được chỗ ở của nó. Anh Lý Thông liền nhờ tôi dẫn đến chỗ đại bàng.
Tôi xin được xuống hang cứu công chúa. Quân sĩ lấy dây buộc ngang lưng tôi rồi dòng xuống hang. Xuống tới đáy hang, tôi thấy đại bàng hiện nguyên hình là một con yêu tinh ở trên núi. Tuy bị thương nặng nhưng con quái vật vẫn rất hung dữ. Nó giơ vuốt và lao vào tôi. Tôi dùng cung tên vàng bắn mù hai mắt nó. Tôi chặt đứt vuốt sắc, bổ vỡ đầu con quái vật. Tôi lấy dây buộc ngang người công chúa và ra hiệu cho quân sĩ của Lý Thông kéo lên.
Tôi chờ quân sĩ thả dây xuống kéo tôi lên, nào ngờ cửa hang đã bị lấp lại. Lúc đó, tôi mới biết là Lý Thông hại tôi. Tôi tìm cách lên. Đi đến cuối hang, tôi thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong cũi sắt. Tôi dùng cung tên vàng bắn tan cũi sắt và cứu chàng ra. Chàng trai cho biết mình là thái tử con vua Thủy Tề.
Thái tử thoát nạn, cám ơn tôi và mời tôi xuống thủy phủ chơi. Vua Thủy Tề vui mừng được gặp lại con. Biết tôi là người cứu con trai mình, vua Thủy Tề cảm ơn tôi và biếu tôi rất nhiều vàng bạc châu báu. Tôi không lấy vàng bạc châu báu mà chỉ xin một cây đàn, rồi tôi trở về gốc đa.
Một hôm, tôi bị quân lính của nhà vua tới và bắt giam tôi vào ngục. Lúc đó, tôi mới biết của cải của nhà vua bị mất trộm và được giấu ở gốc đa nơi tôi ở. Tôi bị bắt vì nhà vua cho là chính tôi đã ăn trộm. Lúc đó tôi mới nghĩ là chính chằn tinh và đại bàng bị giết đã báo thù tôi.
Trong ngục tối, tôi đem đàn vua Thủy Tề cho ra gảy. Không ngờ tiếng đàn của tôi vẳng đến hoàng cung. Nàng công chúa được tôi cứu đòi vua cha cho được gặp người đánh đàn. Nhà vua cho đưa tôi đến. Trước mặt mọi người, tôi kể hết đầu đuôi câu chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lý Thông, đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất.
Cho đến lúc này tôi mới biết chằn tinh không phải vua nuôi mà Lý Thông đã nham hiểm lừa tôi đi chết thay cho hắn. Và lúc này, tôi cũng mới biết, nàng công chúa đã bị câm sau khi được tôi cứu khỏi hang. Nàng chỉ vui cười trở lại khi nghe tiếng đàn của tôi.
Nhà vua cho bắt mẹ con Lý Thông giam lại và giao cho tôi xét xử. Nhà vua gả công chúa cho tôi. Lễ cưới tưng bừng nhất kinh kì. Hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận, họ hội binh lính của mười tám nước sang đánh. Tôi xin nhà vua đừng động binh.
Tôi lấy đàn thần ra gảy. Quân mười tám nước bủn rủn chân tay không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, tất cả đều phải xin hàng.
Tôi sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Tôi cho dọn ra một niêu cơm nhỏ. Cả mấy vạn tướng lính thấy niêu cơm như vậy liền bĩu môi cười. Tôi liền hứa sẽ trọng thưởng cho người ăn hết niêu cơm. Quân mười tám nước ăn mãi không hết. Cơm trong niêu hết lại đầy. Tất cả cúi đầu lạy tạ vợ chồng tôi rồi kéo quân về nước.
Vì không có con trai nối ngôi, nhà vua đã nhường ngôi cho tôi. Từ đó, tôi làm một ông vua tốt và dân chúng có cuộc sống no ấm, yên bình.
"TK :
Tôi là Thạch Sanh. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, tôi sống lủi thủi một mình trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Cả gia tài của tôi chỉ có một lưỡi búa để hàng ngày lên rừng đốn củi kiếm ăn.
Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua chỗ tôi, nghỉ ở gốc đa. Lý Thông thấy tôi gánh củi về liền lân la gợi chuyện và nói kết nghĩa anh em với tôi. Tôi cảm động lắm, vui vẻ nhận lời. Lý Thông là anh còn tôi là em. Tôi từ giã gốc đa, đến sống chung với mẹ con Lý Thông.
Đi kiếm củi về, tôi thấy mâm cơm có rất nhiều thức ăn ngon. Chưa hiểu nhà có việc gì thì anh Lý Thông nói với tôi:
- Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.
Tôi không nghĩ ngợi gì, vui vẻ nhận lời. Đêm hôm ấy, khi tôi đang mơ màng nửa ngủ nửa thức thì một con trăn tinh hiện ra. Nó nhe răng, giơ vuốt định vồ lấy tôi. Tôi giơ cao búa đánh vào con chằn tinh. Tôi xả xác nó làm hai mảnh. Trăn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ và để lại bên mình một bộ cung bằng vàng.
Tôi chặt đầu quái vật và nhặt bộ cung tên bằng vàng rồi xách đầu quái vật về nhà. Tôi gọi cửa mãi anh Lý Thông mới ra mở cửa. Không hiểu sao mẹ con anh Lý Thông cứ van lạy tôi rối rít.
Khi vào nhà, tôi kể đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, anh Lý Thông nói với tôi: - Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn đi ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.
Tôi không nghi ngờ gì liền trở về túp lều dưới gốc đa ngày nào. Tôi lại sống bằng nghề kiếm củi.
Một hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì trông thấy một con đại bàng quắp một người con gái. Tôi liền lấy cung tên vàng ra bắn con đại bàng. Mũi tên trúng vào cánh làm nó bị thương. Nhưng nó vẫn cố bay về hang trong núi. Theo vết máu, tôi tìm được chỗ ở của con đại bàng.
Nghe có lễ hội đông vui, tôi liền tìm đến xem. Nào ngờ, ở đó, tôi gặp anh Lý Thông. Anh ấy đã kể cho tôi nghe việc tìm công chúa. Tôi thật thà kể cho anh nghe về việc tôi bắn đại bàng và biết được chỗ ở của nó. Anh Lý Thông liền nhờ tôi dẫn đến chỗ đại bàng.
Tôi xin được xuống hang cứu công chúa. Quân sĩ lấy dây buộc ngang lưng tôi rồi dòng xuống hang. Xuống tới đáy hang, tôi thấy đại bàng hiện nguyên hình là một con yêu tinh ở trên núi. Tuy bị thương nặng nhưng con quái vật vẫn rất hung dữ. Nó giơ vuốt và lao vào tôi. Tôi dùng cung tên vàng bắn mù hai mắt nó. Tôi chặt đứt vuốt sắc, bổ vỡ đầu con quái vật. Tôi lấy dây buộc ngang người công chúa và ra hiệu cho quân sĩ của Lý Thông kéo lên.
Tôi chờ quân sĩ thả dây xuống kéo tôi lên, nào ngờ cửa hang đã bị lấp lại. Lúc đó, tôi mới biết là Lý Thông hại tôi. Tôi tìm cách lên. Đi đến cuối hang, tôi thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong cũi sắt. Tôi dùng cung tên vàng bắn tan cũi sắt và cứu chàng ra. Chàng trai cho biết mình là thái tử con vua Thủy Tề.
