Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngày xửa ngày xưa, ở làng nọ có bà lão nghèo khổ quanh năm sống bằng nghề mò cua bắt ốc. Bộ váy áo nâu sòng của bà đã cũ lắm rồi, vá chằng vá đụp nhiều miếng, chẳng đủ giữ ấm cho bà trong những ngày giá lạnh.
Một hôm, bà lão bắt được một con ốc khác hẳn ốc thường, màu vỏ của nó xanh biếc trông rất đẹp. Thấy lạ, bà không bán mà thả vào chum nước để nuôi. Trưa hôm sau, về đến nhà, bà ngạc nhiên khi thấy sân vườn, nhà cửa đã được quét dọn sạch sẽ; mâm cơm đã được bày biện tinh tươm. Lợn trong chuồng ăn no, nằm lim dim ngủ. Ngoài vườn, mấy luống rau sạch cỏ và xanh mơn mởn vì vừa được tưới nước. Đêm hôm ấy, bà lão trằn trọc không ngủ. Bà tự nhủ sẽ tìm bằng được người đã giúp mình.
Tiếng gà gáy rộn trong thôn. Bà lão trở dậy, buộc cái giỏ ngang lưng, đội nón lên đầu rồi tất tả ra đồng kiếm con cua, con tép. Non trưa, bà lặng lẽ trở về, nấp kín sau bụi chuối ngoài vườn, rình xem thế nào. Bỗng nhiên, từ trong chum nước, một nàng tiên xiêm áo thướt tha nhẹ nhàng bước ra rồi đi vào bếp. Bà lão vội lấy chiếc vỏ ốc, đập vỡ tan để nàng tiên không còn chỗ chui vào nữa. Nghe tiếng động, nàng tiên ốc giật mình quay lại. Bà lão mừng rỡ nắm lấy tay nàng:
- Ồ! Thì ra con đã giúp bà lão nghèo khổ này đấy ư? Bà cảm ơn con!
Nàng tiên ốc lúng túng đáp lời:
- Dạ! Thưa bà, con xin đền đáp ơn cứu mạng của bà!
Bà lão móm mém cười:
- Thôi nào, ơn nghĩa có đáng kể gì! Từ nay, con hãy ở đây với bà. Bà cháu ta sớm tối có nhau, con có bằng lòng không?
Nàng tiên ốc bẽn lẽn gật đầu, đôi mắt sáng long lanh, đôi má ửng hồng trông tuyệt đẹp. Thế là từ đó, họ chung sống dưới mái tranh nghèo, hết lòng thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Tuổi già của bà cụ trôi qua trong những ngày vui vẻ và êm ấm.
Tích nha bạn
Ngày xửa ngày xưa, ở làng nọ có bà lão nghèo khổ quanh năm sống bằng nghề mò cua bắt ốc. Bộ váy áo nâu sòng của bà đã cũ lắm rồi, vá chằng vá đụp nhiều miếng, chẳng đủ giữ ấm cho bà trong những ngày giá lạnh.
Một hôm, bà lão bắt được một con ốc khác hẳn ốc thường, màu vỏ của nó xanh biếc trông rất đẹp. Thấy lạ, bà không bán mà thả vào chum nước để nuôi. Trưa hôm sau, về đến nhà, bà ngạc nhiên khi thấy sân vườn, nhà cửa đã được quét dọn sạch sẽ; mâm cơm đã được bày biện tinh tươm. Lợn trong chuồng ăn no, nằm lim dim ngủ. Ngoài vườn, mấy luống rau sạch cỏ và xanh mơn mởn vì vừa được tưới nước. Đêm hôm ấy, bà lão trằn trọc không ngủ. Bà tự nhủ sẽ tìm bằng được người đã giúp mình.
Tiếng gà gáy rộn trong thôn. Bà lão trở dậy, buộc cái giỏ ngang lưng, đội nón lên đầu rồi tất tả ra đồng kiếm con cua, con tép. Non trưa, bà lặng lẽ trở về, nấp kín sau bụi chuối ngoài vườn, rình xem thế nào. Bỗng nhiên, từ trong chum nước, một nàng tiên xiêm áo thướt tha nhẹ nhàng bước ra rồi đi vào bếp. Bà lão vội lấy chiếc vỏ ốc, đập vỡ tan để nàng tiên không còn chỗ chui vào nữa. Nghe tiếng động, nàng tiên ốc giật mình quay lại. Bà lão mừng rỡ nắm lấy tay nàng:
- Ồ! Thì ra con đã giúp bà lão nghèo khổ này đấy ư? Bà cảm ơn con!
Nàng tiên ốc lúng túng đáp lời:
- Dạ! Thưa bà, con xin đền đáp ơn cứu mạng của bà!
Bà lão móm mém cười:
- Thôi nào, ơn nghĩa có đáng kể gì! Từ nay, con hãy ở đây với bà. Bà cháu ta sớm tối có nhau, con có bằng lòng không?
