K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 5 2021

Tôi đang đi vào lớp thì thấy bác bảo vệ đang nhìn mình với ánh mắt kì thị! Nhận ra mình đã đi nhầm buổi.

13 tháng 5 2021

chuyện của mk

trong lớp có một đứa học trước hóa

mik và một số đứa mượn cái tờ BTVN của nó xem qua coi hỉu j ko

thì thấy.....bài tập

nhúng Cu vào axit đun sôi(cả lũ ngồi cười tủm tỉm với nhau)

hãy kể một kỷ niệm đáng nhớ của các bạn với bạn bè(ko chép mạng,yêu cầu chi tiết có thật,đây là bài sưu tầm nên mk cần trên 2 bài,hài hước hoặc các tình huống dở khóc dở cười càng tốt)đây là một kỷ niệm của mk:năm trước,cả lớp mk đi ăn cuố năm,vì vô cái quán kiểu quán nướng í.lúc đầu cả lũ vẫn ngượng ngùng ko dám ho he gì vì trong quán toàn dân"dô dô,hự hự"thôi.nhưng trong lũ có một đứa bạo...
Đọc tiếp

hãy kể một kỷ niệm đáng nhớ của các bạn với bạn bè(ko chép mạng,yêu cầu chi tiết có thật,đây là bài sưu tầm nên mk cần trên 2 bài,hài hước hoặc các tình huống dở khóc dở cười càng tốt)

đây là một kỷ niệm của mk:

năm trước,cả lớp mk đi ăn cuố năm,vì vô cái quán kiểu quán nướng í.lúc đầu cả lũ vẫn ngượng ngùng ko dám ho he gì vì trong quán toàn dân"dô dô,hự hự"thôi.nhưng trong lũ có một đứa bạo nhất vẫn hò hét(chắc vì nó quen rồi)cầm đĩa dzú dê 'nướng' :ăn đi,ăn đi,no say đi các bạn.ko đợi ai hưởng ứng,nó lấy dĩa cắm vô rồi cắn phập 1 phát,sau đó thấy mặt nó tái mét.đúng lúc đó anh bồi bàn vội vàng chạy lại,lí nhí:em ơi,dzú dê đó chưa có nướng.....chết thằng bé,hihi

2
20 tháng 5 2021

Tôi đã từng có rất nhiều bạn bè trong cuộc đời của mình, và tôi cũng đã từng có rất nhiều kỉ niệm đẹp với họ. Tôi còn nhớ mãi hồi năm lớp 5, tôi rủ đám bạn thân gần nhà ra ngoài bờ sông chơi. Đó là 1 buổi chiều mùa hè oi ả, chúng tôi nhảy ùm xuống sông tắm. Hôm ấy có cả nam, cả nữ, bọn tôi nghịch nước, quậy tung nóc nhà lên luôn. Nhung rồi 1 điều ko may xảy ra, có 1 đứa bạn của tôi bị chuột rút khi đang boi, và thế là cả đám nó loạn hết lên, không biết làm gì cả ( bây giờ nghĩ lại mới thấy hồi đó mk ngu thật đấy), may mà có cái anh lớn hơn ở gần đấy giúp, không là toi cả đám. Bây giờ đã 2 năm trôi qua từ đó, nghĩ lại thấy 1 thời tuổi thơ tươi đẹp ùa về. Tôi sẽ nhớ mãi kỉ niệm này.

20 tháng 5 2021

vui ghê ha

suýt có án mạng =)))

9 tháng 10 2016

hiha

13 tháng 10 2016

hay quá

20 tháng 7 2016

bạn nói cũng đúng cho mình xin lỗi  nha!!!

27 tháng 7 2016

Nguyễn Đào Thuỳ Dương mk k hok qiỏi văn lém , 

Mk chúc bn lm đc 1 bài văn thật hay , đạt đc điểm thật cao nhé

CỐ LÊN !! CỐ LÊN

Mk vỗ chân cổ vũ bn leuleu

3 tháng 10 2016

dàn ý:

Mở bài:

– Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi).

– Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động).

Thân bài:

– Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu).

– Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại?

– Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không?

– Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không?

– Ghi lại thái độ của bố mẹ? Bố mẹ có lời khuyên gì hay không?

Kết bài:

– Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.

– Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.

