K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2017

Mở bài : Giới thiệu vè chiếc áo dài Việt Nam-biểu tượng của văn hóa Việt

  Thân bài :

  - Nguồn gốc : đầu thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 – 1765). Áo dài thay đổi theo từng thời gian và giai đoạn lịch sử khác nhau.

  - Cấu tạo :

   + Cổ áo cao 4 – 5cm, khoét hình chữ V trước cổ, ngày nay được biến tấu đa dạng.

   + Thân áo từ cổ xuống phần eo, được may vừa vặn, ôm sát, phần eo được chít ben (hai ben ở thân sau và hai ben ở thân trước). Cúc áo thường là cúc bấm từ cổ áo qua vai xuống đến eo.

   + Từ eo xẻ làm hai tà : tà trước và tà sau đều dài quá gối.

  - Vai trò:

   + Áo dài Việt Nam vừa truyền thống vừa hiện đại. Trang phục dành cho nữ này có thể mặc mọi nơi, dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một cách trang trọng ở nhà...

   + Chiếc áo dài hiện đại vì vậy mang tính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người, dành cho riêng người đó. Người đi may được lấy số đo thật kỹ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để sửa nhỏ nữa mới hoàn thiện.

   + Áo dài xuất hiện nhiều trong thơ văn, hội họa: Tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ; mang tính biểu tượng cao.

  - Bảo quản : Mặc xong nên giặt phơi nhẹ nhàng, tránh bạc màu, không vứt bừa tránh nhàu xấu. Nên treo trên mắc áo để giữ dáng áo.

  Kết bài: Khái quát vai trò của áo dài.

6 tháng 2 2018

bạn tự làm đi nha!

https://olm.vn/images/avt/avt2/avt1284782_256by256.jpg

28 tháng 3 2021

tham khảo

Những con diều thường được mang đi thả vào những buổi chiều có gió, nhưng gió này chỉ vừa đủ để diều bay lên, không quá lớn, bởi nếu vậy con diều sẽ bị gió thổi cuốn đi mất. Thời điểm người ta đi thả diều đông nhất, đó chính là tầm chiều tà, vì lúc này thời tiết sẽ rất mát mẻ, lại có gió. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, cứ buổi chiều đến là mọi người sẽ tụ tập nhau lại đến một khu đất trống, hút gió để cùng nhau thả diều. Hình ảnh những cậu bé chăn trâu thổi sáo, thả diều có lẽ đã quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Sự sáng tạo của con người là không có giới hạn, cùng là con diều dùng để thả nhưng người ta có thể tạo cho nó rất nhiều màu sắc, hình dáng, thậm chí những con diều này còn phát ra những âm thanh du dương, êm ái. Con diều này được người ta gọi là diều sáo, theo đó thì những chiếc sáo nhỏ được thiết kế đặc biệt sẽ gắn lên thân của mỗi con diều. Để khi diều bay lên cao, có gió thì những con diều này sẽ tự động phát ra tiếng sáo. Những con diều bay mới đẹp làm sao!

16 tháng 1

Việt Nam là một vùng quê của những truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa. Trong suốt quá trình phát triển của một nghìn năm lịch sử, trong đời sống sinh hoạt lâu đời của người dân, không chỉ những phong tục tập quán, những bản sắc văn hóa mang dấu ấn của Việt Nam được hình thành mà những trò chơi dân gian cũng vô cùng phong phú và độc đáo, những trò chơi này cũng góp phần thể hiện được những nét đẹp về văn hóa cũng như những nét đẹp về tinh thần, tâm hồn của con người Việt Nam. Một trong những trò chơi dân gian tiêu biểu mà ta có thể kể đến, đó chính là trò chơi thả diều.

   Thả diều là một trò chơi dân gian độc đáo của con người Việt Nam, trò chơi này được hình thành trong quá trình sinh hoạt và lao động của người Việt Nam. Xuất hiện từ rất sớm và trò chơi độc đáo này vẫn được duy trì và phát triển cho đến tận ngày hôm nay. Khi xưa, cùng với nhịp độ của cuộc sống sinh hoạt thường ngày, ông cha ta không chỉ lo lao động, làm ăn sinh sống mà còn rất chú trọng đến đời sống tinh thần của mình, mà cụ thể nhất có thể kể đến, đó chính là sự sáng tạo các trò chơi dân gian, một trong số đó là thả diều. Đây là cách thức giải trí độc đáo của ông cha ta sau mỗi giờ lao động đầy mệt mỏi, là cách lấy lại sức lực sau những lo toan của cuộc sống, của áp lực cơm – áo – gạo – tiền.