Nàng tiên ốc bẽn lẽn gật đầu, đôi mắt sáng long lanh, đôi má ửng hồng trông tuyệt đẹp. Thế là từ đó, họ chung sống dưới mái tranh nghèo, hết lòng thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Tuổi già của bà cụ trôi qua trong những ngày vui vẻ và êm ấm.
Tóm tắt thôi nên ngắn lắm nha!!''
Nhà em nuôi rất nhiều con vật thân thuộc: chó, gà.... nhưng có lẽ mèo là con vật em yêu quý nhất. Chú mèo có tên là Mi Mi, rất đáng yêu.
Mi Mi là tên em đặt ngay từ ngày đầu tiên mà chú được đưa về nhà. Chú mèo là món quà tặng sinh nhật lần thứ 10 của em của bố. Còn nhớ phút giây phút em vui mừng khi đón Mi Mi từ tay của bố em vào ngày sinh nhật của mình.
Chú mèo thuộc loại tam thể cái nên bộ lông có ba màu: trắng, đen vàng với màu trắng là màu chủ đạo. Mang trên mình bộ lông ba màu nên Mi Mi trông rất nổi bật và “xinh gái” đặc biệt hơn. Hai con mắt của cô mèo trong như hai hòn bi ve, rất tinh nhanh và nhạy bén mà cùng long lanh như vì sao lấp lánh trên bầu trời. Hai bên ria mép thì dài và con vút. Cái đuôi cong vút lúc nào cũng nghoe nguẩy trông rất tinh nghịch. Dưới mỗi chân là một lớp thịt đệm rất mềm, ẩn dưới lớp thịt hồng hào ấy là bộ móng nanh vuốt rất sắc bén của cô mèo, được coi là thứ vũ khí lợi hại đặc trưng cho loài mèo.
Mi Mi rất tinh nghịch và nhanh nhẹn, những lần cô mèo bắt được một con chuột thì lại được thưởng thêm một con cá – món ăn khoái khẩu của Mi Mi. Một lần chứng kiến được cảnh Mi Mi bắt chuột, em cảm thấy rất bất ngờ. con mắt tinh anh phát sáng ngay cả trog đêm tối giúp cho cô mèo dễ dàng di chuyển mà không hề gì sự thiếu ánh sáng, có thể đi lại nhanh nhẹn và hoạt động linh hoạt như bình thường. từng bước chân nhẹ nhàng, cẩn trọng tiến dần đến con mồi và cuối cùng là cú nhảy vồ ấn tượng lao về phía con mồi và cắn trọn con chuột đáng thương trong miệng như một kì tích. Thêm vào đó cô mèo còn rất tinh. Chỉ cần một tiếng động nhỏ cũng đủ làm cho cô mèo ta bật tỉnh, tròn mắt với tư thế đầy cảnh giác cùng đôi tai vểnh lên để nghe ngóng. Trông rất đáng yêu!
Mi Mi còn có sở thích là sưởi nắng, vào những ngày mặt trời chiếu rọi thì cửa sổ phòng khách luôn là địa điểm lí tưởng để cô mèo có thể thỏa thích tắm nắng và “làm dáng” cho mình. Hơn nữa còn rất thích leo trèo, cây cau sau vườn nhà em là khu vui chơi lí thú thể thỏa mãn sở thích ấy.
Mi Mi dường như giờ đây trở thành một thành viên không thể thiếu trong gia đình em. Em hứa sẽ chăm sóc chu đáo và cẩn thận cho người bạn mèo đáng yêu này của mình.
Nếu như có biệt hiệu con vật nào dũng cảm nhất, tôi sẽ chọn là giành cho những chú chó như chú chó Ricky nhà tôi. Chú vừa thông minh, nhanh nhẹn và còn rất trung thành nữa. Tôi rất yêu quý và mến tin chú. Chú giống như người bạn nhỏ luôn bảo vệ gia đình tôi những lúc đêm khuya, và là người bạn trung thành tuyệt đối.
Chú chó Ricky nhà em được đặt một cái tên thân thương do chính em đặt cho nó. Thân hình nó rắn chắc, những cơ thịt săn chắc, những lúc chạy nhìn chú giống như một tia chớp dường như thổi bay mọi thứ. Cái đầu chú giống như chiếc yên xe đạp. Đôi tai dài, to và dong dỏng lên để nghe ngóng tình hình xung quanh, phát hiện kẻ thù. Cặp mắt to đen nháy và rất tinh nhạy để phát hiện và đánh mắt tới mọi thứ xung quanh. Bộ lông màu nâu vàng như màu lá mùa thu nhìn chú rất ngầu và quyến rũ. Có lẽ chú đã làm say đắm baot rái tim của những thiếu nữ khác trong xóm tôi.