Thái tử thoát nạn, cám ơn tôi và mời tôi xuống thủy phủ chơi. Vua Thủy Tề vui mừng được gặp lại con. Biết tôi là người cứu con trai mình, vua Thủy Tề cảm ơn tôi và biếu tôi rất nhiều vàng bạc châu báu. Tôi không lấy vàng bạc châu báu mà chỉ xin một cây đàn, rồi tôi trở về gốc đa.
Một hôm, tôi bị quân lính của nhà vua tới và bắt giam tôi vào ngục. Lúc đó, tôi mới biết của cải của nhà vua bị mất trộm và được giấu ở gốc đa nơi tôi ở. Tôi bị bắt vì nhà vua cho là chính tôi đã ăn trộm. Lúc đó tôi mới nghĩ là chính chằn tinh và đại bàng bị giết đã báo thù tôi.
Trong ngục tối, tôi đem đàn vua Thủy Tề cho ra gảy. Không ngờ tiếng đàn của tôi vẳng đến hoàng cung. Nàng công chúa được tôi cứu đòi vua cha cho được gặp người đánh đàn. Nhà vua cho đưa tôi đến. Trước mặt mọi người, tôi kể hết đầu đuôi câu chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lý Thông, đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất.
Cho đến lúc này tôi mới biết chằn tinh không phải vua nuôi mà Lý Thông đã nham hiểm lừa tôi đi chết thay cho hắn. Và lúc này, tôi cũng mới biết, nàng công chúa đã bị câm sau khi được tôi cứu khỏi hang. Nàng chỉ vui cười trở lại khi nghe tiếng đàn của tôi.
Nhà vua cho bắt mẹ con Lý Thông giam lại và giao cho tôi xét xử. Nhà vua gả công chúa cho tôi. Lễ cưới tưng bừng nhất kinh kì. Hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận, họ hội binh lính của mười tám nước sang đánh. Tôi xin nhà vua đừng động binh.
Tôi lấy đàn thần ra gảy. Quân mười tám nước bủn rủn chân tay không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, tất cả đều phải xin hàng.
Tôi sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Tôi cho dọn ra một niêu cơm nhỏ. Cả mấy vạn tướng lính thấy niêu cơm như vậy liền bĩu môi cười. Tôi liền hứa sẽ trọng thưởng cho người ăn hết niêu cơm. Quân mười tám nước ăn mãi không hết. Cơm trong niêu hết lại đầy. Tất cả cúi đầu lạy tạ vợ chồng tôi rồi kéo quân về nước.
Vì không có con trai nối ngôi, nhà vua đã nhường ngôi cho tôi. Từ đó, tôi làm một ông vua tốt và dân chúng có cuộc sống no ấm, yên bình.
Xem thêm Đóng vai Thạch Sanh kể lại truyện Thạch Sanh
Nhân ngày 20-11, em về thăm lại mái trường xưa, nơi đã dạy em bao kiến thức để em có thể làm một người bác sĩ như bây giờ. Ôi, thật tuyệt vời.
Em bước lại gần ngôi trường mến yêu, cái cổng hiện ra trước mắt. Nhìn hàng chữ “Trường trung học cơ sở Trần Phú” mà trong lòng thấy bâng khuâng vô cùng. Cổng trường bây giờ đã được vét vôi sạch sẽ. Bước vào cổng, hiện rõ trong đôi mắt em là kỉ niệm thơ ấu ngày nào, chơi đùa, bắn bi, rượt bắt nô nức dưới sân trường. Hàng cây xà cừ thuở trước chỉ cao tới tầng hai là cùng mà bây giờ đã xum xê, toả bóng khắp sân trường. Khẽ chạm tay vào lớp vỏ xù xì, em thầm hỏi: “Cây ơi, mày còn nhớ tao không?”Cành cây lay động như muốn trả lời rằng: “Có chứ, làm sao cây này quên được cậu học trò Thăng ngày nào”. Em cười nhẹ rồi đi về phía sau trường, dãy núi trước kia bây giờ đã được khai phá làm thêm một dãy nhà cho các em học sinh lớp bảy, lớp tám. Học sinh bây giờ không như trước kia nữa, một ngày học luôn cả sáng lẫn chiều. Em quay mắt về phía căn phòng lớp em ngày nào. Nó không còn như xưa nữa mà rất khang trang, bốn cái quạt, sáu cái đèn và cái bảng to lớn cũng đủ biết điều ấy. Em tiến lên lầu, xem qua một lượt. Chà, thật là tuyệt, phòng thực hàng được trang bị toàn những máy tính hiện đại màn hình phẳng, cả thảy hơn bốn mươi chiếc. Chẳng phải hai người một máy như ngày nào nữa. Còn thư viện thì toàn những thiết bị hiện đại. Học sinh thời nay hơn trước kia nhiều quá. Đi qua dãy hành lang, bỗng em phát hiện ra một sân bóng rộng. Em chạy xuống, thấy một trái banh nằm lăn lóc. Chắc là mấy cậu học trò chơi xong quên không bỏ lại trường đây mà.. Em lấy chân lăn bóng trên nền cát rồi sút một cú nhẹ vào cái khung thành. Những kỉ niệm ngày ấy tuôn trào. Hồi ấy, nơi đây còn là một bãi đầy đất đá, còn cái khung thành chỉ là hai cái cọc và một thanh gỗ ở trên thôi, còn bây giờ, khung thành sắt có bao bọc lưới xung quanh, tuyệt quá. Bỗng, em nhớ ra là mình còn phải thăm thầy cô nên rảo nhanh bước về phía phòng truyền thống. Bước vào căn phòng, các thầy cô đang họp nên em không dám làm phiền mà đứng chờ. Họp xong, thầy cô tổ chức liên hoan mừng ngày vui, đến bây giờ, em mới đánh bạo tiến ra, chào thầy cô. Mọi người nhìn em với một chút ngỡ ngàng. Em thưa:
- Thưa mọi người, em là Thăng đây ạ.
Lúc bấy giờ, một vài thầy cô mới “Ồ” lên. Một số người trẻ tuổi vẫn còn ngỡ ngàng, rồi sau đó hỏi những người già hơn:
- Học sinh cũ của mấy anh chị à!
Em đoán đó là người mới về trường. Bỗng, cô Mai Ly hỏi:
- Thăng này, hiện giờ em đang làm gì thế?
Bao năm tháng cách xa, bây giờ cô có vẻ già đi rất nhiều, mái tóc điểm hoa râm và khuôn mặt có nhiều vết nhăn theo ngày tháng. Mặc dù vậy, em vẫn có thể nhận ra cô bởi giọng nói và đôi mắt hiền từ mà năm tháng không thể phai nhoà. Em trả lời:
- Thưa cô, em hiện đang bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Đức Tín ạ.
- Vậy à? – cô đáp.
Em hỏi cô:
- Cô ơi, cô Hoà và những thầy cô khác đâu ạ.
- Họ về hưa cả rồi. Còn cô dạy hết năm nay cũng về hưa nốt.
Nghe cô nói, em rất buồn, nhưng kìm chế được và hỏi cô thêm :
- Học sinh của cô dạy có ngoan không ạ.