   Thả diều là trò chơi mà trong đó người chơi sẽ dựa vào sức gió của tự nhiên, đưa những cánh diều bay lên cao, sự kết nối của người chơi đối với con diều là thông qua một sợi dây dù đủ dài để đưa con diều bay lên tận trời xanh. Sợi dây sẽ giúp con người điều khiển con diều của mình bay đến độ cao nào hay bay đến nơi nào mình mong muốn. Khi thu diều lại thì người chơi cũng cuộn từ từ sợi dây dù này lại, con diều sẽ gần mặt đất hơn, và cuối cùng sẽ hạ cánh để được người chơi xếp lại, mang về nhà. Nguyên lí sử dụng của các con diều này là dựa vào sức gió. Vì vậy mà hôm nào trời không có gió thì không thể chơi thả diều.

   Nhưng nếu trời có gió nhưng người chơi không có kĩ năng thả, không biết cách đưa con diều bay ngược chiều gió để lên không trung thì con diều cũng không bay được như mong muốn của chúng ta. Về cấu tạo của chiếc diều thì bao gồm phần khung diều, thường thì những phần khung diều này sẽ được làm bằng tre hoặc bằng gỗ, đây là phần chống đỡ cho con diều, giúp con diều có những hình dáng nhất định và có thể bay lên. Những chiếc tre hay gỗ dùng để làm khung diều này phải thật mảnh, dẻo dai bởi nếu quá nặng, to thì sẽ làm cho con diều trở nên nặng nề, từ đó khó có thể bay lên, hoặc bay được nhưng cũng không cao. Còn nếu như phần khung này có mềm, không có độ dẻo dai thì khi có gió lớn thì con diều sẽ bị gió thổi làm cho gãy khung.

   Bộ phận thứ hai của diều đó là phần nguyên liệu phụ để trang trí cho con diều cũng là bộ phận giúp con diều có thể đón được gió và bay lên cao. Thông thường, phần áo diều này thường được làm bằng giấy báo, vải mỏng hoặc có thể bằng ni lông. Ngày nay, sự phát triển của đời sống tinh thần đã đòi hỏi tính thẩm mĩ cao hơn, do đó mà những con diều được trang trí với những màu sắc vô cùng bắt mắt, hình dáng con thuyền cũng được chế tạo thành nhiều kiểu khác nhau, có thể là diều hình con chim, con bươm bướm, chim phượng hoàng... Bộ phận không thể thiếu đó chính là dây dù. Dây dù buộc vào con diều để những người chơi có thể điều khiển con diều, nâng lên hay hạ xuống theo ý thích của mình, dây dù có thể làm bằng những sợi dây gai mỏng nhưng có độ bền cao, độ dài của dây này cũng từ tám đến mười mét.

   Những con diều thường được mang đi thả vào những buổi chiều có gió, nhưng gió này chỉ vừa đủ để diều bay lên, không quá lớn, bởi nếu vậy con diều sẽ bị gió thổi cuốn đi mất. Thời điểm người ta đi thả diều đông nhất, đó chính là tầm chiều tà, vì lúc này thời tiết sẽ rất mát mẻ, lại có gió. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, cứ buổi chiều đến là mọi người sẽ tụ tập nhau lại đến một khu đất trống, hút gió để cùng nhau thả diều. Hình ảnh những cậu bé chăn trâu thổi sáo, thả diều có lẽ đã quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Sự sáng tạo của con người là không có giới hạn, cùng là con diều dùng để thả nhưng người ta có thể tạo cho nó rất nhiều màu sắc, hình dáng, thậm chí những con diều này còn phát ra những âm thanh du dương, êm ái. Con diều này được người ta gọi là diều sáo, theo đó thì những chiếc sáo nhỏ được thiết kế đặc biệt sẽ gắn lên thân của mỗi con diều. Để khi diều bay lên cao, có gió thì những con diều này sẽ tự động phát ra tiếng sáo.

   Trò chơi thả diều là một trò chơi dân gian đã có từ rất lâu đời, người ta có thể chơi thả diều vào những lúc rảnh rỗi, giúp giải tỏa những căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Đặc biệt, ngày nay diều vẫn thu hút đông đảo sự yêu thích của rất nhiều người, hàng năm vẫn có rất nhiều các hội thi thả diều lớn được tổ chức, được rất nhiều người lựa chọn, tham gia.

