Câu 7. Mỏi cơ là gì? Nêu nguyên nhân và biện pháp chống mỏi cơ?Nêu những biện pháp chống cong vẹo cột sống ở học sinh?
- Mỏi cơ là hiện tượng cơ phải làm việc quá sức và kéo dài
- Nguyên nhân: .................
- Biện pháp:.................
Câu 8: Hãy nêu sự khác nhau giữa bộ xương người so với bộ xương thú
Các phần so sánh | Bộ xương người | Bộ xương thú |
- Tỉ lệ sọ/mặt - Lồi cằm xương mặt | - Lớn - Phát triển | - Nhỏ - Không có |
- Cột sống - Lồng ngực | - Cong ở 4 chỗ - Nở sang 2 bên | - Cong hình cung - Nở theo chiều lưng bụng |
Xương chậu Xương đùi Xương bàn chân Xương gót | Nở rộng Phát triển, khoẻ Xương ngón ngắn, bàn chân hình vòm. - Lớn, phát triển về phía sau. | - Hẹp - Bình thường - Xương ngón dài, bàn chân phẳng. - Nhỏ |
Câu 9: Chúng ta cần làm gì để có hệ cơ phát triển cân đối và bộ xương chắc khỏe?
* Để cơ và xương phát triển cân đối cần:..................
Câu 10: Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Tại sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền? Vẽ sơ đồ cho và nhận giữa các nhóm máu? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu.
- Máu gồm: ...................
+ Huyết tương: ......................
+ TB máu: ..........................
- Nguyên tắc truyền máu: .........................
* Sơ đồ truyền máu
A <=>A
OóO ABóAB
B <=> B
* Chức năng của huyết tương: ..........................
Câu11: Nêu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể? – Miễn dịchlà gì? Người ta thường tiêm phòng cho trẻ những loại vaccin gì?
* Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu: gồm 3 hoạt động:
+ Sự thực bào:........................
+ Tế bào limphô B: ............................
+ Tế bào limphô T: ..............................
* Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc 1 bệnh nào đó mặc dù sống ở môi trường có vi khuẩn, virut gây bệnh.
* Có 2 loại miễn dịch:
+ Miễn dịch tự nhiên: ..........................
+ Miễn dịch nhân tạo: ..........................
* Người ta thường tiêm phòng vacxin cho trẻ để phòng 1 số bệnh như : Lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, rubella,viêm não nhật bản……
Câu 12/ Hoàn thành sơ đồ quá trình đông máu. Qua đó cho biết vai trò của tiểu cầu?
............... Hồng cầu
Máu Bạch cầu
chảy …......... Khối máu đông
Vỡ
.......
Huyết tương ® .............. Tơ máu -> ôm giữ cáctế bào máu
(Ca+2 )
............
Tiểu cầu vỡ giải phóng Ezim giúp hình thành tơ máu để tạo thành khối máu đông bịt kín vết thương.
Câu 13: Sự đông máu liên quan tới yếu tố nào của máu? Tiểu cầu có vai trò gì trong quá trình đông máu?
- Liên quan tới hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu
- Bám vào vết rách và bám vào nhanh để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách
- Giải phóng enzim giúp hình thành búi tơ máu để tạo thành khối máu đông.
Câu 14: Phân biệt vai trò của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu? Nêu vai trò của hệ tuần hoàn máu?
- Tim:........................
- Hệ mạch: ...................................................
- Lưu chuyển máu trong toàn cơ thể
Câu 15: Thành phần cấu tạo của hệ bạch huyết. Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn và trong phân hệ nhỏ? Nêu vai trò của hệ bạch huyết?
- Gồm 2 phân hệ lớn và phần hệ nhỏ. Mỗi phân hệ có: mao mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, mạch bạch huyết, ống bạch huyết.
- Phân hệ lớn: .........................
- Phân hệ nhỏ:........................................
- Vai trò: Cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện sự luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể
Câu 16: Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần nào? Nêu chức năng:
- Gồm tim và hệ mạch tạo thành vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.
+ Vòng tuần hoàn nhỏ dẫn máu qua phổi, giúp máu trao đổi O2 và CO2.
