Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn văn tham khảo
Tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du là một vẻ đẹp đặc biệt, có sức thu hút đối với các độc giả và nhà thơ yêu thơ ca. Vẻ đẹp của tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du nằm ở sự sắc sảo, tinh tế của từ ngữ, những hình ảnh sống động được miêu tả qua những câu thơ vừa ý nghĩa vừa hài hòa. Trong những bài thơ của Nguyễn Du, biện pháp đối đóng vai trò rất quan trọng để tạo ra sự tương phản và sâu sắc trong hình tượng. Một số câu thơ của Nguyễn Du sử dụng biện pháp đối như: "Hoa đào thắm lắm, mai thâm càng đậm", "Trăng tròn khuyết vẫn là trăng, đêm ngày qua lại vẫn đêm ngày", "Con người trồng rau người ăn, nhân sinh trông cạn nước còn tình". Những câu thơ này khiến cho người đọc phải tựa cảm với những tình cảm sâu sắc và hình ảnh đẹp tinh tế. Bên cạnh đó, tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du còn mang đến sự cảm thụ về đời sống, tình cảm và thăng trầm của cuộc đời. Sự đối lập và tương phản trong từng câu thơ càng làm cho người đọc cảm thấy sâu sắc và đẹp mắt hơn. Với những ai yêu thích văn chương và thơ ca, tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du chắc chắn là một nét đẹp đặc trưng và duyên dáng đặc biệt trong kho tàng văn học Việt Nam ta.
Từ thưở lọt lòng mẹ, ai sinh ra trên đời đều giống nhau; nhưng theo thời gian, mỗi người sẽ có những trải nghiệm, vốn sống tích lũy riêng để hình thành nên những cá thể độc lập, riêng biệt. Cá nhân em tự thấy mình là một người có tính cách rất kiên định và quyết tâm trong những việc bản thân làm. Em luôn luôn đặt mục tiêu và cố gắng hoàn thành nó trong thời gian đã lên kế hoạch từ trước. Em không bao giờ từ bỏ trước khó khăn và sẽ luôn cố gắng vượt qua mọi thử thách. Với em, không có gì là không thể. Tính cách của em còn có sự cẩn trọng và tỉ mỉ trong cách làm việc của mình. Em luôn tập trung và chú ý đến từng chi tiết, không bỏ lỡ bất cứ điều gì quan trọng nào. Em tin rằng việc làm việc chăm chỉ và có kế hoạch đúng đắn là chìa khóa thành công. Một điểm khác nữa của tính cách của em là sở thích học hỏi và trau dồi kiến thức. Em luôn cố gắng mở rộng tầm nhìn của mình thông qua việc đọc sách, học hỏi từ những người có kinh nghiệm và tự trau dồi kỹ năng mới. Em quan niệm rằng kiến thức là sức mạnh và việc học hỏi chính là cách để ngày càng trở nên tốt hơn và phát triển bản thân. Ưu điểm lớn nhất trong tính cách của em là sự kiên định, chăm chỉ, tỉ mỉ và ham học hỏi. Em hi vọng rằng những đặc điểm này sẽ giúp tôi vượt qua mọi khó khăn và đạt được thành công mà mình mong muốn trong cuộc sống.
“ Cứu mẹ cháu với, xin hãy cứu mẹ cháu…” Đó là câu chuyện “ Một em bé đang đang khẩn thiết van nài những người qua đường dừng lại cứu mẹ em đang ngã quỵ xuống đường, máu chảy lênh láng sau một vụ tai nạn giao thông mà người gay ra bỏ đi”. Nhưng không, khi chứng kiến cái cảnh đời ấy, lẽ ra ai cũng phải thương, phải xót, nán lại mà cứu người, thế mà trong dòng người đông đúc qua lại, ai cũng thờ ơ, vô tâm, ngoảnh mặt mà mà bước đi trước tính mạng “ nghìn cân treo sợi tóc” của người khác, người đang rất cần đến vòng tay nhân ái của mọi người. Đây cũng chẳng phải là cách xử sự lạ lẫm gì của người hiện nay: “ Vô cảm” đã làm cho con người ta vô tri, vô giác và vô tình chẳng kèm nhòm ngó gì đến sự hiện hữu của mọi người xung quanh, dù họ đang đứng giữa ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết rất cần một bàn tay đưa ra để giúp đỡ?