Hằng đêm, khi cả nhà tôi đều đang say trong giấc ngủ thì Ricky vẫn đang thức để canh chừng cho an ninh của ngôi nhà. Nhờ có chú không gian yên bình và an toàn của ngôi nhà phần nào được đảm bảo. Mỗi khi thấy tiếng động lạ, những tiếng sủa dõng dạc, to vang của chú làm vang dậy cả một vùng. Tiếng sủa làm kinh động đến những kẻ có mục đích xấu cũng phải biết dè chừng. Chú luôn trung thành và làm việc rất có trách nhiệm. Như một người đàn ông thực thụ, chú luôn luôn tỏ ra bản lĩnh dù trong những hoàn cảnh ngặt nghèo đến đâu. Em nhớ có lần, vì bảo vệ em khỏi bầy chó khác trong xóm chú đã bị thương ở đầu, rách mất một mảng thịt. Nhìn cảnh tượng ấy em vô cùng đau xót, cảm thấy mình thật có lỗi khi để chú như vậy. Dường như hiểu được sự lo lắng và áy náy của em, Ricky vẫn kêu ư ử, dụi đầu vào trong lòng tỏ vẻ không sao và rất ngoan ngoãn. Chú luôn rất kiên cường dù có gặp phải vết thương hay tham gia vào những hành động khó khăn, nguy hiểm cũng không bao giờ chối từ, luôn sát cánh bên đồng đội để bảo vệ yên bình cho khu phố.
Những khi không phải làm nhiệm vụ, vào buổi chiều nắng đẹp em thường hay cùng Ricky đi dạo quanh khu phố, nơi có những hàng phi lao hai bên đường. Những lúc như vậy, em cảm giác chú và em thân thiết gần gũi như những người bạn, chú luôn bảo vệ an nguy cho em còn em luôn yêu quý và lo lắng cho chú. Ricky rất ngoan chưa bao giờ để mọi người giận hay nhắc nhở mình nhiều. Gắn bó với gia đình em được 5 năm rồi, đến nay chú giống như bác bảo vệ không thể thiếu trong gia đình em.
Em rất yêu quý Ricky, chú là người bạn nhỏ trung thành và luôn bảo vệ an ninh cho gia đình em. Chú thật đáng yêu và cũng rất quý, không quan trọng những đau đớn bản thân mà đấu tranh, bảo vệ cho mọi người. Đó chính là phẩm chất của một loài vật trung thành, khiến cho gia đình em ai ai cũng yêu quý.
Tả cây cam
Có lần, em hỏi bà: “Bà ơi! Cây cam này đã bao nhiêu tuổi rồi? Nó có từ khi nào bà nhỉ?” Bà trả lời: “Cây cam đã được năm tuổi rồi đấy cháu à, ông ngoại cháu đã trồng được hai năm thì ông mất. Năm đó, cây cam bói quả chỉ được năm trái thôi…” Từ đó, bạn cam luôn là một người bạn thân của em.
Cây cam trong vườn là giống cam Canh ở ngoại thành Hà Nội đấy. Cây cam này luôn luôn xum xuê cành lá, chiếm chỗ một khoảng rộng trong khu vườn. Ngọn cam chỉ cao độ hai mét. Lá dày, một mặt bóng, rộng và độ ba ngón tay người lớn. Mỗi khi hái một lá non, vò vào lòng bàn tay, một mùi thơm nồng nàn, hăng hắc tỏa ra làm em phải ngất ngay. Mỗi ngày,bà vẫn thường hái lá cam lá chanh nấu nước gội đầu cho em.
Tháng Chạp, tháng Giêng, cây cam nảy lộc. Những chiếc lá xanh mơn mởn đâm ra tua tủa. Tháng Hai, tháng Ba, trong mùa xuân ấm áp, cam bắt đầu trổ hoa. Những cô nụ hoa trắng xanh bằng hạt đậu nành lớn dần lên, xòe nở. Đêm đêm, hoa cam tỏa ra một mùi thơm thoang thoảng đưa em vào giấc ngủ say. Dưới ánh nắng ban mai, hoa ướt đẫm sương long lanh như muôn ngàn chiếc cúc bằng bạch ngọc… Rồi mấy ngày đã qua, những cánh hoa đã rụng trắng gốc cây và một góc vườn. Cam đã kết trái, lúc đầu các anh cam chỉ bằng hạt đậu, rồi bằng hòn bi, bằng quả cà, bằng quả bóng bàn. Càng lớn, những quả cam ấy càng dễ thương, vỏ xanh thẫm, bóng mượt. Nhờ mưa nắng, khí trời, chất màu mỡ của đất đem đến cho trái cam một sức sống căng tròn. Đến tháng Bảy tháng Tám, nhẹ bóc quả cam và đặt những múi cam vàng óng lên bàn tay, nhẹ cắn một múi vừa ngọt vừa chua đã thấm vào lưỡi. Tháng Mười một, ôi! Cam đã chín rồi! Những anh cam mọng nước chín vàng thèm ơi là thèm! Những năm được mùa, bà hái được mấy thúng, chỉ bảy tám quả là được một cân. Là thứ cam bóc, vỏ mỏng, không hạt, tép cam sóng sánh chất mật ong, có vị ngọt đậm nên có lúc bà bán được đủ tiền tiêu cho một cái Tết to …Cứ mỗi mồng tám tháng Mười một giỗ ông, bà hái cam để cúng, đó là những quả cam đầu tiên của mùa cam ở vườn. Đặc biệt, năm nào bà cũng để lại trên cây hai ba chục trái cam để sau đó hái bày mâm ngũ quả và cho con cháu làm quà Tết.
