K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới :

Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công

Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ:
Anh là chiến sỹ Giải phóng quân.
Tên Anh đã thành tên đất nước
Ôi anh Giải phóng quân!
Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhứt
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.

( Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân)

Câu 1. Xác định thể loại và phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên.

Câu 2. Anh giải phóng quân đã hi sinh như thế nào? Tìm những câu thơ khắc họa điều đó?

Câu 3. Qua đoạn trích, em hiểu thế nào là “dáng-đứng- Việt – Nam”? Em hãy giải thích vì sao tác giả lại viết hoa từ “ Anh”?

Câu 4. Trong câu thơ “ Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của nó trong việc biểu đạt nội dung của đoạn trích?

Câu 5. Nêu những nét chính về nội dung của đoạn thơ trên ?

1
5 tháng 7 2020

Hoàng Minh Nguyệt

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:[…] Đất nghèo nuôi những anh hùngChìm trong máu lửa lại vùng đứng lênĐạp quân thù xuống đất đenSúng gươm vứt bỏ lại hiền như xưaViệt Nam đất nắng chan hoàHoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanhMắt đen cô gái long lanhYêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chungĐất trăm nghề của trăm vùngKhách phương xa tới lạ lùng tìm xemTay người như có phép tiênTrên tre lá cũng dệt nghìn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

[…] Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

Đạp quân thù xuống đất đen

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

Việt Nam đất nắng chan hoà

Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh

Mắt đen cô gái long lanh

Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung

Đất trăm nghề của trăm vùng

Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem

Tay người như có phép tiên

Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ

                                                  (Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi)

Câu 1. Chỉ ra các phương thức biểu đạt của đoạn thơ? (0.75 điểm)

Câu 2. Chỉ ra hai phẩm chất của con người Việt Nam được thể hiện trong đoạn thơ trên? (0.75 điểm)

Câu 3. Nêu ý nghĩa hai câu thơ: (1.0 điểm)

“Tay người như có phép tiên

Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”

Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với con người Việt Nam được thể hiện trong đoạn trích. (0.5 điểm)

Câu 5. Từ đoạn trích trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) với nhan đề: Tự hào Việt Nam.

1
9 tháng 5 2022

Câu 1:

Phương thức biểu đạt:Miêu tả,biểu cảm

Câu 2:

Hai phẩm chất của con người Việt Nam được thể hiện trong đoạn thơ là:Yêu nước và chịu khó

Câu 3:

Ý nghĩa của hai câu thơ là nói về vẻ đẹp,tài năng của con người Việt Nam trong lao động

Câu 4:

Tình cảm của tác giả đối với con người Việt Nam là tự hào,quý mến và kính trọng,yêu thương

 

4 tháng 11 2018

Thành phần khởi ngữ trong câu: “Còn anh”.

 

Thành phần khởi ngữ :" Còn anh "

Lẽ ra , cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách  sẽ ngập tràn niềm vui và hạn phúc nhưng trong câu truyện cuộc gặp ấy lại lhieens nhân vật "anh" đau đớn bởi vì khi người cha được về thăm nhà , khao khát đốt cháy lòng ông là gặp được con , được nghe con gọi tiếng "ba" , được ôm con vào lòng sống những giây phút bấy lâu ông mong đợi . Nhưng thật éo le , con bé không những không nhận mà còn tỏ thái độ rất sợ hãi .

Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏiLỢN CƯỚI, ÁO MỚICó anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to:– Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây...
Đọc tiếp

Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi

LỢN CƯỚI, ÁO MỚI

Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.

Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to:

– Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra bảo:

– Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

(Theo truyện cười dân gian Việt Nam)

Vì sao truyện này lại gây cười? Lẽ ra anh có “lợn cưới” và anh có “áo mới” phải hỏi và trả lời thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và cần trả lời? Như vậy, cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?

