K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Cách dùng từ thở trong dòng thơ Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ là cách dùng từ sáng tạo và mang giá trị nghệ thuật của tác giả. Thở ở đây là cách tưởng tượng của tác giả, giúp sự vật “mái lá” trở nên sinh động hơn.

- Cách dùng từ thở trong câu  Em bé thở đều đều khi ngủ say là cách dùng từ ngữ thông thường. Thở ở đây là hành động hít không khí vào lồng ngực, vào cơ thể rồi đưa trở ra qua mũi, miệng để trao đổi không khì, duy trì sự sống

- Sự khác biệt:

+ “Thở” trong dòng thơ Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ để lại nhiều giá trị nghệ thuật, đây là từ ngữ nghĩa chuyển, giúp sự vật hiện lên sinh động hơn.

+ “Thở” trong dòng thơ Em bé thở đều đều khi ngủ say là cách nói thông thường, đây là từ ngữ mang nghĩa gốc nhằm chỉ hoạt động, trạng thái của con người.

1 tháng 4 2023

- Cách dùng từ thở trong dòng thơ Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ là cách dùng từ sáng tạo và mang giá trị nghệ thuật của tác giả. Thở ở đây là cách tưởng tượng của tác giả, giúp sự vật “mái lá” trở nên sinh động hơn.

- Cách dùng từ thở trong câu  Em bé thở đều đều khi ngủ say là cách dùng từ ngữ thông thường. Thở ở đây là hành động hít không khí vào lồng ngực, vào cơ thể rồi đưa trở ra qua mũi, miệng để trao đổi không khì, duy trì sự sống

- Sự khác biệt:

+ Thở trong dòng thơ Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ để lại nhiều giá trị nghệ thuật, đây là từ ngữ nghĩa chuyển, giúp sự vật hiện lên sinh động hơn.

+ Thở trong dòng thơ Em bé thở đều đều khi ngủ say là cách nói thông thường, đây là từ ngữ mang nghĩa gốc nhằm chỉ hoạt động, trạng thái của con người

Câu 1 (5đ) : "Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang...Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng." Câu hỏi : Xác định, phân tích giá trị các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn trên để thấy được những cảm nhận của nhà...
Đọc tiếp

Câu 1 (5đ) :

"Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang...Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng."

Câu hỏi : Xác định, phân tích giá trị các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn trên để thấy được những cảm nhận của nhà văn Vũ Tú Nam về mưa xuân bằng một đoạn văn ngắn.

Câu 2 (15đ). Nhà thơ Tố Hữu có đoạn thơ sau :

"Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta

Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa

Chỉ biết quên mình cho hết thảy

Như dòng sông chảy nặng phù sa."

Câu hỏi : Em hãy làm rõ nội dung của đoạn thơ trên qua các tác phẩm "Đêm nay Bác không ngủ" (Minh Huệ), "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" (Hồ Chí Minh).

3
6 tháng 4 2018

Câu 1

+ Từ láy: bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm. + Biện pháp tu từ: Nhân hóa: mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang; hoa xoan nhớ nhung. So sánh: mặt đất như muốn thở dài. - Phân tích: (1,5điểm ) + Mưa được cảm nhận như là sự bâng khuâng gieo hạt, những hạt mưa xuân từ bầu trời xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng, đem đến cho đất trời một sự nồng ấm. + Mặt đất đón mưa được cảm nhận trong cái phập phồng, chờ đợi. Có lẽ sự chờ đón đó rất lâu rồi nên mặt đất thở dài, xốn xang, bổi hổi. + Hoa xoan rụng được cảm nhận như cây đang rắc nhớ nhung. Þ Một loạt từ láy nói về tâm trạng, cảm xúc con người kết hợp biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa để diễn tả cảnh vật, thiên nhiên đất trời lúc mưa xuân: làn mưa xuân nhẹ, mỏng, đáng yêu, đem đến hơi thở, sự sống cho thiên nhiên đất trời của mùa xuân. Mưa xuân được cảm nhận hết sức tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của nhà văn Vũ Tú Nam.
6 tháng 4 2018