2 tháng 8 2017
Sau những tháng ngày nghỉ hè xa cách, chúng con rất háo hức với buổi gặp mặt lớp đầu năm học chuẩn bị cho buổi khai giảng. Vừa đến trường, chúng con đã vội vàng đi tìm nhau để kể cho nhau nghe về kì nghỉ hè của mình và còn để nói chuyện vì nhớ nhau quá. Chính vì quá say mê "buôn" chuyện như thế mà chúng con đã gây ra một chuyện rất buồn cười trong trường: nhận nhầm lớp học. Đúng tám giờ, Ban Giám hiệu nhà trường triệu tập cán bộ lớp các lớp để họp mặt và phổ biến một số thông báo đầu năm như phòng học của các lớp, lịch tập diễu hành, lịch khai giảng... Khi nghe tiếng loa gọi của thầy hiệu trưởng con cùng hai bạn lớp phó tiếc rẻ cuộc nói chuyện trong lớp, cứ chùng chình mãi rồi mới đi. Vừa đi chúng con vừa tranh thủ nói chuyện tiếp. Khi vào phòng họp, ba đứa chọn bàn cuối phòng rồi thì thầm kể chuyện và khúc khích cười với nhau. Cuộc họp tan, thầy hiệu trưởng cất tiếng hỏi lớn: "Các em đã nắm rõ những thông tin trên chưa?" ba đứa con giật mình, đáp có rất to hoà cùng tiếng trả lời của các bạn lớp khác. Khi chúng con về đến hàng của lớp dưới sân trường thì cũng là lúc thầy tổng phụ trách nhắc nhở các cán bộ lớp đưa lớp về phòng học như Ban giám hiệu đã phổ biến. Ba chúng con ngớ ra hỏi nhau: Phòng học lớp mình ở đâu? Từng lớp, từng lớp một đi về phòng học của lớp mình rất nhanh. Ba đứa con lo lắng nhìn nhau. Chẳng đứa nào dám đi hỏi lại vì sợ bị mắng. Phía dưới hàng đã có tiếng giục của các bạn: "Về lớp nhanh lên không nắng lớp trưởng ơi". May sao, ngay lúc ấy bạn Bình lớp phó gọi về phòng học, phòng nào trống thì đó là phòng của lớp. Ba đứa khấp khởi mừng chia nhau theo dõi các phòng học. Cuối cùng thấy dư ra hai phòng: một phòng nằm sát phòng thí nghiệm tầng hai, một phòng nằm ngay tầng một. Chúng con hội ý rất nhanh: phòng tầng hai có lẽ dùng để các thầy cô trao đổi sau khi làm thí nghiệm hoặc cho các lớp học lý thuyết trước khi thực hành. Vậy là chúng con đưa lớp về phòng học tầng một. Cả lớp đang lao xao ổn định chỗ ngồi thì bất ngờ thầy hiệu phó bước vào. Thầy nghiêm khắc nhìn cả lớp khiến chúng con thoáng giật mình. - Thầy không nghĩ là năm nay, số học sinh lưu ban của trường lại nhiều như vậy. Trời ơi. Chuyện gì thế này? Thầy là thầy hiệu phó phụ trách kỉ luật mới chuyển công tác về trường con. Có lẽ có nhầm lẫn gì đó ở đây. Con chưa kịp giơ tay hỏi thầy đã nhắc nhở. - Em áo xanh ngồi trật tự! Các em vô kỉ luật như vậy, bị lưu ban là điều thật dễ hiểu. Ngay lúc ấy, bỗng cô giáo chủ nhiệm lớp con thoáng ngoài cửa sổ Thầy hiệu phó bước ra ngoài. Lớp con, người thì ngơ ngác, người thì phá lên cười “Chắc thầy mới nên nhầm nhọt ấy mà!”. Nhiều người còn khúc khích “cá cược” xem thầy sẽ xử lí chuyện này thề nào để tránh bị “mắc cỡ”! Lát sau, thầy hiệu phó bước vào. Ánh mắt thầy nhìn lớp đã dịu đi nhưng giọng nói vẫn còn rất nghiêm: - Thầy rất tiếc đã trách lầm các em. Các em phần lớn đều là những học sinh ngoan, không phải là học sinh lưu ban như thầy lầm tưởng. Lớp con ồ lên cười. - Nhưng! Cả lớp lại nín thinh nghe thầy nói: - Đây là phòng dành cho Ban Giám hiệu trao đổi với học sinh lưu ban của trường về tình hình của em ấy trong năm học tới. Vào năm học, đây sẽ là phòng tiếp phụ huynh học sinh! Cán bộ lớp đâu? Ba đứa chúng con mặt tái mét nhìn nhau run run đứng dậy. Con lấy hết can đảm: - Thưa thầy, chúng em xin lỗi thầy ạ. Chúng em đưa lớp về nhầm phòng. Chúng em xin rút kinh nghiệm lần sau ạ... Có lẽ lúc ấy nhìn điệu bộ ba đứa chúng con đáng thương quá nên thầy phải hạ giọng để chúng con đỡ lo lắng: - Nhầm lẫn là chuyện bình thường các em ạ. Nhưng lần sau các em phải chú ý hơn kẻo lớp toàn học sinh khá giỏi lại bị mắng là lưu ban, là vô kỉ luật thì oan lắm! Chúng con gượng cười, cái cười méo xệch, vì vừa buồn cười lại vừa xấu hổ, lo lắng. Cả lớp lí nhí chào thầy rồi lục tục đi lên tầng hai. Thì ra khi nãy, cô chủ nhiệm lên lớp không thấy chúng con đâu liền hỏi các thầy cô khác thì được chỉ xuống phòng “học sinh lưu ban”. Nghe vậy, cô vội đi xuống ngay, e rằng giữa một thầy hiệu phó nghiêm khắc, thẳng thắn với một lớp học sinh hiếu động, nông nổi lại bị “đặt tiếng oan” sẽ “xảy ra chuyện”! Các bạn lớp khác nhìn qua cửa sổ chỉ trỏ lớp con rồi cười một cách. . khó hiểu. Buổi gặp mặt đầu năm kết thúc. Câu chuyện lan nhanh đi đến nỗi lúc tan trường, ai nhìn thấy ba đứa con cũng đùa: - Tớ nghe nói lãnh đạo lớp ấy đang đưa cả lớp tiến lên lưu ban hết à! Con cũng cười đáp lại nhưng trong lòng thì xấu hổ vô cùng. Chỉ vì ham nói chuyện riêng mà con đã làm lỡ chuyện của cả lớp lại còn khiến lớp bị trêu cười. Từ nay, con càng phải cố gắng là một lớp trướng mẫu mực, một học sinh gương mẫu để những thành tích của lớp và của con khiến mọi ngươì quên đi câu chuyện hôm nay...
18 tháng 9 2016

Chiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình. Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm. Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa. Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa. Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ. Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia. Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: "Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc  đời mình”.  

 

18 tháng 9 2016

THAM KHẢO NHÉ BẠN

Một buổi sáng đẹp trời, khi chúng em đang say sưa với tiết học Toán của cô chủ nhiệm đầy niềm vui và lý thú, bổng tiếng chuông điện thoại của cô vang lên. Cô nhấc máy trả lời và sau đó, cô bảo, là có phụ huynh bạn Nam muốn gặp bạn ấy. Thế là cô cho phép Nam xuống phòng truyền thống để gặp dì của bạn ấy. Rồi cả lớp lại tiếp tục chăm chú nghe cô giảng bài. Từng giờ,từng giờ đồng hồ trôi qua vẫn chưa thấy bạn Nam lên lớp, cô và các bạn lo lắng, không biết có chuyện gì xảy ra không. Rồi cả lớp vẫn tiếp tục chờ. . . Bỗng có một người phụ nữ dắt một cậu học sinh tiến vào lớp. “Đó là Nam kìa !”,Tiếng mấy bạn vang lên. Còn người phụ nữ kia không biết là ai mà sao thấy Nam vừa đi, vừa khóc. Cô Giáo thấy thế liền mời Nam và người phụ nữ đó vào. Sau một hồi tiếp chuyện,thì mới biết người phụ nữ ấy là Dì của Nam đến để báo tin là mẹ Nam đã qua đời do tai nạn giao thông. Nghe được tin này, cả lớp ai nấy cũng xịu mặt, đâu đó ở phía sau lớp có tiếng khóc cất lên, chỉ trong giây lát,cả lớp đều thút thít. Nhà của Nam ởcách xa đây lắm, hoàn cảnh gia đình thì khó khăn, Bố Nam mất sớm, Mẹ Nam phải đi làm kiếm tiền để nuôi Namăn học. Vậy mà bây giờ, mẹ Namđã ra đi vào cõi vĩnh hằng, để lại trên đời này một mình Nam biết sống ra sao?. . .

