K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 5 2020

Mik xin lỗi bạn nhưg bạn vào google tìm nhé,đó là cách của mình,k cho mik nhé Trâm!

14 tháng 5 2020

nhà em có ... người ( nhà cậu có nhiêu người thì cậu ghi vào ) gồm bố, mẹ, ...... Nhưng người mà em yêu quý nhất chính là bà em.
Bà em năm nay khoảng 65 tuổi, bà có mái tóc bạc phơ, làn da rám nắng, tuy ko được mịn màng nhưng em lại rất thích làn da đó. Bà trông khá gầy, dáng đi không được nhanh nhẹn nên em rất thương bà.
Bà em thường xuyên ở nhà phụ mẹ việc nhà và bán hàng ngoài tiệm tạp hóa nhà em. Bà tính tình rất vui vẻ và hòa đồng nên mọi người cũng thường hay đến thăm bà rồi ghé mua ủng hộ cửa hàng nhà em vài món đồ. Mỗi tối, bà thường ngồi kể chuyện cho em nghe. Những lúc không có ai ở nhà, chỉ có mỗi em và bà, hai bà cháu thường ngồi kể chuyện với nhau, bà thì kể cho em những câu chuyện mà bà được người ta kể, còn em thì kể với bà về chuyện của em, những chuyện vui của em ở trường, những nỗi lo lắng của em, và những điều em đã cảm thấy rất hối hận, lúc đó, bà động viên và cho em một lời khuyên rất hay.
Bây giờ bà em cũng đã già, sức cũng đã yếu, nhưng em mong là bà vẫn sẽ sống mãi với em.
( bạn nhớ nhé ) 

15 tháng 12 2017

Ông ngoại em là người mà em yêu mến nhất. Ông rất gần gũi và chăm nom trong cả quãng đời thơ ấu.

   Ông em năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ông có vóc người gầy gầy, nhưng đi lại vẫn còn nhanh nhẹn. Hằng ngày ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám trông rất sạch sẽ. Khi đi đâu thì ông mặc quần tây áo sơ mi. Khuôn mặt ông gầy gầy, xương xương vì ông phải trải qua bao nhọc nhằn, vất vả. Tóc ông bạc gần hết, chải ngược ra sau để lộ vầng trán cao cao, hằn in nhiều nhằn. Đôi mắt ông còn rất sáng. Mỗi tối ông thường xem ti vi, chương trình thời sự. Răng ông đã rụng mấy cái làm cho cái miệng ông móm mém. Đôi bàn tay xương xương và rám nắng của ông minh chứng một điều ông đã phải trải qua những tháng ngày vất vả để nuôi con cháu. Thế nhưng, hiện giờ đôi bàn tay ấy vẫn còn nhanh nhẹn. Mỗi buổi chiều ông thường xách nước tưới cây kiểng và chăm sóc cây, đó là một thói quen mà ông không thế bỏ được. Vườn cây của ông mùa nào quả nấy. Mỗi lần về thăm ngoại, chúng em tha hồ hái ăn mà không hề bị rầy la. Ông em luôn qua tâm đến con, cháu. Ông nhắc nhở từng li, từng tí, ông dạy chúng em biết yêu thương và quan tâm đến mọi người xung quanh. Ông đối xử tốt với những người trong xóm nên ai cũng quý ông.

   Thương ông, em mong ông khỏe mạnh sống thật lâu. Ông như bóng mát của cây đa để cho con cháu làm chỗ dựa và phấn đấu vươn lên trong học tập và trong cuộc sống.

10 tháng 5 2018

Cả nhà em ai cũng quý bà. Riêng em, em lại càng quý bà hơn. Bà đã chăm sóc em từ lúc mới lọt lòng, đã ru em bằng những lời ru êm dịu.

Bà em năm nay đã ngoài tám mươi tuổi. Dáng bà hơi nhỏ nhưng khỏe mạnh. Nước da đã chuyển sang màu hơi nâu, có điểm những chấm đồi mồi. Mái tóc trắng như cước. Tóc bà rụng nhiều không còn dày nặng như xưa nhưng em vẫn thấy bà vấn tóc trong một vành khăn nhung đen rất gọn gàng. Bàn tay, bàn chân nổi rõ những đường gân xanh dưới lớp da mỏng. Khuôn mặt rất nhiều nếp nhăn. Mỗi khi bà cười, những nếp nhăn đó lại hằn lên thành nếp rất rõ. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước. Khách quen đến nhà, bà nhận ra tiếng trước lúc nhìn rõ người. Tuy thế, hàm răng bà vẫn còn chắc, bà vẫn ăn trầu như xưa.