21 tháng 1 2018

Trong hệ thống các trò chơi dân gian của ông cha ta xưa đã có rất nhiều trò chơi hay, thú vị và được kế thừa, phát triển đến tận ngày nay, và nhiều trò chơi đã vượt qua giới hạn của một trò chơi dân gian mà trở thành một bộ môn nghệ thuật thực sự. Một trong số đó chính là trò chơi dân gian thả diều. Đây là một trò chơi có từ rất lâu đời và đến ngày nay vẫn được nhiều người yêu thích và lựa chọn để chơi, vì mức độ ảnh hưởng của trò chơi này đến quần chúng khá lớn nên hàng năm nhiều đơn vị đã đứng ra tổ chức các fessival thả diều, thậm chí nó còn vượt ra ngoài biên giới quốc gia mang tầm quốc tế bởi có lượng người đông đảo yêu thích bộ môn này.

Thả diều là một trò chơi dân gian đã được xuất hiện cách đây rất lâu, trải qua nhiều thế hệ người Việt Nam tồn tại và phát triển đến tận ngày nay. Không ai biết được chính xác thời điểm mà trò chơi thả diều được ra đời, chỉ biết nó gắn liền với cuộc sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Việt Nam từ rất lâu rồi. Cùng với sự phát triển của lịch sử, trò chơi dân gian thả diều không những không bị mất đi, thui chột mà ngày càng trở nên phát triển, nếu như khi xưa nó chỉ thường được chơi vào các dịp lễ hội, lúc nhàn hạ thì nay thả diều đã vượt qua một trò chơi dân gian trở thành một bộ môn giải trí thực thụ, nó thu hút đông đảo sự yêu thích, đam mê ở người Việt Nam, ở nhiều lứa tuổi, giới tính khác nhau.

Thả diều là trò chơi mà người ta dùng sức gió để đưa diều lên cao, người chơi, người thả sẽ điều khiển bằng sợi dây mảnh, chắc chắn ở bên dưới, có thể điều khiển lên cao, xuống thấp, tùy thuộc vào ý muốn của mình. Điều kiện cần phải có để thả diều chính là có gió, gió cũng không được quá lớn, không quá lặng. Người chơi sẽ dựa vào sức gió để đưa con diều lên cao, sau đó để con diều bay cùng với chiều của gió. Chính bởi đặc điểm này mà thời điểm người ta lựa chọn để thả diều thường là vào lúc sáng sớm và chiều tối, vì lúc này không những có bóng râm mà còn có gió, cường độ của gió cũng rất phù hợp để có thể thả diều.

Về cấu tạo của diều có thể chia thành ba phần, đó chính là phần khung diều, phần giấy diều và phần cuối cùng là dây diều. Trước hết, phần khung diều thường được làm bằng khung tre mỏng hoặc khung bằng gỗ, nhưng khung diều này phải đảm bảo khung diều phải chắc chắn, có thể giữ vững trước sức thổi của gió, khung diều phải cân đối hai bên và trọng lượng phải nhẹ, như vậy diều mới có thể bay lên cao và giữ được thăng bằng giữa không trung. Khi xưa, vật liệu phổ biến nhất mà ông cha ta sử dụng để làm diều chính là thanh tre mỏng, kĩ thuật làm cũng đơn giản, thô sơ hơn so với ngày nay.

1 tháng 2 2017

Chẳng biết có từ khi nào nữa mà những trò chơi dân gian cứ dần dần rồi dần dần trở thành những trò chơi không thể thiếu đối với tất cả những đứa trẻ không chỉ ở thôn quê mà còn ở thành thị nữa. Những trò chơi dân gian chẳng phải chỉ dành cho trẻ em mà nó dành cho tất cả mọi lứa tuổi. Nói đến những trò chơi dân gian ta không thể không nhắc đến một trò choi gắn liền đối với chúng ta đó là trờ chơi thả diều.

Diều được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau như bằng giấy, vải hay bằng ni lon. Nhưng được ưa chuộng nhất là ni lon bởi là bằng vật liệu này diều không những có thể làm được những màu sắc hình dạng rất đẹp mà còn rất biền sử dụng được thời gian lâu. Tùy vào màu sắc và hình dạng ta có thể chọn rất nhiều loại diều với những hình dạng phong phú, người chơi có thể chọn được tùy theo ý thích của mình. Đó là đối với những loại diều dùng để sản xuất bán cho người chơi không thể chuẩn bị được hay không làm được. Ưu điểm của những loại diều này chính là mẫu mã rất đẹp lại phong phú đa dạng rất hợp mắt người choi. Nhưng đối với những trẻ em ở quê thi lựa chọn số một vẫn là diều làm bằng giấy. Đối với loại diều này thì chất liêu làm ra rất đơn giản hợp với môi trường và sẵn có. Các em có thể tận dụng tất cả những giấy vở đã không dùng nữa để làm. Đối với những em nhỏ ở quê thì diều giấy không thể thiếu được khi mỗi mùa hè đến. Những cánh diều giấy nhẹ nhàng vút cao lên đến tận mây xanh khiến cho chúng ta như đang được bay lên cao cùng diều cùng với gió mấy thật thú vị biết nhường nào.

