K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 5 2018

Câu 1 : Sau cuộc chiến tranh giữa Pháp và Phổ , nước Pháp thua trận, hai vùng An-dat và Loren giáp nước Phổ nên bị nhập vào Phổ.Cho nên hai vùng An-dat và Loren buộc phải học tiếng Phổ . Truyện được đặt tên là "Buổi học cuối cùng" không phải là nhân vật "tôi" không được đi học nữa mà đó là tiết học tiếng Pháp cuối cùng của nhân vật "tôi" , là lần cuối cùng thầy Ha-men dạy tiếng Pháp 

Câu 2 :                         "Đêm nay bác ngồi đó

                                    Đêm nay Bác không ngủ 

                                    Vì một lẽ thường tình 

                                    Bác là Hồ Chí Minh 

Ý nghĩa khổ thơ : Khẳng định việc Bác không ngủ là một lẽ thường tình . Bác dành cả cuộc đời mình vì dân vì nước . Khổ thơ cuối kết thúc đã nêu ý nghĩa câu chuyện của sự việc lên tấm khái quát làm cho người đọc thêm hiểu vì một chân lí đơn giản mà lớn lao . Bác không ngủ vì Bác là Hồ Chí Minh . Cái đêm không ngủ của Bác trong bài thơ chỉ là một trong nhiều đêm không ngủ của Bác . Một ngày đất nước chưa thống nhất đồng bảo Miền Nam chưa được tự do là một ngày Bác không ngủ yên 

28 tháng 5 2018

Câu 1 :

Được đặt tên "Buổi học cuối cùng" không phải vì nhân vật "tôi" không được đi học nữa
Bởi đó là tiết học cuối cùng nhân vật "tôi" được học bằng tiếng Pháp, là lần cuối cùng thầy Ha-men dạy tiếng Pháp. 
Và là lần cuối cùng được người thầy đáng kính truyền tình yêu quê hương đất nước vào trái tim nhân vật "tôi".

Câu 2 :

Khổ thơ cuối đã nâng cao ý nghĩa của câu truyện lên mootjj tầm khái quát lớn, làm cho người đọc thấu hiểu mọi chân lý đơn giản mà lớn lao, cái đêm không ngủ đc miêu tả trong bài thơ chỉ là 1 trong vô vàng những đêm Bác k ngủ . Bác k ngủ vì lo cho việc nc là lẽ thường tình của Bác Hồ vì Bác là 1 vị lãnh tụ, người cha chung thân yêu của đân tộc, cuộc đời của người gắn vs đân vs nc. Đó chính là lẽ sống nưng nui tất cả chỉ quên minh của Bác mà mọi người đều thấu hiểu

19 tháng 7 2021

Đoạn thơ cuối là đoạn này hả bn ?

" Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh. "

Theo mình thì mình hiểu theo nghĩa đơn giản nhất vậy .-.

Màn đêm đã buông xuống , vậy mà vẫn còn một người ngồi ngóng trông mà lại không ngủ . Người đó không ngủ vì vẫn còn lo cho đất nước , cho người dân , cho những chiến sĩ đang ở tiền tuyến . Người lúc nào cũng lo cho đồng bào mà quên mình . Người luôn luôn sẵn sàng đối mặt với thử thách , khó khăn để đổi lấy hạnh phúc , ấm no cho người dân . Người đó không ai khác chính là Hồ Chí Minh.

Ko chép mạng nhá , dành mấy phút đánh máy tính đấy .-.

Hok T~

19 tháng 7 2021

Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. ... Không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dâncông là lẽ thường tình, vì Bác là Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêucủa quân đội ta

28 tháng 6 2020

Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh

Nhà thơ Minh Huệ viết như vậy nhằm khẳng định việc Bác không ngủ là một lẽ thường tình .Bác không ngủ không chỉ trong đêm nay mà là ''lẽ thường tình'' , Bác đã không ngủ rất nhiều đêm , Bác không ngủ vì lo cho  dân  , Bác không ngủ vì lo việc nước , Bác không ngủ vì Bác là ''Hồ Chí Minh''.Qua đó ,  chúng ta thấy được lẽ sống vĩ đại , cao cả của Bác : ''nâng niu tất cả chỉ quên mình''.

Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!

3 tháng 9 2016

Ý nghĩa khổ thơ cuối:

Khổ thơ cuối đã nâng cao ý nghĩa của câu truyện lên mootjj tầm khái quát lớn, làm cho người đọc thấu hiểu mọi chân lý đơn giản mà lớn lao, cái đêm không ngủ đc miêu tả trong bài thơ chỉ là 1 trong vô vàng những đêm Bác k ngủ . Bác k ngủ vì lo cho việc nc là lẽ thường tình của Bác Hồ vì Bác là 1 vị lãnh tụ, người cha chung thân yêu của đân tộc, cuộc đời của người gắn vs đân vs nc. Đó chính là lẽ sống nưng nui tất cả chỉ quên mink của Bác mà mọi người đều thấu hiểu

3 tháng 9 2016

Ý nghĩa của bài Đêm nay Bác không ngủ:

     Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Mối quan hệ gắn bó giữa lãnh tụ cách mạng và quần chúng cách mạng cũng được phản ánh rất thành công trong tác phẩm.

Chúc bạn học tốt ! :)

28 tháng 1 2022

Câu 4

Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người” trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ

28 tháng 1 2022

Câu 1

Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta. ... Vô cùng xúc động trước tình cảm, hành động của Bác, Minh Huệ đã sáng tác ngay bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Câu 2

Lẩn thức giấc thứ hai không được kể bởi vì Ịần này đã tiếp liên với lần thứ nhất trong một trạng thái nửa thức, nửa ngủ "Anh đội viên mơ màng - như nằm trong giác mộng". Ta có thể xem như lần thức giấc thứ nhất và lần thức giác thứ hai mơ màng đó chỉ là một.