+ Vòng tuần hoàn lớn dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thể để thực hiện sự trao đổi chất
Câu 17: Nếu cấu tạo và vị trí của tim:
- Tim được cấu tạo bởi các cơ tim và mô liên kết, tạo thành các ngăn tim (tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải và tâm thất trái) và các van tim (van nhĩ-thất, van động mạch)
- Tim nằm gọn giữa 2 lá phổi trong lồng ngực, hơi dịch ra phía trước gần xương ức và lệch sang trái
- Bao ngoài tim còn có 1 màng bọc bên ngoài, gọi là màng ngoài tim; lót trong các ngăn tim còn có màng trong tim
- Tim nặng khoảng 300 g,
- Mỗi ngăn tim chứa khoảng 60ml máu
Câu 18: Nơi máu được bơm tới từ các ngăn tim:
- Tâm thất trái có thành cơ tim dày nhất. Tâm nhĩ phải có thành cơ tim mỏng nhất
- Giữa các ngăn tim và giữa tim đi ra các động mạch (động mạch chủ và động mạch phổi) đều có van bảo đảm cho máu chỉ vận chuyển theo 1 chiều nhất định
Câu 19: Cấu tạo của mạch máu:
- Trong mỗi chu kì:
+ Tâm nhĩ làm việc 0.1s, nghỉ 0.7s
+ Tâm thất làm việc 0.3s, nghỉ 0.5s
+ Tim nghỉ ngơi toàn bộ là 0.4s
+ Tim co dãn theo chu kì.
- Mỗi chu kì gồm 3 pha: pha nhĩ co, pha thất co, pha dãn chung
+ Sự phối hợp hoạt động của các thành phần cấu tạo tim qua 3 pha làm cho máu được bơm theo 1 chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất và từ tâm thất vào động mạch.
Câu 20. Em hãy chỉ ra sự khác nhau giữa các loại mạch máu?
Các loại mạch | Sự khác biệt về cấu tạo |
Động mạch | Thành có 3 lớp, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dầy hơn tĩnh mạch. Lòng hẹp hơn tĩnh mạch. |
Tĩnh mạch | Thành có 3 lớp nhưng lớp mô liên kết và cơ trơn mỏng hơn động mạch. Lòng rộng hơn của động mạch. Có van 1 chiều ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực. |
Mao mạch | Nhỏ và phân nhánh nhiều. Thành mỏng, chỉ gồm một lớp biểu bì. Lòng hẹp. |
Câu 21/ Nêu các tác nhân gây hại cho tim mạch? Theo em cần có biện pháp gì và rèn luyện như thế nào để bảo vệ tim và hệ mạch?
- Các tác nhân gây hại cho tim mạch: Có nhiều tác nhân bên ngoài và trong có hại cho tim mạch.................. (chú ý thành phần Colesteron trong mỡ động vật gây hậu quả.....).
- Biện pháp bảo vệ và rèn luyện tim mạch: ................................
Câu 22: Hô hấp có vai trò gì?Trình bày các cơ quan trong hệ hấp của người và nêu chức năng của chúng?
* Hô hấp là quá trình không ngừng: ............................
- Vai trò: ..................................
* Hệ hô hấp gồm: các cơ quan ở đường dẫn khí và 2 lá phổi
- Đường dẫn khí :
+ Gồm: ............
+ Chức năng: ...............
- Phổi: thực hiện chức năng trao đổi khí giữa môi trường ngoài và máu trong mao mạch phổi
Câu 23: Các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp? Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại?
- Các tác nhân gây hại cho đường hô hấp là: bụi, khí độc (NO2; SOx; CO2; nicôtin...) và vi sinh vật gây bệnh lao phổi, viêm phổi, viêm họng, viêm amidan….
* Lưu ý: Khí CO có trong khói , khí thải công nghiệp...có khả năng chiếm chỗ oxi trong máu có thể làm giảm hiệu quả hô hấp hoặc dẫn tới tử vong
- Biện pháp: ...........................
Câu 24: Các chất trong thức ăn được phân nhóm như thế nào? Nêu đặc điểm của mỗi nhóm?
- Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo hóa học:
+ Các chất hữu cơ:.......................
+ Các chất vô cơ:.........................
- Căn cứ vào đặc điểm biến đổi qua hoạt động tiêu hóa
+ Các chất bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa: gluxit, lipit, prôtêin, axit nucleic
+ Các chất không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa: vitamin, mối khoáng, nước
Câu 25: Em hiểu như thế nào về nghĩa đen (theo mặt sinh học) của câu thành ngữ “nhai kỹ no lâu”? Vậy trong khi ăn em cần chú ý điều gì?
