Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Mở bài, thân bài và kết bài của ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, vì:
+ Mở bài đã nêu ra được vấn đề xã hội cần bàn luận.
+ Thân bài: đã trình bày hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng chặt chẽ, thuyết phục để làm sáng tỏ cho quan điểm của người viết.
+ Kết bài: Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề.
* Bài nói tham khảo:
Xin chào thầy cô và các bạn, trong buổi học nói và nghe hôm nay, em sẽ thuyết trình về một vấn đề xã hội được đặt ra trong một tác phẩm văn học, đó là lối sống ích kỷ vô cảm được đặt ra trong tác phẩm Người trong bao của Sê-khốp.
Trong xã hội suy tàn, người ta thường thấy xuất hiện những kiểu người kì quái, lạ lùng, không chỉ gây tò mò mà có khi làm vẩn đục không khí cuộc sống, đem lại tai họa cho những người xung quanh. Bê-li-cốp trong tác phẩm Người trong bao là một kiểu người kì quái như thế. Viết truyện ngắn này, nhà văn đã đặt ra nhiều vấn đề nhức nhối trong xã hội xưa và nay khiến chúng ta phải suy nghĩ.
Đọc truyện, chúng ta thấy thầy giáo Bê-li-cốp vừa là sản phẩm vừa là nạn nhân, một nạn nhân bi thảm của cái xã hội ngột ngạt của chế độ chuyên chế Nga Hoàng thời bấy giờ. Chân dung của Bê-li-cốp, là bức chân dung dị thường. Con người này lúc nào cũng vậy, luôn đi giày cao su, cầm ô, mặc áo bành tô ấm cốt bông, giấu mặt sau chiếc cổ áo bành tô bẻ đứng lên, đeo kính râm, lỗ tai nhét bông, luôn kéo mui khi ngồi xe ngựa,đồ đạc lúc nào cũng cất kĩ trong bao. Đã thế khi ngủ thì hắn kéo chăn trùm đầu kín mít… thời tiết nào hắn cũng ăn mặc như vậy. Cái bộ dạng này dường như ngay lập tức khiến độc giả cảm thấy hài hước bởi sự phi lí quá đáng. Dường như cả bộ mặt của hắn “cũng để ở trong bao”. Cả ý nghĩ của mình, Bê-li-cốp cũng cố giấu vào bao. Hắn không nói những điều mình nghĩ, hắn nói theo thông tư, chỉ thị, những lời nói rao giảng, giáo điều. Sự khô khan cứng nhắc của Bê-li-cốp được tái hiện trong từng lời kể tỉ mỉ của Bu-rơ-kin như một thước phim quay chậm chạp. Để trốn tránh thực tại, Bê-li-cốp lúc nào cũng ngợi ca, tôn sùng quá khứ, muốn trở về những cái không có thật. Hắn chỉ biết đến bản thân, một lối sống ích kỉ; không chỉ có vậy, hắn áp đặt mọi người, mọi chuyện xung quanh mình theo suy nghĩ cực đoan.
Có thể khái quát con người và tính cách cửa Bê-li-cốp bằng những hình ảnh, từ ngữ như hèn nhát, cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong “bao”, trong vỏ ốc và cảm thấy yên tâm, mãn nguyện về lối sống đó. Anh chị em giáo viên trong trường nơi y làm việc, dân cư trong thành phố nơi y sống, tất cả mọi người đều sợ y, ghét y, tránh xa y, ghê tởm y. Khi Bê-li-cốp chết, mọi người thấy nhẹ nhàng, thoải mái, nhưng một tuần sau người ta thấy xuất hiện nhiều người như hắn. Cuộc sống chẳng tốt đẹp gì hơn trước. Rõ ràng Bê-li-cốp không phải là một con người cụ thể, một trường hợp duy nhất mà đã trở thành nhân vật điển hình trong xã hội. Lối sống, kiểu người Bê-li-cốp là một lối sống mang tính phổ biến trong xã hội. Lối sống ấy đã đầu độc không khí trong sạch, lành mạnh của đạo đức, văn hoá nước Nga đương thời.