Tính bà hiền từ, bà thường nói chậm rãi. Tuy tuổi đã cao, bà vẫn còn đỡ đần những công việc vặt trong gia đình. Bố mẹ em thường dặn chúng em, không được để cho bà một việc gì dù nhỏ, bà làm nhiều rồi, để cho bà nghỉ. Tuy vậy, bà vẫn hay quét nhà, nhặt rau và có khi còn thổi cơm. Mỗi khi bà làm, bà thường bảo chúng em: “Còn làm được, bà làm cho vui, ở không bà không chịu được”.

Bà luôn luôn chăm sóc chúng em. Thấy chúng em làm sai, nói chưa đúng, bà bảo ban, khuyên nhủ. Tối tối, bà thường nhắc chúng em rửa chân tay sạch rồi mới lên giường ngủ. Bà khuyên bảo kĩ từng điều, nhắc nhở chúng em phải ngoan ngoãn, chăm học để làm vui lòng bố mẹ và thầy cô. Thỉnh thoảng, chúng em lại vòi bà kể chuyện ngày xưa. Bà kể chẳng bao giờ hết chuyện. Ngồi bên bà, chúng em lắng nghe bà kể chuyện rành rọt từng lời…

Em yêu bà lắm. Em mong bà sống lâu để dạy bảo con cháu nhiều điều hay và kể cho chúng em nghe hết cái kho chuyện “ngày xửa ngày xưa”.



 

10 tháng 5 2018

Phần 1 : Đối với em, tình bà cháu là không thể thiếu được. Bà – dù chỉ là một tiếng đơn sơ ấy thôi, nhưng rất thân thương gần gũi với em ngay từ khi em bắt dầu tập nói. Hình ảnh bà luôn in sâu vào trong trí nhớ của cháu, trong tim của cháu. Một người bà hiền từ, nhân hậu.

Bà năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn hơi gầy với mái tóc pha sương nay đã bạc màu tiều tụy. Lưng bà hơi còng xuống, nước da bà bị nắng cháy xạm màu và đã trổ đồi mồi có lẽ vì bà phải bươn chải tảo tần buôn bán để nuôi mẹ, các cậu các dì của em. Mắt bà không còn tinh tường, con ngươi hơi đùng đục nhưng cái nhìn của bà hiền hậu đầy yêu thương tnu mến. Hai gò má của bà nhô lên, rám nắng, đôi môi của bà khô lại theo năm tháng. Khuôn mặt của bà xuất hiện nhiều nếp nhàn ở đuôi mắt, khóe môi. Trên vầng trán của bà dường như mỗi nếp nhăn thể hiện cho một nỗi đau khổ, cho những khó khăn bà đã trải qua. Mỗi khi bà cười, những nếp nhân ấy lại hằn lên sâu hơn, đôi mắt của bà như cũng cười theo rất hiền từ. Những lúc buồn, đôi mắt của bà đăm chiêu, nó như phản chiếu được những ngày bà vất vả lặn lội kiếm tiền, lo cho con, cho cháu.                                                      

Những ngày thơ ấu, em được sống trong vòng tay yêu thương của bà. Bà bao giờ cũng quý cũng yêu và hết lòng săn sóc cho em. Những bài hát ru êm dịu của bà đã đưa em vào những giấc ngủ say nồng. Bằng chất giọng trầm ấm, bà kể chuyện rất hấp dẫn làm cho em đã bao lần lạc vào xử sở cổ tỉch với nàng tiên, cô Tấm dịu hiền với cây đa, giếng nưức, xóm làng đơn sơ.

Những lúc em dồi hờn, khóc lóc bà dỗ dành, chiều ý cháu. Khi lớn hơn, bà đã cho em những lời khuyên qua những bài ca dao, những câu tục ngữ mà em vẫn nhớ… Bà vẫn thường dành những thức ăn ngon cho em: khi thì bánh, kẹo, khi thì trái cây… Những dịp đi đâu xa, bà không quên mang về bao nhiêu là những món ngon thức lạ.

Hình ảnh của bà thật thiêng liêng, cao quý. Bà già nua, ốm yếu nhưng tình cảm bao la, nhân hậu. Em rất hạnh phúc khi có được người bà như thế. Suốt đời em sẽ ghi nhớ những tháng năm được sống gần bà, được bà yêu mến. Bà ơi! Cháu sẽ khắc ghi những lời khuyên mà bà cho cháu, khắc ghi mãi bóng hình bà trong tim. Cháu sẽ luôn cố gắng phấn đấu tốt để xứng đáng làm cháu của bà

5 tháng 5 2019

Những lúc học bài và làm một số công việc ba mẹ giao cho xong, em thường sang thăm bà Năm Hợi ở cạnh nhà em. Em thương bà, quý bà không chỉ ở chỗ bà như nội của em mà còn bởi tình cảm của bà đối với em, với lũ nhỏ trong xóm nữa.