Cô trả lời:
- Đương nhiên, dù sao thì chúng cũng đâu có lì bằng cậu học trò Thăng lớp 6D của tôi Thuở nào.
Em cười, cô cũng cười. Rồi sau đó, những thầy cô khác cũng hỏi chuyện. Thân mật lắm! Trò chuyện hồi lâu thì em nhớ ra một việc quan trọng. Vội chạy ra cổng, lấy vài gói quà tặng thầy cô. Xong việc, em ra về.
Bước ra khỏi cổng trường mà trong lòng em thấy quyến luyến vô cùng. Ngôi trường này đã cùng em trải qua bao kỉ niệm đẹp và ở đó có những con người tuyệt vời đã chắp cho em đôi cánh để em vững bước vào đời.
Thấm thoắt đã mười năm trôi qua, mười năm với biết bao nhiêu biến cố, bao nhiêu thăng trầm trong cuộc đời. Mười năm rồi tôi mới có dịp trở về ngôi trường cấp hai đang theo học. Môi trường đã mang đến cho tôi biết bao điều bổ ích. Để tháng năm đó là hành trang để tôi có thể bước tiếp vững vàng trên con đườngsự nghiệp đang đi.
Mái trường mang tên Trường trung học cơ sở Minh Sơn đã khắc sâu trong trái tim tôi suốt 10 năm qua. Dù sau khi tốt nghiệp trung học, tôi đã chuyển sang trường chuyên tỉnh để học cấp 3 nên thời gian để trở về thăm trường dường như là không có. Có chăng chỉ những lần về quê vội vã, rồi đi ngang qua trường, rồi nhìn vào và thấy nhiều sự đổi thay ở trường.
Mười năm rồi, hôm nay khóa học chúng tôi kỉ niệm mười năm xa mái trường. Rất đông các bạn bè cùng trang lứa với tôi năm đó đều hội tụ về đây để hoài niệm lại quãng thời gian cùng học tập, cùng vui chơi dưới mái trường này. Ai cũng mang trong mình niềm vui, tự hào và cả những xốn xang cho năm tháng đã qua.
Chúng tôi bây giờ ai cũng trường thành, có gia đình riêng, có công việc riêng của mình. Mỗi người đều có một lựa chọn riêng, một con đường riêng, một cuộc sống riêng nhưng dường như ai cũng nhớ về những năm tháng ngày xưa, lúc còn học dưới mái trường này.
Mười năm rồi, có lẽ đây là lần đầu tiên tôi thấy mình vừa bình thản, vừa cảm xúc lẫn lộn khi đặt chân trở về mái trường ngày xưa. Nơi đã đón nhận một đứa học trò nhếch nhác, gầy nhom, ăn nói không nên lời và còn nghịch ngợm vào học.
Tưởng tượng về thăm trường cũ sau 10 năm – văn lớp 6
Tôi ngắm nhìn sân trường, giờ đã được lát bằng gạch đỏ, sạch sẽ; khác với ngày xưa chỉ là cái sân đất rất trơn bóng và lì. Trời mưa chẳng dám đi ra ngoài vì sự trơn trượt. Sân trường cũng đã xuất hiện thêm nhiều ghế đá, là nơi giờ ra chơi mà học sinh có thể tụm năm tụm bảy nói chuyện, đọc truyện với nhau.\
Ngày xưa có 4 dãy nhà cấp 4, chưa có nhà cao tầng cho học sinh học. Nhưng mười năm sau, đã có thêm hai dãy nhà hai tầng mọc lên và được sơn màu vàng nhìn rất đẹp mắt.
Tôi ghé thăm phòng học tin học ngày xưa và nhận ra nó đã có thêm rất nhiều máy mới, gian phòng cũng được mở rộng để cung cấp đầy đủ thiết bị cho các em có thể học tập.
Hôm ấy, chúng tôi ghé thăm lại trường vào sáng chủ nhật nên không có lớp nào học; sân trường vắng bóng, chỉ có những chú chim nhảy nhót trên cành cây. Dường như cảm xúc trong tôi lại ùa về dữ dội. Tôi nhớ, rất nhớ những năm được học dưới mái trường có nhiều kỉ niệm như thế này.
Văn phòng của các thầy cô giờ cũng đã được chuyển sang địa điểm khác sáng và sạch sẽ hơn. Trống cũng đã được thay lại mới tinh tươm, bàn ghế kê ngăn nắp, không còn là những chiếc bàn gỗ cũ kĩ được vẽ nhàu nát bởi bàn tay học trò nữa mà đã có những bộ bàn ghế có mặt bóng loáng, chân bằng sắt rất chắc chắn.
Tôi ghé lại lớp học ngày xưa tôi từng học, nhận ra có bao nhiêu điều đổi khác, nhưng có một điều dường như vẫn vẹn nguyên đó là hơi ấm, là sự thân quen.
Tôi vẫn còn nhận ra rằng mình có duyên với ngôi trường này, với những chỗ ngồi ngày xưa từng ngồi, với những người bạn cười nhăn nhở suốt ngày. Có lẽ đó là những tháng năm tươi đẹp gắn với ngôi trường này mà tôi còn giữ cho đến ngày hôm nay.
Có một điều dường như không khác khi tôi đặt chân thăm lại trường xưa sau 10 năm chính là những gốc cây cổ thụ. Theo năm tháng, chúng vẫn như thế, vẫn vẹn nguyên và tươi tốt. Có lẽ những thứ gì đó càng cũ càng bền, càng neo giữ lâu trong trái tim.
Mười năm, là một con số khá dài cho một chặng đường đã đi qua. Kỉ niệm thường ùa về khi cảm xúc chợt đến, nhất là trong khoảnh khắc như thế này.
Thế hệ đi trước chúng tôi nhìn nhau, tay bắt mặt mừng vì ngôi trường đã khang trang, thiết bị học tập tốt hơn cũng như có nhiều đổi thay tích cực. Nhìn lại chúng tôi đã trưởng thành hơn, trưởng thành từ những nền tảng này. Còn về những người đã trồng người, đã chỉ bảo hết mực cho chúng tôi giờ đây đều đã già cả rồi. Những gương mặt, những ánh mắt ngày đó theo thời gian đã không còn như lúc trước. Nhưng chúng tôi biết ơn họ, biết ơn vì những gì mà họ làm hành trang cho chúng tôi như hôm nay.
Mười năm, một chặng đường dài như vậy; về thăm lại trường cũ, cảm xúc trong rôi xốn xang và muốn vỡ tung ra. Tôi cứ để lòng mình chơi vơi như vậy, để nhớ về tháng năm đã qua.
Đề 1 :Mẹ em năm nay đã ba mươi tuổi nhưng ai cũng nói trông mẹ trẻ như ngoài hai mươi. Dáng người mẹ dong dỏng cao, làn da mẹ trắng nõn như da em bé. Mẹ có khuôn mặt trái xoan, nhỏ nhắn. Nổi bật trên khuôn mặt ấy là đôi mắt như biết nói, đen láy, mỗi khi mẹ cười đôi mắt ấy lại lấp lánh lạ thường. Ai cũng bảo em có đôi mắt rất giống mẹ khiến em rất tự hào. Mũi mẹ cao, thẳng, là mũi dọc dừa. Đôi môi mẹ không dùng son bao giờ nhưng luôn có màu hồng tự nhiên rất tươi.