Kết thúc truyện, tác giả mượn lời bác sĩ I-van-nứt để bày tỏ thái độ, quan điểm: “không thể sống mãi như thế được”. Qua truyện ngắn này, Sê-khốp phê phán mạnh mẽ kiểu “người trong bao”, “lối sống trong bao” cùng tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai nước Nga; đồng thời cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cách sống, không thể sống tầm thường, hèn nhát, ích kỉ, vô vị và hủ lậu mãi như thế.
Đó là bài học về cách sống, còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay với một số bộ phận thanh niên nước ta. Bê-li-cốp đã vĩnh viễn nằm trong bao cách đây hơn thế kỉ, nhưng kiểu “người trong bao” và lối sống “trong bao” cùng những biến thể của nó vẫn tồn tại đây đó trong xã hội hiện đại. Trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều biểu hiện giống Bê li cốp: Còn một bộ phận thanh niên sống thu mình, hèn nhát, ích kỉ. Họ chỉ biết đến mình, lo vun vén cho bản thân mình, không quan tâm chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh. Đôi khi, họ sống cô độc, không tham gia vào các hoạt động tập thể, không hi sinh vì lợi ích chung. Mặt khác, xã hội ngày nay thường sản sinh ra những con người vô cảm, lạnh lùng, làm việc như một cái máy, không hề quan tâm đến suy nghĩ của những người xung quanh. Có nhiều bạn trẻ sống lạc hậu, không hòa nhập với cộng đồng…Chúng ta ít nhiều đều có phần giống với Bê Li cốp. Tất cả những biểu hiện của lối sống Bê li cốp đều xuất hiện phổ biến quanh ta, trong bạn, trong tôi, và trong tất cả mọi người, .
Tác hại của lối sống ấy trong xã hội ngày nay là gì? Chắc không cần nói nhiều mọi người cũng có thể nhận rõ: nó ảnh hưởng sâu săc, nặng nề tới những người xung quanh và đối với toàn xã hội.
Vậy phải làm gì để loại bỏ lối sống ấy ra khỏi cộng đồng? Rõ ràng vấn đề không phải là chống lại, tiêu diệt những “người trong bao” mà là phải thay đổi, xoá bỏ môi trường đã sản sinh ra những “người trong bao” ấy. Chừng nào cái chế độ tàn bạo, thối nát, bất công còn tồn tại thì những sản phẩm và cũng là nạn nhân của nó vẫn không thể mất đi. Trong xã hội ngày nay, muốn xóa bỏ lối sống Bê li cốp thì mỗi chúng ta trước hết phải xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, dám thử sức, dám đấu tranh, dám tiếp thu cái mới,gần gũi, giúp đỡ những kẻ sống hèn nhát. Đồng thời chúng ta cần lên án, bài trừ lối sống đó, hãy đừng thờ ơ, vô cảm, và thụ động, thu mình như người trong bao để rồi cuộc đời bị bóp nghẹt trong cái bao của chính mình.
Đọc truyện Người trong bao, chúng ta cần nhận thức đúng đắn về tác hại của lối sống Bê-li-cốp để xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, nhân ái, hòa đồng. Là học sinh, trước hết mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình lối sống đoàn kết, gắn bó với tập thể lớp, tích cực tham gia các hoạt động chung để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, kết bạn bốn phương. Đồng thời chúng ta cũng nên lắng nghe những ý kiến góp ý của tập thể để tự hoàn thiện mình.
Trên đây là toàn bộ phần thuyết trình của em về lối sống ích kỷ vô cảm được đặt ra trong tác phẩm Người trong bao của Sê-khốp. Rât cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp để bài thuyết trình được hoàn thiện hơn.
- Người viết có quan điểm về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học: Cần phải sống trọn vẹn với lí tưởng của mình từng phút từng giây cuộc đời.