Năm nay, bà đã ngoài bảy mươi tuổi, cái tuổi của một vầng trăng xế. Nghe nội kể lại, cuộc đời của bà Năm là một chuỗi dài những thương đau và vất vả. “Hơn hai năm nay, bà mới được ở ngôi nhà tường, mái ngói như bây giờ. Đó là nhờ Đảng và Cụ Hồ đấy cháu ạ!” Ngôi nhà tình nghĩa do úy ban Nhân dân xã xây cất là niềm an ủi bà những năm cuối đời. Cũng là nguồn động viên cho tuổi già và cũng làm mát lòng, mát dạ hương hồn nơi chín suối của ba người con đã hi sinh vì dân, vi nước. Hôm được phong danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” một đợt với nội, bà nghẹn ngào không nói được nên lời. Đôi dòng lệ tuôn dài trên hai gò má đã nhăn nheo. Nội còn nói: “Giá như thằng Hoàng, thằng Hợi ra đi, để lại một vài đứa cháu thì cũng an ủi cho bà. Ai dè, đứa nào mất đi cũng chưa vợ con gì cả. Bây giờ để bà thui thủi một mình, tội nghiệp quá!”. 

Bà già cả như vậy nhưng lúc nào nhà cửa cũng sạch sẽ, tươm tất. Cả xóm em, từ già đến trẻ, ai cũng lánh yêu bà. Những lúc rỗi rãi, bà thường chống gậy đi thăm bà con lối xóm. Những đợt. tuyển quân hàng năm, bà vắng nhà luôn. Khi thì đến thăm nhà này, lúc thì đến động viên nhà kia. Chiếc lưng còng với cái gậy trúc tất tả khắp nẻo đường lối xổm đâ góp phần không nhỏ động viên con em lên đường lặm nghía vụ quân sự.

Những đêm trăng sáng, lũ trẻ chúng em thường tụ tập ở sân nhà bà, để được nghe bà kể chuyện: nào là chuyện thần thoại, cổ tích… nào là chuyện những năm đánh Mĩ, chuyện chú Hoàng, chú Hợi… Bao nhiêu là chuyện hay. Chuyện nào cũng hấp dẫn và đầy ý nghĩa không kém gì những mẩu chuyện trong sách. Giọng kể của bà êm như một làn gió nhẹ thổi qua, đưa chúng em về với cội nguồn của cha ông, về với những phong tục tập quán, giúp chúng em hiểu cặn kẽ hơn những năm đánh Mĩ, hiểu được những sự mất mát thương đau mà nhân dân ta phải chịu đựng trong cuộc chiến tranh. Những năm ác liệt ấy, không chỉ có chồng, con tham gia đánh Mĩ mà bản thân bà cũng đã từng là một chiến sĩ của đội quân tóc dài trong những ngày Đồng Khởi oanh liệt năm xưa.

Bà là hiện thân của đức hi sinh và chịu đựng của người mẹ Việt Nam anh hùng đáng kính, đáng 

yêu. Trước lúc chia tay với bà, chúng em thường tặng bà bài hát: “Bà ơi bà! Cháu yêu bà lắm, tóc bà trắng màu trắng như mây. Cháu yêu bà, cháu nắm bàn tay, khi cháu vâng lời, cháu biết bà vui”.

Nguồn : Hoc360

lặp dàn ý

8 tháng 12 2019

lên mạng mà xem .

8 tháng 12 2019

Tham khảo :

Những lúc học bài và làm một số công việc ba mẹ giao cho xong, em thường sang thăm bà Năm Hợi ở cạnh nhà em. Em thương bà, quý bà không chỉ ở chỗ bà như nội của em mà còn bởi tình cảm của bà đối với em, với lũ nhỏ trong xóm nữa.

Năm nay, bà đã ngoài bảy mươi tuổi, cái tuổi của một vầng trăng xế. Nghe nội kể lại, cuộc đời của bà Năm là một chuỗi dài những thương đau và vất vả. “Hơn hai năm nay, bà mới được ở ngôi nhà tường, mái ngói như bây giờ. Đó là nhờ Đảng và Cụ Hồ đấy cháu ạ!” Ngôi nhà tình nghĩa do úy ban Nhân dân xã xây cất là niềm an ủi bà những năm cuối đời. Cũng là nguồn động viên cho tuổi già và cũng làm mát lòng, mát dạ hương hồn nơi chín suối của ba người con đã hi sinh vì dân, vi nước. Hôm được phong danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” một đợt với nội, bà nghẹn ngào không nói được nên lời. Đôi dòng lệ tuôn dài trên hai gò má đã nhăn nheo. Nội còn nói: “Giá như thằng Hoàng, thằng Hợi ra đi, để lại một vài đứa cháu thì cũng an ủi cho bà. Ai dè, đứa nào mất đi cũng chưa vợ con gì cả. Bây giờ để bà thui thủi một mình, tội nghiệp quá!”. 