Mỗi khi mẹ cười, hàm răng trắng muốt lộ ra trông rất đẹp. Mẹ thích để tóc ngắn ngang vai nhuộm màu hạt dẻ, trông rất trẻ trung. Thường thì mẹ nội trợ ở nhà, mẹ mặc một bộ đồ ở nhà rất đơn giản, đến khi đi tiệc mẹ hay thích mặc những chiếc váy liền có màu trắng hoặc xanh. Mẹ bảo mẹ rất thích hai màu này nên quần áo của mẹ đa phần đều là màu như vậy. Mẹ em nấu ăn rất ngon, bố luôn nói là bố thích về nhà ăn hơn là ăn với khách ở bên ngoài vì đồ mà mẹ nấu còn ngon hơn ở nhà hàng.
Bữa sáng mẹ cũng dậy sớm để chuẩn bị cho cả nhà để cả nhà có một bữa dinh dưỡng nạp năng lượng cho ngày mới. Thỉnh thoảng, khi rảnh rỗi, mẹ còn dạy em biết cách nấu ăn nhưng có lẽ còn phải học nhiều em mới nấu được ngon như mẹ. Ở lớp em có cô giáo dạy bảo học hành, ở nhà, ẹm chính là cô giáo của em. Mẹ có một giọng nói dịu dàng truyền cảm, mỗi khi mẹ dạy em đọc bài em đều cảm thấy rất thích thú vì mỗi bài đọc qua giọng đọc của mẹ đều trở nên hay về dễ hiểu lạ thường làm cho em bị cuốn vào bài giảng ngay lập tức.
Đôi tay mẹ mũm mĩm, trắng ngần với những ngón tay búp măng. Đôi bàn tay ấy đã ân cần chải tóc cho em mỗi ngày, cầm tay em dạy em tập viết, đôi bàn tay chăm em ốm, nấu cơm cho em ăn,…Em yêu lắm đôi bàn tay mẹ. Mẹ vì em đã hi sinh rất nhiều, thanh xuân của mẹ đã dồn hết cho em, tình yêu mẹ đã đặt hết lên em, biết điều đó, em biết rằng mình không thể làm mẹ thất vọng.
Em rất yêu mẹ, trong trái tim em mẹ là tất cả, không ai có thể thay thế. Em tự hứa với lòng phải học thật giỏi, thật chăm ngoan để mẹ vui lòng.
Đề 2 : Năm lớp Hai, có một chuyện mà đến giờ em vẫn nhớ trong câu chuyện đó em đã đấu tranh với sai lầm của chính mình.
Hôm đó, cô gọi các bạn lên bảng chữa bài tập toán, khi cô gọi bạn Thảo Hương lên chữa bài, em nhìn thấy bạn lúng túng nói gì đó với bạn bên cạnh, lúc bạn lên đến bàn em, bạn nói thầm vào tai em: Phương Anh ơi! Cho tớ mượn vở nhé! Em hơi lưỡng lự rồi đưa cho bạn vở của mình. Các bạn chữa bài xong, cô bảo cả lớp thu vở lúc đó em mới lên nói với cô là Thảo Hương quên vở, cô hỏi: Thế sao lúc này bạn lại có vở và lên chữa bài? Em trả lời là em không biết. Vừa lúc đó, tiếng trống trường từ báo hiệu giờ ra chơi, cô cho các bạn ra chơi, thế là cả lớp ùa ra ngoài như những chú chim non rời tổ, em cũng ra theo. Ra chơi vào, cô trả vở và gọi các bạn đọc điểm, cô gọi đến Thảo Hương thì bạn lí nhí trả lời: Thưa cô, em... em quên vở ạ. Thế là cô cho bạn điểm kém, bạn rất buồn.
Về đến nhà, em kể chuyện của bạn cho mẹ, mẹ bảo em: Con nên đến thú thật với cô thì chắc cô sẽ không nói gì đâu. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ được. Hôm sau, em đến nói thật với cô là chính em đã cho bạn mượn vở. Chẳng ngờ cô đã không mắng em mà còn khen em trong tiết học sinh hoạt lớp. Hôm đó em rất vui, khi vừa đến gặp mẹ ở nhà em đã tíu tít kể chuyện và em thấy mẹ nói rất đúng.
Câu chuyện đó luôn khắc sâu trong tâm trí em em rất tự hào vì mình đã làm một việc tốt.
học tốt.
Đề 1 : Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.
Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.
Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!
Đề 2 : Thường ngày, chúng ta có những việc làm tốt và những việc làm xấu. Có một chuyện, em đã làm và thấy việc ấy thật ý nghĩa trong công cuộc bảo vệ môi trường của người học sinh.
Câu chuyện bắt đầu vào một buổi sáng nọ, khi hằng đông vừa ửng hồng và những giọt sương còn đọng lại trên bãi cỏ xanh mướt. Ấy là lúc em đi đến trường, vừa đi, em vừa thơ thẩn ngắm cảnh bình minh đẹp mê hồn. Bỗng, cái gì thế này? Một người đàn ông đang vứt một cái bao lớn mà em lấp ló đầu của một con heo chết. Em nhìn anh ấy mà trong người bực bội vô cùng. Vội chạy đến, kêu lên:
- Anh gì ơi?
Người đàn ông nghe em gọi, liền tắt máy chiếc xe honda của mình, hỏi:
- Gì thế nhóc?
Em đáp:
- Anh ơi, anh không thể vứt xác chết động vật bừa bãi như thế, sẽ gây ô nhiễm môi trường đấy! Ấy là chưa kể khi nắng lên, cái thứ này sẽ bốc mùi kinh khủng. Đoạn đường này lắm người qua lại, nhiều nhất là chúng em đi học về. Vì vậy nên anh phải lấy cái bao này đi ngay,
Em vừa dứt lời, người ấy liền quay lại, mắng như tát nước vào mặt:
- Đồ thứ con nít mà đòi dạy đời. Sao mày láo thế? Để yên cho tao làm việc, không thì liệu hồn con ạ!
Nói rồi, anh ta rồ ga, định phóng đi. Quyết không để hắn đi khi xác con heo còn nằm đấy. Em vội chặn đầu anh ta lại, nói:
- Nếu anh mà không lấy cái thứ thối tha đó đem đi thì em sẽ kêu mọi người tới đấy, anh nên biết đây là một việc làm không tốt đẹp mấy, nếu như mọi người mà biết thì không để yên cho anh đâu. Anh hãy đem con heo này chôn vào một cái hố nào đấy hay là bất cứ thứ gì cũng được, miễn sao đừng làm ô nhiễm môi trường và làm phiền những người xung quanh là tốt rồi. Mời anh chở cái bao này đi cho, em xin cảm ơn.
Vừa nói, em vừa chạy ra đường, làm điệu bộ như nếu cần, ta sẵn sàng kêu cả làng ra xem. Người đàn ông nhìn em, đôi mắt nảy lửa, bước xuống xe đi về phía em. Nhưng anh ta không hề đánh em mà chỉ lầm bầm chửi rủa rồi vác cái bao đặt lên xe, phóng vù đi.
Em nhìn chiếc xe honda lao vút đi và tiếng động cơ ngày một nhỏ dần rồi mất hẳn mà trong lòng vui vẻ lạ thường như vừa trút được một cái gì đấy nặng cả vai. Và em cũng rất vui vì mình đã làm đúng lời cô giáo dạy: "Phải yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên, luôn luôn có ý thức bảo vệ môi trường như bảo vệ từng mạnh máu trong cơ thể".