Ý kiến cá nhân: Truyện viết nhiều về ma và thuyền ma nên không khí vừa có cảm giác ghê sợ, vừa có không khí gần gũi của tình làng nghĩa xóm với người đã khuất. Cảm xúc của người đọc cũng thay đổi từng phần theo câu chuyện.
- Em không học tốt môn Toán. Các bài học cô giáo giảng trên lớp đôi khi em không theo kịp. Điều đó dẫn đến em bị hổng rất nhiều kiến thức và ngày càng tự ti hơn. Nhưng sau khi suy nghĩ kĩ, em đã cố gắng nói ra cho cô giáo. Ngay sau đó, cô đã dành các buổi tự học để hướng dẫn riêng cho em các phần em không hiểu. Thật tốt là sau đó, em đã cải thiện được điểm số môn Toán của mình.
Bài viết tham khảo
Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn có nhiều đóng góp cho sự đổi mới của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông có một kho tàng truyện ngắn hấp dẫn đề cập đến nhiều chủ đề về cuộc sống và thiên nhiên. Một trong số đó là truyện ngắn “Muối của rừng” viết năm 1986. Tác phẩm này mô tả cuộc chiến giữa thiện và ác, đồng thời truyền tải một cách đẹp đẽ lòng trắc ẩn và sự lương thiện. Đồng thời, tác phẩm cũng cho người đọc nhận thức sâu sắc về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên thông qua vấn nạn mang tính thời sự - săn bắn thú rừng hoang dã ở nước ta.
Thông qua hành trình đi săn của ông Diểu từ khi trở vào rừng đến khi về nhà, người đọc thấy được cuộc chuyển biến nội tâm đầy sâu sắc của ông, khi tìm lại được nhân bản, tính người thiện lương mà trước nay bị vùi lấp. Nguyễn Huy Thiệp đã khắc họa rất chân thực nỗi đau đớn, thống khổ của loài vật trước sự tác động của con người. Hình ảnh cuối truyện là hình ảnh đẹp nhất để khép lại cuộc hành trình nhận thức của ông Diểu. Đó là khi ông bắt gặp loài hoa tử huyền - loài cây chỉ nở hoa 30 năm một lần, chứng tỏ rừng kết muối là vùng đất yên bình. Khi con người có lòng trắc ẩn, biết làm việc thiện việc tốt thì sẽ gặp được may mắn. Thiên nhiên là hình ảnh phản ánh thái độ của con người đối với cuộc sống. Nếu con người biết bảo vệ và yêu thiên nhiên thì thiên nhiên sẽ mang đến cho họ rất nhiều tài nguyên.
Câu chuyện cho ta nhận thức sâu sắc về mối quan hệ bền chắc, không thể tách rời của thiên nhiên và con người. Thiên nhiên tạo ra loài người, loài người sinh sống và quyết định số phận của thiên nhiên. Chân lí ấy đã tồn tại đời đời kiếp kiếp, chứng minh tính song hành và tương trợ lẫn nhau thiên nhiên và con người. Các yếu tố như: tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, khí hậu, ánh sáng, cảnh quan… Cơm ăn, nước uống, thuốc chữa bệnh, quần áo mặc đều là sản phẩm từ thiên nhiên thông qua quá trình lao động của chính con người đó chính là những gì tồn tại ở môi trường tự nhiên.
Có thể thấy con người tác động vào môi trường tự nhiên cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Tác động tích cực của con người vào môi trường tự nhiên được thể hiện qua việc tận dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố môi trường nhằm phục vụ cuộc sống của mình. Con người còn biết lựa chọn cho mình không gian sống thích hợp nhất, từ chỗ lệ thuộc bị động đến cải tạo chinh phục tự nhiên. Sự tác động của con người tăng theo sự gia tăng quy mô dân số và theo hình thái kinh tế (Từ nền nông nghiệp săn bắt hái lượm đến nền nông nghiệp truyền thống và nền nông nghiệp công nghiệp hóa). Tuy nhiên, sự tác động tiêu cực của con người vào môi trường tự nhiên khiến cho môi trường tự nhiên bị tàn phá và ô nhiễm, lúc đó con người sẽ luôn phải sống trong cảnh lo âu về thiên tai, dịch bệnh... Do vậy, môi trường tự nhiên phải được bảo vệ một cách tốt nhất, phải tiết kiệm các nguồn tài nguyên, nâng cao tỷ lệ sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, làm cho hệ sinh thái được tái sinh thường xuyên.