Càng nghe câu chuyện,tiếng khóc của các bạn càng to hơn, cả cô cũng không kiềm nổi nước mắt của mình. Nam trước giờ là một người ít nói,khó ai chia sẻ được với bạn đó,nhưng Nam học giỏi và rất tốt bụng. Không ngờ, hoàn cảnh của Nam lại như thế này. Cả lớp không ai dám tin vào sự thật này cả cô giáo cũng vậy. Chúng em quá bất ngờ trước nỗi bất hạnh đó. Dì Nam đến trường để xin cho Nam nghỉhọc, vì Nam sẽ được chuyển xuống ở chung với bà ngoại. Vậy là chúng em không gặp được Nam nữa sao?,không được học chung với Nam nữa sao?. Điều đó quá tàn nhẫnđối với chúng em, và đặt biệt là Nam sẽ rời xa các ban mãi mãi. Thếlà mấy đứa bạn thân đem quà bánh lên cho Nam và bảo: “ Về trường mới Cậu ráng học nhé! Tụi tớ sẽ nhớ Cậu nhiều lắm đó!”. Cả Cô giáo cũng tặng Nam một món quà nhỏ để làm kỷ niệm. Tay Nam vừa cầm, nước mắt của Nam tuôn rơi. Bỗng Dì Nam bảo: “ Thôi, chia tay với các bạn nhiêu đó được rồi,ta về nhé!”. Nam vẫy tay chào các bạn và nói: “ Tạm biệt các bạn,Nam đi nha!”. Tiếng khóc mỗi lúc một to dần,to dần. Cả lớp luyến tiếc khi nhìn Nam rời xa. Ra về,ai cũng buồn và xót xa cho hoàn cảnh của Nam.

Kể xong em mới biết nước mắt của mình đã chảy ra từkhi nào không biết, Ba, Mẹ em cũng thế,đều xúc động và thương tiếc cho hoàn cảnh đáng thương ấy. Qua câu chuyện trên, chúng ta rút ra được một bài học quý giá là: để không ai phải gặp trường hợp xót xa như của bạn Nam, chúng ta phải luôn chấp hành tốt luật giao thông đường bộ, bảo vệ cho mình và cho người khác. Đồng thời luôn biết thương yêu ,đùm bọc những người thân trong gia đình.

27 tháng 12 2018

Ở đoan thơ này tác giả sử dụng biên pháp nghệ thuật tu từ so sánh anh em với chân với tay.Tác giả so sánh như vậy thể hiện rằng anh em là phải thân thiết gắn bó với nhau như chân với tay nếu thiếu tay hoặc chân thì con người khó có thể hoạt động.Vẫn còn dài lắm để sau viết tiếp

27 tháng 12 2018

viết dùm mk với

24 tháng 9 2017

Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: “Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi”. Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không?

Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng…

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: “Con học bài kỹ lắm rồi”.

Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: “Con chưa học bài hôm qua” sao? Không, nhất định không.

Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý “Mình thử nói dối mẹ xem sao”. Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí “Con chào mẹ”. Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: “Có việc gì thế con”? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”… Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.

Tôi “dạ” khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: “Ổn rồi, mọi việc thế là xong”. Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được.

Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy “róc rách” trên kẽ lá.

Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển “Truyện về con người” chưa đọc, mình đọc thử xem”. Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện “lỗi lầm” chăng ! “…

Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình”. Tôi suy ngẫm: “Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?”. Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.

Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và… chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: “Con xin lỗi mẹ” đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.

“Từ thuở sinh ra tình mẫu tử

Trao con ấm áp tựa nắng chiều”.

24 tháng 9 2017

Hình như bn LẠC ĐỀ rồi nhưng mk cx cảm ơn bn nhìu nha

12 tháng 12 2017

Em thật cảm động và biết ơn mẹ vì mẹ đã dành cho em những tình cảm tốt đẹp nhất, những điều kiện sống tốt nhất. Lòng biết ơn ấy của em được thể hiện qua những việc làm cụ thể. Sáng sáng, em tự dậy tập thể dục, làm vệ sinh cá nhân mà không phải để mẹ nhắc nhở. Em chào hỏi ông bà, bố mẹ trước khi đến trường. Ở trường, em luôn lắng nghe cô giáo giảng bài, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Về nhà, em phụ giúp mẹ nhặt rau, quét nhà. Món quà mà em luôn dành tặng cho mẹ là những điểm 9, điểm 10. Những ngày mẹ mệt, em mua thuốc cho mẹ uống, em thay ba đi mua phở cho mẹ ăn. Những việc làm nhỏ bé ấy của em đâu có thể sánh bằng một phần nhỏ công sức, tình cảm mẹ đã dành cho em. Nằm trong chăn ấm, em thầm nói nhỏ với mẹ : '' Mẹ ơi ! Con yêu mẹ nhiều lắm ! '' . 