- Nhai kỹ có tác dụng biến đổi thức ăn thành những phần tử nhỏ, tăng diện tích tiếp xúc với các enzim trong dịch tiêu hóa làm quá trình biến đổi thức ăn xảy ra triệt để hơn, hiệu xuất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ nhiều hơn.
- No lâu là chỉ việc no sinh lí. Do được nhai càng kỹ thì hiêu xuất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nên no lâu hơn.
- Khi ăn Cần ăn chậm nhai kỹ
Câu 26: Hoạt động tiêu hóa ở khoang miệng diễn ra như thế nào? Vì sao nhai cơm lâu trong miệng thấy ngọt?
- Tiêu hóa ở khoang miệng gồm:
+ Biến đổi lí học: ....................
Tác dụng: Làm mềm nhuyễn thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt tạo viên vừa để nuốt.
+ Biến đổi hóa học: ................................
+ Tác dụng: Biến đổi 1 phần tinh bột ( Chín ) trong thức ăn thành đường Mantôzơ.
Tinh bột amilaza Mantôzơ
pH=7,2; t0= 370C
Nhai cơm hay bánh mì lâu trong miệng thấy ngọt vì cơm bánh mì là tinh bột khi nhai trong miệng sẽ bị enzim amilaza biến đổi thành đường Mantôzơ nên thấy ngọt.
Câu 27.Trình bày quá trình biến đổi thức ăn ở dạ dày?Tại sao Protein trong thức ăn được phân giải mà protein trong tế bào lớp niêm mạc dạ dày lại không bị phân giải?
* Quá trình biến đổi thức ăn ở dạ dày.
- Biến đổi lí học.
+ Sự tiết dịch vị giúp hoà loãng thức ăn.
+ Sự co bóp của dạ dày giúp thức ăn được đảo trộn và thấm đều dịch vị
- Biến đổi hoá học: hoạt động của enzim pepsin phân cắt prôtêin chuỗi dài thành prôtêin chuỗi ngắn từ 3 – 10 axitamin.
* Vì các tế bào tiết chất nhày tiết ra lớp dịch nhày bao phủ lên bề mặt lớp niêm mạc bảo vệ protein trong lớp niêm mạc không bị enzim pepsin và HCl phân giải.
mọi người ơi mình cần càng nhanh càng tốt nhé
Câu1:Hoạt động thể lực là bất kể một hoạt động nào có sử dụng hệ cơ.
Khi các tơ cơ mảnh xâm nhập vào vùng phân bố của các tơ cơ dày sẽ khiến tơ cơ rút ngắn về chiều dài và phình to tạo nên sự co cơ.
Cơ bắp là một mô mềm của động vật. Tế bào cơ bắp có chứa protein sợi có thể trượt qua nhau, nó tạo ra một lực co thay đổi cả chiều dài và hình dáng của tế bào, hoạt động này sản xuất ra lực gây chuyển động. Nó chịu trách nhiệm duy trì và thay đổi vận động hoặc duy trì tư thế cơ thể.
Câu2:
Là hiện tượng mức độ co cơ giảm dần hoặc ngừng hẳn do làm việc quá sức
Lượng O2 trong cơ thể sẽ bị 'yếm khí' khi không được cung cấp đủ lúc đó lượng Axit lactic sẽ tăng dẫn đến sự mỏi cơ
Biện pháp phòng tránh
-Lao động vừa sức
-Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao
-Để lao động có năng suất cao cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức đảm bảo khối lượng và nhịp co cơ thích hợp.
-Cần có tinh thần thoải mái vui vẻ.
-Việc rèn luyện thân thể thường xuyên thông qua lao động, thể dục thể thao sẽ làm tăng dần khả năng co cơ và sức chịu đựng của cơ, đây cũng là biện pháp nâng cao năng suất lao động
- Sau hoạt động chạy (khi tham gia thể thao) nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp.
Câu 3:
Một cơ thể khỏe mạnh đồng nghĩa với các bộ phận cơ thể cũng khỏe mạnh.
Trả lời:
BMI (Body Mass Index) chính là chỉ số cơ thể được các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay quá gầy hay không. Thông thường, người ta dùng để tính toán mức độ béo phì .
Nhược điểm duy nhất của chỉ số BMI là nó không thể tính được lượng chất béo trong cơ thể - yếu tố tiềm ẩn các nguy cơ liên quan đến sức khỏe tương lai.