Câu 3

Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả. Yêu nước, thương dân là đạo đức thuộc bản chất của Bác Hồ.

Đêm không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là lẽ thường tình, vì Bác là Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta. Cuộc đời Người đã dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc. Đó chính là lẽ sống nâng niu tất cả chỉ quên mình của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu và kính phục.

Đêm nay Bác không ngủ là một trong những bài thơ thành công về đề tài lãnh tụ. Thông qua sự việc bình thường, với lối diễn dạt giản dị, trong sáng, những chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm, tác giả giúp cho người đọc thấy được sự gắn bó chặt chẽ giữa Bác Hồ và đồng bào, chiến sĩ – đồng thời làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp của Người.

Suốt một đời Bác có ngủ yên đâu (Hải Như). Trước lúc ra đi, Bác còn để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn dân. Chúng ta nguyện sống, học tập và làm việc sao cho xứng đáng với Bác kính yêu.

5 tháng 8 2019

Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

=> Có thể nói hoạt động cách mạng suốt cả đời của mình Bác Hồ đã trải qua rất nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kifbij giam cầm ở nhà lao Tưởng Giới Thạch, Bác từng: 

Một canh... hai canh... lại ba canh,
Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.

rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu Đông năm 1947, Bác từng chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà. Như vậy "Đêm nay Bác không ngủ" là 1 lẽ thường tình vì Bác là Hồ Chí Minh - một định nghĩa về đức hy sinh, lo lắng cho dân, cho nước

5 tháng 8 2019

Đêm nay bác ngồi đó

Đêm nay bác không ngủ 

Vì một lẽ thường tình 

Bác là Hồ Chí Minh

5 tháng 2 2018

Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: Bác Hồ như  một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đông lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng  đã bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ vĩ đại đối với bộ đội  như tình cha - con, tình ông - cháu. Anh đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên: bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích… Lần thứ ba thức dậy, anh đội viên hốt hoảng giật mình khi thấy ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo, trong mái lều xơ xác,mà suốt đêm, Bác vẫn “Lặng yên bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm”. Anh đội viên chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nhưng khi hiểu ra, anh đội viên vui sướng mênh mông khi biết cả giấc ngủ của mình Bác cũng lo cho bộ đội, dân công, lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa bình.Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ. “Anh đội viên nhìn Bác – Bác nhìn ngọn lửa hồng”. Bác đã truyền sang cho anh một sức mạnh, tiếp sức cho anh để ngày mai người lính – người con ấy lên đường và giành lấy thắng lợi. Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả, không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là lẽ thường tình. Cuộc đời Bác đã dành trọn vẹn để lo cho dân ,cho nước,Bác thức vì tình yêu thương và sự lo lắng cho vận mệnh của nước nhà, cho hạnh phúc của nhân dân. Đó chính là lẽ sống nâng niu tất cả chỉ quên mình của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu và kính phục.

5 tháng 2 2018

 Đêm nay Bác ngồi đó

     Đêm nay Bác không ngủ

 Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

 Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!


3 tháng 2 2021

Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

Lẽ thường tình nghĩa là điều hiển nhiên, bình thường, ở đây nói việc việc Bác thức khuya suy nghĩ về việc nước là chuyện bình thường

Vì Bác Hồ là một người lo cho dân, cho nước, khuya trằn trọc, thao thức suy nghĩ về việc nước, nên việc thức suốt đêm là chuyện thường tình chứ không riêng gì đêm nay.

3 tháng 2 2021

bạn ơi ! cảm nhận bạn có thể viết lại đc ko ạ

- Bác là một người hết sức cao cả, vĩ đại nhưng vẫn luôn gần gũi, dành tình thương hết mực cho quần chúng nhân dân và bộ đội

2 khổ cuối trong bài thơ lượm của tác giả TH đã miêu tả hình ảnh chú bé lượm lặp lại nguyên vẹn 2 khổ thơ đầu . đây là một biện pháp nghệ thuật đặc sắc , đó là biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc . tác giả lặp lại 2 đoạn thơ nhằm khẳng định vs đọc giả lượm vẫn còn sống mãi vs non sông , vs đất nước , vs con người VN . lượm mặc dù đã ngã xuống nhng lạ được tác giả nói là vẫn còn sống mãi . lượm đã hòa mk vào vs quên hương đất nước. lượm đã trở nên bất tử trong lòng ông và mọi người . 2 khổ thơ này như một điệp khúc khắc sâu hhinhfanhr của lượm trong lòng người đọc . luợm như một tấm gương sáng để ta noi theo ,học hỏi lòng yêu nước , lòng dũng cảm , sự kiên cờng . lượm thể hiện mk là một cậu bé ngây thơ ,hồn nhiên ,trong sáng ngay từ đầu đoạn thơ nay kê cả khi đã ngã xống thì hình ảnh của vẫn hiện lên mãi . khép lại 2 khổ thơ rùi mà hình ảnh lượm vẫn mãi in đậm trong tâm trí em . và đoạn thơ cũng đã cho em bt lượm ko chết mà còn sống mãi.

12 tháng 3 2019

Trong Vietjack nha bạn

13 tháng 3 2018

1nêu cảnh anh đội viên nhìn bác chưa ngủ

bác ngồi bên bếp lửa và ngoài trời như thế nào

tình cảm anh đội viên nhìn bác

2 khổ cuối vì . đây là khổ do vợ ông sáng tác ( nghe thầy nói ko biết đúng hay sai)

13 tháng 3 2018

Trả lời nhanh nhất mình k cho