Thả diều là trò chơi dân gian dựa theo sức nâng của gió bởi thế để thực hiện được trò này trước tiên chúng ta cần phải chọn được địa điểm thích hợp.

Đó là một bãi đất rộng thoáng không vướng cây côi hay vật chắn nào đó xa lối đi và phải có gió nhẹ. Và chúng ta cũng đừng quên những người bạn để cùng nhau thả diều thì mới vui. Những cánh diều thi nhau bay lên không trùn sẽ tạo cho chúng ta những cảm giác thăng hoa rất sảng khoái. Khi có gió thả diều thì một người cầm diều một người thả dây hoặc chúng ta có thể làm cả hai việc đó được mà không cần ai khác. Khi thả diều ta chọn đúng hướng gió, khi có gió ta ta thả diều thật nhẹ cho thật cân.

Cánh diều thường có hình trăng hoặc hình lưỡi liềm hay còn gọi là diều quạ. Khung diều thì thường được làm bằng cật tre bánh tẻ chuốt tròn và nối với nhau. Giu khung diều là một xương sống bằng tre cứng to bản to nhô ra bên Hai bên cánh diều cong lên tạo thành khung diều hình lưỡi liềm.

Chiều cong của cánh diều phải thật cân đối, khung diều phải chắc chắn và nhẹ. Diều được phất bằng giấy bản, bồi thành nhiều lớp bằng hồ dán. Sáo được xâu lại bằng một thanh tre đặt chéo góc ước chừng ba mươi độ với xương sống diều. Sáo thường làm bằng ống nứa, chia làm hai khoang, đầu gắn nắp hình vòm xẻ rãnh để gió lùa vào tạo nên âm thanh. Diều sáo trông đơn giản nhưng phải khéo tay mới làm được. Ngày trước chưa có loại dây dù, ni lon nên dây neo thường là dây mây, sợi nhỏ được đập dập, xoắn lại rồi thắt nối thành sợi dây dài chừng dăm bảy trăm mét. Chẳng may dây neo mà đứt, cánh diều theo gió cuốn xa, thật xa, mang theo cả niềm tiếc nuối của người thả diều. Ngày nay, trước sự phát triển của nhịp sống hiện đại, các nhà máy, các dự án khu công nghiệp, dịch vụ thi nhau mọc lên. Những không gian thoáng đãng, lộng gió ở các vùng nông thôn đang dần bị thu hẹp, thú chơi thả diều cũng vì thế mà bị mai một. Bên cạnh đó, sự lấn át của các phương tiện giải trí hiện đại như: trò chơi điện tử, internet đã khiến cho không ít trẻ em không còn mặn mà với những cánh diều truyền thống. Song cánh diều ngày xưa của tuổi thơ hồn nhiên đầy ước vọng ngày thơ sẽ mãi vẹn nguyên trong tâm thức chẳng thể phai mờ.

Trò chơi thả diều sẽ mãi là một trò chơi là thú vui của nhiều người trong những ngày hè oi ả. Những ngày gió to ta đem diều ra thả chúng ta sẽ có những phút giây thật thú vị bình yên cùng cánh chim va một mảng xanh biêng biếc của bầu trời.

16 tháng 2 2019

“Thả diều, thả diều
Ơi con diều giấy tuổi thơ
Thả diều, thả diều
Ơi con diều ấy là ước mơ tuổi thơ tôi.
Bay lên hỡi cánh diều, bay lên vượt núi đồi
Bay cao bay cao nhận gió muôn phương...”
Lời bài hát “Thả diều” của Nguyễn Quang Thắng ngân vang mãi trong lòng người nghe giống như cánh diều vi vu trong gió. Thả diều tự bao giờ đã trở thành một trò chơi dân gian quen thuộc không chỉ đối với trẻ con mà còn đối với nhiều người ở lứa tuổi khác nhau.

Thú thả diều có nguồn gốc từ nghệ thuật làm mo vào thời cổ đại của người Trung Quốc cách đây 2800. Vào thời cổ đại, cứ mỗi dịp tết Thanh Minh đến, sau khi đã làm lễ cúng bái tổ tiên, người dân Trung Quốc đều có phong tục thả diều. Người xưa cho rằng, thả diều có thể xua đuổi tà khí và những điều rủi ro, xúi quẩy. Không những vậy diều còn được các nhà sư dùng với ý nghĩa cầu sự yên bình tốt lành, do đó mỗi lần diều rơi các nhà sư đều làm lễ cúng bái để xua đuổi tà khí và cầu an.