Như chúng ta đã biết tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi và đầy bức xúc do chính việc sinh hoạt và sản xuất của con người gây ra, nó đang trực tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của các thế hệ sau này của thế giới. Những năm gần đây, chúng ta luôn phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra và do công tác bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập. Môi trường vẫn từng ngày, từng giờ bị chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người làm ô nhiễm nghiêm trọng hơn, sự phát triển bền vững vẫn đứng trước những thử thách lớn lao. Đó cũng chính là những kết quả tất yếu của sự thiếu ý thức tôn trọng tự nhiên và sự lúng túng trong việc tìm ra một lời giải cho bài toán phát triển bền vững. Có điều là, nếu những hành vi của con người phù hợp với quy luật của tự nhiên thì tự nhiên sẽ là người bạn tốt, đầy thiện chí, ngược lại những hành vi trái với quy luật tự nhiên thì sức trả thù của tự nhiên sẽ lớn hơn bất cứ lực lượng xã hội nào. Thực tế đã chứng minh, không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra cái chết cho con người do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, bệnh trầm cảm, bệnh mất ngủ và gây nhiều hậu quả khác.
Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Chính vì thế chúng ta phải biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, giữ gìn thiên nhiên để thiên nhiên trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta.
Như vậy, "Muối của rừng" là một tác phẩm hoàn hảo để con người nhận thức lại vị thế của mình trên bàn cân: con người - thiên nhiên. Tác phẩm đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về giá trị chân chính của thiên nhiên - đánh thức nhân tính. Một tác phẩm nhắn nhủ con người phải luôn bảo vệ, nâng niu, che chở cho thiên nhiên.
“ Cứu mẹ cháu với, xin hãy cứu mẹ cháu…” Đó là câu chuyện “ Một em bé đang đang khẩn thiết van nài những người qua đường dừng lại cứu mẹ em đang ngã quỵ xuống đường, máu chảy lênh láng sau một vụ tai nạn giao thông mà người gay ra bỏ đi”. Nhưng không, khi chứng kiến cái cảnh đời ấy, lẽ ra ai cũng phải thương, phải xót, nán lại mà cứu người, thế mà trong dòng người đông đúc qua lại, ai cũng thờ ơ, vô tâm, ngoảnh mặt mà mà bước đi trước tính mạng “ nghìn cân treo sợi tóc” của người khác, người đang rất cần đến vòng tay nhân ái của mọi người. Đây cũng chẳng phải là cách xử sự lạ lẫm gì của người hiện nay: “ Vô cảm” đã làm cho con người ta vô tri, vô giác và vô tình chẳng kèm nhòm ngó gì đến sự hiện hữu của mọi người xung quanh, dù họ đang đứng giữa ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết rất cần một bàn tay đưa ra để giúp đỡ?