Những tình cảm và kỉ niệm không sao quên được trong em là nhờ cây cam của ông. Cứ mỗi mùa hoa cam,mùa trái chín, em lại nhớ đến ông và một câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ người trồng cây.” Ông ơi!Cháu hứa với ông sẽ thường xuyên chăm sóc và tưới cây để cây ngày càng xanh tốt.
Tả chiếc bàn học
Đố các bạn ngồi học mà không có bàn được đấy. Chắc chắn sẽ chẳng có ai có thể ngồi như thế đâu nhỉ? Chính vì lẽ đó mà vô tình chiếc bàn đã trở nên thân thiết với học sinh chúng ta. Tớ cũng có một chiếc bàn học đấy, các bạn có muốn biết về bạn ấy không? Vì tớ có rất nhiều sách vở nên bố mẹ tớ đã chọn mua cho tớ một chiếc bàn học thật to.
Bàn ấy được kê thật ngay ngắn ở góc phòng học của tớ. Bàn được làm từ gỗ xoan đào, khoác bên ngoài một chiếc áo với những đường vân gỗ nổi lên thật giống với những dải lụa. Ngoài ra, bạn bàn của tớ còn được đánh véc ni bóng loáng, trông rõ đẹp. Mặt bàn rất láng và phẳng, có màu nâu nhạt hơi nghiêng về phía tớ ngồi. Bàn có bốn chân, chống đỡ bốn góc, mỗi chân có bốn cạnh, phần trên ăn vào bốn gọc, kéo thẳng như thả dọi xuống mặt đất. Các cạnh của chân bàn được gọt thu dần lại, phía dưới chỉ còn bằng một nửa phần trên khiến cho cái bàn thanh thoát hẳn lên Không những thế, bạn còn giúp tớ nhiều việc lắm đó. Đó chính là sáu ngăn của bàn. Mỗi ngăn đều được phân chia rất rõ ràng, chính vì thế mà tớ chẳng bao giờ sợ nhầm ngăn này với ngăn kia. Hai ngăn ở bên trái và phải là nơi ở của sách. Hai ngăn ở giữa là nơi cư trú của vở. Còn hai ngăn ở phía trên là nơi tớ để những loại sách tham khảo và các loại truyện đọc. Ngoài ra, bàn còn có một ngăn kéo rất thuận tiện, tớ thường để những bài kiểm tra và giấy tờ quan trọng vào trong đó. Mỗi khi về đến nhà, nhìn thấy bàn là tớ lại muốn ngồi học luôn. không chỉ có bàn là bạn thân thôi mà luôn sát cánh bên tớ và bàn là bạn ghế. Bạn ấy cũng được tạo nên bởi gỗ và có bộ quần áo y trang bàn, trông hai bạn ấy thật ngộ nghĩnh! Bàn luôn giúp tớ ngồi học một cách thoải mái, vào mỗi buổi sáng tớ vừa học, vừa nghe tiếng chim hót trong trẻo ngoài vườn và nhìn những tia nắng sớm dịu dàng chen qua kẽ lá, nhảy nhót trên mặt bàn như nô đùa với tớ. Chính điều đó đã tạo cho tớ một cảm hứng để học tốt hơn!
Trải qua đã gần bốn năm rồi, bàn và ghế - người bạn thân thiết của tớ, giúp tớ đạt những danh hiệu học sinh giỏi và dù cho có lớn lên, có học cao hơn nữa thì hai bạn ấy sẽ luôn là người bạn giúp tớ đi tới những chân trời mơ ước.
Ngày xưa, ở một làng nọ có một bà lão sống cô độc một mình trong một ngôi nhà nhỏ. Bà đã già yếu, không thể cấy cày lại chẳng có con cháu đỡ đần nên cuộc sống rất nghèo khổ và chật vật. Bà chỉ có độc một bộ quần áo màu đen đã cũ sờn, hai bên vai có vài mảnh chấp. Nhìn cái thân hình còm cõi, cái lưng còng đi vì thời gian, dáng đi chậm chạp, khuôn mặt khắc khổ của bà ai cũng thương cảm. Ấy vậy mà, hàng ngày, bà vẫn phải ra đồng mò cua bắt ốc kiếm sống. Thấy bà cụ đã yếu, bà con trong làng cũng thỉnh thoảng sang đỡ đần bà vài việc nhưng cũng không thể lúc nào cũng chăm sóc bà cụ được. Bởi vậy, bà thường sống lầm lũi một mình.
Một hôm, trong lúc bắt tép mò cua, bà tình cờ bắt được một con ốc rất xinh đẹp. Vỏ của nó phủ một màu xanh biếc, lấp la lấp lánh dưới ánh sáng mặt trời. Thấy ốc đẹp, không nỡ đem bán nên bà đã đem ốc về và thả trong cái chum nước ngoài sân.