Bà già cả như vậy nhưng lúc nào nhà cửa cũng sạch sẽ, tươm tất. Cả xóm em, từ già đến trẻ, ai cũng lánh yêu bà. Những lúc rỗi rãi, bà thường chống gậy đi thăm bà con lối xóm. Những đợt. tuyển quân hàng năm, bà vắng nhà luôn. Khi thì đến thăm nhà này, lúc thì đến động viên nhà kia. Chiếc lưng còng với cái gậy trúc tất tả khắp nẻo đường lối xổm đâ góp phần không nhỏ động viên con em lên đường lặm nghía vụ quân sự.

Những đêm trăng sáng, lũ trẻ chúng em thường tụ tập ở sân nhà bà, để được nghe bà kể chuyện: nào là chuyện thần thoại, cổ tích… nào là chuyện những năm đánh Mĩ, chuyện chú Hoàng, chú Hợi… Bao nhiêu là chuyện hay. Chuyện nào cũng hấp dẫn và đầy ý nghĩa không kém gì những mẩu chuyện trong sách. Giọng kể của bà êm như một làn gió nhẹ thổi qua, đưa chúng em về với cội nguồn của cha ông, về với những phong tục tập quán, giúp chúng em hiểu cặn kẽ hơn những năm đánh Mĩ, hiểu được những sự mất mát thương đau mà nhân dân ta phải chịu đựng trong cuộc chiến tranh. Những năm ác liệt ấy, không chỉ có chồng, con tham gia đánh Mĩ mà bản thân bà cũng đã từng là một chiến sĩ của đội quân tóc dài trong những ngày Đồng Khởi oanh liệt năm xưa.

Bà là hiện thân của đức hi sinh và chịu đựng của người mẹ Việt Nam anh hùng đáng kính, đáng 

yêu. Trước lúc chia tay với bà, chúng em thường tặng bà bài hát: “Bà ơi bà! Cháu yêu bà lắm, tóc bà trắng màu trắng như mây. Cháu yêu bà, cháu nắm bàn tay, khi cháu vâng lời, cháu biết bà vui”.

#Hok tốt

20 tháng 7 2021

Trong gia đình em, có bố mẹ, ông bà và các em nữa. Nhưng người mà em yêu quý nhất trên đời đó là mẹ em.

Năm nay mẹ em mới hơn 30 tuổi, nhưng khuôn mặt của mẹ lại có vẻ già hơn tuổi của mình. Trên gương mặt tròn đầy vẻ nhân từ phúc hậu, nơi khóe mắt đã in hằn nhiều vết chân chim của thời gian. Đôi môi mẹ luôn mỉm cười dù có nhiều khi em làm việc sai, mẹ vẫn nhẹ nhàng dạy bảo mà mẹ không hề nổi giận hay la mắng em. Mái tóc mẹ đen như gỗ mun, dài ngang lưng, nhìn từ xa mẹ như một thiếu nữ với suối tóc dài, nhưng khi mẹ làm việc lại khác, đôi bàn tay mẹ nhanh nhẹn búi mái tóc lên cao rồi quay ra làm việc rất nhanh. Với dáng người trung bình nhưng hơi gầy, tuy vậy, lúc mẹ làm việc thì không ai chê trách được gì hết.

Đối với gia đình mình, mẹ là người phụ nữ hết sức chu đáo và tươm tất. Mẹ luôn cho bố con chúng em từng bữa ăn, từng giấc ngủ. Những lúc em ốm, mẹ chăm sóc em từng li từng tí, mẹ mua thuốc cho em uống, cả đêm không ngủ để đắp khăn hạ sốt cho em, nấu cho em bát cháo giải cảm. Với em, mẹ vừa là bác sĩ, vừa là người thầy giáo đầu tiên của em. Ngoài ra, mẹ như một cuốn từ điển bách khoa toàn thư trong nhà, từ việc nhỏ tới việc lớn.

Em chỉ ước mình lớn thật nhanh để có thể giúp mẹ, làm những việc vặt để mẹ đỡ mệt hơn. Em sẽ cố gắng tập nấu cơm, làm đồ ăn để nấu cho mẹ những bữa cơm ngon nhất.

21 tháng 1 2018

“Meo meo” đó là những tiếng kêu dễ thương mà em thích nghe mỗi ngày từ chú mèo tam thể nhà em đã hơn hai tuổi, nó khôn ngoan ít có con mèo nào bì kịp. Cả nhà thường âu yếm gọi nó là “chú MiMi ranh mãnh”.