Người lớn và BMI
Chỉ số BMI của bạn được tính như sau:
BMI = (trọng lượng cơ thể)/ (chiều cao x chiều cao).
- trọng lượng cơ thể: tính bằng kg;
- chiều cao x chiều cao: tính bằng m
Hoặc có thể dựa trên 1 số dấu hiệu cho thấy cơ thể khỏe mạnh
1.Mát tóc mềm và mượt
2. Móng tay, móng chân khỏe
3. Răng và lợi khỏe mạnh
4. Vòng eo thon5. "Sản phẩm đầu ra" bình thường
5.Nhịp tim đạt 60-80 nhịp một phút
(vân vân và vân vân)
Câu 4:
Hành vi sức khỏe là những hành vi của con người có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến sức khỏe của chính bản thân họ, của những người xung quanh và của cộng đồng. Theo ảnh hưởng của hành vi đến sức khỏe.Ta có:
Những hành vi có lợi cho sức khỏe: Đó là các hành vi lành mạnh được người dân thực hành để phòng chống bệnh tật, tai nạn, bảo vệ và nâng cao sức khỏe hay các hành động mà một người thực hiện để làm cho họ và những người khác khỏe mạnh và phòng các bệnh tật, ví dụ như khám thai định kỳ, tiêm chủng cho trẻ, tập thể dục, dinh dưỡng hợp lý, nuôi con bằng sữa mẹ, sử dụng hố xí hợp vệ sinh, thực hành vệ sinh môi trường, giảm các hành vi làm tổn hại sức khỏe như: hút thuốc lá, nuôi con bằng sữa chai, uống rượu quá nhiều....
Những hành vi có hại cho sức khỏe: Là các hành vi có nguy cơ hoặc có tác động xấu đến sức khỏe do một cá nhân, một nhóm người hay có thể cả một cộng đồng thực hành. Một số hành vi có hại cho sức khỏe do cá nhân và cộng đồng thực hành đã lâu và có thể trở thành những thói quen, phong tục tập quán gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của nhiều người. Ví dụ như sử dụng phân tươi bón ruộng, không ăn chín uống chín, hút thuốc lá, lạm dụng và nghiện rượu, quan hệ tình dục bừa bãi thiếu bảo vệ,…
Câu 5
Viễn thị là một tật liên quan đến khúc xạ ở mắt. Người bị viễn thị có thể nhìn bình thường đối với những mục tiêu ở cự ly xa, song không nhìn rõ những mục tiêu ở cự ly gần.
Nguyên nhân của viễn thị là giác mạc dẹt quá hoặc trục trước - sau của cầu mắt ngắn quá khiến cho hình ảnh không hội tụ ở đúng võng mạc như mắt bình thường mà lại hội tụ ở phía sau võng mạc.
HOẶC
Viễn thị có thể do:
Mắt ngắn hơn bình thường (gọi là viễn thị do trục)
Giác mạc và/hoặc thể thủy tinh dẹt quá (không đủ cong) do đó công suất quá thấp (gọi là viễn thị do khúc xạ)
Một thấu kính lồi phù hợp có thể giúp điều chỉnh điểm hội tụ về đúng võng mạc.
Cận thị là một tật khúc xạ ở mắt. Người bị cận thị sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn và ghi nhận các chi tiết hình ảnh ở xa, phải cố gắng điều tiết để thấy rõ (bộc lộ qua động tác nheo mắt). Đây là một tật khúc xạ thường gặp nhất, đặc biệt là ở lứa tuổi đi học, thanh thiếu niên.
Nguyên nhân của tật cận thị là do: Mất cân bằng giữa chiều dài trục nhãn cầu và công suất khúc xạ của mắt:
Nguyên nhân được cho rằng dẫn đến tật cận thị là:
Điều trị:Tật cận thị thường không cần phẫu thuật hay can thiệp nhiều, điều chỉnh kính là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất cho trường hợp này. Kính đeo cho người cận thị là thấu kính phân kì, chọn kính có độ (diop) thấp nhất cho thị lực tối đa. Không nên đeo quá liên tục và kiểm tra định kỳ mỗi 3 - 6 tháng để tránh lên độ cận.
Có thể phẫu thuật điều chỉnh như trong phẫu thuật LASIK, trên 25 tuổi, tiến triển của tật cận thị sẽ dừng lại nên có thể cân nhắc các phương pháp tác động nhất là khi việc đeo kính có ảnh hương tới công việc cá nhân.