Lạ thay, từ ngày đó trở đi, mỗi lần bà đi làm về đều thấy nhà cửa sạch sẽ, tươm tất, gọn gàng, vườn tược được vun xới, lợn gà được ăn uống no say. Đặc biệt lại có cả một mâm cơm được sắp sẵn trên bàn. Ban đầu, bà cũng tưởng hàng xóm thương mình già cả, côi cút nên sang giúp. Nhưng khi biết là không phải, bà quyết định tìm cho ra ai đã lén giúp mình.
Một ngày nọ, bà giã vờ đi làm như mọi khi. Nhưng thực ra đi đến nửa đường bà bèn quay lại, tìm nơi kín đáo rình xem…Chờ mãi, cuối cùng bà cũng thấy một người con gái tuổi mới mười tám đôi mươi, đẹp như tiên sa giáng trần chui ra từ trong chum nước. nàng có khuôn mặt tròn trịa phúc hậu như Vầng trăng tròn, đôi mắt đen và sáng lấp lánh, cái miệng nhỏ nhỏ hồng hồng rất xinh. Vẻ đẹp của nàng cảng thêm rực rỡ khi nàng khoát trên mình chiếc áo màu xanh đẹp đẽ và mền mại. Nàng tiên nhẹ nhàng đi vào nhà rồi cầm chổi quét dọn, lau chìu nhà cửa, sân vườn và cho lợn gà ăn….Bà hết sức ngạc nhiên. Đoán chắc nàng tiên này chui ra từ vỏ ốc, lặng lẽ ta lại gần chum nước, cầm vỏ ốc lên rồi đập vỡ ra thành từng mảnh. Bởi bà không muốn cô gái biến mất nào trong vỏ ốc, bà muốn cô gái sống với mình nên đã làm vậy. Nghe tiếng động, cô gái vội chạy đến bên chum nước để ẩn mình trong vỏ ốc, nhưng đã quá muộn. Trước khi cô gái hết ngạc nhiên, bà cụ đã thuyết phục cô về ở với mình. Và từ đó đến nay, bà sống hạnh phúc với cô con gái xinh đẹp và ngoan ngoãn của mình. Đúng là trời thương người. Bà lão ăn ở hiền lành nhân đức nên đã được hạnh phúc.
Ngày xửa ngày xưa, ở làng nọ có bà lão nghèo khổ quanh năm sống bằng nghề mò cua bắt ốc. Bộ váy áo nâu sòng của bà đã cũ lắm rồi, vá chằng vá đụp nhiều miếng, chẳng đủ giữ ấm cho bà trong những ngày giá lạnh.
Một hôm, bà lão bắt được một con ốc khác hẳn ốc thường, màu vỏ của nó xanh biếc trông rất đẹp. Thấy lạ, bà không bán mà thả vào chum nước để nuôi. Trưa hôm sau, về đến nhà, bà ngạc nhiên khi thấy sân vườn, nhà cửa đã được quét dọn sạch sẽ; mâm cơm đã được bày biện tinh tươm. Lợn trong chuồng ăn no, nằm lim dim ngủ. Ngoài vườn, mấy luống rau sạch cỏ và xanh mơn mởn vì vừa được tưới nước. Đêm hôm ấy, bà lão trằn trọc không ngủ. Bà tự nhủ sẽ tìm bằng được người đã giúp mình.
Tiếng gà gáy rộn trong thôn. Bà lão trở dậy, buộc cái giỏ ngang lưng, đội nón lên đầu rồi tất tả ra đồng kiếm con cua, con tép. Non trưa, bà lặng lẽ trở về, nấp kín sau bụi chuối ngoài vườn, rình xem thế nào. Bỗng nhiên, từ trong chum nước, một nàng tiên xiêm áo thướt tha nhẹ nhàng bước ra rồi đi vào bếp. Bà lão vội lấy chiếc vỏ ốc, đập vỡ tan để nàng tiên không còn chỗ chui vào nữa. Nghe tiếng động, nàng tiên ốc giật mình quay lại. Bà lão mừng rỡ nắm lấy tay nàng:
- Ồ! Thì ra con đã giúp bà lão nghèo khổ này đấy ư? Bà cảm ơn con!
Nàng tiên ốc lúng túng đáp lời:
- Dạ! Thưa bà, con xin đền đáp ơn cứu mạng của bà!
Bà lão móm mém cười:
- Thôi nào, ơn nghĩa có đáng kể gì! Từ nay, con hãy ở đây với bà. Bà cháu ta sớm tối có nhau, con có bằng lòng không?
Nàng tiên ốc bẽn lẽn gật đầu, đôi mắt sáng long lanh, đôi má ửng hồng trông tuyệt đẹp. Thế là từ đó, họ chung sống dưới mái tranh nghèo, hết lòng thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Tuổi già của bà cụ trôi qua trong những ngày vui vẻ và êm ấm.
chuyện gì ?
Chuyện cổ tích ?
Chuyện ngụ ngôn ?