Thú thả diều đã du nhập vào nước ta, và được nhiều người đón nhận. Hình ảnh những chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thả diều đã trở thành hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam.

Diều được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như giấy, vải, nilon. Nhưng được ưa chuộng nhất là nilon bởi nhờ vào chất liệu này, không những làm được những cánh diều nhiều hình dạng và màu sắc mà còn bền lâu theo thời gian. Tuy nhiên vẫn có những cô bé, cậu bé thích làm diều bằng giấy vì chúng có thể tận dụng giấy đã qua sử dụng, vừa tiết kiệm lại có thể thỏa sức sáng tạo.

Diều được làm theo nhiều hình dạng khác nhau tùy theo sở thích của mỗi người. Có cánh diều hình lưỡi liềm, có cánh diều hình hộp, hình tròn, hình vuông, cũng có những cánh diều được tỉ mỉ thiết kế theo hình những chú bướm, chú chim, hình rồng, hình người.

Tự tay làm một cánh diều giấy không khó nhưng đòi hỏi người làm cần tỉ mỉ, chau chuốt và kiên nhẫn. Đầu tiên cần dùng dao vuốt hai nan tre tròn, kích thước nhỏ nhưng phải dẻo để tránh bị gẫy. Đặt hai nan tre vào một tờ giấy tạo thành hai đường chéo, cố định bằng hồ hoặc băng dính và cắt phần còn thừa của nan tre. Cắt năm tờ giấy có chiều dài 30cm và chiều rộng 5cm. Sau đó dán chúng lại với nhau thành ba dây dài với hai dây dài 50cm và một dây dài 80cm. Đặt phần thân diều vừa làm thành hình thoi rồi dán đuôi diều vào. Đuôi dài nhất dán vào góc giữa, hai đuôi còn lại dán vào hai bên. Lấy một đoạn dây dài 10cm buộc vào thanh nan thẳng đứng. Buộc hai đầu dây sao cho nốt buộc đầu trên dài hơn về phía đầu diều. Vậy là đã hoàn thành xong chiếc diều hình thoi. Ngày nay, công nghệ càng hiện đại, thì những chiếc diều thủ công cũng được thay bằng những chiếc diều làm từ máy móc. Tuy mẫu mã đa dạng và bắt mắt hơn nhưng tự tay làm một chiếc diều vẫn là một kỉ niệm khó quên.

Diều bay được là nhờ sức gió cho nên cần lựa chọn địa điểm thả diều cho phù hợp. Đó có thể là bãi đất trống, bãi cỏ nơi có nơi có đất bằng rộng rãi; không vướng cây cối; không vướng đường dây điện; xa lối đi lại và đặc biệt, nơi đó phải có gió. Lũ trẻ quê thích nhất là được thả diều giữa cánh đồng lúa bát ngát mênh mông hay chiều chiều được thả hồn mình trên những triền đê lộng gió. Tiếng sáo diều vi vu, vi vu cùng với tiếng nô đùa giòn tan họa nên một bức tranh đồng quê yên ả, thanh bình và đầm ấm.

Diều có thể thả được do một hoặc hai người. Khi có hai người thả diều thì một người cầm diều, một người cầm cuộn dây. Khi thả đứng ngược chiều gió, hướng mũi diều lên trời chếch 45 độ. Khi có gió thả diều nhẹ nhàng cho thật cân, người cầm dây giật nhẹ để nâng diều lên và từ từ thả dây dài ra cho diều lên cao. Còn đối với diều một người thả thì cũng thực hiện như quy trình hai người nhưng người thả phải đảm nhiệm luôn nhiệm vụ cầm cuộn dây của người kia.
Ở Việt Nam, vào những dịp lễ Tết, người dân lại tổ chức những trò chơi dân gian như đấu vật, kéo co, chèo thuyền, và đặc biệt không thể thiếu trò chơi thả diều. Những cánh diều đủ màu sắc sải rộng trên bầu trời rộng lớn với niềm mong ước về một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc.

Thả diều mãi mãi là thú vui của nhiều người. Ngày nay, xã hội đã phát triển, nhiều trò chơi vì thế cũng ra đời dần thay thế cho những trò chơi dân gian. Vì thế mọi người cần chung tay gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc nói chung và những trò chơi dân gian nói riêng, đặc biệt là trò chơi thả diều

16 tháng 2 2019

cảm ơn bạn

14 tháng 2 2018

a)Suốt quãng đời cắp sách tới trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước,... và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì vật dụng để đựng các thứ kể trên chính là chiếc cặp - một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!