Con MiMi có bộ lông tuyệt đẹp: màu vàng sậm lẫn với trắng tinh và đen tuyền. Nó thường liếm liếm khắp mình, có lẽ nhờ vậy mà bộ lông của nó mượt mà trông đến thích. Thân hình nó mập. Đầu nó tròn, hai tai dựng đứng để nghe ngóng. Hai mắt nó long lanh xanh biếc như ngọc bích, trong đêm tối sáng quắc lên như hai hòn bi ve để dưới ánh mặt trời. Chiếc mũi nó đo đỏ, đẹp như cặp môi son hồng. Hai bên mép lơ phơ mấy sợi râu trắng cong cong. Bốn chân nhỏ có những vuốt nhọn và sắc. Cái đuôi dài ngoe nguẩy.

Con MiMi hiền và ngoan lắm. Nó không ăn vụng như họ nhà mèo. Khi em đặt bát cơm và gọi nó, nó mới phóng đến cạnh em, miệng gừ gừ. Rồi nó thong thả ngửi ngửi, liếm láp một cách nhỏ nhẻ. Tối đến, nó không đi vội. Không thấy nó quanh quẩn bên chân là em biết ngay cậu đang thu mình trong bóng tối để rình bắt chuột. Vô phúc cho con chuột nào lò dò tìm đến, chỉ trong tích tắc là đã nằm gọn dưới bộ vuốt sắc của nó rồi. Con MiMi nhà em cũng rất thích tắm nắng. Sáng nào nó cũng nằm khoanh trước sân nhà ngập nắng, hai mắt lim dim. Lúc này nó không chú ý đến mọi sự xung quanh, sưởi nắng thoả thích, nó đứng dậy vươn vai, uốn người một cái. Rồi bằng những bước chân êm ái, nó đến bên cạnh, cọ cọ người vào chân em. Em chỉ gọi “Luxy” là nó nhảy vọt vào lòng em.

Em rất yêu mến MiMi. Nó không những là một dũng sĩ diệt chuột mà còn là người bạn trung thành.

Ủng hộ mk nhé!

Asuna, Kirito, & Yui are my favorites :)

21 tháng 1 2018

Hỏi Lão Hạc ấy...

21 tháng 5 2018

Tham khảo nha!

Trong cuộc sống, vật nuôi gia đình đã trở nên rất phổ biến. Mỗi gia đình đều có một vật nuôi và nhà em có một chú chó đáng yêu và rất biết nghe lời. Chú tên Milu, chú đã ở bên gia đình em được 3 năm rồi.

Milu nhà em có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 3 tuổi Milu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn bằng một bắp chân. Đôi mắt Milu đen đen và tròn, mỗi khi muốn ăn cái gì chú sẽ nhìn em một cách đáng thương tỏ ý muốn ăn cái đó. Mỗi lúc như vậy trông chú thật đáng yêu biết mấy. Milu thì rất hiền lành, nhưng mỗi khi có kẻ lạ vào nhà, chú trở nên rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẹm, cái lưỡi hồng hồng thè ra thở. Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên như hai lá mít. Dáng người chú oai về như một người lính canh gác trung thành vậy, cái đuôi Milu sẽ vẫy xoắn tít mỗi khi thấy em đi học về và chạy vòng quanh em như vui mừng khôn xiết.

Milu nhà em rất thích nằm sưởi nắng vào mỗi buổi sáng, chú lim dim đôi mắt nằm ườn trên cái bệ trước nhà, cái tai thỉnh thoảng vẫy lên nghe ngóng đôi chút lại cụp xuống lười nhác. Vì thế mà lông Milu lúc nào cũng sạch sẽ mềm mại và không có những con giận đáng ghét. Nhà em tuy không có mèo, những chẳng một con chuột nào to gan dám bò vào vì có “vệ sĩ” Milu, chú bắt chuột rất cừ, mỗi lần vồ được con chuột trong bếp hoặc sau vườn, chú lại quẫy đuôi chạy quanh em như khoe chiến công hào hùng của mình. Gia đình em quý chú lắm, mỗi khi đi xa là nhớ và lo lằng xem chú ở nhà ăn uống như thế nào, ở một mình có buồn không. Đối với gia đình em Milu trở thành người bạn chứ không phải là một con vật không biết suy nghĩ.

Chú thông minh lắm, dạy chú cái gì chú làm được ngay và rất nghe lời em, biết đi vệ sinh đúng chỗ và không bao giờ trèo lên giường. Cứ đêm đến Milu lại âm thầm canh gác cho giấc ngủ của mọi người trong nhà. Quả chú là một vệ sĩ rất cừ, một thành viên nhỏ dễ thương của gia đình em.