Câu 2

​- Phép tu từ được dùng trong đoạn thơ trên là phép tu từ điệp ngữ.
- Từ “thương” được nhắc đi nhắc lại 3 lần trong 2 câu thơ đầu.
- Phép tu từ so sánh trong hai câu thơ sau: So sánh sự hi sinh quên mình của Bắc với hình ảnh dòng sông chảy nặng phù sa
- Phân tích tác dụng: Viết về Bác Hồ kính yêu- đó là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các nhàvăn, nhà thơ. Tố Hữu cũng trân trọng giành một phần tâm hồn mình viết về Bác. Đoạnthơ trên được trích trong trường ca “Theo chân Bác” của Tố Hữu.Trong đoạn thơ tác giả dùng điệp từ “thương” ở 2 câu thơ đầu để nói về tìnhthương yêu rộng lớn bao la của Bác giành cho ta - những người dân đất nước Việt cũngnhư toàn thể nhân dân lao động nghèo khổ trên thế giới. Tình yêu thương của Bác cònbao trùm cả vạn vật trong thiên nhiên.
- Hai câu thơ sau tác giả dùng phép tu từ so sánh thật độc đáo. Tác giả đã sosánh sự hi sinh quên mình vì dân vì nước của Bác như dòng sông lặng lẽ chảy trôi ngànđời mang lượng phù sa bồi đắp cho những cánh đồng phì nhiêu.Đoạn thơ có 4 câu sử dụng hài hoà 2 phép tu từ điệp ngữ và so sánh giúp ta hiểutình thương, sự hi sinh cao cả của Bác giành cho ta, có lẽ mỗi chúng ta đều cảm động vôcùng khi đọc đoạn thơ trên.

“Qua đèo ngang” là bài thơ nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan. Bằng giọng văn tinh tế, điêu luyện, tác giả đã cho độc giả trải nghiệm những màu sắc, hình ảnh gần gũi mà nên thơ. Đồng thời, ta cũng của nhận được tâm ý của tác giả ẩn chứa trong từng câu chữ. Được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bài thơ “Qua đèo ngang” được mở đầu bằng hai câu đề: “Bước tới...
Đọc tiếp

“Qua đèo ngang” là bài thơ nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan. Bằng giọng văn tinh tế, điêu luyện, tác giả đã cho độc giả trải nghiệm những màu sắc, hình ảnh gần gũi mà nên thơ. Đồng thời, ta cũng của nhận được tâm ý của tác giả ẩn chứa trong từng câu chữ.

Được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bài thơ “Qua đèo ngang” được mở đầu bằng hai câu đề:

“Bước tới đèo ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá, đá chen hoa”

Chỉ hai câu thơ ngắn, tác giả đã nói được thời gian, địa điểm và cả quang cảnh nơi tác giả đang đặt chân đến. Cảnh vật được nhắc đến thật tự nhiên vì tác giả chỉ “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình chứ không hề có ý làm thơ. Cái “bóng xế tà” gợi một nỗi cô đơn, buồn man mác, lại cũng có chút tiếc nuối về một ngày sắp qua đi ẩn chứa trong câu chữ. Ở đèo ngang, “cỏ cây chen lá, đá chen hoa”. Thiên nhiên, thực vật ở đây được nhân hóa “chen” nhau tạo cảm giác xô bồ, đông đúc mà sống động đến lạ. Cây cỏ, đến hòn đá cũng tràn đầy năng lượng. Sức sống mãnh liệt của chúng trong cảnh chiều tàn lại khiến cho tác giả mơ hồ có thật nhiều suy nghĩ.