Cặp sách được sử dụng nhiều trong quá trình học tập cũng như trong đời sống. Chắc chắn một điều rằng, cặp sách có thể được đưa vào danh sách hàng loạt những phát minh quan trọng của loài người. Việc phát minh ra cặp sách là do người Mỹ nghĩ ra vào năm 1988.

Về cấu tạo, bên ngoài, ta dễ thấy nhất: Nắp cặp, quai xách, kẹp nắp cặp, một số cặp có quai đeo, một số khác có bánh xe nhỏ được dùng để kéo trên đường,... Cấu tạo bên trong, có thể có một hoặc nhiều ngăn dùng để đựng tập sách, đồ dùng học tập, áo mưa, có thể có ngăn đựng ví tiền hay cả đồ ăn, nước uống nữa,...

Về quy trình, cho dù quy trình làm ra chiếc cặp như thế nào đi nữa thì nó cũng chỉ có những công đoạn chính gồm: Lựa chọn chất liệu, xử lí, khâu may, ghép nối. Chất liệu thì có rất nhiều ***** phù hợp với yêu cầu của người dùng: Vải nỉ, vải bố, da cá sấu, gải da,... Dù làm bằng chất liệu gì thì cặp cũng phải chắc, vì nó phải khiêng vác rất nặng các tập sách. Kèm theo đó, kiểu dáng cặp cũng phải phù hợp, ví dụ như con trai thì thường đeo cặp có quai sang một bên cho có khí phách, năng động. Con gái mặc áo dài thì ôm cặp trước ngực để có vẻ dịu dàng, thùy mị. Con nít thì đeo cặp ra sau lưng để dễ dàng chạy nhảy, vui đùa. Cùng với màu sắc, hiện đang thịnh hành rất nhiều loại cặp với nhiều màu sắc, hình ảnh đa dạng, phong phú, bắt mắt phù hợp cho từng lứa tuổi.

Một số lời khuyên về việc sử dụng cặp cho đúng cách: Chiếc cặp khi đeo không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể của mình. Nên xếp những đồ vật nặng nhất vào phần trong của cặp (phần tiếp giáp với lưng). Xếp sách vở và đồ dùng học tập sao cho chúng không bị xô lệch. Chắc chắn rằng những vật dụng để trong cặp đều cần thiết cho các hoạt động trong ngày. Đối với cặp hai quai, chúng ta không nên đeo lủng lẳng một quai, dễ cong vẹo người. Đối với cặp chỉ có một quai, nên thay đổi vai đeo để tránh cong vẹo người. Khi mua cặp, nên chọn loại quai đeo có độn bông, mút hoặc vải,...

Ngày nay, có rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như Miti, Samsonite, Tian Ling, Ling Hao,... phổ biến ở khắp mọi nơi như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Nhưng cho dù chúng đẹp đến đâu, bền cỡ nào đi chăng nữa, cũng từ từ theo thời gian mà hỏng dần đi nếu như chúng ta không biết cách bảo quản nó, chẳng hạn như quăng chúng ình ình mỗi khi gặp chuyện bực mình hoặc ham vui mà quăng nó đi. Thế nên, chúng ta không nên quăng cặp bừa bãi, mạnh tay, thường xuyên lau chùi cặp cho sạch sẽ.

Nói tóm lại, cặp sách là một vật dụng rất cần thiết trong việc học tập và cả trong đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta sử dụng đúng cách, nó sẽ mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích và có thể được coi là người bạn luôn luôn đồng hành với mỗi chúng ta. Đặc biệt là đối với học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước

14 tháng 2 2018

a) bài làm

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như ngày nay, đối với người học sinh, ngoài những người bạn thân quen như sách vờ, bút thước... chúng em còn có thêm một người bạn đặc biệt khác: máy vi tính.

Chiếc máy vi tính đầu tiên ra đời năm 1956. Ban đầu, chiếc máy vi tính có kích thước rất lớn, nó to bằng cả một căn phòng và chỉ thực hiện được một số phép tính đơn giản.

Theo thời gian, bằng sự nỗ lực của các nhà khoa học, kích thước chiếc máy tính đã được thu gọn lại như ngày nay.