Vâng, điều hoàn toàn là có thể, trong cuộc sống ồn ào náo nhiệt hiện nay, song song với việc phát triển của xã hội thì cũng nảy sinh nhiều vấn đề đáng quan tâm, trong đó có căn bệnh “ vô cảm”. Dẫu đây là một hiện tượng đang phát triển trên một phạm vi rộng nhưng liệu phải chăng ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này” “Vô” tức là không, “Cảm” tức là cảm xúc, tình cảm của con người. “Vô cảm” tức là không có cảm xúc trước bất kì sự vật, sự việc gì xung quanh. Người ta thường nói con người sống bằng “ tình cảm”, tình cảm giống như một thứ linh dược quan trọng, nó có thể cảm hóa được mọi thứ, là sợi dây gắn kết, mang con người đến gần nhau hơn. Tình yêu thương, sự chân thành, nổi xót xa hay sự cảm thông, tha thứ tất cả đều xuất phát từ cái tình mà ra và nếu ai mắc căn bệnh “vô cảm” thì nó đã làm cho họ tự tách mình ra khỏi thế giới của lương tri, họ chỉ bước đi một mình và mãi đơn côi như vậy mà thôi. Chỉ cần bước ra khỏi cửa, hòa mình với cuộc sống xô đẩy, bắt gặp những cảnh mà tất cả không thể tưởng tượng nổi người ta “vô cảm” đến như thế thật sao”
Đúng thật là nếu nhìn thấy những cảnh tượng của mấy năm gần đây ( năm 2014 vụ thẩm mỹ viện Cát Tường ở Hà hội, vụ thảm sát cả nhà ở Bình Phước năm 2015 và sang năm 2016 vụ giết chế 4 bà cháu, bố bắt con gái 5 tuổi uống nước đường có pha thuốc trừ sâu dẫn đến cái chết quá thương tâm của bé..).Thế giới trở nên nguy hiểm, không phải những kẻ gây ra tội ác, mà cả những người đứng nhìn mà không làm gì cả chẳng hạn em Chếnh Hưng Hòa lớp 6A7 đầu năm học 2016-2017 tại trường em vào tan giờ học bị tai nạn trước cổng trường THCS Nguyễn Trường Tộ, kẻ gây tai nạn chạy đi, một mình nhảy một chân vào trạm xã trong khí đó các bậc phụ huynh đứng nhìn mà không làm gì cả. Xã hội này trở nên nguy hiểm vì những người chỉ đứng nhìn mà không làm gì cả và họ thật sự là người: “ vô hồn”, “vô tâm”, và “ vô cảm”. Những người vô tình tiếp tay cho cái ác tràn làn bởi sự vô tâm, vô cảm đó của chính mình mà không hề hay biết.
Ngoài ra trong xã hội còn có những kẻ còn nhân cơ hội tìm cách lấy cắp tiền của
người bị nạn, người tàn tật không giúp đỡ, trên xe buýt, ở nơi công cộng không nhường chỗ, thậm chí còn cười trước những khuyết tật của họ. Thất vọng hơn là những người cán bộ có trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ nhân dân lại cũng có một số người vô tâm trước cảnh ngộ, tình cảm của người dân như việc cán bộ tìm cách cướp đất của dân, đuổi dân đi chỗ khác để lấy những mảnh đất đẹp chia nhau như vụ tiêu cực ở Đồ Sơn và nhiều nơi khác. Hay có những cán bộ giải quyết chính sách đã ăn chặn của những thương binh, những gia đình chính sách, của những người tàn tật, những gia đình hộ nghèo như báo chí đã từng đưa tin như trường hợp của bà già ở Hà Tĩnh có con nuôi là liệt sĩ mà lãnh đạo xã tìm cách cắt tiêu chuẩn không cho nhận khiến các nhà báo phải vào cuộc mới giải quyết được. Cũng là câu chuyện ở huyện Tây Trà- tỉnh Quảng Ngãi, dân của huyện nhà bị đói, chính phủ chi nguồn cứu trợ một trăm tấn gạo để cứu đói cho dân, số gạo này chuyển đến huyện lị Tây Trà vào ngày 11/7 với chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi là phải chuyển đến tay người nông dân trong tháng 7, nhưng mãi đến cuối tháng 9, số gạo này nằm trong kho lương thực của huyện, gạo mốc meo, người dân cũng vấn phải chờ. Giải thích cho vụ việc này không thể chấp nhận được “ Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện – Ông Hồ Thanh Tùng lại đưa ra lí giải rằng do giá xăng dầu tăng nên thiếu 5 triệu đồng kinh phí vận chuyển số gạo này đến các xã”. Không thể tưởng tượng được một ông chủ tịch huyện lại có thể ăn nói một cách vô cảm đến vậy. Không nói đâu lạ lẫm, những vụ đánh nhau giữa các bạn học sinh, đáng tiếc là một số học sinh có thể can ngăn mà chỉ đứng ngoài cuộc mà nhìn, thậm chí còn nhận tiện quay phim chụp ảnh để đăng lên mạng xã hội. Vậy nguyên nhân từ đâu mà con người lại mắc căn bệnh vô cảm này ?