Vâng, điều hoàn toàn là có thể, trong cuộc sống ồn ào náo nhiệt hiện nay, song song với việc phát triển của xã hội thì cũng nảy sinh nhiều vấn đề đáng quan tâm, trong đó có căn bệnh “ vô cảm”. Dẫu đây là một hiện tượng đang phát triển trên một phạm vi rộng nhưng liệu phải chăng ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này” “Vô” tức là không, “Cảm” tức là cảm xúc, tình cảm của con người. “Vô cảm” tức là không có cảm xúc trước bất kì sự vật, sự việc gì xung quanh. Người ta thường nói con người sống bằng “ tình cảm”, tình cảm giống như một thứ linh dược quan trọng, nó có thể cảm hóa được mọi thứ, là sợi dây gắn kết, mang con người đến gần nhau hơn. Tình yêu thương, sự chân thành, nổi xót xa hay sự cảm thông, tha thứ tất cả đều xuất phát từ cái tình mà ra và nếu ai mắc căn bệnh “vô cảm” thì nó đã làm cho họ tự tách mình ra khỏi thế giới của lương tri, họ chỉ bước đi một mình và mãi đơn côi như vậy mà thôi. Chỉ cần bước ra khỏi cửa, hòa mình với cuộc sống xô đẩy, bắt gặp những cảnh mà tất cả không thể tưởng tượng nổi người ta “vô cảm” đến như thế thật sao”
Đúng thật là nếu nhìn thấy những cảnh tượng của mấy năm gần đây ( năm 2014 vụ thẩm mỹ viện Cát Tường ở Hà hội, vụ thảm sát cả nhà ở Bình Phước năm 2015 và sang năm 2016 vụ giết chế 4 bà cháu, bố bắt con gái 5 tuổi uống nước đường có pha thuốc trừ sâu dẫn đến cái chết quá thương tâm của bé..).Thế giới trở nên nguy hiểm, không phải những kẻ gây ra tội ác, mà cả những người đứng nhìn mà không làm gì cả chẳng hạn em Chếnh Hưng Hòa lớp 6A7 đầu năm học 2016-2017 tại trường em vào tan giờ học bị tai nạn trước cổng trường THCS Nguyễn Trường Tộ, kẻ gây tai nạn chạy đi, một mình nhảy một chân vào trạm xã trong khí đó các bậc phụ huynh đứng nhìn mà không làm gì cả. Xã hội này trở nên nguy hiểm vì những người chỉ đứng nhìn mà không làm gì cả và họ thật sự là người: “ vô hồn”, “vô tâm”, và “ vô cảm”. Những người vô tình tiếp tay cho cái ác tràn làn bởi sự vô tâm, vô cảm đó của chính mình mà không hề hay biết.
Ngoài ra trong xã hội còn có những kẻ còn nhân cơ hội tìm cách lấy cắp tiền của
người bị nạn, người tàn tật không giúp đỡ, trên xe buýt, ở nơi công cộng không nhường chỗ, thậm chí còn cười trước những khuyết tật của họ. Thất vọng hơn là những người cán bộ có trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ nhân dân lại cũng có một số người vô tâm trước cảnh ngộ, tình cảm của người dân như việc cán bộ tìm cách cướp đất của dân, đuổi dân đi chỗ khác để lấy những mảnh đất đẹp chia nhau như vụ tiêu cực ở Đồ Sơn và nhiều nơi khác. Hay có những cán bộ giải quyết chính sách đã ăn chặn của những thương binh, những gia đình chính sách, của những người tàn tật, những gia đình hộ nghèo như báo chí đã từng đưa tin như trường hợp của bà già ở Hà Tĩnh có con nuôi là liệt sĩ mà lãnh đạo xã tìm cách cắt tiêu chuẩn không cho nhận khiến các nhà báo phải vào cuộc mới giải quyết được. Cũng là câu chuyện ở huyện Tây Trà- tỉnh Quảng Ngãi, dân của huyện nhà bị đói, chính phủ chi nguồn cứu trợ một trăm tấn gạo để cứu đói cho dân, số gạo này chuyển đến huyện lị Tây Trà vào ngày 11/7 với chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi là phải chuyển đến tay người nông dân trong tháng 7, nhưng mãi đến cuối tháng 9, số gạo này nằm trong kho lương thực của huyện, gạo mốc meo, người dân cũng vấn phải chờ. Giải thích cho vụ việc này không thể chấp nhận được “ Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện – Ông Hồ Thanh Tùng lại đưa ra lí giải rằng do giá xăng dầu tăng nên thiếu 5 triệu đồng kinh phí vận chuyển số gạo này đến các xã”. Không thể tưởng tượng được một ông chủ tịch huyện lại có thể ăn nói một cách vô cảm đến vậy. Không nói đâu lạ lẫm, những vụ đánh nhau giữa các bạn học sinh, đáng tiếc là một số học sinh có thể can ngăn mà chỉ đứng ngoài cuộc mà nhìn, thậm chí còn nhận tiện quay phim chụp ảnh để đăng lên mạng xã hội. Vậy nguyên nhân từ đâu mà con người lại mắc căn bệnh vô cảm này ?