Hai câu thực là khi tác giả đã ở trên cao, nhìn xuống phía dưới đèo Ngang, phóng xa tầm mắt và nhìn vạn vật dưới đèo. Không chỉ còn là cây cỏ, đá núi mà ở đây, tác giả còn thấy cả người, cả nhà. Tức là sự sống vẫn tồn tại nơi đây, không kém gì cây cỏ. Thấp thoáng bóng dáng con người đang chăm chỉ làm việc:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ với những từ láy để thể hiện hai câu thơ này. Nhưng dường như, sự sống con người ở đây thật hiu hắt, chỉ “lom khom” làm việc, còn “lác đác” nhà ở. Cảnh vật thật ảm đạm, thê lương. Giữa cảnh vật hùng vĩ, con người thật nhỏ bé, dường như thiên nhiên đã “nuốt trọn” lấy con người.

Tiếp theo, hai câu luận là nỗi buồn được bộc lộ rõ nét qua những từ ngữ não lòng:

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Vẫn sử dụng từ láy trong câu thơ, nhưng từ láy ở câu thơ này mang tính chất mạnh hơn, thể hiện tiếng lòng tha thiết của tác giả. Ở đây, tác giả còn sử dụng câu thơ điển tích xưa về vua mất nước đã hóa thành con cuốc, chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Nỗi đau mất mát quá lớn gợi sự thê lương, thảm thiết đến nao lòng. Còn “gia gia” là nỗi thương nhà, tiếng gọi từ chính con tim gọi về chốn chưa. Cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt, độc giả có thể cảm nhận được tấm lòng yêu nước, thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

“Dừng chân đứng lại trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta”

Cảnh vật hùng vĩ trái ngược với trái tim nhỏ bé của tác giả. Tác giả muốn ôm trọn lấy cảnh vật không muốn rời. Cảnh vật, núi non, đất trời như níu chân thi sỹ không buông. Nhưng đứng trước nó, tác giả lại dâng lên sự cô đơn trong lòng. Khung cảnh càng lớn thì lòng lữ khách càng hiu quạnh. Nỗi lòng tác giả, ai thấu hiểu ? Hết thúc bài thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc của tác giả.

Một cảnh tượng hùng vĩ, một tâm hồn bao la được tóm gọn trong bài thơ "Qua đèo ngang". Phải thật giàu cảm xúc, phải có một tấm lòng yêu nước da diết mới có thể viết lên được những câu chữ tuyệt vời như vậy. Và Bà Huyện Thanh Quan đã làm được điều đó.

Xác định mở bài,thân bài,kết bài



1
7 tháng 11 2017

“Qua đèo ngang” là bài thơ nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan. Bằng giọng văn tinh tế, điêu luyện, tác giả đã cho độc giả trải nghiệm những màu sắc, hình ảnh gần gũi mà nên thơ. Đồng thời, ta cũng của nhận được tâm ý của tác giả ẩn chứa trong từng câu chữ.

=> Mở bài.

Được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bài thơ “Qua đèo ngang” được mở đầu bằng hai câu đề:

“Bước tới đèo ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá, đá chen hoa”

Chỉ hai câu thơ ngắn, tác giả đã nói được thời gian, địa điểm và cả quang cảnh nơi tác giả đang đặt chân đến. Cảnh vật được nhắc đến thật tự nhiên vì tác giả chỉ “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình chứ không hề có ý làm thơ. Cái “bóng xế tà” gợi một nỗi cô đơn, buồn man mác, lại cũng có chút tiếc nuối về một ngày sắp qua đi ẩn chứa trong câu chữ. Ở đèo ngang, “cỏ cây chen lá, đá chen hoa”. Thiên nhiên, thực vật ở đây được nhân hóa “chen” nhau tạo cảm giác xô bồ, đông đúc mà sống động đến lạ. Cây cỏ, đến hòn đá cũng tràn đầy năng lượng. Sức sống mãnh liệt của chúng trong cảnh chiều tàn lại khiến cho tác giả mơ hồ có thật nhiều suy nghĩ.