Nếu thấy hay thì k cho mình nha

5 tháng 5 2018

Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm đẹp đẽ nhất của con người Việt Nam, tình cảm ấy được thể hiện đằm thắm ngọt ngào trong ca dao dân ca. Bên cạnh những bài ca ca ngợi công cha nghĩa mẹ, đạo làm con, tình cảm vợ chồng... còn có nhiều bài đặc sắc nói đến tình cảm anh em trong gia đình. Câu ca dao dưới đây là bài học về đạo lý làm người:

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Trong ca dao dân ca, lối nói so sánh ví von được sử dụng khá hiệu quả. Chân và tay là những bộ phận quan trọng trên cơ thể con người không thể thiếu được, không thể tách rời nhau. Thiếu chân hoặc tay mọi cử chỉ hành động của con người bị hạn chế. Chân với tay phối hợp với các bộ phận khác tạo nên sự hoàn chỉnh cho vẻ đẹp của con người kế cả hình thể lẫn tinh thần.

Cách nói so sánh rất hay, lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng, lấy chân tay để nói tình cảm thân thiết gắn bó giữa anh em trong gia đình, trong dòng họ. Anh em cùng được sinh ra trong một gia đình, cùng cha mẹ và được nuôi dưỡng trong một tổ ấm. Anh em sống và lớn lên tình cảm gắn bó ruột thịt, họ cũng chung huyết hệ, bên nhau từ thuở ấu thơ đến lúc về già.

Gia đình, gia tộc của con người Việt Nam xưa nay mang tính truyền thống bền vững trong cộng đồng làng xã ngàn năm. Nó phát triển qua quan hệ tình nghĩa giọt máu đào hơn ao nước lã, máu chảy ruột mềm. Tình cảm ấy thể hiện sâu sắc trong lễ, tết, ma chay, cưới hỏi...

Từ mối quan hệ gia đình, nhân dân ta nói đến nghĩa vụ của anh em đối với nhau, nghĩa vụ ấy phải được thể hiện bằng hành động cụ thể:

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Đùm bọc, đỡ đần là thể hiện tình yêu thương nhau. Câu ca dao có hai vế đối nhau, mỗi vế là những cảnh đời khác nhau, số phận khác nhau. Trong anh và em có thể có kẻ giàu người nghèo, kẻ sang người hèn... Nhưng dẫu thế nào anh em vẫn phải đùm bọc yêu thương nhau.

Yêu thương là phải biết giúp nhau lúc hoạn nạn, khó khăn là: lá lành đùm lá rách, - hành động theo tình yêu thương.

Khi lớn lên, lập gia đình mỗi người có một hoàn cảnh riêng. Lúc khỏe cũng như lúc ốm đau bệnh tật, tối lửa tắt đèn có nhau, phải nương tựa vào nhau. Có được như vậy thì mới không khỏi môi hở răng lạnh,. Đó là đạo lý nghĩa tình huynh đệ. Bao năm tháng đã trôi qua chúng ta vẫn cảm thấy tiếng nói ấy vẫn vọng về từ cha ông:

Anh em nào phải người xa

 Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy

Lòng hiếu thảo, tình cảm gia đình, anh em được xây dựng trên những quy ước của lễ giáo và sự ràng buộc về nghĩa vụ và trách nhiệm. Lúc nhỏ cha mẹ bận việc cấy cày, anh ru em ngủ, cõng em đi chơi.

Yêu nhau từ thuở trong nôi

Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru

Trong những cảnh đời côi cút, anh còn thay cha mẹ nuôi dạy em khôn lớn trưởng thành. Lòng hiếu thảo hoà quyện với tình huynh đệ Hiếu lễ là kính trọng cha mẹ và yêu thương hoà thuận với anh em. Anh yêu thương em, nhường nhịn cho em, em kính trọng ngoan ngoãn vâng lời. Đó là đạo lí, nền nếp gia phong.