Hay một chuyện gì đó bất kì gặp ngoài đời mà em thích nhất ?
Hay là...
Kể lại một câu chuyện em đã nghe, đã đọc ?
Ghi thì phải rõ ràng mới hiểu, chứ mà ghi như thế ai hiểu
chuyện là gì ai biết chuyện là gì
chuyện là như thế nào mk ko biết chuyện thế nào
?????????
Quê em là một vùng nông thôn nằm ở ngoại thành của Hà Nội, quê em có rất nhiều cảnh quan tuy đơn sơ giản dị nhưng rất đẹp và lãng mạn. Một trong những nơi em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất của địa phương em, đó là cánh đồng lúa chín.
Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp. Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp. Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái.
Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa. Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.
Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.
Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.
Tham khảo nhé :
Dàn ý Tả cảnh đẹp ở địa phương em số 1
1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh gì? - sông nước, biển, hồ, núi non, vịnh hay phố xá...).
2. Thân bài:
a. Tả bao quát:
- Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh (có thể là màu sắc của núi, mây, nước, đất, đường....).
b. Tả chi tiết:
- Cảnh bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).
- Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.
- Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.
- Chiều tà: Ông mặt trời gác núi để lại chút ánh sáng trên ngọn cây như những cây nến khổng lồ.
- Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.
3. Kết luận:
Cảm xúc của em trước cảnh đẹp đã tả.
• Lưu ý quan trọng: Các em có thể tả cảnh đẹp quen thuộc với các em như: cảnh con đường làng, cánh đồng lúa chín, con sông, dòng suối... không cần phải là danh lam thắng cảnh. Học sinh sống ở thành phố có thế tả cảnh phố xá, công viên.
Dàn ý Tả cảnh đẹp ở địa phương em số 2
1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? Ở đâu? Em đến vào dịp nào? (Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông).
2. Thân bài:
a) Tả bao quát:
Màu sắc, mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...).
b) Tả chi tiết:
- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị...(Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy...).
- Sinh hoạt của con người trong cánh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm... Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).
Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm, gắn bó, mong có dịp trở lại...); (Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn một mùa bội thu).
Dàn ý Tả cảnh đẹp ở địa phương em số 3
1. Mở bài:
- Chùa Thiên Ân là một cảnh đẹp mà em thích nhất.
- Nơi đây được xem là “đệ nhất thắng cảnh” của quê hương em.
2. Thân bài:
a) Bên ngoài:
- Chùa được xây dựng trên một vị thế đặc biệt, cảnh quan rất đẹp.
- Tường thành bao quanh khuôn viên chùa.
- Đầu ngõ có khóm trúc vàng râm mát.
- Hai trụ cổng đúc cao, cổng sắt đồ sộ.
b) Bên trong:
- Sân chùa sạch đẹp, có trồng nhiều hoa.
- Vườn chùa rộng và thoáng.
- Trong vườn chùa có khu viên mộ của các vị tổ sư.
- Ở hướng tây nam của vườn chùa có lăng mộ nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng.
- Lăng mộ cụ Huỳnh vừa có đường nét đơn giản vừa có sự trang trọng, nghiêm kính.
- Phía đông của vườn chùa có giếng Phật sâu thăm thẳm, nước trong suốt, mát lành.
- Phía bắc có hòn non bộ sừng sững giữa hồ sen.
- Trong đền có tượng Phật, chuông Thần uy nghi.
- Đèn nến và nhang trầm nghi ngút khói hương.
- Chuông chùa thỉnh thoảng ngân dài.
- Tiếng sư cụ đọc kinh vang vọng, ấm áp lòng người.
3. Kết bài:
- Chùa Thiên Ân và lăng mộ cụ Huỳnh là một di tích lịch sử văn hoá ở quê hương em.
- Nơi đây không những có tín đồ Phật giáo về lễ Phật mà là nơi để mọi người về chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nền văn hiến Việt Nam.
- Em mong mọi người luôn giữ gìn vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh này.
Dàn ý Tả cảnh đẹp ở địa phương em số 4
I. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở địa phương em
Em sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Em lớn lên nhờ gió của biển, nhờ thức ăn của biển, nhờ cát biển,…. Chính vì thế đối với em cảnh biển là cảnh đẹp nhất đối với em. Mỗi sang tiếng còi tàu từ khơi về vang khắp nơi. Mọi người đua nhau ra đón người nhà. Nhưng em thích nhất là cảnh hoàng hôm trên biển, đây có thể là cảnh đẹp nhất của quê hương em.