Hai câu thực là khi tác giả đã ở trên cao, nhìn xuống phía dưới đèo Ngang, phóng xa tầm mắt và nhìn vạn vật dưới đèo. Không chỉ còn là cây cỏ, đá núi mà ở đây, tác giả còn thấy cả người, cả nhà. Tức là sự sống vẫn tồn tại nơi đây, không kém gì cây cỏ. Thấp thoáng bóng dáng con người đang chăm chỉ làm việc:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ với những từ láy để thể hiện hai câu thơ này. Nhưng dường như, sự sống con người ở đây thật hiu hắt, chỉ “lom khom” làm việc, còn “lác đác” nhà ở. Cảnh vật thật ảm đạm, thê lương. Giữa cảnh vật hùng vĩ, con người thật nhỏ bé, dường như thiên nhiên đã “nuốt trọn” lấy con người.

Tiếp theo, hai câu luận là nỗi buồn được bộc lộ rõ nét qua những từ ngữ não lòng:

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Vẫn sử dụng từ láy trong câu thơ, nhưng từ láy ở câu thơ này mang tính chất mạnh hơn, thể hiện tiếng lòng tha thiết của tác giả. Ở đây, tác giả còn sử dụng câu thơ điển tích xưa về vua mất nước đã hóa thành con cuốc, chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Nỗi đau mất mát quá lớn gợi sự thê lương, thảm thiết đến nao lòng. Còn “gia gia” là nỗi thương nhà, tiếng gọi từ chính con tim gọi về chốn chưa. Cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt, độc giả có thể cảm nhận được tấm lòng yêu nước, thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

“Dừng chân đứng lại trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta”

Cảnh vật hùng vĩ trái ngược với trái tim nhỏ bé của tác giả. Tác giả muốn ôm trọn lấy cảnh vật không muốn rời. Cảnh vật, núi non, đất trời như níu chân thi sỹ không buông. Nhưng đứng trước nó, tác giả lại dâng lên sự cô đơn trong lòng. Khung cảnh càng lớn thì lòng lữ khách càng hiu quạnh. Nỗi lòng tác giả, ai thấu hiểu ? Hết thúc bài thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc của tác giả.

=> Thân bài.

Một cảnh tượng hùng vĩ, một tâm hồn bao la được tóm gọn trong bài thơ "Qua đèo ngang". Phải thật giàu cảm xúc, phải có một tấm lòng yêu nước da diết mới có thể viết lên được những câu chữ tuyệt vời như vậy. Và Bà Huyện Thanh Quan đã làm được điều đó.

=> Kết bài.

I. Lý Thuyết Câu 1: Từ ghép chia làm mấy loại? Đặc điểm của từng loại? Nêu ví dụ minh họa . Câu 2 : Phân loại từ láy. Ví dụ minh họa . Câu 3 : Đại từ là gì? Phân loại đại từ . Câu 4 : Quan hệ từ là gì? Nêu cách dùng và cách chữa lỗi sau khi dùng quan hệ từ . Câu 5 : Khái niệm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và cho ví dụ mỗi loại . II. Bài tập Câu 1 : Tìm từ láy, từ ghép trong các câu sau a) Tôi...
Đọc tiếp

I. Lý Thuyết
Câu 1: Từ ghép chia làm mấy loại? Đặc điểm của từng loại? Nêu ví dụ minh họa .

Câu 2 : Phân loại từ láy. Ví dụ minh họa .

Câu 3 : Đại từ là gì? Phân loại đại từ .

Câu 4 : Quan hệ từ là gì? Nêu cách dùng và cách chữa lỗi sau khi dùng quan hệ từ .

Câu 5 : Khái niệm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và cho ví dụ mỗi loại .

II. Bài tập
Câu 1 : Tìm từ láy, từ ghép trong các câu sau
a) Tôi mếu máo trả lời và đứng chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ, liêu xiêu của em tôi trèo lên xe.
b) Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng.

Câu 2 : Chỉ ra quan hệ từ dùng sai trong các câu văn sau và chữa lại :
a) Chúng em luôn tranh thủ thời gian vì học tập.
b) Em tôi thích môn Tiếng Anh và tôi không thích.
c) Tuy gương có tan xương nát thịt thì vẫn còn nguyên tấm lòng ngay thẳng.