Sở dĩ nảy sinh căn bệnh này vì con người không tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, không có long nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng kém nên không giữ được truyền thống quý báo của dân tộc ta “ thương người như thể thương than”, “ lá lành đùm lá rách”. Nhưng không lẻ cả xã hội này đều mắc căn bệnh vô cảm ?
Xin thưa rằng không, mặc dù “vô cảm” đang bộc phát ở nhiều con người nhưng không phải vì vậy ai cũng vô cảm, cũng có rất nhiều người biết yêu thương con người, sẵn sang dang rộng bàn tay ra giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn loạn nạn (Ví dụ như học sinh trường em với tấm long không ăn quà và dành tiền hổ trợ người khuyết tật ở Hà Nội vào giao lưu với trường em với tổng số tiền hai triệu, bảy trăm ngàn đồng. Đến đây tôi lại nhớ đến câu nói của Bác: “ Hạnh phúc của tôi là đây, là chính cái gây phút mà tôi được nhìn thấy đồng bào tôi ai cũng có cơm no áo ấm, ai cũng được học hành”. Lúc sinh thời Bác thương yêu con dân hết mực, Bác không bỏ sót một việc nào. Người đã hy sinh hạnh phúc của mình để mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Hay chúng ta lại gợi nhớ các anh hùng liệt sĩ, những anh bộ đội cụ Hồ sẵn sang quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, thà hy sinh chứ không chịu mất nước, một lòng bảo vệ dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ. Thử hỏi nếu Bác Hồ, các vị anh hùng cũng vô cảm trước vận mệnh của đất nước, trước sự lầm than cơ cực của nhân dân thì liệu chúng ta có cuộc sống như ngày hôm nay? Bên cạch đó ta cũng chợt nhớ về tấm gương của anh Nguyễn Hữu Ân, người con của nhiều bà mẹ trong bệnh viện Ung bướu Thành phồ Hồ Chí Minh. Anh sinh ra trong một gia đình nghèo, mẹ anh bị ung thư và phải nằm viện điều trị, Anh vừa đi học, vừa đi làm, ngày ngày chăm sóc mẹ mình chu đáo. Khi mẹ anh qua đời, anh đã nhận bà Phẳng, một người già cô đơn cùng phòng ở bệnh viện với mẹ anh làm mẹ nuôi và cũng chăm sóc tận tình cho bà. Đặc biệt là câu chuyện người lái xe dũng cảm Nguyễn Văn Bắc, anh đã dùng xe tải để chặn đầu xe khách mà báo đài đã đưa tin nhiều ngày nay. Lại kể đến người phụ nữ mà em bắt gặp trong lúc đi học về đưa cô bé bị tai nạn đến bệnh viện. Vậy tại sao ta không có tấm lòng giống như Bác, như các anh hùng, đồng bào ta trước đây, như anh Nguyễn Hữu Ân, anh Nguyễn Văn Bắc, người phụ nữ tốt bụng kia… mà lại để cho cuộc đời này vẫn còn nhiều nổi đau khổ, vẫn còn nhiều trái tim vụn vở như thế và tại sao khi nhìn một người gặp loạn nạn mà lại làm ngơ, thấy em bé bị ngã hay đang bơ vơ tìm mẹ ta vẫn ung dung mà bước tiếp, thấy người khác mắc lỗi lầm mà chẳng đoái hoài đến ? Căn bệnh “vô cảm” này có lẽ đã phá vở đi tất cả tình yêu thương mà con người bấy lâu nay xây dựng, nó đang gặm mòn trái tim biết đồng cảm của con người, bởi vậy chẳng có lý do gì mà không loài trừ căn bệnh này ra khỏi xã hội.