Câu 1: Em hãy cho biết, năm 2019 cả nước kỷ niệm bao nhiêu năm bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong lễ tang của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đồng chí Lê Duẩn – Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đọc lời điếu và công bố Di chúc của Người. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố năm 1969.
Như vậy năm 2019 cả nước ta sẽ kỷ niệm 50 năm bản di chúc của Bác Hồ.
Câu 2: Em hãy sưu tập 01 bộ tem hoặc mẫu tem về Bác Hồ đã được phát hành gần nhất với thời điểm bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công bố.
Ngày 19-05-1960, Bưu chính Việt Nam phát hành bộ tem “Kỷ niệm 70 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” gồm 3 mẫu và 2 bloc. Đây là bộ tem có nhiều khác biệt so với các bộ tem những năm trước, do họa sĩ Nguyễn Thế Vinh thực hiện. Hình ảnh Bác trong bộ đồ ka-ki quen thuộc tươi cười, ôm các cháu thiếu nhi đang dâng lên những đóa hoa sen hồng thơm ngát. Đặc biệt, bloc tem mang hình chân dung Hồ Chủ Tịch trong bộ tem này còn in chữ ký của Người bên dưới.
Ngày 19-05-1965, Bưu chính Việt Nam phát hành bộ tem “Kỷ niệm 75 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” gồm 2 mẫu do họa sĩ Trịnh Quốc Thụ thiết kế.
Ngày 19-05-1970, Bưu chính Việt Nam phát hành bộ tem “Kỷ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” gồm 3 mẫu và 2 bloc cũng do họa sĩ Trịnh Quốc Thụ thiết kế. Đây là bộ tem phát hành khi Bác đã đi xa trong niềm tiếc thương vô hạn của cả dân tộc. Bộ tem mang hình chân dung Bác qua các thời kỳ, trong đó có hình ảnh Bác đang đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội ngày 02-09-1945. Trên 2 bloc tem của bộ tem này đều có chữ ký của Bác.
Chỉ một năm sau đó, ngày 19-05-1971, Bưu chính Việt Nam phát hành bộ tem “Kỷ niệm 81 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” gồm 4 mẫu và 1 bloc do họa sĩ Bùi Trang Chước thiết kế, mang hình huy hiệu “Hồ Chủ Tịch” với chân dung Bác nhìn nghiêng, phía dưới đề bốn chữ “Người tốt, việc tốt”.
Vào năm kế tiếp, ngày 19-05-1972, Bưu chính Việt Nam phát hành bộ tem “Kỷ niệm 82 năm ngày sinh Hồ Chủ Tịch” gồm 2 mẫu như nén nhang thơm thành kính thắp lên để tưởng nhớ đến công ơn trời biển của Người. Lần phát hành này, ngành Bưu chính Việt Nam đã thay đổi tư duy về nội dung theo hướng trở về cội nguồn của một danh nhân. Hình ảnh làng Sen, Kim Liên, Nghệ An, nơi Bác được sinh ra và lớn lên và ngôi nhà sàn bình dị trong vườn Phủ Chủ tịch ở Hà Nội, nơi Bác sống và làm việc lúc sinh thời đã được họa sĩ Trịnh Quốc Thụ thể hiện thành công trên bộ tem này.
Câu 3: Hãy chọn một bộ tem hoặc mẫu tem về Bác Hồ mà em yêu thích nhất để giới thiệu với bạn bè.
Ngày 19-05-1985, Bưu chính Việt Nam tiếp tục phát hành tem mừng sinh nhật Bác bằng bộ tem “Kỷ niệm 95 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” gồm 4 mẫu và 1 bloc được in ở Cuba do họa sĩ Nguyễn Hiệp thiết kế thể hiện các hình ảnh: "Hồ Chủ Tịch quan sát trận địa (Đông Khê 1950)", "Bác Hồ đọc sách", "Chân dung Hồ Chủ Tịch" và "Bác Hồ làm việc ở vườn Phủ Chủ tịch". Bloc tem của bộ tem mang hình chân dung Bác và 1 đóa sen hồng tượng trưng cho những phẩm giá cao đẹp của Người và gợi nhớ về làng Sen quê Bác.
Câu 4: Em hãy kể lại một kỷ niệm sâu sắc hoặc một tấm gương tiêu biểu mà em biết trong việc làm theo 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên nhi đồng.
Bài viết mang tính chất tham khảo
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Trong đó, nhiều tấm gương thiếu nhi nỗ lực vượt qua khó khăn, phấn đấu làm theo lời Bác dạy, đạt được nhiều thành tích cao trong học tập, nổi bật là em Lò Yến Nhi - học sinh lớp 5A2 (Trường Tiểu học số 1, thành phố Lai Châu).
Hoàn cảnh gia đình em Nhi rất khó khăn, từ nhỏ em đã phải sống xa bố, một mình mẹ tần tảo nuôi 2 chị em Nhi khôn lớn. Ý thức được hoàn cảnh của mình Nhi không ngừng nỗ lực vươn lên trong học tập trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Nhi tâm sự: “Là đội viên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, em nhận thức sâu sắc việc học tập và làm theo lời bác bằng những việc làm, hành động cụ thể. Vì vậy ở lớp em luôn chú ý nghe giảng, tìm hiểu kiến thức được học. Chỗ nào chưa hiểu em hỏi thầy, cô và bạn bè”.
Không chỉ học tốt những bài trên lớp, chuẩn bị bài và làm bài đầy đủ, Nhi còn tự đọc sách trau dồi thêm kiến thức. Nhi cho biết: Nhờ đọc sách, em tìm thấy những điều bổ ích và lý thú để bổ sung, mở mang kiến thức cho mình. Bằng sự nỗ lực học tập, làm theo lời Bác, trong suốt 5 năm học em luôn đạt học sinh giỏi toàn diện. Đặc biệt năm học 2015 - 2016, em đạt giải khuyến khích tại kỳ thi Olympic tiếng Anh trên Internet cấp thành phố.
Là một chi đội phó của lớp, Nhi luôn gương mẫu, tích cực tham gia vào phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, sẵn sàng giúp đỡ các bạn học yếu hơn. Về nhà, ngoài việc trông em, làm việc nhà giúp đỡ mẹ, em còn dành thời gian xem lại bài, chuẩn bị cho bài mới và tìm tòi các tài liệu nâng cao. Là một ủy viên trong Liên Đội trường, Nhi luôn gương mẫu trong mọi hoạt động của lớp, của trường, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, tự giác trong mọi hoạt động của Đội, nhắc nhở các bạn cùng nhau tham gia nhiệt tình các hoạt động của nhà trường đề ra như: sinh hoạt đội đầy đủ, đeo khăn quàng thường xuyên, tích cực lao động vệ sinh trường lớp, thu nhặt phế liệu trong phong trào “kế hoạch nhỏ” để gây quỹ đội, quyên góp ủng hộ những bạn học sinh tàn tật, khó khăn… Ngoài ra, em thường xuyên tham gia các nội dung học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do nhà trường tổ chức như: thi kể chuyện, văn nghệ với chủ đề về Bác. “Qua các hội thi em càng được tìm hiểu, được nghe, được đọc các câu chuyện về Bác em thấy như được gần Bác hơn và tự nhủ sẽ cố gắng trong học tập để luôn xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ” - Nhi bộc bạch.