Câu 3 : Xác định từ đồng âm, từ đồng nghĩa trong các câu sau :
​a) Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

b) Ba em bắt được con ba ba

c) Mẹ tôi gánh một gánh lúa ra đồng /

d) Năm nay bố tôi đã ngoài năm mươi tuổi

Câu 4 : Viết một đoạn văn ( 7-9 câu ) về một mùa trong năm. Có sử dụng quan hệ từ và từ trái nghĩa .

2
16 tháng 11 2017

I. Lý Thuyết
Câu 1: Từ ghép chia làm mấy loại? Đặc điểm của từng loại? Nêu ví dụ minh họa .

+ Từ ghép chính phụ: Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau; tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.

VD : máy ảnh, máy bơm, máy chữ, máy kéo, máy khâu, máy nổ; cá mè, cá chép, cá thu, cá chim, ...

+ Từ ghép đẳng lập: Hai tiếng bình đẳng với nhau, ghép lại tạo thành từ.

VD : đêm ngày, áo quần, nhà cửa, phố phường, trông nom, mua bán, đi lại, tươi sáng, buồn vui, ...

Câu 2 : Phân loại từ láy. Ví dụ minh họa .

Từ láy

+ Từ láy toàn bộ: xa xa, xanh xanh, xinh xinh, hây hây, bầu bầu, gật gật, lắc lắc; tim tím, vàng vàng, trăng trắng,...

+ Từ láy phụ âm đầu: dễ dãi, gượng gạo, mập mạp, múa may, đần độn, run rẩy, gọn gàng, trắng trẻo, hồng hào, ...

+ Từ láy vần: lò dò, luẩn quẩn, lờ mờ, bắng nhắng, bỡ ngỡ, luống cuống, co ro, lơ thơ, lòa xòa, lẫm chẫm, ...

Câu 3 : Đại từ là gì? Phân loại đại từ .

+ Đại từ để trỏ người, sự vật: tôi, tao, tớ, mình; chúng tôi, ...

+ Đại từ để trỏ số lượng: bấy, bấy nhiêu.

+ Đại từ để trỏ hoạt động, tính chất: vậy, thế.

+ Đại từ để hỏi về người, sự vật: ai, gì, chi,..

+ Đại từ để hỏi về số lượng: bao nhiêu, mấy,...

+ Đại từ để hỏi về họat động, tính chất: sao, thế nào,...

Câu 4 : Quan hệ từ là gì? Nêu cách dùng và cách chữa lỗi sau khi dùng quan hệ từ .

Quan hệ từ

Về ý nghĩa Biểu thị ý nghĩa quan hệ (như: sở hữu, so sánh, nhân quả, đối lập, tăng tiến, đẳng lập...)
Về chức năng Nối kết các thành phần của cụm từ, của câu; nối kết các câu trong đoạn văn

Câu 5 : Khái niệm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và cho ví dụ mỗi loại .

+ Từ đồng nghĩa : Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

VD : bé - nhỏ ; to - lớn ; ...........

+ Từ trái nghĩa : Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

VD : thắng - thua : đen - đỏ ; sáng - tối ,....

+ Từ đồng âm : Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì tới nhau.

VD : ruồi đậu mâm xôi đậu ,..........

16 tháng 11 2017

I. Lý Thuyết
Câu 1: Từ ghép chia làm 2 loại:

Có 2 loại từ ghép :

+) Từ ghép chính phụ

VD: Xanh ngắt, xanh lơ , đỏ rực, ....

+) Từ ghép đẳng lập

VD: Cây cỏ, ẩm ướt,...

Câu 2: Phân loại từ láy + VD:

+) Láy toàn bộ: Đăm đăm ..v..v.

+) Láy bộ phận (Phụ âm đầu): Mếu máo ..v..

+) Láy phần vần: Liêu xiêu ...v...v

Câu 3: Đại từ: Là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.

VD:

- Đại từ chỉ ngôi thứ nhất ( chỉ người nói ) : Tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,…

- Đại từ chỉ ngôi thứ hai ( chỉ người nghe ) : Mày, cậu, các cậu, …

- Đại từ chỉ ngôi thứ ba ( người được 2 người ở ngôi thứ nhất và thứ 2 nói tới) : Họ, nó, hắn, bọn họ, chúng nó,…

Câu 4: Quan hệ từ: Là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau : và, với, hay, hoặc,nhưng, mà, thì, của, bằng, như, để ...