1
8 tháng 12 2018

- Truyện cười “Lợn cưới, áo mới” gây cười ở câu trả lời của hai anh chàng có tính khoe khoang. Cả hai chàng đều ra sức trả lời thừa thông tin người hỏi cần biết

- Các nguyên tắc cần tuân thủ khi giao tiếp:

    + Lời nói phải có thông tin, thông tin ấy phù hợp với mục đích giao tiếp

    + Nội dung lời nói phải đủ (không thừa, không thiếu)

→ Nội dung lời nói đúng như yêu cầu giao tiếp, không thừa, không thiếu.

Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám - năm đó ta chưa võ trang - trong một trận càn lớn của quân Mĩ - ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi rồi nhìn tôi...
Đọc tiếp

Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám - năm đó ta chưa võ trang - trong một trận càn lớn của quân Mĩ - ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi rồi nhìn tôi một hồi lâu... cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mẳt của anh...

a) Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

c) "Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi rồi nhìn tôi một hồi lâu". Tưởng tượng là người chứng kiến cảnh đó, em hãy viết một vài câu để diễn tả "cái nhìn ấy".

1
12 tháng 7 2020

a) Đoạn trích trên thuộc tác phẩm "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng.

b) PTBĐ : tự sự

c) Trong từng giây phút hấp hối cuối cùng, điều mà ông Sáu nghĩ đến vẫn là chiếc lược ngà mà ông chưa trao được cho con.Tuy rằng sự sống trong ông đang lụi tàn nhưng tình cha con lại đang bùng lên mãnh liệt hơn bao giờ hết.Đó là ánh nhìn của một người sắp ra đi nhưng chứa đựng trong nó là một tình cảm thiêng liêng cháy bỏng của ông.Đó là ánh mắt chứa đựng muôn vàn tình yêu thương chân thành , chứa đựng cả nỗi đau xót đến tột cùng khi không ông không còn có cơ hội để gặp lại đứa con gái .Đó còn là đôi mắt không bao giờ chết cũng như tình cha con bất diệt , mãi tồn tại trong cả ông Sáu và bé Thu. Chiến tranh có thể cướp đi sự sống nhưng không thể , không bao giờ hủy diệt được tình cảm phụ tử mãnh liệt, thiêng liêng, cao quý.

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi (trang 75 SGK Ngữ văn 9, tập 2):- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lười đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!Anh thanh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi (trang 75 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lười đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.

- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.

(Theo Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

1. Qua câu "Trời ơi, chỉ còn có năm phút!", em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì? Vì sao anh không nói thẳng điều đó với họa sĩ và cô gái?

1
22 tháng 10 2019

- "Trời ơi, chỉ còn có năm phút" – Không chỉ thông báo thời gian mà còn cho thấy anh thanh niên gấp gáp, luyến tiếc vì thời gian còn lại ít ỏi

- Cách diễn đạt tình cảm tế nhị, khéo léo bằng câu gián tiếp mang hàm ý

1 tháng 12 2019

Thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên:

“Nước mặn đồng chua”: vùng đất nghèo ven biển nhiễm phèn, nhiễm mặn khó làm ăn.

“Đất cày lên sỏi đá”: nơi đồi núi, trung du, đất đá bị ong hóa, khó canh tác.

→ Hai thành ngữ này để nhằm chỉ ra sự tương đồng về cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó là cơ sở hình thành tình đồng chí.

9 tháng 8 2021

thành ngữ ĐẤT CÀY NÊN SỎI ĐÁ

giải thích :NGƯỜI Ở VÙNG NÚI CAO HAY DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG NƠI NÀO CŨNG KHÓ TRỒNG TRỌT CHĂN NUÔI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Anh yêu em trong tình yêu Vật lýCái nhìn đầu hai ý nghĩ giao thoaNhững nỗi buồn là cực tiểu khi xaVà cực đại niềm vui khi em đếnLực hấp dẫn làm hai ta yêu mếnTừ mỗi người nay đã trở thành đôiQuá yêu em nên anh nghĩ xa xôiTừ xa tít về tận dương vô cựcDẫu tình mình trải qua nhiều thách thứcNhưng tình anh cũng sẽ bảo toànTrái tim anh nếu em lấy đạo hàmChắc chắn rằng kết quả sẽ bằng...
Đọc tiếp

