Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1
_Đơn vị đo độ dài hợp pháp cùa nước ta là: mét
_Các dụng cụ đo độ dài mà em biết là:thước mét,thước cuộn,thước dây,thước kẻ
Câu 2
_Thả chìm vật đó vào chất lỏng đụng trong bình chia độ.Thể tích phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật
Câu 3:
a)Con số đó chỉ khối lượng của xi măng đựng trong túi
b)Bao xi măng có trọng lực là: 500 N
Câu 4
a)Trọng lực là lực hút của Trái Đất
b)Quả cầu chịu tác dụng của lực đàn hồi của lò xo,lực hút của Trái Đất.
Phương của cả hai lực đó là phương thẳng đứng
Câu 5
a)Khi chơi bóng chày, 1 bạn ném quả bóng chày và tác dụng 1 lực đẩy lên quả bóng làm quả bóng bay về phía bạn kia .Khi quả bóng tới chỗ bạn kia,bạn kia dùng gậy đánh vào quả bóng và tác dụng 1 lục đẩy vào quả bóng làm quả bóng biến đổi chuyển động và bay ra xa.
b)Nếu chỉ có 2 lực tác dụng vào cùng 1 vật mà vật vẫn đứng yên gọi là 2 lực cân bằng
Có 2 đội chơi kéo co.Khi trọng tài thổi còi thì cả hai đội đều ra sức kéo sợi dây về phía mình mà dây vẫn không di chuyển.Lực mà 2 đội tác dụng vào sợi dây là 2 lực cân bằng
rót đầy nước vào cốc và đặt lên khay
thả vật đó vào cốc nước
nước trong cốc tràn ra khay
đổ số nước ở khay vao bình chưa độ
đó là thể tích của vật cần đo
Lần cân thứ nhất: mT = mb + mn + mv + m1 (1).
Lần cân thứ hai: mT = mb + (mn – mn0) + mv + m2 (2).
Trong phương trình (1), mn là khối lượng của nước chứa trong bình tới vạch đánh dấu, mb là khối lượng vỏ bình, mv là khối lượng vật.
Trong phương trình (2), mn0 là khối lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.
Vì mT là không thay đổi nên từ (1), (2) ta có:
mb + mn + mv + m1 = mb + (mn – mn0) + mv + m2
↔ mn0 = m2 – m1.
Vì 1 gam nước nguyên chất có thể tích là 1cm3, nên số đo khối lượng mn theo đơn vị gam là số đo có thể tích của phần nước bị vật chiếm chỗ theo đơn vị cm3.
Thể tích của phần nước bị vật chiếm chỗ chính là thể tích của vật. Do đó thể tích của vật tính ra cm3 có độ lớn bằng V = m2 – m1.
* Cách xác định vật thể như trên chính xác hơn cách xác định bằng bình chia độ, đo khối lượng bằng cân Rôbécvan chính xác hơn đo thể tích bằng bình chia độ do:
+ GHĐ của cân Rôbécvan nhỏ hơn GHĐ của bình chia độ rất nhiều.
+ Cách đọc mực nước ở bình chia độ khó chính xác hơn cách theo dõi kim của cân ở vị trí cân bằng. Mặt khác, cách cân hai lần như trên loại trừ được những sai số do cân cấu tạo không được tốt, chẳng hạn hai phần của đòn cân không thật bằng nhau về chiều dài cũng như khối lượng.
Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương, khác chiều, cùng tác dụng lên một vật làm cho vật đó đứng yên.
VD: Treo một vật nặng lên một sợi dây dọi (nếu bạn không biết nó là gì thì nhìn vào hình 8.2 SGK Vật lí lớp 6 trang 28)
Quả nặng đứng yên do chịu tác dụng của hai lực cân bằng:
- Trọng lực: có phương thẳng đứng (hướng về tâm Trái đất), có chiều từ trên xuống
- Lực kéo của sợi dây: có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên
dụng cụ đo chiều dài:
giới hạn đo là số đo lớn nhất ghi trên thước, đọ chia nhỏ nhất là độ dài giữa 2 vạch liên tiếp ghi trên thước.
mk chỉ biết vây thôi, thông cảm nhoa
chúc hok giỏi
Thể tích của hòn đá bằng thể tích chất lỏng dâng lên thêm. Thể tích hòn đá là:
Vhòn đá = V2 - V1 = 65 - 50 = 15 ( cm3 )
Thể tích viên bi bằng thể tích chất lỏng dâng lên thêm.Thể tích viên bi là:
Vviên bi = V3 - V2 = 88 - 65 = 23 ( cm3 )
=> thể tích viên bi > thể tích hòn đá ( 23 cm3 > 15 cm3 )
Hiệu hai thể tích hòn đá và viên bi là:
23 - 15 = 8 ( cm3 )
Vậy viên bi có thể tích lớn hơn hòn đá và lớn hơn 8 cm3.
Làm đại
a. Dụng cụ: Ngoài bình chia độ đã cho để đo được thể tích của hòn đá cần thêm bình tràn và nước.
b. Cách xác định thể tích của hòn đá:
Học sinh có thể trình bày được một trong các cách khác nhau để đo thể tích của hòn đá,
ví dụ:
+ Cách 1: Đặt bình chia độ dưới bình tràn sao cho nước tràn được từ bình tràn vào bình chia độ. Thả hòn đá vào bình tràn để nước tràn từ bình tràn sang bình chia độ. Thể tích nước tràn từ bình tràn sang bình chia độ bằng thể tích của hòn đá.
+ Cách 2: Đổ nước vào đầy bình tràn, đổ nước từ bình tràn sang bình chia độ. Thả hòn đá vào bình tràn, đổ nước từ bình chia độ vào đầy bình tràn. Thể tích nước còn lại trong bình là thể tích của hòn đá.
+ Cách 3: Bỏ hòn đá vào bình tràn, đổ nước vào đầy bình tràn. Lấy hòn đá ra. Đổ nước từ bình chia độ đang chứa một thể tích nước đã biết vào bình tràn cho đến khi bình tràn đầy nước. Thể tích nước giảm đi trong bình chia độ bằng thể tích hòn đá.
a, 2 : Bình tràn và Bình chứa
b, 1. Đổ 1 lượng nước nhất đinh đến mép miệng
2. Bỏ đá cuội vào sao cho chìm hẳn xuống bình . Lúc này thể tích chạy sang bình chưa
3. Ta lấy nước trong bình chứa đổ vào bình chia độ là ra thể tích hòn đá cuội