Sở dĩ nảy sinh căn bệnh này vì con người không tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, không có long nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng kém nên không giữ được truyền thống quý báo của dân tộc ta “ thương người như thể thương than”, “ lá lành đùm lá rách”. Nhưng không lẻ cả xã hội này đều mắc căn bệnh vô cảm ?
Xin thưa rằng không, mặc dù “vô cảm” đang bộc phát ở nhiều con người nhưng không phải vì vậy ai cũng vô cảm, cũng có rất nhiều người biết yêu thương con người, sẵn sang dang rộng bàn tay ra giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn loạn nạn (Ví dụ như học sinh trường em với tấm long không ăn quà và dành tiền hổ trợ người khuyết tật ở Hà Nội vào giao lưu với trường em với tổng số tiền hai triệu, bảy trăm ngàn đồng. Đến đây tôi lại nhớ đến câu nói của Bác: “ Hạnh phúc của tôi là đây, là chính cái gây phút mà tôi được nhìn thấy đồng bào tôi ai cũng có cơm no áo ấm, ai cũng được học hành”. Lúc sinh thời Bác thương yêu con dân hết mực, Bác không bỏ sót một việc nào. Người đã hy sinh hạnh phúc của mình để mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Hay chúng ta lại gợi nhớ các anh hùng liệt sĩ, những anh bộ đội cụ Hồ sẵn sang quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, thà hy sinh chứ không chịu mất nước, một lòng bảo vệ dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ. Thử hỏi nếu Bác Hồ, các vị anh hùng cũng vô cảm trước vận mệnh của đất nước, trước sự lầm than cơ cực của nhân dân thì liệu chúng ta có cuộc sống như ngày hôm nay? Bên cạch đó ta cũng chợt nhớ về tấm gương của anh Nguyễn Hữu Ân, người con của nhiều bà mẹ trong bệnh viện Ung bướu Thành phồ Hồ Chí Minh. Anh sinh ra trong một gia đình nghèo, mẹ anh bị ung thư và phải nằm viện điều trị, Anh vừa đi học, vừa đi làm, ngày ngày chăm sóc mẹ mình chu đáo. Khi mẹ anh qua đời, anh đã nhận bà Phẳng, một người già cô đơn cùng phòng ở bệnh viện với mẹ anh làm mẹ nuôi và cũng chăm sóc tận tình cho bà. Đặc biệt là câu chuyện người lái xe dũng cảm Nguyễn Văn Bắc, anh đã dùng xe tải để chặn đầu xe khách mà báo đài đã đưa tin nhiều ngày nay. Lại kể đến người phụ nữ mà em bắt gặp trong lúc đi học về đưa cô bé bị tai nạn đến bệnh viện. Vậy tại sao ta không có tấm lòng giống như Bác, như các anh hùng, đồng bào ta trước đây, như anh Nguyễn Hữu Ân, anh Nguyễn Văn Bắc, người phụ nữ tốt bụng kia… mà lại để cho cuộc đời này vẫn còn nhiều nổi đau khổ, vẫn còn nhiều trái tim vụn vở như thế và tại sao khi nhìn một người gặp loạn nạn mà lại làm ngơ, thấy em bé bị ngã hay đang bơ vơ tìm mẹ ta vẫn ung dung mà bước tiếp, thấy người khác mắc lỗi lầm mà chẳng đoái hoài đến ? Căn bệnh “vô cảm” này có lẽ đã phá vở đi tất cả tình yêu thương mà con người bấy lâu nay xây dựng, nó đang gặm mòn trái tim biết đồng cảm của con người, bởi vậy chẳng có lý do gì mà không loài trừ căn bệnh này ra khỏi xã hội.