Loạn thị là một tật về mắt liên quan đến khúc xạ. Ở mắt bình thường, các tia hình ảnh sau khi đi qua giác mạc thì được hội tụ ở một điểm trên võng mạc. Nhưng ở mắt loạn thị, các tia hình ảnh lại được hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc khiến cho người loạn thị thấy hình ảnh nhòe, không rõ. Nguyên nhân của loạn thị là giác mạc có hình dạng bất thường khiến khả năng tập trung ánh sáng của giác mạc bị giảm đi. Loạn thị có thể đi kèm với cận thị thành tật cận loạn, hoặc đi kèm với viễn thị thành tật viễn loạn
ĐIỀU TRỊ:Loạn thị không thể chỉnh bằng kính cầu lồi hoặc kính cầu lõm. Bởi vì khúc xạ của loạn thị không bằng nhau ở tất cả các hướng. Để chỉnh loạn thị, cần phải dùng kính loạn thị. Có 2 loại kính loạn thị – đó là kính trụ và kính cầu-trụ
Nguyên nhân:Mắt có hai phần tập trung hình ảnh - giác mạc và ống kính. Trong một hình mắt hoàn hảo, tập trung vào những yếu tố này có một đường cong như bề mặt của một quả bóng mịn. Giác mạc hoặc ống kính với một bề mặt cong cong (khúc xạ) tất cả ánh sáng đến cùng một cách và tạo ra một hình ảnh rõ ràng vì sự trở lại của võng mạc mắt.
Tuy nhiên, nếu giác mạc hoặc ống kính không đồng đều và uốn cong nhẹ, các tia sáng khúc xạ không đúng, gây ra một lỗi khúc xạ. Loạn thị là một loại lỗi khúc xạ. Trong loạn thị, giác mạc hoặc ống kính cong dốc hơn theo một hướng khác. Khi giác mạc có hình dạng méo mó sẽ có loạn thị giác. Khi ống kính bị bóp méo, có loạn thị thể thủy tinh. Loạn thị có thể gây mờ mắt. Mờ mắt có thể xảy ra nhiều hơn trong một hướng hoặc là theo chiều ngang, chiều dọc hoặc theo đường chéo.
Loạn thị có thể xảy ra kết hợp với các lỗi khác khúc xạ, trong đó bao gồm:
- Cận thị. Điều này xảy ra khi giác mạc cong quá nhiều hoặc mắt dài hơn bình thường. Thay vì tập trung chính xác vào võng mạc, ánh sáng tập trung ở phía trước của võng mạc, kết quả là xuất hiện nhìn mờ cho các đối tượng ở xa.
- Viễn thị. Điều này xảy ra khi giác mạc là cong quá ít hoặc mắt ngắn hơn bình thường. Hiệu ứng này là đối diện của cận thị. Khi mắt đang ở trong một trạng thái thoải mái, ánh sáng tập trung phía sau mắt, làm cho các đối tượng ở gần đó mờ
Trong hầu hết trường hợp, loạn thị là lúc mới sinh. Đôi khi, loạn thị phát triển sau khi một chấn thương mắt, bệnh tật hoặc phẫu thuật. Loạn thị không gây ra hoặc làm nặng hơn bằng cách đọc trong ánh sáng kém, ngồi quá gần với truyền hình hoặc nheo mắt.
Các phòng chống bảo vệ măt và dựa trên thông tin mà mình cung cấp cho bạn nha!!!
Câu6;
Chứng cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong hẳn sang một bên. Mức độ cong của cột sống được đo bằng góc. Góc càng rộng thì nguy cơ chứng cong vẹo cột sống nặng hơn càng cao. Nếu trẻ ở cuối giai đoạn phát triển có cột sống bị cong dưới 30 độ thường không cần phải theo dõi nghiêm ngặt và hiếm khi bị nặng hơn. Nếu cột sống cong trên 50 đến 75 độ, bác sĩ có thể áp dụng liệu pháp mạnh để điều trị.
Cong vẹo cột sống thường bắt đầu khi còn nhỏ và tệ dần khi trưởng thành.
Dấu hiệu:Hầu hết trẻ bị cong vẹo cột sống không có triệu chứng đau nhưng có thể bị gù một bên lưng hoặc có một bên vai cao hơn bên kia khi cúi người về trước. Ngoài ra, hông của trẻ sẽ phát triển không đều và hay dựa vào một bên.