Là thành viên của đội văn nghệ Măng non, Nhi luôn tích cực tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ do trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố tổ chức. Thường xuyên giúp đỡ các em sao nhi đồng, có ý thức học tập - vui chơi, hiểu biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đồng thời, luôn có ý thức giữ gìn di sản, di tích lịch sử ở địa phương, tự hào về dân tộc, về cha ông. Tham gia tích cực các phong trào như: chữ thập đỏ; khuyến học; an toàn giao thông; thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”… Ở nơi cư trú (tổ 2, phường Quyết Tiến, thành phố Lai Châu), em thường xuyên tham gia các hoạt động do tổ dân phố tổ chức như: dọn vệ sinh môi trường, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, nhiệt tình trong các chương trình văn nghệ tại đêm trung thu, ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng với các anh chị đoàn viên tổ chức sinh hoạt hè cho thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn.
Với những thành tích đạt được, Nhi xứng đáng là tấm gương điển hình làm theo lời Bác, là niềm tự hào của gia đình và nhà trường. Được biết, vào cuối tháng 8 này, Nhi vinh dự đại diện cho thế hệ thiếu niên, nhi đồng trong toàn tỉnh tham gia chương trình gặp mặt, giao lưu các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do tỉnh tổ chức.
Tấm gương tiêu biểu trong việc học và làm theo lời Bác
Bùi Thị Thúy Chiều tâm sự: “Là đội viên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, em nhận thức sâu sắc rằng Học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ là quá trình lâu dài, bền bỉ. Với mỗi đội viên thiếu niên cần bắt đầu ngay từ hôm nay bằng những việc làm, hành động cụ thể. Trước hết là phát huy cao độ lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc gắn với bản sắc văn hóa độc đáo, biết giữ gìn và phát huy truyền thống lâu đời”. Nhiều năm qua, noi gương sáng của Người, Bùi Thị Thúy Chiều không những phấn đấu, rèn luyện, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng, trở thành con ngoan, trò giỏi, được thầy, cô giáo và bạn bè yêu mến.
Với hoàn cảnh gia đình nhiều khó khăn, mẹ mắc bệnh tim, đau ốm luôn, Chiều vừa phụ giúp bố mẹ quán xuyến việc nhà, chăm sóc em, vừa nỗ lực học tập thật tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người đội viên. Học ở Bác lòng ham học, sự tự tin, quyết tâm theo đuổi mục tiêu, phấn đấu và cống hiến cho Tổ quốc, em đã tranh thủ học ở mọi lúc, mọi nơi, kể cả lúc chăn trâu, cắt cỏ. Không chỉ học tốt những bài học trên lớp, chuẩn bị bài và làm bài đầy đủ, em còn tích cực học tập, trau dồi thêm kiến thức ở thầy, ở bạn và những người xung quanh. Bạn bè của Chiều không ngớt lời khen ngợi về em – cô học trò nhỏ chăm ngoan, biết vâng lời cha mẹ, thầy, cô giáo là tấm gương cho đội viên trong lớp, trong trường học tập.
Học ở Bác đức tính tự học quý báu, bản thân Chiều còn xây dựng tinh thần tự học, tự đọc sách. Em cho biết: nhờ đọc sách, em tìm thấy những điều bổ ích và lý thú, được nhiều điều bổ sung, mở mang kiến thức cho mình. Bằng nỗ lực học tập, làm theo lời Bác, trong suốt 9 năm học từ lớp 1 - lớp 9, Bùi Thị Thúy Chiều luôn đạt học sinh giỏi toàn diện. Đặc biệt là năm học 2011 – 2012, em là một trong những thí sinh xuất sắc đạt giải tại kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, được chọn thi giải tỉnh và ở kỳ thi này, em đạt giải khuyến khích, góp phần vào thành tích chung của ngành giáo dục huyện trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
Không chỉ vậy, Chiều còn phát huy vai trò hạt nhân nòng cốt trong hoạt động Đội, phong trào xây dựng đội thiếu niên của trường THCS xã Đông Phong. Suốt từ năm lớp 6 - lớp 9, em được bầu làm liên đội trưởng. Cả 4 năm đó, em đều được Hội Đồng đội huyện Cao Phong công nhận Liên đội trưởng xuất sắc. Em xứng đáng là điển hình noi theo tấm gương của Bác Hồ, là niềm tự hào của gia đình, nhà trường, bạn bè, niềm hy vọng tương lai của đất nước.
Câu 5: Em hãy vẽ (sáng tác) một mẫu tem hoàn chỉnh có kích thước (170mm x 120mm) với chủ đề “Thiếu nhi Việt Nam làm theo Di chúc Bác Hồ”
bạn tự vẽ nhé
trong vuon co 65 qua cam luc do da ban di 54.hoi trong vuon con lai bao nhieu qua cam
Quyền mà em đã được hưởng:
- Được cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc, thương yêu.
- Được bảo vệ, được học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao.
- Được tham gia bày tỏ ý kiến của mình.
Suy nghĩ của em là:
- Em biết ơn cha mẹ, thầy, cô giáo, những người đã chăm sóc, dạy dỗ và đem lại cuộc sông hạnh phúc cho em.
Những tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi:
- Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc;
- Làng trẻ SOS;
- Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam.
- Các trường nuôi dạy trẻ khuyết tật...
Các tổ chức đó bảo vệ và chăm sóc, giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi, để các em được hưởng mọi quyền lợi, được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm.
k nehs, thanks
Thời gian qua, tình trạng trẻ em bị xâm hại ngày càng diễn biến phức tạp, gia tăng về mức độ, số lượng vụ việc, nhất là bóc lột sức lao động của trẻ em, các vụ hiếp dâm, dâm ô trẻ em, bạo hành gia đình, bạo lực học đường...
Thống kê của Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm (Bộ Công an) cho thấy, mặc dù chỉ là phần nhỏ so với thực tế nhưng mỗi năm trung bình có 1.600-1.800 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, trong số 1.000 vụ xâm hại tình dục, thì số trẻ em là nạn nhân chiếm đến 65%, đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi 12-15 (chiếm 57,46%), tuy nhiên số trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại là vấn đề rất đáng báo động, chiếm tới 13,2%.
Những vụ việc xâm hại trẻ em liên tiếp được công khai làm rúng động dư luận và cảnh báo “đỏ” về sự an toàn của những đứa trẻ và sự xuống cấp về đạo đức, ý thức pháp luật của những người trưởng thành[1].
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên, trước hết phải kể đến nhận thức của các gia đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và phần nào đó còn bị xem nhẹ; nhiều thói quen, phong tục, tập quán có hại cho trẻ em chưa được quan tâm đấu tranh loại bỏ như đánh con là việc “bình thường”. Việc ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột đối với trẻ em chưa được cộng đồng chủ động phát hiện sớm và báo cho các cơ quan chức năng xử lý, can thiệp kịp thời vì họ không muốn có sự ”rắc rối ”liên quan đến họ. Nhận thức về sự nguy hại nhiều mặt và hậu quả lâu dài, nghiêm trọng của các hành vi xâm hại tình dục, bạo lực đối với trẻ em chưa được cảnh báo đúng mức, đa phần những trẻ em bị ngược đãi, xâm hại và bị bóc lột có tâm lý mặc cảm, tự ty hoặc tâm lý thù hận đối với xã hội và sau này khi trưởng thành nhiều em trong số đó cũng ứng xử tương tự đối với người khác.