Nếu được vậy, khi con người ai cũng sống bằng cái tình thì chắc hẳn mọi thứ xung quanh sẽ đẹp vô cùng, bầu trời này sẽ không còn mây đen, mặt đất này sẽ không còn lầm than, cơ cực, không có những lỗi lầm. Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, biết yêu thương con người, xây dựng tốt ý thức tập thể, cộng đồng và bài trừ những thứ xấu. Chúng ta hãy sống bằng con tim của mình, bằng chính những gì mà tạo hóa đã ban tặng cho ta, chúng ta sống và đừng để cho căn bệnh vô cảm len lõi vào đời sống này, hãy lấy cái “ tình” mà cảm hóa hành đông, hãy hãy tình yêu thương làm ngôi vị trung tâm của cuộc song, hãy dang rộng trái tim mình, hãy quan tâm đến mọi người, hãy thông cảm sẽ chia với những mãnh đời bất hạnh, hãy biết quý trọng tình cảm và tha thứ cho sự lỗi lầm. Để xã hội tiến bộ thì chúng ta hãy nói không với sự vô cảm.
HÃY NÓI KHÔNG VỚI CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI
Tệ nạn xã hội là một vấn đề nhức nhối đối với đời sống hiện nay, nếu mọi người không theo dõi bản tin thời sự thì mọi người sẽ thấy thảm họa về chúng.
Ma túy, rượu bia, thuốc lá, là những chất có nguồn gốc tự nhiên hay do con người tạo ra. Nó có những tác hại làm cho con người sẽ thay đổi trạng thái, ý thức, trí tuệ, tâm trạng, khiến cho ai đã thử thì sẽ muốn thử tiếp, dần dần đến nghiền. Thế nhưng thực tế không ai biết đến những tác hại của chúng. Đặc biệt là ma túy, nó gây ra những tác hại không thể biết trước được. Ma tùy cướp lấy sự sống, khiến cho người chẳng ra hình người. Khi đã sử dụng dù chỉ một lần thì nó sẽ lôi bạn vào một cuộc sống khác, Một người khỏe mạnh cũng trở nên người vô dụng, không kiểm soát được bản thân thì còn nói gì đến làm việc và học tập. Quá trình cướp lấy mạng người của ma túy rất dễ, ban đầu chỉ làm quen với nó rồi từ từ thấy nhớ và tiếp tục, sau đó chuyển từ hút qua chích, từ bệnh nghiện trở thành bệnh AIDS. Đâu chỉ tàn phế về mặt thể xác, ma túy còn mài mòn tinh thần của người nghiện làm cho người sử dụng không thể khiểm soát được mình. Khi đã lên cơn thèm thuốc thì người nghiện tìm đủ mọi cách để có tiền và mua ma túy, từ đó nẩy sinh các tệ nạn xã hội như: trộm cắp, cướp giật…Ma túy làm cho những người từng giàu nhất và có thể trở thành người nghèo khổ, một đứa con ngoan, cháu hiền cũng có thể ăn cắp tiền của bố mẹ, ông bà, để có tiền mua ma túy; hạnh phúc của một gia đình có thể tan vỡ, xã hội tồn tại các tệ nạn ấy là căn bệnh của thế kỉ. Theo thống kê của nhà nước những người đang cai nghiện có đủ các thành phần trong xã hội thì thấp tới cao( Bác sĩ, kỉ sư, công chức nhà nước, công nhân, nhà giáo, sinh viên, học sinh…)
Đấu tranh phòng chống ma túy là mặt trận nóng bỏng, bức xúc mà cả xã hội phải quan tâm. Ngày toàn dân phòng chống ma túy của Việt Nam được chọn đúng ngày cả thế giới phòng chống ma túy là ngày 26/6 hàng năm
Em mong từ nay trở về sau số người nghiện giảm đi, nói không với ma túy là cách tốt nhất ngăn ngừa các tệ nạn xã hội, để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa để tiến lên một xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để làm được điều đó, chúng ta phải vượt qua các trở ngại đó là các tệ nạn xã hội và đáng sợ nhất chính là ma túy, mối nguy hiểm không của riêng ai.