Nếu được vậy, khi con người ai cũng sống bằng cái tình thì chắc hẳn mọi thứ xung quanh sẽ đẹp vô cùng, bầu trời này sẽ không còn mây đen, mặt đất này sẽ không còn lầm than, cơ cực, không có những lỗi lầm. Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, biết yêu thương con người, xây dựng tốt ý thức tập thể, cộng đồng và bài trừ những thứ xấu. Chúng ta hãy sống bằng con tim của mình, bằng chính những gì mà tạo hóa đã ban tặng cho ta, chúng ta sống và đừng để cho căn bệnh vô cảm len lõi vào đời sống này, hãy lấy cái “ tình” mà cảm hóa hành đông, hãy hãy tình yêu thương làm ngôi vị trung tâm của cuộc song, hãy dang rộng trái tim mình, hãy quan tâm đến mọi người, hãy thông cảm sẽ chia với những mãnh đời bất hạnh, hãy biết quý trọng tình cảm và tha thứ cho sự lỗi lầm. Để xã hội tiến bộ thì chúng ta hãy nói không với sự vô cảm.
HÃY NÓI KHÔNG VỚI CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI
- Bài viết của Bùi Đức Duy; lớp 8A3 năm học 2015 – 2016
Tệ nạn xã hội là một vấn đề nhức nhối đối với đời sống hiện nay, nếu mọi người không theo dõi bản tin thời sự thì mọi người sẽ thấy thảm họa về chúng.
Ma túy, rượu bia, thuốc lá, là những chất có nguồn gốc tự nhiên hay do con người tạo ra. Nó có những tác hại làm cho con người sẽ thay đổi trạng thái, ý thức, trí tuệ, tâm trạng, khiến cho ai đã thử thì sẽ muốn thử tiếp, dần dần đến nghiền. Thế nhưng thực tế không ai biết đến những tác hại của chúng. Đặc biệt là ma túy, nó gây ra những tác hại không thể biết trước được. Ma tùy cướp lấy sự sống, khiến cho người chẳng ra hình người. Khi đã sử dụng dù chỉ một lần thì nó sẽ lôi bạn vào một cuộc sống khác, Một người khỏe mạnh cũng trở nên người vô dụng, không kiểm soát được bản thân thì còn nói gì đến làm việc và học tập. Quá trình cướp lấy mạng người của ma túy rất dễ, ban đầu chỉ làm quen với nó rồi từ từ thấy nhớ và tiếp tục, sau đó chuyển từ hút qua chích, từ bệnh nghiện trở thành bệnh AIDS. Đâu chỉ tàn phế về mặt thể xác, ma túy còn mài mòn tinh thần của người nghiện làm cho người sử dụng không thể khiểm soát được mình. Khi đã lên cơn thèm thuốc thì người nghiện tìm đủ mọi cách để có tiền và mua ma túy, từ đó nẩy sinh các tệ nạn xã hội như: trộm cắp, cướp giật…Ma túy làm cho những người từng giàu nhất và có thể trở thành người nghèo khổ, một đứa con ngoan, cháu hiền cũng có thể ăn cắp tiền của bố mẹ, ông bà, để có tiền mua ma túy; hạnh phúc của một gia đình có thể tan vỡ, xã hội tồn tại các tệ nạn ấy là căn bệnh của thế kỉ. Theo thống kê của nhà nước những người đang cai nghiện có đủ các thành phần trong xã hội thì thấp tới cao( Bác sĩ, kỉ sư, công chức nhà nước, công nhân, nhà giáo, sinh viên, học sinh…)
Đấu tranh phòng chống ma túy là mặt trận nóng bỏng, bức xúc mà cả xã hội phải quan tâm. Ngày toàn dân phòng chống ma túy của Việt Nam được chọn đúng ngày cả thế giới phòng chống ma túy là ngày 26/6 hàng năm
Em mong từ nay trở về sau số người nghiện giảm đi, nói không với ma túy là cách tốt nhất ngăn ngừa các tệ nạn xã hội, để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
- Trần Nguyễn Diễm My; Lớp 8A3 năm học 2015 – 2016
Đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa để tiến lên một xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để làm được điều đó, chúng ta phải vượt qua các trở ngại đó là các tệ nạn xã hội và đáng sợ nhất chính là ma túy, mối nguy hiểm không của riêng ai.
