Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bọ xít hại nhãn, vải
Con trưởng thành có màu nâu, đẻ trứng thành ổ dưới mặt lá, con trưởng thành và sâu non hút nhựa ở các mầm non và mầm hoa làm cho mép lá bị héo và cháy khô, lá chết vàng quả non bị rụng.
Biện pháp phòng trừ:
-Dùng vợt hoặc tay để bắt
-Dùng thuốc hóa học phun diệt bọ xít mới nở
b) Sâu đục quả nhãn, vải, xoài, chôm chôm
Con trưởng thành nhỏ, hai râu dài, cánh nhỏ, lông mép cánh dưới dài. Ở cánh trên chỉ có lông ở đầu cánh. Sâu non màu trắng ngà.
c) Dơi hại vải, nhãn:
Dơi phá hại nhãn, vải còn có tên là con Rốc, đặc điểm trông giống con Dơi nhưng to hơn gấp 3 - 4 lần. Ban ngày thường ẩn nấp vào bóng tối. Ban đêm ra ăn quả, tập trung từ 10h đêm - 4h sáng. Dơi thường bay từng đàn đến ăn quả chín, gây tổn thất rất lớn.
d) Rầy xanh (rầy nhảy) hại xoài
Rầy nhỏ hình nêm dài 3-5mm, màu xanh đến xanh nâu, đen. Rầy đẻ trứng ở cuống, chùm hoa và bên trong gân lá, mô lá non.
e) Sâu vẽ bùa hại cây ăn quả có múi
- Con trưởng thành (bướm) nhỏ, màu vàng nhạt có ánh bạc. Cánh trước hình lá nhọn, lông mép dài, ở góc và đầu cánh có 2 vết đen.
- Sâu non mới nở màu xanh nhạt rồi chuyển dần sang màu xanh vàng.
g) Sâu xanh hại cây ăn quả có múi
- Sâu trưởng thành thân to, cánh rộng màu đen. Trên cánh có 6 vệt đỏ vàng
- Sâu non màu nâu sẫm rồi chuyển dần sang màu xanh
h) Sâu đục thân, đục cành hại cây ăn quả có múi
Con trưởng thành là loại xén tóc màu nâu, sâu non màu trắng ngà, đục phá thân cây và cành lớn. Con cái đẻ trứng vào nách lá, ngọn cành. Sâu phá hại mạnh vào tháng 5, 6.
Phòng trừ bằng kĩ thuật canh tác (mật độ trồng hợp lí, bón phân cân đối, trồng giống sạch bệnh, tưới nước, đốn tỉa đúng kĩ thuật…)
Biện pháp sinh học: sử dụng thiên địch.
Biện pháp thủ công: dùng vợt, lưới…
Sử dụng thuốc hoá học đúng kĩ thuật để giảm ô nhiễm môi trường, tránh gây độc cho người và vật nuôi, đảm bảo an toàn thực phẩm.
+ Biện pháp cơ học: Dùng tay, vợt, bẩy đèn... để bắt sâu non và sâu bọ trưởng thành.
+ Biện pháp hóa học: Dùng thuốc hóa học.
+ Biện pháp sinh học: Dùng sâu bọ có ích để tiêu diệt sâu bọ gây hại: thả kiến vàng, nuôi ong mắt đỏ, bọ rùa ...
+ Biện pháp kiểm dịch thực vật: Kiểm tra, xử lí hạt giống, cây giống khi vận chuyển từ vùng này sang vùng khác.
1.Đặc điểm thực vật của cây ăn quả:
-Rễ: Chủ yếu là rễ cọc gồm 2 loại rễ:
+Rễ cái: to,khỏe,đâm sâu xuống đất từ 1-10m giúp cây đứng vững và hút nước,chất dinh dưỡng nuôi cây.
+Rễ con: nhỏ,nhiều,mọc ra từ rễ cái, lan trên mặt đất có độ sâu từ 0,1-1,0m.Rễ con hút nước,chất dinh dưỡng cho cây.
-Thân:
Thân cây ăn quả chủ yếu là thân gỗ, cứng,cao, nhiều cành
-Hoa: Cây ăn quả có 3 loại hoa:
+Hoa cái:Nhụy phát triển
+Hoa đực:Nhị phát triển
+Hoa lưỡng tính: Có cả nhụy và nhị phát triển
-Qủa và hạt:
+Có 2 loại quả: quả thịt,quả hạch
+Số lượng,màu sắc của hạt tùy thuộc vào từng loại hạt
2.Ở địa phương em để tiến hành nhân giống cây ăn quả dùng phương pháp:
-Giâm,chiết,ghép: Loại cây:xoài,nhãn,bưởi,chanh,quất,....
-Gieo hạt:xoài,nhãn,vải,bưởi,chanh,quất,mít,.....
Chúc bạn thi tốt!!!!!
Thời vụ:
Các tỉnh phía Bắc từ tháng 2 đến tháng 4 vụ xuân, tháng 8 đến tháng 10 vụ thu
Các tỉnh phía Nam: Tháng 4, 5 đầu mùa mưa
b. Khoảnh cách trồng:
Tùy vào loại cây, chất đất.
Nơi đất tốt tán cây phát triển mạnh ta trồng thưa hơn nơi đất xấu.
Nơi đất ít chất dinh dưỡng và tỉ lệ tơi xốp kém ta phải bón nhiều phân lót hơn và hố đào phải to hơn
c. Đào hố, bón phân lót:
Kích thước hố tùy theo địa hình, loại đất.
Trộn lớp đất mặt với phân chuồng ( 30 kg), phân lân ( 0,1-0,5kg), phân kali ( 0,1-0,2kg).