Ma túy đã và đang trở thành một mối nguy hiển đối với toàn xã hội. Ma túy là một tệ nạn ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người và toàn xã hội. Báo chí đã từng đưa tin bi kịch của một số gia đình đã xẩy ra mà nguyên nhân bắt nguồn từ ma túy. Những người thân trong gia đình cũng trở thành nạn nhân của những cơn nghiện khi đói thuốc, làm tan vỡ hạnh phúc của biết bao gia đình. Người nghiện ma túy sức khỏe yếu dần, mất khả năng lao động, ý thức và hành động không kiểm soát được bản thân và họ trở thành gánh nặng của gia đình, xã hội. Hãy tưởng tượng một thành phố về đêm với những con nghiện thang thang vật vờ như những bóng ma sẽ tạo tâm lý bất an cho người khác, nhất là những du khách nước ngoài
So sánh với các tệ nạn xã hội khác như cờ bạc, tiếp xúc với văn hóa phẩm đồi trụy, ma túy chính là mối lo ngại hang đầu trong xã hôi, nó làm mục rõng xã hội, hủy hoại cả một thế hệ trẻ, suy giảm nòi giống. Vậy chúng ta phải làm gì để loại trừ tệ nạn xã hội nguy cơ nói trên?
Để ngăn chặn ma túy lan rộng, trong cá nhân mọi người phải biết tự ý thức và nhắc nhở lẫn nhau tránh xa các tê nạn xã hội. Bên cạnh đó phải tự tạo cho mình một lối sống lành mạnh, giữ cho đầu óc luôn tỉnh táo để có thể vượt qua mọi cám dỗ của loại tệ nạn nói trên. Ngoài ra chúng ta cần tham gia vào những cuộc nói chuyện chuyên đề với Bác sĩ, với các chuyên gia tâm lý để hiểu rõ hơn về cách tiếp cận giúp đỡ những con nghiện đang chữa trị và những người bị bệnh AIDS vì tiêm chích. Hơn thế nữa, để giúp những con nghiện trở thành người hoàn lương. Chính phủ nhà nước cần biết tạo điều kiện công ăn, việc làm cho họ, không xa lánh họ để họ không bị mặc cảm mà dẫn tới những hành động không hay. Riêng học sinh chúng ta cũng phải biết cách bài trừ ma túy ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cụ thể là chúng ta cùng người lớn vận động, tuyên truyền, viết những bài báo tường với chủ đề “ hãy nói không với ma túy” để mọi người cảnh giác hơn với loại tệ nạn này.
Nói tóm lại, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng Tây hóa thì cường độ ảnh hưởng của những tệ nạn xã hội đối với lớp trẻ cũng ngày một gia tăng. Vì vậy phải làm một công dân tốt, nhiệm vụ của chúng ta là phải biết “ gạn đục, khơi trong” nghĩa là phải biết thu nhận cái hay, cái tốt và đồng thời bài trừ những cái xấu như tệ nạn ma túy đang lan tràn khắp nơi. Để làm được việc đó, chúng ta không ngừng học tập và làm theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu.
Ngày nay xã hội đang phát triển, nhưng song song với mặt phát triển là các tệ nạn đang dần phát triển theo như tiêm chích ma túy, cờ bạc, mại dâm, tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh…
Ma túy là một tệ nạn cực kì nguy hiển, là một loại thuốc cực độc, nó làm những người sử dụng nghiện và không làm chủ được bản thân. Khi tiêm chính ma túy vào cơ thể làm cho người cảm thấy hưng phấn và làm những việc khác người như ( trèo lên cột điện, cầm dao giết người…).
Ma túy như một thứ vũ khí giết người thầm lặng, tiêm chính ma túy tiêu hao tiền bạc và rước bệnh vào người