K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2023

- Tóm tắt nội dung cơ bản từng phần:

+ Phần mở đầu (“Việc nhân nghĩa... chứng cớ còn ghi"): Phần đầu nói về tư tưởng nhân nghĩa.

+ Phần 2 (“Vừa rồi... Ai bảo thần nhân chịu được"): Phần hai soi chiếu lí luận vào thực tiễn.

 

+ Phần 3 (“Ta đây... Cũng là chưa thấy xưa nay"): Phần tiếp theo nói về diễn biến khởi nghĩa Lam Sơn. Hình tượng người anh hùng Lê Lợi là người nông dân áo vải, chọn núi Lam Sơn để dấy nghĩa với lòng căm thù giặc sâu sắc, sục sôi cùng lí tưởng, hoài bão lớn lao và lòng người quyết tâm để thực hiện lí tưởng lớn.

+ Phần kết (“Xã tắc từ đây... Ai nấy đều hay”): Phần cuối cùng sử dụng những hình ảnh về tương lai đất nước nhấn mạnh niềm tin, ý chí: xã tắc từ đây vững bền, Giang sơn từ đây đổi mới.

=> Các phần trong tác phẩm này có mối liên hệ chặt chẽ, logic. Bài Đại cáo viết về vấn đề vạch tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
18 tháng 12 2023

a. Phần mở đầu (“Việc nhân nghĩa... chứng cớ còn ghi"): Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi

- Phần 2 (“Vừa rồi... Ai bảo thần nhân chịu được"): Tố cáo tội ác của giặc

- Phần 3 (“Ta đây... Cũng là chưa thấy xưa nay"): Lược thuật quá trình kháng chiến

- Phần kết (“Xã tắc từ đây... Ai nấy đều hay”).: Tuyên bố độc lập, mở ra kỉ nguyên mới cho đất nước

b. Tác giả có cách lập luận chặt chẽ, mỗi phần đều có mối quan hệ mật thiết với nhau: Phần 1 là cơ sở lí luận được tạo nên từ tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về độc lập, tự chủ. Phần 2, 3 là cơ sở thực tiễn được tạo nên từ bản cáo trạng tội ác của giặc và sự thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn. Qua đó, phần kết thúc thể hiện niềm tin, khát vọng xây dựng một quốc gia vững mạnh.

- Bài cáo viết về quá trình cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đi đến chiến thắng của Đại Việt.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
18 tháng 12 2023

a. Đại cáo bình Ngô được viết sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh bại quân Minh xâm lược, mở ra một kỉ nguyên mới cho đất nước.

b. - “Bình Ngô đại cáo” được coi là “bản tuyên ngôn độc lập thứ hau” vì:

+ Thời điểm viết: sau khi chiến thắng quân Minh, viết bài cáo nhằm công bố rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô.

+ Khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc: tư tưởng nhân nghĩ, các yếu tố khẳng định qua 5 yếu tố: văn hiến, bờ cõi, phong tục, con người hào kiệt (so sánh với Nam quốc sơn hà)

+ Khẳng định sức mạnh dân tộc có thể đánh bại mọi kẻ thù xâm lược

+ Tuyên bố thắng lợi và thể hiện khát khao xây dựng tập thể vững mạnh.

4 tháng 1 2019

Đoạn cuối, giọng văn trầm lắng, tự hào. Bởi những lời tổng kết lịch sử mang đậm suy tư.

- Lời tuyên bố độc lập được tác giả đồng thời rút ra bài học lịch sử: thế sự vững bền, suy vong tất yếu của mỗi quốc gia. Vị thế sự vững bền được xây dựng trên cơ sở phục hưng dân tộc

- Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thông, sức mạnh thời đại: hiện thực hôm nay, tương lai ngày mai “nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ”

- Càng phác họa sâu đậm niềm tin, quyết tâm xây dựng lại đất nước của nhân dân ta

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
18 tháng 12 2023

- Các em đọc kĩ Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi và chú ý những thông tin chính quan trọng trong sách giáo khoa.

+ Bài Đại cáo được viết bằng văn biển ngẫu, bố cục gồm bốn phần.

+ Nguyễn Trãi Sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương), sau dời về làng Ngọc Ổi, xã Sơn Nam Thượng, huyện Thượng Phúc, lộ Đông Đô (nay thuộc Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội).

+ Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, hai cha con ông đều ra làm quan nhà Hồ. Năm 1406, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc. Tương truyền, Nguyễn Trãi để giữ trọn đạo hiếu định đi cùng cha, nhưng nghe lời cha dặn, ông đã quay về tìm đường cứu nước. 

+ Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, dâng Bình Ngô sách (Kế sách đánh đuổi quân Minh), củng Lê Lợi và các tướng lĩnh bàn bạc việc quân, vạch ra đường lối chiến lược của cuộc khởi nghĩa

+ Sau ngày hoà bình lập lại, Nguyễn Trãi đem hết tâm huyết, tài năng, sức lực tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, do những mâu thuẫn nội bộ của triều đình phong kiến, do bọn quyền thân, gian thân lộng hành, Nguyễn Trãi không còn được tin dùng như trước. Ông lui về ở ẩn tại Côn Sơn nhưng rồi lại hăm hở ra giúp đời, giúp nước khi được vua Lê Thái Tông trọng dụng. 

+ Giữa lúc Nguyễn Trãi đang giữ trọng trách công việc quốc gia thì năm 1442 xảy ra vụ án Lệ Chi viên (Trại Vải ở Gia Lương, Bắc Ninh) đầy oan khốc khiến ông bị khép tội “tru di tam tộc” (giết cả ba họ). 

+ Năm 1464, Lê Thánh Tông đã minh oan cho Nguyễn Trãi, cho sưu tầm lại thơ văn của ông. Năm 1980, nhân Kỉ niệm 600 năm sinh của ông, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã vinh danh Nguyễn Trãi là Danh nhân văn hoá kiệt xuất.

+ Nguyễn Trãi là một tài năng lỗi lạc về tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hoá, văn học,...

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

Trong phần mở đâu bài cáo, Nguyễn Trãi đã đưa ra một tiền đề có tính chất tiên nghiệm: nguyên lí nhân nghĩa. Đó là một tiền đề có nguồn gốc từ phạm trù nhân nghĩa của Nho giáo, mang tính chất phổ biến và được mặc nhiên thừa nhận thời bấy giờ. 

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Nguyễn Trãi đã khẳng định cốt lõi của nhân nghĩa là yên dân, làm cho dân được sống yên ổn, hạnh phúc. Trừ bạo để yên dân là diệt trừ bọn cướp nước và lũ bán nước vì đó là những kẻ thù hại dân. Khi có quân xâm lược thì nhân nghĩa lớn nhất chính là chống ngoại xâm, diệt bạo tàn, vì độc lập của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân. Nguyễn Trãi đã biết chắt lọc lấy cái hạt nhân cơ bản, tích cực: “cốt ở yên dân”, “trước lo trừ bạo”. Dân tộc ta chiến đấu chống xâm lược là nhân nghĩa, là phù hợp với nguyên lí chính nghĩa thì sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc là một chân lí khách quan phù hợp với nguyên lí đó. Nhân nghĩa không còn là một đạo đức hạn hẹp mà là một lí tưởng lớn lao của thời đại. 

Đề bài: Tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo.

Ý thức về độc lập, chủ quyền dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện rất rõ trong văn bản “Bình Ngô đại cáo”. Trước hết, Nguyễn Trãi xác định tư cách độc lập của dân tộc bằng một loạt những dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục: nước ta có nền văn hiến lâu đời, có cương vực lãnh thổ riêng, có phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc, có chiều dài lịch sử với các triều đại sánh ngang với các triều đại của phương Bắc, có anh hùng hào kiệt ở khắp nơi trên đất nước. Đồng thời, Nguyễn Trãi còn phân định rất rõ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, tất sẽ thắng lợi, vì đã đứng lên để giành lại chủ quyền của dân tộc, còn kẻ thù chắc chắn sẽ thất bại vì đã xâm phạm lên chủ quyền của đất nước khác.

2 tháng 5 2017

- Giọng văn trịnh trọng phù hợp với lời tuyên bố độc lập.

- Bài học lịch sử: có được chiến công, có nền độc lập là bởi "nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ”... Bài học lịch sử này có ý nghĩa rất lớn đối với mọi người và mọi thời, nhất là những người được sống trong hoà bình, độc lập.

15 tháng 2 2019

Đại cáo bình Ngô chia thành bốn đoạn:

    + Đoạn 1 (từ đầu... Chứng cớ còn ghi): Khẳng định tư tưởng, nhân nghĩa, chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt

    + Đoạn 2 (từ “Vừa rồi” đến “Ai bảo thần dân chịu được” ): Tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh

    + Đoạn 3 ( từ “Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa” đến “Cũng là chưa thấy xưa nay” ): Kể lại diễn biến cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi thắng lợi hoàn toàn.

    + Đoạn 4 (còn lại): Tuyên bố độc lập, rút ra bài học lịch sử