Cả nhà và em ai cũng rất yêu quý Milu, dần dần dường như không thể thiếu được bóng dáng của chú, một người bạn trung thành.

Hc tốt #

21 tháng 5 2018

"Meo…Meo…" đấy là tiếng kêu nũng nĩu của cô mèo Mi Mi nhà em, mỗi khi em đi học về. Cô là món quà em thích nhất trong ngày sinh nhật do mẹ tặng.

Mi mi có thân mình mềm mại, bộ lông với 3 màu: trắng toát, lẫn vàng óng và lấm tấm. Đó cũng là chiếc áo ấm che chở Mi Mi khi trời rét.

Đầu Mi Mi tròn như quả cam. Hai tai vểnh lên luôn nghe ngóng động tĩnh. Đôi mắt cô tròn, to, trong suốt như thuỷ tinh. Chiếc mũi nho nhỏ, phơn phớt hồng, lúc nào cũng ươn ướt. Lơ thơ hai bên là mép cong, ria trắng như cước.

Miệng Mi Mi bình thường trông rất nhỏ và dễ thương làm sao. Thế mà mỗi khi cô ngáp, những chiếc răng sắc nhọn chìa ra trông thật dễ sợ! Và đó là vũ khí lợi hại của cô để bắt mồi. Đặc biệt, dưới chân cô là những móng vuốt sắc nhọn. Cô có cái đuôi trắng mịn màng luôn ngoe nguẩy lên xuống làm tăng thêm nét uyển chuyển cho cô. Mỗi lần Mi Mi bước đi, cô giống như một "tiểu thư đài các', lúc đó những anh chàng mèo như bị cưa đổ, luôn vây quanh "nàng công chúa xinh đẹp này".

Nhớ lúc cô mới về, cứ nép vào thành ghế, nét mặt sợ sệt, mắt tròn xoe, nhìn mọi người với nét mặt xa lạ… Dần dần, Mi Mi quen tất cả mọi người trong nhà, nhưng em là người cô quấn quýt nhiều nhất. Mỗi bữa ăn, em là người dọn bữa cho cô. Trừ những lúc đói quá, còn bình thường cô chỉ đứng xa mà nhìn bát cơm, đợi em mời rồi mới rón rén bước tới. Cô ăn nhè nhẹ khoan thai, ăn dần từng miếng từ ngoài vào trong. Chao ôi! Thế mà mỗi khi cô bắt chuột thì trông Mi Mi thật dữ dằn. Con chuột nào mà gặp cô thì thật xấu số.

Mi Mi nhà em rất thích chơi bóng. Mỗi khi em thảy bóng cho Mi Mi, cô chạy lại và vờn rất khéo. Thoắt cái cô đã ở gầm bàn. Nhìn cô nhảy thật nhịp nhàng, uyển chuyển giống như một diện viên xiếc nhào lộn chuyên nghiệp. Mỗi chiều, Mi Mi nằm úp người xuống sưởi nắng bên cửa sổ đợi em đi học về. Nhìn từ xa, thấy em về, Mi Mi chạy ra cửa, đôi mắt xanh ánh lên, cái miệng xinh xinh chìa ra kêu "meo…meo…". Cái đầu của cô cứ dụi dụi vào chân em như đòi em vuốt ve bộ lông mềm mại của nó. Mi Mi đã trở thành người bạn thân thiết của em. Mỗi khi gặp chuyện buồn, em lại tâm sự vói cô và được đáp lại bằng tiếng kêu:"meo…meo…". Tuy không nói nên lời, nhưng lời an ủi của cô cũng đủ làm cho em vui.

Cả nhà em, ai cũng yêu quý Mi Mi. Nó đúng là một món quà đầy ý nghĩa. Mi Mi đã trở thành một thành viên không thể thiếu trong gia đình em.

k mk nha

26 tháng 12 2017

Trong cuộc đời mỗi người, luôn in dấu trong tâm hồn là hình ảnh một người nào đó mà ta rất yêu quý, kính trọng. Với riêng em, người mà em yêu quý nhất đó là người bà kính yêu giống như người mẹ luôn bảo ban, chăm sóc em. Có lẽ bà đã trở thành ngọn lửa sưởi ấm lòng em, là người nuôi dưỡng trong em những ước mơ hi vọng tươi đẹp.

Bà em năm nay đã ngoài 70 tuổi, mái tóc bà bạc phơ như bà tiên. Nước da bà rám nắng bởi thời gian tảo tần nuôi nấng các con, các cháu. Trông bà hiền lành, phúc hậu như bà tiên, luôn ánh lên sự trìu mến với mọi người. Bố mẹ đi làm ở xa, tuy vậy nhưng em lại được bù đắp bởi tình cảm ấm nóng từng chút của bà. Bà luôn quan tâm, bảo ban, ân cần săn sóc em. Bà thuộc hàng ngàn câu ca dao, tục ngữ, đó là nguồn suối trong lành, dịu ngọt hằng đêm bà vẫn dùng để vỗ vể ru hời cho em vào giấc ngủ sâu.