Trong gia đình anh em có coi nhau như thể tay chân thì ra ngoài xã hội mới thương người như thể thương thân. Nếu như bất hoà trong tình cảm anh em thì chẳng những tình cảm anh em sứt mẻ mà xã hội cười chê:

Tưởng rằng chị ngã em nâng

Ai ngờ chị ngã, em bưng miệng cười

Làng xã Việt Nam xưa nay vẫn tồn tại những dòng họ. Vai trò của ông trưởng tộc rất lớn, tình huynh đệ được đề cao và được coi trọng. Ngày giỗ tổ là ngày thể hiện sự gắn bó :tình anh em và tưởng nhớ cội nguồn.

Gia đình là tế bào, nền tảng của xã hội. Từ tình thương anh em trong gia đình rộng ra:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Tóm lại bài ca dao mãi mãi là bài học về tình nghĩa anh em trong gia đình, thân thiết thuỷ chung. Tình cảm ấy phải được coi là máu thịt, có như vậy mới mong gìn giữ những đạo lý truyền thống của ông cha răn dạy chúng ta.

k nhahok tốt ~

 Ca dao không chỉ là những câu lục bát trữ tình thể hiện tình yêu đôi lứa muôn màu muôn vẻ mà còn là bài học đạo đức và cách ứng xử mẫu mực mang tính nhân hậu của dân tộc ta. Tiêu biểu là câu:

"Anh em như thể chân tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần"

   Câu ca dao thật giản dị, gần gũi mà chứa đựng bao điều đáng cho ta suy nghĩ. Trước tiên ta cần hiểu ý nghĩa một số hình ảnh như tay chân và rách lành. Tay và chân là hai bộ phận của con người, hỗ trợ cho nhau. Anh em trong một gia đình cũng vậy, đều cùng cha mẹ sinh ra, đều sống chung trong một mái nhà, cùng lớn lên, có quan hệ tình cảm gắn bó với nhau. Anh giúp em, em giúp anh. Mối quan hệ đó giống như mối quan hệ giữa tay và chân.

   Qua hình ảnh so sánh ở câu thứ nhất, nhân dân ta nêu lên tình cảm khăng khít giữa anh em. Chính tình cảm này sẽ là cơ sở cho cách cư xử giữa anh em sau này.

   Lành chỉ lúc đầỵ đủ sung sướng, rách chỉ khi nghèo khổ thiếu thốn. Hoàn cảnh có thể thay đổi song anh em vẫn phải thương yêu nhau, đùm bọc nhau, không hề thay đổi.

   Câu ca dao trên đã nêu lên một vấn đề đạo đức, đồng thời cũng là vấn đề tình cảm cơ bản của con người: tình anh em. Anh em do cha mẹ sinh ra, sống trong một gia đình, khi bé, sống chung với nhau, yêu thương nhau đã đành. Lúc lớn lên, cũng phải giữ mãi tình cảm cao quý đó. Dù hoàn cảnh sống sướng, khổ khác nhau, anh em vẫn phải quan tâm, săn sóc giúp đỡ lẫn nhau. Giữ mãi tình anh em thắm thiết là bổn phận của mỗi con người trong gia đình. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được lưu truyền và thể hiện qua câu ca dao trên. Yêu thương, đùm bọc nhau là đạo đức, là nhân cách rất nhân bản của con người nói chung. Do vậy, gia đình nào yêu thương hòa thuận với nhau thi gia đình đó được hạnh phúc, cha mẹ được an vui lúc tuổi già.

   Truyền thống cao đẹp và nhân bản đó còn được thể hiện rộng lớn hơn giữa đồng bào trong một đất nước mà đặc biệt, giữa dân tộc này với dân tộc khác mỗi khi có thiên tai như hạn hán, lũ lụt... Tình yêu thương đùm bọc đó đã tạo điều kiện cho người bị nạn vượt qua những khó khăn trước mắt và có niềm an ủi tinh thần để vươn lên.

   Tình anh em là tình ruột thịt gắn bó, gần gũi với nhau rất mật thiết như tay và chân của một cơ thể. Ai cũng có cha mẹ và anh em. Do vậy, câu ca dao trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi người. Bài học ứng xử ấy lại thể hiện bằng những hình ảnh đơn giản và gần gũi biết bao. Nếu tay chân không giúp đỡ nhau thì cơ thể sẽ ra sao? Nếu anh em không đùm bọc nhau thì cha mẹ có vui lòng không?

   Yêu thương, giúp đỡ nhau là cách sống đẹp của con người có đạo đức trong phạm vi gia đình là tình anh em và trong phạm vi lớn rộng hơn là tình dân tộc và nhân loại.