K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 2 2017
Tên di tích Thể hiện thời đại nào trong lịch sử Việt Nam Hiện nay thuộc tỉnh, thành nào ở Việt Nam
Đền Hùng Văn Lang Phú Thọ
Đền Cổ Loa Âu Lạc Hà Nội
Đền thờ Đinh Bộ Lĩnh Đại Cồ Việt Ninh Bình
Thành Thăng Long Đại Việt Hà Nội
Kinh thành Huế Đại Việt Huế
2 tháng 9 2017

Ăn

Mặc và trang sức

Lễ hội

Lúa, khoai, đỗ, cây ăn quả, rau và dưa hấu. Nấu xôi, gói bánh chưng, làm bánh giầy, làm mắm, …

Trồng đay, gai trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Làm vòng tay, hoa tai, trống, chiêng, lục lạc. Đúc đồng lam giáo, mác, mũi tên, lưỡi rìu, lưỡi cày, … nặn nồi niêu; đan rổ, rá, gùi, nong, đan thuyền na, đóng thuyền gỗ.

Nhà sàn tránh thú dữ. Họp nhau thành các làng bản. Thờ thần Đất, Mặt trời. Tục nhuộm răng đen, ăn trầu, búi tóc, cạo trọc đầu, … Phụ nữ thích đeo hoa tai và nhiều vòng tay bằng đá, đồng.

Thường hóa trang, vui chơi, nhảy múa theo nhịp trống đồng. Các trai làng đua thuyền trên sống hoặc đấu vật trên những bãi đất rộng.

26 tháng 12 2019

- Năm 1788 mượn cớ giúp nhà Lê, quân Thanh sang chiếm nước ta.

   - Ngày 20 tháng chạp năm 1788 Quang Trung chỉ huy quân ra đến Tam Điệp (Ninh Bình). Quân sĩ được lệnh ăn Tết trước, rồi chia thành 5 đạo quân tiến ra Thăng Long.

   - Đêm mồng 3 tết năm 1789 quân ta kéo sát đến đồn Hà Hồi mà giặc không biết. Quân Thanh trong đồn xin hàng.

   - Mờ sáng mồng 5 Tết năm 1789 quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi, quân Thanh bỏ chạy về phía Thăng Long bị phục kích tiêu diệt. Cùng lúc đó ta đánh vào đồn Đống Đa, tướng giặc Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị chạy về phương Bắc.

28 tháng 10 2018

- Triều đình: lục đục tranh giành ngai vàng.

   - Đất nước: Bị chia cắt thành 12 thế lực cát cứ.

   - Quân thù: lăm le xâm lược.

6 tháng 11 2018

a)

-Dưới thời Văn Lang, người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.

-Hàng ngày họ ra đồng trồng lúa, đỗ, khoai, rau quả và cả dưa hấu. Họ sinh hoạt trong ngôi nhà sàn, thức ăn chủ yếu của người Lạc Việt là xôi, bánh chưng, bánh giầy, cơm…

-Vào những ngày lễ, họ cùng tụ tập lại với nhau, ca hát nhảy múa với nhau và cùng nhau chơi những trò chơi như đấu vật, đua thuyền…Cuộc sống ở làng bản của họ vô cùng giản dị, vui tươi, hòa hợp với thiên nhiên.

b)

Hoàn cảnh diễn ra cuộc khởi nghĩa:

-Hai Bà Trưng được sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước mất, nhà tan, nên hai chị em sớm có lòng căm thù giặc.

-Lúc bấy giờ, Trưng Trắc và chồng là Thi Sách liên kết các thủ lĩnh để chuẩn bị nổi dậy. Chính lúc đó, Thi Sách bị Tô Định giết hại.

-Do đó, Hai Bà Trưng quyết tâm đứng lên khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.

Diễn biến cuộc khởi nghĩa:

-Mùa xuân năm 40, trên cửa sông Hát Môn Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa.

-Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa, tấn công Luy Lâu.

Kết quả

-Trong vòng không đầy một tháng, cuộc khởi nghĩa đã hoàn toàn thắng lợi.

c)

Diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng:

-Quân Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy đã vượt biển, ngược sông Bạch Đằng tiến vào nước ta.

-Ngô Quyền lợi dụng thủy triều, cho quân cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu.

-Sau đó, Ngô Quyền cho quân mai phục ở hai bên bờ sông và cho quân bơi thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử quân địch vào khu vực ta đã đóng cọc.

-Thủy triều xuống, cọc gỗ nhô lên, quân ta mai phục đổ ra đánh quyết liệt, thuyền địch bị chọc thủng, quân địch tê liệt, Hoằng Tháo bị tử trận.

Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng:

-Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.