Trong khi đó, vai trò bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của gia đình, cộng đồng còn bị coi nhẹ, kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của cha mẹ, người chăm sóc trẻ và của chính bản thân trẻ chưa đầy đủ dẫn đến năng lực bảo vệ trẻ em của gia đình, cộng đồng còn hạn chế, trẻ em dễ trở thành nạn nhân của các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục và dễ bị lôi kéo vào con đường phạm tội. Tình trạng nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; cha mẹ ly hôn, ly thân; cha mẹ mắc các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật…cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em bỏ học, lang thang kiếm sống và bị bạo lực
Nhận thức về bảo vệ trẻ em còn hạn chế thể hiện ở khía cạnh thiếu hiểu biết về luật pháp, về các hành vi vi phạm quyền trẻ em, dẫn đến tình trạng người thân trong gia đình xâm hại tình dục, bạo lực trẻ em (khoảng 50% tổng số vụ vi phạm) và các thành viên khác trong xã hội phạm tội nghiêm trọng đối với trẻ em đến mức phải xử lý hình sự.
“Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước!”.
Việc “Tạo dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh mà ở đó tất cả trẻ em đều được bảo vệ. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu, loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực. Trợ giúp, phục hồi kịp thời cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, tạo cơ hội để các em được tái hòa nhập cộng đồng và bình đẳng về cơ hội phát triển”[2] là một trong những mục tiêu quan trọng, là mối quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước ta, của toàn xã hội và của mỗi gia đình.
Cùng với việc phát triển kinh tế, trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến bảo vệ các quyền trẻ em. Từ các bản Hiến pháp, các bộ luật, luật đến các văn bản dưới luật đã tạo thành một hệ thống pháp luật bảo vệ trẻ em phù hợp với các công ước quốc tế và truyền thống văn hoá của dân tộc.
Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung nghiên cứu về một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định theo pháp luật quốc tế, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Hiến pháp năm 2013[3].
1. Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật quốc tế
Trong Bộ luật Nhân quyền quốc tế, quyền trẻ em được chế định chủ yếu trong Công ước về quyền trẻ em (CRC, năm 1989) và hai Nghị định thư không bắt buộc bổ sung CRC được thông qua năm 2000 (Nghị định thư về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em, Nghị định thư về sự tham gia của trẻ em trong xung đột vũ trang). Trong đó khái niệm “Trẻ em” được xác định là những người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, đây là một điều luật mở cho các quốc gia thành viên. Theo đó, các quốc gia thành viên có thể quy định các quyền trẻ em được bắt đầu ngay khi mang thai hay sau khi ra đời; và về độ tuổi được coi là trẻ em thấp hơn 18 tuổi so với quy định của CRC.
Quyền trẻ em được quy định dưới 04 dạng, trong đó 02 dạng đầu là quyền trực tiếp; hai dạng sau, tạm gọi là quyền gián tiếp hay quyền thụ động:
- Quyền: được sống và phát triển, có họ tên và quốc tịch,...
- Tự do (hay quyền cơ bản): tự do tiếp nhận thông tin, tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo,...
- Trách nhiệm của cha mẹ và xã hội: thực hiện các quyền trẻ em, có quyền và nghĩa vụ định hướng và đưa ra những chỉ dẫn phù hợp,...
- Bảo vệ của cha mẹ và xã hội: khỏi sự bóc lột và lạm dụng tình dục, khỏi bị mua bán và bắt cóc, khỏi bị tra tấn và tước đoạt tự do, khỏi ảnh hưởng của xung đột vũ trang,...
Nội dung quyền trẻ em trong CRC được phân thành 04 nhóm: a/ Nhóm quyền được sống hay được tồn tại (các Điều 5, 6, 24, 26, 27); b/ nhóm quyền được bảo vệ (các Điều 2, 7, 8, 9, 10, 11, 16, 19, 20, 21, 22, 23, 25, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40); c/ nhóm quyền được phát triển (các Điều 17, 18, 28, 29, 31, 32); d/ nhóm quyền được tham gia (các Điều 12, 13, 14, 15, 17, 30).
2. Một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Hiến pháp năm 2013
Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20/02/1990.
Ở Việt Nam, quyền trẻ em đã được hiến định từ Hiến pháp năm 1946 (trực tiếp là các Điều 14, 15 và được hàm chứa trong một số điều khác), và trong tất cả các Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 (gồm cả lần sửa đổi, bổ sung vào năm 2001), năm 2013. Trong Hiến pháp năm 1992, quyền trẻ em được chế định trực tiếp trong Điều 40 và được hàm chứa trong một số điều khác (Điều 50,...). Quyền trẻ em cũng được thể chế hóa trong nhiều bộ luật và luật, mà tập trung là Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và trong Hiến pháp năm 2013, quyền trẻ em được quy định trực tiếp tại khoản 1, Điều 37. Cụ thể:
Thứ nhất, quyền được khai sinh và có quốc tịch[4]
Mọi trẻ em khi sinh ra đều có quyền được khai sinh. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Giấy khai sinh có giá trị toàn cầu[5]. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân sau này mà có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh[6].
Thứ hai, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức[7]. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội[8], theo đó:
- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình[9].
- Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con[10].
- Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động xã hội của con[11].
- Khi con gặp khó khăn không thể tự giải quyết được, cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con[12].
- Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự[13].
- Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra[14].
Cha mẹ Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội[15], tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Thứ ba, quyền được sống chung với cha mẹ
Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ. Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em[16]. Các trường hợp trẻ em buộc phải cách ly cha mẹ được pháp luật quy định, gồm:
- Cha và mẹ đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù.
- Cha mẹ bị Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyết định không cho cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
- Trẻ em bị quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục…
Khi phải sống cách ly cha mẹ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em được bảo đảm như sau:
- Trong trường hợp, cha và mẹ đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù, thì trẻ em phải sống cách ly cha, mẹ và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức chính trị - xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế, trừ trẻ em dưới ba mươi sáu tháng tuổi.
- Trong trường hợp bị Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên, thì trong thời gian thi hành quyết định của Tòa án, trẻ em được giúp đỡ, bảo vệ lợi ích; Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con, thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự[17].
- Trong các trường hợp này, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức việc chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế cho trẻ em phải sống cách ly cha mẹ theo các hình thức giao cho người thân thích của trẻ em, giao cho gia đình thay thế hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em tại địa phương để chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế.
- Cơ quan có chức năng bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp có trách nhiệm xác minh điều kiện, hoàn cảnh sống, khả năng kinh tế của người thân thích, gia đình thay thế, cơ sở trợ giúp trẻ em để đề xuất người chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế đối với trẻ em phải sống cách ly cha mẹ; liên hệ và thực hiện quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế; thường xuyên kiểm tra điều kiện sống của trẻ em phải sống cách ly cha mẹ sau khi giao cho người chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế.
- Trong thời gian trẻ em ở trường giáo dưỡng hoặc cơ sở cai nghiện, cha mẹ, người giám hộ của trẻ em này có trách nhiệm thường xuyên thăm hỏi, động viên, giúp đỡ; trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện phải tạo điều kiện để trẻ em giữ mối liên hệ với gia đình, gia đình thay thế; Ủy ban nhân dân, các cơ quan, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội cấp xã, nơi có trẻ em vào trường giáo dưỡng hoặc cơ sở cai nghiện, có biện pháp cụ thể để giúp đỡ trẻ em tiến bộ và tái hòa nhập gia đình, cộng đồng khi trở về.