Máy vi tính để bàn gồm hai bộ phận lớn tách rời nhau là CPU và màn hình. CPU là bộ phận quan trọng nhất của máy vi tính, đó là nơi xử lí các thông tin dữ liệu rất tinh vi. CPU có hình hộp chữ nhật, kích thước thường là 50 cm * 10 cm * 40 cm. Vỏ ngoài được làm bằng kim loại có phủ sơn cách điện. Bên trong là ổ cứng, bộ vi xử lí, các mạch điện, dây dẫn... Mặt trước của máy vi tính là hình chữ nhật kích thước 10 cm * 40 cm. Tại đây có các bộ phận nhỏ để nhận đĩa mềm, kết nối USB và máy, hệ thống nút điều khiển máy... Mặt sau của CPU là ổ cắm dây nối CPU với nguồn điện, màn hình, bàn phím và con trỏ chuột.

Màn hình máy vi tính thường có kích thước và hình dáng tương đương một chiếc ti vi 21 inch. Nhưng ngày nay do sự phát triển của công nghệ, màn hình máy vi tính chỉ mỏng chừng 2 cm đến 3 cm và được làm bằng tinh thể lỏng.

Ngoài hai bộ phận trên còn cần có bàn phím và con trỏ chuột mới có thể hoàn chỉnh một chiếc máy vi tính. Bàn phím có hình chữ nhật, kích thước vào khoảng 16 cm * 25 cm, có các phím chữ nổi lên giúp nhập thông tin vào máy. Con trỏ chuột thon nhỏ, vừa tay nắm, có ba nút để điều khiển các lệnh trên màn hình.

Việc sử dụng máy tính khá đơn giản. Với người học sinh, công dụng chủ yếu là tạo lập văn bản, sử dụng các phần mềm ứng dụng, khai thác Internet và ... chơi game!

Để sử dụng máy, trước tiên, ta phải cắm phích vào ổ điện, bật máy CPU và bật máy màn hình. Tiếp đó, nếu tạo lập văn bản, ta nhấn hai lần chuột trái vào biểu tượng “W” (microsolf word) trên màn hình rồi sử dụng các phím chữ, đấu... nhập thông tin vào trang trắng trên màn hình. Để sử dụng các chương trình khác, ta cũng mở máy rồi sử dụng bàn phím và con chuột để nhập thông tin và tạo các lệnh.

Nhờ chiếc máy vi tính, người học sinh có thể trao đổi thông tin học tập, tâm tư tình cảm nhanh chóng, tiện dụng, có thể xem và thực hiện các thí nghiệm vật lí, hóa học, có thể tìm kiếm các thông tin cần thiết cho việc học tập... Ngoài ra, ta có thể giải trí bằng cách chơi trò chơi trên máy tính...

Chiếc máy vi tính là người bạn vô cùng hữu ích đối với người học sinh. Để bảo vệ người bạn đặc biệt này, chúng ta cần thường xuyên vệ sinh bàn phím, phủi bụi cho các bộ phận của máy. Ngoài ra, ta cần để máy nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Đặc biệt, nên cài một chương trình diệt “virus” - tác nhân có thể phá hoại dữ liệu trong máy.


25 tháng 2 2018

Tham khảo :

Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt:
Đối với những người lao động trí óc, đặc biệt đối với những thế hệ học sinh thì chiếc bút bi là người bạn thân thiết không thể tách rời. Chiếc bút bi có vai trò quan trọng giúp cho các bạn viết lên những nét chữ, viết nên tương lai tốt đẹp hơn.
Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em:
Hồ Núi Cốc có vị trí phía Đông giáp thành phố Thái Nguyên, phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và thành phố Sông Công, phía Tây và phía Bắc giáp huyện Đại Từ. Hồ nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 16 km về phía tây. Từ thành phố Thái Nguyên đi qua xã Tân Cương (một xã nổi tiếng với cây chè), sẽ thấy hồ Núi Cốc hiện ra trước mắt. Đây là một vùng du lịch sinh thái gắn với nhiều huyền thoại.
Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản:
Trong văn học Việt Nam có biết bao nhiêu là thể thơ hay và chính những thể thơ ấy đã làm nên những thành công cho biết bao nhiêu thi sĩ. Những thể thơ trong kho tàng thơ ca thật sự rất phong phú đặc biệt là thời thơ ca trung đại chúng ta có vay mượn Trung Quốc. Tiêu biểu trong đó có thể thơ thất ngôn bát cú. Thể thơ thất ngôn bát cú là thể loại thơ có 8 câu mỗi câu có 7 chữ. Như vậy thì tổng số chữ trong một bài là 56. Chính những quy luật ấy đã làm nên những cái hay cái quy định của thể thơ.
Thuyết minh về một loài hoa hoặc một loài cây:
Đào khoe sắc thắm báo hiệu một năm đã qua, năm mới lại về. Năm mới với những thử thách mới, hi vọng mới, niềm tin mới. Sắc đào rộ lên là lúc báo hiệu thời khắc thiêng liêng của một năm lại tới. Người người ai ai cũng quây quần đoàn tụ với gia đình. Dù ai đi ngược về xuôi vẫn nhớ đến gia đình quê hương mà tìm về vào dịp Tết không quên mang theo cành đào, cành mai về làm quà.
Thuyết minh về một giống vật nuôi:
Nếu bạn đã từng đi qua những làng quê ở Việt Nam thì không thể không bắt gặp những chú trâu đang cần mẫn cày ruộng hay đang thong thả gặm cỏ. Con trâu đã là người bạn thân thiết của người dân và đã gắn bó lâu đời với nhau từ hàng ngàn năm nay. Và đã được xem là biểu tượng của người nông dân Việt Nam.
Giới thiệu về một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam:
Trò chơi kéo co không ai biết nó đã có từ bao giờ, từng thế từ thế hệ này đến thế hệ khác đều ít nhất một lần tham gia hay chứng kiến trò chơi kéo co này. Đây là trò chơi mang tính đồng đội rất cao và tập trung vào sức mạnh để giành chiến thắng. Trò chơi này không chỉ có trẻ con mới chơi ở những vùng nông thôn mà hiện nay nó còn được phổ biến rộng rãi ở tất cả các địa phương, ở mọi lứa tuổi. Bởi nó đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia trò chơi, nhất là trong các dịp lễ hội hay các hoạt động ngoài trời.