Tuy đã ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng bà còn minh mẫn lắm, chỉ cần nghe tiếng bước chân từ xa bà đã nhận ra đó là con cháu mình trong nhà. Bà rất hòa đồng, tốt bụng chia sẻ ngọt bùi với làng trên xóm dưới, vì thế mà có lẽ không ai trong xóm em không quý bà. Tuy cao tuổi, là người đi về trong những nhịp sống xưa, lâu đời, truyền thống thế nhưng bà không bao giờ cổ hủ, độc đoán mà luôn rất hiện đại trong lối suy nghĩ về sự vận động thay đổi của cuộc sống để nhìn nhận vấn đề toàn diện. Chính vì thế, chưa bao giờ bà khiến ai phải phật lòng. Những khi vui hay buồn em đều tâm sự với bà, bà lại vỗ về, trao cho em tình yêu thương âu yếm và những lời dạy bảo ân cần khắc sâu vào trong tim. Bà là cả một nguồn tri thức dồi dào, quý giá để em học hỏi, trong bà hào quyện cả truyền thống và hiện đại, những nếp sống cổ xưa nhưng rất văn minh. Bà quả là tấm gương sáng để em học hỏi.

Tuổi thơ cùng bà in dấu trong tâm khảm em bởi biết bao kỉ niệm. Nào là những trưa hè oi nóng, nà thức quạt cho em giấc ngủ ngon lành, rồi những khi đông về bà nhóm lửa sưởi ấm đêm đông, luộc khoai, luộc sắn để em ăn đỡ đói lòng. Bà hay kể chuyện ngày xửa ngày xưa của tổ tiên ta ngày trước, nhắc em nhớ về cội nguồn gốc rễ của mình, nhắc cho em những bài học nhân sinh sâu sắc.

Nhớ bà, nhớ những lời ru ngọt ngào, du dương và cả những lời chỉ bảo ân cần của bà. Đó là người mà em yêu quý nhất, người đã thắp lên trong em ngọn lửa của niềm tin, hi vọng sáng ngời. Dẫu mai sau dù bà có đi xa thì trong trái tim em hình bóng người bà thân thương cũng sẽ không bao giờ phai nhạt.

14 tháng 3 2018

Bố mẹ em có hai người con: chị Thuần và em. Em tên là Hậu. Tên hai chị em đều do bà ngoại đặt cho.

Chị Thuần hơn em 9 tuổi, khi em lên học lớp 5, chị đã là sinh viên năm thứ hai Đại học Y khoa Hà Nội. Chị rất xinh đẹp, có nước ra trắng hồng như làn da mẹ. Chị để tóc dài, óng mượt, phong cách trang trọng thướt tha. Hàm răng của em không đều và trắng đẹp như hàm răng chị Thuần. Nhưng cả hai chị em đều có má lúm đồng tiền.

Chị gái của em có đôi bàn tay búp măng xinh xắn. Chị siêng năng từ nhỏ, học được ở bà và mẹ bao điều tốt đẹp: dịu dàng, chu đáo, ngăn nắp, khéo léo… Bà nói: "Đang ốm mà cháu Thuần sắc thuốc cho bà, bà chỉ uống một thang là khỏi bệnh ngay…". Chị biết nấu nhiều món ăn ngon, có tài cắm hoa và thích trang trí.

Chị sống sạch sẽ và nền nếp. Em noi gương chị, cố bắt chước học theo, làm theo. Chữ chị viết rất đẹp, học giỏi các môn tự nhiên và tiếng Pháp. Chị là học sinh giỏi Trường Trung học Phổ thông Hoàng Văn Thụ, được tuyển thẳng vào Đại học. Hai năm liền, chị được học bổng toàn phần. Hè nào về nhà, chị cũng dành dụm ít tiền mua quà biếu bà, tặng bố mẹ và cho em gái. Người nào cũng vui khi nhận được quà của chị.

Mẹ không cho em nằm ngủ với bà. Mẹ bảo: "Cái Hậu đoảng lắm! Cứ vừa nằm vừa giãy thì bà ngủ làm sao được". Chị Thuần vinh dự được nằm ngủ với bà. Chị hay nấu nước lá thơm gội đầu cho bà, cho mẹ và em gái.

Chị thích mặc quần bò, vận áo màu trang nhã. Áo quần cũ nhưng trông chị mặc toát lên một vẻ đẹp bình dị, kín đáo, khiêm nhường.