Ở người lớn, đau cột sống là dấu hiệu phổ biến nhất của chứng cong vẹo cột sống nặng. Những dấu hiệu và triệu chứng khác bao gồm: giảm chiều cao, tăng độ nhô lên của xương sườn hoặc thay đổi vòng eo không phải do tăng cân. Vòng eo bụng thay đổi càng nhiều nghĩa là bị cong càng nặng.
Câu 7:
Nguyên nhân gây ra cong vẹo cột sống thường là không xác định được, nhưng có lẽ yếu tố di truyền cũng có tác động ít nhiều. Chứng cong vẹo ở người lớn đa phần do có tật bẩm sinh hiếm gặp như:
mình bổ sung thêm câu số 7 nha bạn tại bữa hôm trước mình bận nên chưa giúp được hết cho bạn.Sorry nha....
Câu 7:
Điều trị bệnh cong vẹo cột sống
1.Can thiệp sớm khi phát hiện bệnh cong vẹo cột sống
2.Nẹp cột sống
3.Phẫu thuật chỉnh hình
Hậu quả của bệnh:
Bệnh có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng. Ngoại hình người bệnh mất cân đối, gây mặc cảm, hạn chế hoạt động xã hội. Trường hợp nặng, lồng ngực sẽ bị lép do xương sườn xẹp, chèn ép như tim, phổi. Phổi bị xẹp, giảm dung tích phổi, hạn chế sức thở gây suy hô hấp, dẫn đến suy tim, phù, khó thở. Ở giai đoạn muộn, các cơ quan trong ổ bụng cũng bị chèn ép và có cả các dấu hiệu chèn ép thần kinh. Các trẻ phát hiện vẹo càng sớm thì những biến dạng cột sống và các cơ quan trong cơ thể càng nặng. Trẻ cong vẹo cột sống phát hiện sớm trước 10 tuổi thường tiên lượng nặng, bệnh nhân khó sống qua tuổi 30. Do vậy, cần phải phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
Cách phòng chống:
Đảm bảo đúng tư thế ngồi học; khi ngồi, hai bàn chân được đặt ngay ngắn, vững chắc trên sàn, giữa cẳng chân và đùi tạo thành 1 góc là 90o dao động trong khoảng 75-105o, thân thẳng, đầu và cổ hơi ngả về phía trước, hai tay để ngay ngắn trên mặt bàn. Nếu ngồi học sai tư thế không chỉ gây ra cong vẹo cột sống mà có thể dẫn đến những rối loạn cơ xương khác và nguy cơ mắc tật cận thị cao.
Nơi học tập ở trường phải đảm bảo chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo. Ở nhà, ngoài hệ thống chiếu sáng chung, gia đình cũng cần trang bị đèn ở góc học tập cho các em học sinh để đảm bảo ánh sáng tốt hơn; chú trọng thực hiện việc nghỉ giải lao giữa các tiết học.
Học sinh không mang cặp quá nặng, trọng lượng cặp sách không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể. Cặp phải có 2 quai, khi sử dụng học sinh đeo đều hai vai, tránh đeo lệch về 1 phía.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, tính đa dạng về giá trị dinh dưỡng của mỗi bữa ăn nhất là các bữa chính. Đặc biệt cần quan tâm đến các thực phẩm có nhiều can xi và vitamin D, đây là các yếu tố giúp cho sự phát triển của xương trong giai đoạn phát triển.
Đảm bảo thời gian ngủ cần thiết theo từng lứa tuổi. Tuổi càng nhỏ, nhu cầu ngủ càng nhiều, cụ thể học sinh từ 7-10 tuổi cần ngủ 11 - 10 giờ; từ 11-14 tuổi thời gian ngủ là 10 - 9 giờ; từ 15-17 tuổi thời gian ngủ là 9 - 8 giờ.
Khám định kỳ phát hiện sớm các trường hợp cong vẹo cột sống để có cách xử trí và phòng bệnh kịp thời. Việc khám phát hiện cong vẹo cột sống định kỳ có tác dụng giúp cho nhà trường, gia đình và bản thân học sinh quan tâm hơn tới sức khỏe và phòng chống cong vẹo cột sống học đường hiệu quả nhất.
Ai thấy hay thì tick cho mình nhé.Cảm ơn nhiều ạ......