25 tháng 2 2018
  • Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt:
    • Đối với những người lao động trí óc, đặc biệt đối với những thế hệ học sinh thì chiếc bút bi là người bạn thân thiết không thể tách rời. Chiếc bút bi có vai trò quan trọng giúp cho các bạn viết lên những nét chữ, viết nên tương lai tốt đẹp hơn.
  • Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em:
    • Hồ Núi Cốc có vị trí phía Đông giáp thành phố Thái Nguyên, phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và thành phố Sông Công, phía Tây và phía Bắc giáp huyện Đại Từ. Hồ nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 16 km về phía tây. Từ thành phố Thái Nguyên đi qua xã Tân Cương (một xã nổi tiếng với cây chè), sẽ thấy hồ Núi Cốc hiện ra trước mắt. Đây là một vùng du lịch sinh thái gắn với nhiều huyền thoại.
  • Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản:
    • Trong văn học Việt Nam có biết bao nhiêu là thể thơ hay và chính những thể thơ ấy đã làm nên những thành công cho biết bao nhiêu thi sĩ. Những thể thơ trong kho tàng thơ ca thật sự rất phong phú đặc biệt là thời thơ ca trung đại chúng ta có vay mượn Trung Quốc. Tiêu biểu trong đó có thể thơ thất ngôn bát cú. Thể thơ thất ngôn bát cú là thể loại thơ có 8 câu mỗi câu có 7 chữ. Như vậy thì tổng số chữ trong một bài là 56. Chính những quy luật ấy đã làm nên những cái hay cái quy định của thể thơ.
  • Thuyết minh về một loài hoa hoặc một loài cây:
    • Đào khoe sắc thắm báo hiệu một năm đã qua, năm mới lại về. Năm mới với những thử thách mới, hi vọng mới, niềm tin mới. Sắc đào rộ lên là lúc báo hiệu thời khắc thiêng liêng của một năm lại tới. Người người ai ai cũng quây quần đoàn tụ với gia đình. Dù ai đi ngược về xuôi vẫn nhớ đến gia đình quê hương mà tìm về vào dịp Tết không quên mang theo cành đào, cành mai về làm quà.
  • Thuyết minh về một giống vật nuôi:
    • Nếu bạn đã từng đi qua những làng quê ở Việt Nam thì không thể không bắt gặp những chú trâu đang cần mẫn cày ruộng hay đang thong thả gặm cỏ. Con trâu đã là người bạn thân thiết của người dân và đã gắn bó lâu đời với nhau từ hàng ngàn năm nay. Và đã được xem là biểu tượng của người nông dân Việt Nam.
  • Giới thiệu về một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam:
    • Trò chơi kéo co không ai biết nó đã có từ bao giờ, từng thế từ thế hệ này đến thế hệ khác đều ít nhất một lần tham gia hay chứng kiến trò chơi kéo co này. Đây là trò chơi mang tính đồng đội rất cao và tập trung vào sức mạnh để giành chiến thắng. Trò chơi này không chỉ có trẻ con mới chơi ở những vùng nông thôn mà hiện nay nó còn được phổ biến rộng rãi ở tất cả các địa phương, ở mọi lứa tuổi. Bởi nó đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia trò chơi, nhất là trong các dịp lễ hội hay các hoạt động ngoài trời.