Bà con, anh em nội ngoại, bạn học cũ và mới, ai cũng quý mến chị. Bà thường nhắc em: "Cháu cố lên, học giỏi như chị Thuần…". Mỗi lần được giấy khen học sinh tiên tiến đem về, bố mẹ lại cười và nói: "Con gái út ít của bố mẹ học giỏi gần bằng chị Thuần rồi đấy, cố lên con ạ!…

Chị Thuần của em giỏi lắm! Em rất yêu và tự hào về người chị gái thân thương của mình

  Ông nội của Lâm là cụ Bàng, kĩ sư nông nghiệp, cán bộ hưu trí. Năm nay, cụ vừa tròn 70 tuổi.

Lâm là bạn của em. Thỉnh thoảng em đến chơi nhà Lâm. Lần nào đến chơi, em cũng thấy cụ Bàng ngồi đọc báo, xem sách, hoặc lúi húi trong vườn. Nghe em chào, cụ ngước mắt nhìn, mỉm cười, khen: “Cháu ngoan quá!”.

Cụ Bàng có mái tóc bạc phơ. Mắt cụ thường đeo kính lão. Cụ gầy gò, gương mặt nhăn nheo. Nhưng cụ rất nhanh nhẹn. Mặc bộ quần áo nâu, trông cụ như một lão nông đang làm vườn. Tay cụ cầm kéo, cầm dao. Cụ cắt tỉa, cụ nhổ cỏ... nhanh thoăn thoắt. Vườn cụ Bàng trồng nhiều cây ăn trái: chuối, na, cam, chanh, đu đủ, mít, dừa, xoài,... lúc nào cũng sây hoa trĩu quả. Mùa nào thức ấy, đủ hương vị, ngọt thơm. Có hôm cụ cho em ba trái ổi đào, có hôm cụ cho hai quả na, có hôm cụ cho một quả xoài, một quả đu đủ. Cụ nói: “Cháu cầm về, hai anh em cháu cùng ăn...”. Có hôm cụ hỏi về chuyện học tập, chuyên vui chơi bạn bè ở lớp. Cụ dặn đi dặn lại: “Học trò phải giỏi, phải ngoan...”. Em vòng tay lại, dạ. Cụ xoa đầu khen "ngoan".

Thằng Lâm có lần tâm sự với em: “Hạnh ơi, sau này, tao cũng sẽ thi vào trường Đại học Nông nghiệp, học khoa trồng trọt như ông tao...” Tôi nghĩ: “Nó học giỏi. Nó yêu ông bà nội nó lắm. Chắc là nó sẽ thực hiện được ước mơ đẹp của mình”

23 tháng 10 2017

Ông nội của Lâm là cụ Bàng, kĩ sư nông nghiệp, cán bộ hưu trí. Năm nay, cụ vừa tròn 70 tuổi.

Lâm là bạn của em. Thỉnh thoảng em đến chơi nhà Lâm. Lần nào đến chơi, em cũng thấy cụ Bàng ngồi đọc báo, xem sách, hoặc lúi húi trong vườn. Nghe em chào, cụ ngước mắt nhìn, mỉm cười, khen: “Cháu ngoan quá!”.

Cụ Bàng có mái tóc bạc phơ. Mắt cụ thường đeo kính lão. Cụ gầy gò, gương mặt nhăn nheo. Nhưng cụ rất nhanh nhẹn. Mặc bộ quần áo nâu, trông cụ như một lão nông đang làm vườn. Tay cụ cầm kéo, cầm dao. Cụ cắt tỉa, cụ nhổ cỏ... nhanh thoăn thoắt. Vườn cụ Bàng trồng nhiều cây ăn trái: chuối, na, cam, chanh, đu đủ, mít, dừa, xoài,... lúc nào cũng sây hoa trĩu quả. Mùa nào thức ấy, đủ hương vị, ngọt thơm. Có hôm cụ cho em ba trái ổi đào, có hôm cụ cho hai quả na, có hôm cụ cho một quả xoài, một quả đu đủ. Cụ nói: “Cháu cầm về, hai anh em cháu cùng ăn...”. Có hôm cụ hỏi về chuyện học tập, chuyên vui chơi bạn bè ở lớp. Cụ dặn đi dặn lại: “Học trò phải giỏi, phải ngoan...”. Em vòng tay lại, dạ. Cụ xoa đầu khen "ngoan".

Thằng Lâm có lần tâm sự với em: “Hạnh ơi, sau này, tao cũng sẽ thi vào trường Đại học Nông nghiệp, học khoa trồng trọt như ông tao...” Tôi nghĩ: “Nó học giỏi. Nó yêu ông bà nội nó lắm. Chắc là nó sẽ thực hiện được ước mơ đẹp của mình”.