Anh yêu em trong tình yêu Vật lý
Cái nhìn đầu hai ý nghĩ giao thoa
Những nỗi buồn là cực tiểu khi xa
Và cực đại niềm vui khi em đến

Lực hấp dẫn làm hai ta yêu mến
Từ mỗi người nay đã trở thành đôi
Quá yêu em nên anh nghĩ xa xôi
Từ xa tít về tận dương vô cực

Dẫu tình mình trải qua nhiều thách thức
Nhưng tình anh cũng sẽ bảo toàn
Trái tim anh nếu em lấy đạo hàm
Chắc chắn rằng kết quả sẽ bằng không

Nếu như em vẫn chưa thấy hài lòng
Thì em hãy nhìn anh bằng tia X
Anh yêu em hơn mọi lời giải thích
Thực nghiệm rồi minh chứng trái tim anh
Khi bên em thời gian ngỡ quá nhanh

Như chậm lại khi chúng mình xa cách
Nỗi nhớ em là một hàm khả tích
Đối số là những kỷ niệm bên nhau
Cho dù em có ở tận nơi đâu

Thì tín hiệu anh cũng luôn nhận được
Phản hồi dương là những lời hẹn ước
Thủa ban đầu đã cộng hưởng con tim
Cõi lòng em là định luật khó tìm

Dày công sức của bao chàng nghiên cứu
Sự khó hiểu là một điều tất yếu
Các quá trình diễn biến chẳng như nhau
Lúc giận hờn em chẳng nói một câu

Trong tình cảm dường như đang gián đoạn
Những thăng giáng làm tim anh hốt hoảng
Vội điều hòa để em lại cười tươi
Ánh mắt em lại trong sáng tuyệt vời
Và anh hiểu là em là khả dĩ
Ôi muôn thủa tình yêu là như thế
Hết dị thường ta lại thấy yêu nhau

3
23 tháng 3 2019

thơ hay vậy chị!

23 tháng 3 2019

hiihihhihi

chị ko làm

trên mạng ý

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:"Mai này ai nhắc lại Rào TrăngBữa ấy lũ to, đất san bằngMười ba chiến sĩ đầu mũ cốiĐể đời thương tiếc mãi trăm năm. " "Ngày anh đi, anh chào tôi "Đồng chí!"Ngày anh về, sao chẳng nói một câu?Ngày anh đi, anh cười, "đi cứu hộ"Ngày anh về, toàn đội khóc, anh ơi...". "Trái tim nóng đã nằm trong đất lạnh!Gió thét gào, mưa xóa vết chân...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
"Mai này ai nhắc lại Rào Trăng
Bữa ấy lũ to, đất san bằng
Mười ba chiến sĩ đầu mũ cối
Để đời thương tiếc mãi trăm năm. "
 
"Ngày anh đi, anh chào tôi "Đồng chí!"
Ngày anh về, sao chẳng nói một câu?
Ngày anh đi, anh cười, "đi cứu hộ"
Ngày anh về, toàn đội khóc, anh ơi...".
 
"Trái tim nóng đã nằm trong đất lạnh!
Gió thét gào, mưa xóa vết chân anh
Đồng bào khóc nghẹn ngào trong thương xót
Ngủ đi anh - bình yên nơi Vĩnh hằng...".
(Theo Báo Pháp luật tháng 10/2020) 
a) Xác định một lời dân trực tiếp có trong đoạn trích trên. Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật. (1,0 điểm). .
b) Nêu nội dung đoạn trích trên một câu ngắn gọn. (1,0 điểm)
c) Vẻ đẹp của người chiến sĩ từ bao đời luôn là nguồn cảm hứng mãnh liệt trong thơ ca, em hãy kể tên một tác phẩm cũng viết về người lính đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 học kì 1. Cho biết tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác (1,0 điểm)
d) Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của những hình ảnh thơ trong hai dòng thơ dưới đáy (10 điểm)
Ngày anh đi, anh cười, “đi cứu hộ” 
Ngày anh về, toàn đội khóc, anh ơi

0
2 tháng 2 2017

Ô! Cô còn quên chiếc mùi xoa đây này! – mang hàm ý