Ma túy đã và đang trở thành một mối nguy hiển đối với toàn xã hội. Ma túy là một tệ nạn ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người và toàn xã hội. Báo chí đã từng đưa tin bi kịch của một số gia đình đã xẩy ra mà nguyên nhân bắt nguồn từ ma túy. Những người thân trong gia đình cũng trở thành nạn nhân của những cơn nghiện khi đói thuốc, làm tan vỡ hạnh phúc của biết bao gia đình. Người nghiện ma túy sức khỏe yếu dần, mất khả năng lao động, ý thức và hành động không kiểm soát được bản thân và họ trở thành gánh nặng của gia đình, xã hội. Hãy tưởng tượng một thành phố về đêm với những con nghiện thang thang vật vờ như những bóng ma sẽ tạo tâm lý bất an cho người khác, nhất là những du khách nước ngoài
So sánh với các tệ nạn xã hội khác như cờ bạc, tiếp xúc với văn hóa phẩm đồi trụy, ma túy chính là mối lo ngại hang đầu trong xã hôi, nó làm mục rõng xã hội, hủy hoại cả một thế hệ trẻ, suy giảm nòi giống. Vậy chúng ta phải làm gì để loại trừ tệ nạn xã hội nguy cơ nói trên?
Để ngăn chặn ma túy lan rộng, trong cá nhân mọi người phải biết tự ý thức và nhắc nhở lẫn nhau tránh xa các tê nạn xã hội. Bên cạnh đó phải tự tạo cho mình một lối sống lành mạnh, giữ cho đầu óc luôn tỉnh táo để có thể vượt qua mọi cám dỗ của loại tệ nạn nói trên. Ngoài ra chúng ta cần tham gia vào những cuộc nói chuyện chuyên đề với Bác sĩ, với các chuyên gia tâm lý để hiểu rõ hơn về cách tiếp cận giúp đỡ những con nghiện đang chữa trị và những người bị bệnh AIDS vì tiêm chích. Hơn thế nữa, để giúp những con nghiện trở thành người hoàn lương. Chính phủ nhà nước cần biết tạo điều kiện công ăn, việc làm cho họ, không xa lánh họ để họ không bị mặc cảm mà dẫn tới những hành động không hay. Riêng học sinh chúng ta cũng phải biết cách bài trừ ma túy ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cụ thể là chúng ta cùng người lớn vận động, tuyên truyền, viết những bài báo tường với chủ đề “ hãy nói không với ma túy” để mọi người cảnh giác hơn với loại tệ nạn này.
Nói tóm lại, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng Tây hóa thì cường độ ảnh hưởng của những tệ nạn xã hội đối với lớp trẻ cũng ngày một gia tăng. Vì vậy phải làm một công dân tốt, nhiệm vụ của chúng ta là phải biết “ gạn đục, khơi trong” nghĩa là phải biết thu nhận cái hay, cái tốt và đồng thời bài trừ những cái xấu như tệ nạn ma túy đang lan tràn khắp nơi. Để làm được việc đó, chúng ta không ngừng học tập và làm theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu.
- Nguyễn Tiến Đạt, lớp 8A3, năm học 2015 – 2016
Ngày nay xã hội đang phát triển, nhưng song song với mặt phát triển là các tệ nạn đang dần phát triển theo như tiêm chích ma túy, cờ bạc, mại dâm, tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh…
Ma túy là một tệ nạn cực kì nguy hiển, là một loại thuốc cực độc, nó làm những người sử dụng nghiện và không làm chủ được bản thân. Khi tiêm chính ma túy vào cơ thể làm cho người cảm thấy hưng phấn và làm những việc khác người như ( trèo lên cột điện, cầm dao giết người…).
Ma túy như một thứ vũ khí giết người thầm lặng, tiêm chính ma túy tiêu hao tiền bạc và rước bệnh vào người
- Em không học tốt môn Toán. Các bài học cô giáo giảng trên lớp đôi khi em không theo kịp. Điều đó dẫn đến em bị hổng rất nhiều kiến thức và ngày càng tự ti hơn. Nhưng sau khi suy nghĩ kĩ, em đã cố gắng nói ra cho cô giáo. Ngay sau đó, cô đã dành các buổi tự học để hướng dẫn riêng cho em các phần em không hiểu. Thật tốt là sau đó, em đã cải thiện được điểm số môn Toán của mình.
- Các câu hỏi của Đức Giám mục trong cuộc trò chuyện ở đoạn này có được Pê-xcốp đáp lại.
- Căn cứ: Thông qua lời thoại của giám mục Cri-xan-phơ “...con cũng biết đôi chút chăng, có nghe nói đến không? Có biết thánh thi không? Thế thì tốt! Cả những bài cầu nguyện nữa à? Đấy, thấy chưa! Lại còn sự tích các thánh nữa à? Bằng thơ à? Chú bé của ta biết nhiều đấy” hay “những vần thơ tuyệt diệu phải không, chú bé?” . Thêm vào đó, qua chi tiết tác giả diễn tả “giám mục nói khi tôi dừng lại vì quên một câu thơ nào đó” …