II. Thân bài: tả cảnh hoàng hôn ở biển
1. Tả bao quát:
- Bầu trời dần tối lại, nắng bắt đầu tắt
- Mọi người chuẩn bị về
- Đèn đường bắt đầu mở
2. Tả chi tiết:
a. Khi mặt trời chưa lặn:
- Bầu trời trong xanh, cao vời vợị, những đám mây xanh trải khắp như một tấm thảm
- Những chú chim ríu rít bay lượn
- Nước biển trong xanh
- Nhìn xa xa là những chiếc thuyền giữa khơi chuẩn bị về đất liền sau một ngày làm việc vất vả
- Đằng xa là những ngọn núi hay cù lao chập chờn
- Những người tắm biển đông nghịt, thoải thích tắm, như tận hưởng cuộc sống sau một ngày làm việc vất cả.
b. Khi mặt trời lặn
- Nắng bắt đầu tắt, nắng dịu lại chứ không chói chang nữa
- Mặt trời từ từ đi về phía chân trời
- Hoàng hôn dần buông xuống, mặt trời như cái mâm đỏ khổng lồ.
- Nước biển từ từ chuyển màu
- Bãi cát vàng mịn bắt đầu ít người
- Những người tắm biển dần dần đi về.
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cảnh hoàng hôn trên biển
- Cảnh hoàng hôn trên biển đem lại cho tôi nhiều kỉ niệm đẹp về quê hương mình thời thơ ấu.
- Tôi sẽ không bao giờ quên cảnh đẹp này.
Gợi ý
1. Nội dung:
a) Ví dụ về truyện ca ngợi truyền thống hiếu học : ông tổ nghề thêu (Tiếng Việt 3, tập hai), Văn hay chữ tốt (Tiếng Việt 4, tập một), Bông sen trong giếng ngọc (Truyện đọc lớp 4).
b) Ví dụ về truyện ca ngợi truyền thống đoàn kết : Câu chuyện bó đũa (Tiếng Việt 2, tập một), Đôi bạn (Tiếng Việt 3, tập một), Vì muôn dân (Tiếng Việt 5, tập hai).
2. Tìm câu chuyện ở đâu ?
- Những câu chuyện em đã được nghe.
- Báo, truyện đọc xưa và nay. Chú ý truyện của Nhà xuất bản Kim Đồng, sách Truyện đọc lớp 5 của Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Giới thiệu tên câu chuyện và kể lại nội dung câu chuyện đã nghe (hoặc đã đọc) .
- Mở đầu câu chuyện thế nào ?
- Diễn biến của câu chuyện ra sao ? (Kể rõ trình tự các việc xảy ra, hành động của nhân vật ; chú ý nhấn mạnh những chi tiết liên quan đến đức tính hiếu học hoặc tinh thần đoàn kết.)
4. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
Từ xa xưa, nhân dân ta đã coi trọng tinh thần đoàn kết, đại đoàn kết. Đoàn kết để sống, để tồn tại và vượt qua mọi thử thách to lớn trong cuộc đời. Đoàn kết đã trở thành niềm tin và đạo lí của nhân dân ta từ bao đời nay. Chính vì thế, ông bà, cha mẹ luôn nhắc nhở con cháu ghi nhớ câu tục ngữ:
"Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao".
Tôi sẽ kể cho các bạn nghe chuyện có tựa đề là "Câu chuyện bó đũa", ca ngợi về sức manh của tinh thần đoàn kết. Chuyện như sau:
"Ngày xưa ở một gia đình, có hai anh em. Lúc còn nhỏ hai anh em rất thương yêu nhau, có cái gì ngon, anh em thường nhường nhịn cho nhau, nhưng khi lớn lên anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn thường hay va chạm.
Thấy các con không thương yêu nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ồng đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:
- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền. Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố gắng hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!
Người cha liền bảo:
- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh”.
Câu chuyện khuyên chúng ta: anh chị em trong gia đình phải biết yêu thương, giúp đỡ, cưu mang nhau. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.
Đầu năm học lớp 4, em xin mẹ mua cho cây bút chì nhựa, trong, có những đầu chì nắp sẵn nhưng các bạn trong lớp nhưng mẹ bảo nên dùng bút chì ruột than vừa rẻ lại vừa bền. Em liền đồng ý ngay. Thế là em có cây bút chì này
Bút chì của em là bút chì Trung Quốc, Nó là loại bút 2B. Nó có dáng thon như chiếc đũa , dài hơn gang tay của em. Thân bút chì được tạo thành hình lục giác cho bút không lăn tròn, không dễ rơi xuống đất được .
Ở phía đầu thân bút có cục tẩy hình tròn màu trắng, được viền bởi một khoanh kim loại sáng loáng. Giống như ai đó đội cho nó một cái mũ cao su thật là xinh.
Cả thân nó được khoác một chiếc áo có màu xanh nước biển. Trên cái áo mỏng nhẵn bóng ấy lại còn có cả dòng chữ Tiếng Anh. Phía đầu kia được vót nhọn cứ như là một con tàu vũ trụ tí xíu hay một đầu hỏa tiễn, để lộ phần chì, đầu phần chì nhọn hoắt như cái ngọn tháp vậy.
Phần chì than lọ ra có màu có màu đen bóng. Cô giáo em thích chiếc chì này vì cô bảo nó có độ cứng vừa phải. Mỗi lần viết, em thấy nét chì đen, đều, hiện rõ trên trang giấy. Những giờ Mĩ thuật, mấy bạn lớp em, ai cũng muốn mượn chì của em để vẽ.