Thứ tư, quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể nhân phẩm và danh dự[18],[19]
Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, quyền được chăm sóc sức khỏe[20]
Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.
Thứ sáu, quyền được học tập[21]
Trẻ em có quyền được học tập, đối với bậc tiểu học trẻ em không phải đóng học phí, theo đó:
- Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập[22]. Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn.
- Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp cho trẻ em; chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông phải có điều kiện cần thiết về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để bảo đảm chất lượng giáo dục.
- Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng, trợ cấp xã hội để thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
Thứ bảy, quyền được vui chơi giải trí hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch[23]
Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi, theo đó:
- Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.
- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quy hoạch, đầu tư xây dựng điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao cho trẻ em thuộc phạm vi địa phương. Không được sử dụng cơ sở vật chất dành cho việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí của trẻ em vào mục đích khác làm ảnh hưởng đến lợi ích của trẻ em.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ trẻ em vui chơi, giải trí.
- Xuất bản phẩm, đồ chơi, chương trình phát thanh, truyền hình, nghệ thuật, điện ảnh nếu có nội dung không phù hợp với trẻ em thì phải thông báo hoặc ghi rõ trẻ em ở lứa tuổi nào không được sử dụng.
Thứ tám, quyền được phát triển năng khiếu[24]
Trẻ em có quyền được phát triển năng khiếu. Mọi năng khiếu của trẻ em đều được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, theo đó:
- Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em.
- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em; tạo điều kiện cho nhà văn hoá thiếu nhi, nhà trường và tổ chức, cá nhân thực hiện việc bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em.
Thứ chín, quyền có tài sản[25]
Trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế theo quy định của pháp luật. Tài sản riêng của trẻ em bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của trẻ em, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của trẻ em và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của trẻ em cũng là tài sản riêng của trẻ em. Cha mẹ có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo quản lý, bảo vệ, định đoạt tài sản riêng của trẻ em[26] và đảm bảo quyền dân sự của trẻ em về tài sản, theo đó:
- Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; đại diện cho trẻ em trong các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật.
- Cha mẹ, người giám hộ hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan phải giữ gìn, quản lý tài sản của trẻ em và giao lại cho trẻ em theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp trẻ em gây ra thiệt hại cho người khác thì cha mẹ, người giám hộ phải bồi thường thiệt hại do hành vi của trẻ em đó gây ra theo quy định.
....
Hiến pháp năm 2013 - một trong những thành tựu của gần 30 năm đổi mới của Việt Nam (1986 - 2016): “Đây là văn kiên pháp lý và đạo luật đặc biệt quan trọng phản ánh ý chí của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, tạo cơ sở chính trị - pháp lý vững chắc cho công cuộc xây dựng bảo vệ phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước trong thời kỳ đổi mới”[27].
Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung và thông qua Hiến pháp năm 2013 là một bước tiến lớn trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng, Nhà nước và Nhân dân về vị trí và vai trò của Hiến pháp trong việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền công dân. Hiến pháp năm 2013 đã có hiệu lực kể từ ngày 01/1/2014, các quy định về quyền con người, quyền công dân (trong đó, có quy định về quyền của trẻ em) trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục, lao động - việc làm… cũng đã được quy định và khẳng định trong Hiến pháp năm 2013 với những đổi mới đáng kể[28].
Ngày 28/11/2013, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 64/2013/QH13 Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam[29], Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 24/7/2014 về việc Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 75/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIII[30] đối với việc triển khai thi hành Hiến pháp; công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và kiểm soát thủ tục hành chính[31]. Theo đó, các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác được ban hành liên quan đến quyền con người, quyền công dân, quyền được học tập, lao động, làm việc và nghỉ ngơi[32]…, được ban hành trước ngày Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực đã và đang được rà soát lại để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phù hợp với các quy định của Hiến pháp năm 2013, trong đó: “Ưu tiên ban hành các luật về quyền con người - Tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền công dân là mục tiêu xuyên xuốt của Nhà nước ta”[33]./.
Vũ Hải Việt
[1]Xem bài: Trẻ em bị xâm hại vì khoảng trống của pháp luật
http://treem.molisa.gov.vn/SIte/vi-vn/13/367/17601/Default.aspx
[2]Tiết a mục 1 Điều 1 Quyết định số 267/QĐ-TTg, ngày 22/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015.
[3]Khoản 1 Điều 37 Hiến pháp năm 2013
[4]Khoản 1 Điều 11 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
[5]Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường: Giấy khai sinh có giá trị toàn cầu
http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=5597
[6]Điều 5.2 Văn bản hợp nhất số 8013/VBHN-BTP ngày 10/12/2013 của Bộ Tư pháp Nghị định về đăng ký quản lý hộ tịch (“Văn bản hợp nhất số 8013/VBHN-BTP”).
[7]Điều 12 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
[8]Khoản 1 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
[9]Khoản 2 Điều 69, khoản 3 Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
[10]Khoản 1 Điều 72 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
[11]Khoản 2 Điều 72 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
[12]Khoản 3 Điều 72 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
[13]Khoản 1 Điều 73 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
[14]Điều 74 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
[15]Khoản 4 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
[16]Điều 13 Điều 25 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
[17]Khoản 4 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
[18]Điều 14 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
[19]Điều 26 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
[20]Điều 15 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
[21]Điều 16 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004; khoản 1 Điều 70 và Điều 72 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
[22]Khoản 1 Điều 11 Luật Giáo dục năm 2005
[23]Điều 17 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
[24]Điều 18 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
[25]Điều 19 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004; Điều 75 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
[26]Xem: Điều 76, 77 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
[27]Trích: Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
[28]Hiến pháp năm 2013 đã đổi tên chương “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” thành “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” và chuyển vị trí từ Chương V lên Chương II của Hiến pháp (sau Chương về Chế độ chính trị) để khẳng định tầm quan trọng của quyền con người, quyền công dân.
[29]Nghị quyết số 64/2013/QH 13 ngày 28/11/2013 Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Thước dây , thước cuộn , thước mét , thước kẻ , ...
Người ta sản xuất nhiều loại thước khác nhau để có thể phù hợp với các mục đích đo khác nhau
Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.
Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.
Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc?
Bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hổ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi…
Kể lại một việc tốt mà em hoặc bạn đã làm
Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!
Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.
Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chi có một chú trực ban. Thấy em ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:
– Có chuyện chi đó cháu?
– Dạ thưa chú, cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người mất ạ!
Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:
– Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu minh xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản.
Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai trăm ngàn tiền mặt. Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu Cầu em viết tên và địa chỉ xuống phía dưới.
Sáng thứ hai tuần sau, em được thầy Hiệu trưởng và cô Tổng phụ trách tuyên dương trong tiết chào cờ. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt của toàn trường khiến em vô cùng xúc động. Buổi tối, gia đình em tiếp một người khách lạ. Đó chính là chủ nhân của chiếc túi. Bác cám ơn em mãi và tặng em một trăm ngàn để mua sách vỏ và đổ chơi nhưng em kiên quyết từ chối.
Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui.
fc noo 2k6 chép văn mẫu đó