Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Yêu cầu số 1:
- Tên một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Duyên hải miền Trung: Lễ rước cá Ông; lễ hội Ka-tê; Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa.
- Nét nổi bật về lễ hội ở vùng Duyên hải miền Trung:
+ Vùng Duyên hải miền Trung nổi tiếng với nhiều lễ hội đặc sắc.
+ Các lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh truyền thống và những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
* Yêu cầu số 2: cảm nghĩ của em về Lễ Khao lề thế linh Hoàng Sa:
- Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa là một tập tục cổ truyền có từ thời các chúa Nguyễn và được duy trì đến hiện nay, nhằm tri ân Hải đội Hoàng Sa năm xưa, đồng thời giáo dục thế hệ trẻ về trách nhiệm giữ gìn biển đảo quê hương.
- Mặt khác, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa cũng là một trong những cơ sở lịch sử để nhân dân Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong giai đoạn hiện nay.
Tham khảo
- Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
+ Lễ hội Gầu Tào của người Mông.
+ Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng,…
+ Lễ hội Đền Hùng (ở Phú Thọ);
+ Lễ hội Xương Giang (ở tỉnh Bắc Giang);
- Mô tả Lễ hội Lồng Tồng:
+ Lễ hội Lồng tồng (còn gọi là hội Xuống đồng) là lễ hội truyền thống của người Tày, Nùng.... được tổ chức trên những cánh đồng hoặc khu đất rộng.
+ Cày ruộng là nghi thức quan trọng trong lễ hội, sau đó có các trò chơi dân gian như: tung còn, kéo co, đẩy gậy....
Một số lễ hội: Lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Tháp Bà,...
Vùng Duyên hải miền Trung có nhiều lễ hội như: lễ hội Cầu Ngư của người dân ven biển; lễ hội Tháp Bà, lễ hội Ka-tê của người Chăm;...
- Lễ hội Cầu Ngư:
+ Gắn với tục thờ cúng cá Ông (cá voi) của người dân ven biển miền Trung. Lễ hội là dịp để người dân tỏ lòng biết ơn với công đức của cá Ông và cầu mong mùa đánh cá bội thu.
+ Lễ hội gồm hai phần: phần lễ diễn ra trang trọng với lễ rước, lễ tế theo nghi thức truyền thống; phần hội với các trò chơi dân gian gắn với hoạt động sản xuất trên biển như: lắc thúng, đua thuyền, bơi lội, đan lưới,....
- Lễ hội Ka-tê:
+ Là lễ hội dân gian lâu đời của người Chăm, được tổ chức vào khoảng tháng 9, tháng 10 hằng năm (tháng 7 theo lịch Chăm).
+ Các nghi lễ chính là: rước y trang, mở cửa tháp chính,... Sau phần lễ là phần hội với các trò chơi dân gian đặc trưng của người Chăm như: thi giã gạo, thi đi cà kheo, làm bánh gừng,....
Ẩm thực miền Trung thì đa dạng phong phú từ bánh, chè tới các món mặn, nhiều món cay và rất cay, hương vị đậm đà.
Ví dụ:
- Thừa Thiên - Huế: bánh ép Huế, bánh canh chả cua, bún bò Huế, bánh canh Nam Phổ, bánh lọc Huế, bánh nậm Huế, bún giấm nuốc, chè bột lọc heo quay,...
- Nghệ An: thịt chuột Yên Thanh, tương bần, nhút Thanh Chương,....
- Phú Yên: mắt cá ngừ đại dương,...
- Hà Tĩnh: kẹo cu đơ,...
- Quảng Ngãi: kẹo gương, mạch nha,...
Nuôi trồng hải sản được phát triển mạnh. Các loài hải sản được nuôi phổ biến là: tôm sú, tôm hùm, cá, ngao, hàu, bào ngư, ốc hương, cua,... với nhiều hình thức khác nhau như: nuôi cá lồng bè trên biển, nuôi tôm trên cát, nuôi tôm nước lợ,... Diện tích nuôi trồng hải sản ngày càng được mở rộng, trong đó diện tích nuôi tôm nước lợ là lớn nhất.
Tham khảo:
- Duyên hải miền Trung là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ tỉnh Thanh Hóa đến Bình Thuận.
- Các vùng, quốc gia tiếp giá duyên hải Miền Trung:
+ Phía đông tiếp giáp với Biển Đông
+ Phía tây tiếp giáp với Lào và vùng Tây Nguyên
+ Phía bắc giáp với vùng Đồng bằng Bắc Bộ, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Phía nam giáp vùng Nam Bộ
Tham khảo:
Tác động của thiên nhiên với đời sống và sản xuất ở vùng Duyên hải miền Trung:
- Thuận lợi: Đa dạng hoạt động sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, du lịch,...); thuận lợi phát triển kinh tế biển (đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, làm muối, giao thông vận tải biển, du lịch biển,...)
- Khó khăn: Nhiều thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, khô hạn, gió phơn, lũ lụt,...
Một số biện pháp phòng, chống thiên tai: Dự báo khả năng xảy ra thiên tai, Trồng cây, Trồng rừng, Sơ tán người dân,...
THAM KHẢO
- Các dòng sông ở vùng Duyên hải miền Trung: sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Hương,...
- Đặc điểm sông ở vùng Duyên hải miền Trung: vùng có nhiều sông, nhưng ít sông lớn. Sông ngắn và có độ dốc lớn nên thường gây lũ lụt vào mùa
Tham khảo:
Lễ hội Cầu Ngư: Lễ hội thường được tổ chức từ 12 tháng Giêng đến tháng 6 âm lịch hàng năm, tùy thuộc mỗi địa phương. Phần lễ với nghi thức quan trọng nhất là cúng Cá Ông, tương truyền đã giúp đỡ ngư dân lúc gặp nạn. Phần hội chủ yếu là các trò chơi dân gian đặc trưng của cư dân vùng biển như đua thuyền, lắc lúng, bơi lội, đan lưới, kéo co,...