Khi bút mòn, em dùng gọt bút chì để gọt cho phần chì mới lộ ra. Em luôn gọt vừa vặn không để quá tay mà gãy phần chì mới. Giờ học nào em cũng phải dùng nó. Có lúc em kẻ lề, nhưng có lúc em sửa bài trên bảng vào vở. Dùng bút chì xong, em cất cẩn thận vào hộp đựng bút, tránh để nó rơi. Vì khi nó rơi, ruột than bên trong sẽ bị vỡ vụn.
Bây giờ em mới hiểu lời khuyên của mẹ khi mua bút cho em. Dùng bút chì than, em tập được tính cẩn thận và tiết kiệm. Rồi mọt ngày nào đó em phải mua bút chì mới . Nhưng hôm nay, cây bút chì này thật ích lợi với em.
Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một người tài giỏi, liêm chính như ông.
Ở hiền thì được gặp hiền
Người ngay thì được Phật tiên độ trì.
Đó là hình ảnh cô bé tốt bụng trong câu chuyện cổ tích nước ngoài em đã được học. Trên truyện thật dễ thương: Miệng nói ra hoa ra ngọc. Chuyện kể rằng:
Ngày xưa, có một cô gái hiền lành tốt bụng. Cha mẹ cô đều mất sớm nên cô phải đi ở cho hai mẹ con nhà giàu nọ. Mẹ con chủ nhà thật là độc ác, chua ngoa. Họ chửi mắng cô gái đi ở tồi tệ, mặc dù cô chăm chỉ làm việc, thật thà, chất phác.
Một hôm, ra bờ suối để múc nước gánh về, cô gái gặp một cụ già rách rưới xin ngụm nước. Cô thấy thương cụ quá nên vội rửa sạch thùng rồi chạy ra ngoài xa múc nước trong, hai tay dâng thùng nước cho bà cụ uống.
Uống xong, cụ già bảo:
- Con tốt bụng lắm. Con thật đáng khen. Ta ban phép lành cho con đây. Từ nay con mở miệng nói thì ra hoa, ra ngọc. Cô gái cúi đầu cảm ơn bà cụ, lúc nhìn lên thì bà cụ đã biến mất. Cô gái vội gánh nước trở về. Đến nhà, mẹ con chủ nhà quát mắng. Cô gái chắp tay van xin:
- Con xin bà tha lỗi cho con!
Vừa nói dứt lời thì hai đóa hoa thơm ngát và hai viên ngọc lấp lánh từ trong miệng cô bay ra.
Mẹ con chủ nhà vô cùng kinh ngạc. Khi nghe cô kể lại sự việc, mụ chủ vội giục con gái ra suối lấy nước. Cô ta mang bình đi. Đến nơi, bỗng một em bé rách rưới, bẩn thỉu đến xin nước uống. Cô ta bĩu môi nói rằng:
- Cái con bé dơ bẩn này! Dễ tao đến đây múc nước cho mày uống à? Muốn uống thì tự xuống suối mà uống!
Em bé lúc đó bỗng biến thành một bà tiên. Người bà tỏa ánh sáng lấp lánh. Bà tiên bảo rằng:
- Mày xấu bụng lắm. Đáng bị trừng phạt. Từ rày, mày mở miệng ra nói thì nhả ra rắn, ra cóc vậy. Nói rồi bà tiên biến mất, cô ả ngoai ngoải về nhà.Thấy con gái về, mụ mẹ săn đón hỏi han từ cổng vào:- Thế nào hả con? Có gặp bà tiên không?
Cô ta vừa đáp:
- Mẹ ạ!
Bỗng hai con rắn và con cóc từ miệng cô bò ra thật khiếp đảm! Mụ mẹ hoảng hốt la hét:
- Trời ơi! Sao lại thế này? Con ranh ác độc kia. Hại con tao phải không? Vừa nói mụ vừa lấy cây đánh cô bé đi ở. Cô gái sợ quá chạy một mạch vào rừng xanh, oan ức và buồn tủi. Giữa lúc ấy thì hoàng tử đi săn về ngang qua đấy. Nhìn thấy cô gái khóc, hoàng tử dừng lại xuống ngựa, lại gần cô và hỏi:
- Vì sao cô khóc? Cô gái thổn thức trả lời:
- Em bị bà chủ đánh...
Hoàng tử thấy miệng cô gái hoa và ngọc bay ra, rất lấy làm lạ. Biết chuyện, hoàng tử đưa cô gái về cung, xin vua cha cho cưới nàng làm vợ. Còn ả con gái mụ chủ thì ngày càng khiếp sợ về mình. Ả đi lang thang khắp nơi, không ai dám làm bạn và hỏi chuyện với ả. Còn mẹ ả thì sống thui thủi một mình, chẳng bao lâu thì chết.
Qua câu chuyện trên em mới thấm thía một điều: "Ở hiền thì gặp lành, ở ác thì gặp dữ". Tấm lòng nhân hậu sẽ giúp cho người có có được hạnh phúc.