Thường mắc lỗi về:

+) Lỗi dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa

+) Lỗi thừa quan hệ từ

+) Lỗi thiếu quan hệ từ

+) Lỗi dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết

Câu 5: Khái niệm từ đồng nghĩa:

+) Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách,... nào đó, hoặc đồng thời cả hai.

+) Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên. Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic

+) Từ đồng âm là những từ trùng nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa.

Câu 1: Tìm từ láy, từ ghép trong các câu sau
a) Tôi mếu máo trả lời và đứng chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ, liêu xiêu của em tôi trèo lên xe.

b) Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng.

+) Từ ghép: In đậm

+) Từ láy: In nghiêng

+) Từ ghép + láy: Đậm + nghiêng

Câu 2: Chỉ ra quan hệ từ dùng sai trong các câu văn sau và chữa lại:
a) Chúng em luôn tranh thủ thời gian vì học tập.

=> Lỗi dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. (Không biết sửa '-')
b) Em tôi thích môn Tiếng Anh và tôi không thích.

=> Thiếu quan hệ từ. Sửa:

- Em tôi thích môn Tiếng Anh nhưng tôi thì không thích nó lắm
c) Tuy gương có tan xương nát thịt thì vẫn còn nguyên tấm lòng ngay thẳng.

=> (Không cần sửa, chắc đúng ròi '-' )

Câu 3: Xác định từ đồng âm, từ đồng nghĩa trong các câu sau :
​a) Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

=> Đồng nghĩa
b) Ba em bắt được con ba ba

=> Đồng âm khác nghĩa

c) Mẹ tôi gánh một gánh lúa ra đồng

=> Đồng âm khác nghĩa

d) Năm nay bố tôi đã ngoài năm mươi tuổi

=> Không có

Câu 4: Viết một đoạn văn ( 7-9 câu ) về một mùa trong năm. Có sử dụng quan hệ từ và từ trái nghĩa:

Xuân! Xuân đến thật rồi. Tôi thấy mọi người, cảnh vật dường như năng động hơn chàn đầy sức sống hơn sau một mùa đông lạnh giá, buồn tẻ, cảnh vật thiên nhiên bỗng vui tươi rực rỡ hơn, cây hoa đâm chồi nảy lộc, và không khí nhà nhà người người đi sắm tết, dọn dẹp nhà cửa, nhà nào cũng mở nhạc vui vẻ với không khí gia đình đầm ấm... Trong vườn, cây cối đã bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó bộ quần áo mới mang màu xanh, màu êm dịu. Hoa khoe sắc, lộng lẫy. Xuân nhẹ nhàng gói mưa vào trong nắng, chập chờn những cơn mưa vội vã ban chiều, không mỏng manh. Xuân ôm từng hạt nắng trong từng bông cúc vàng, nhuộm sắc những cơn mưa phùn nhỏ còn đọng sương. Cơn mưa phùn vô tình đã làm mùa xuân rét ngọt, một cái rét tượng trưng. Những luồng gió nồm cứ thổi, thổi mãi thành cái đẹp của mùa xuân. Ôi ! thật là đẹp.

10 tháng 12 2018

bài 4

Từ những bài thơ đó,người đọc chúng ta cảm nhận được một phong thái,một hình tượng vĩ đại của vị cha già dân tộc Hồ Chí Minh.Đó là một tâm hồn thi sĩ ẩn trong một tinh thần của người chiến sĩ Cách Mạng kiên cường,lạc quan;đó cũng là phong thái của một nhà hiền triết,một bậc vĩ nhân vĩ đại không chỉ của dân tộc mà của cả thế giới.

10 tháng 12 2018

giúp em vs

5 tháng 12 2017

Cj ơi cj cứu e!!!

5 tháng 12 2017

sao vậy e