Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
em hiểu được rằng bản thân mình đã may mắn khi có đầy đủ trong tình yêu của cả ba và mẹ, được đến trường và biết thêm nhiều kiến thức.
Văn bản trên đã giúp em hiểu thêm điều gì về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen - mẫu 1
Bài ca dao gợi lên một cái gì đó rất gần gũi, thân quen giữa hoa sen với bản chất tốt đẹp của người lao động. Mùi bùn gợi liên tưởng đến những cái xấu xa, thấp hèn của mặt trái xã hội cũ cùng với lũ tham quan ô lại vô liêm sĩ của nó.
Nhân dân lao động, đặc biệt là nông dân sống gần sen, hiểu sen và yêu quý sen nhất. Họ đã đưa hoa sen vào ca dao, mượn vẻ đẹp thanh khiết của hoa sen để bày tỏ, gửi gắm tâm sự của mình. Với bức tranh tuyệt mĩ được vẽ bằng ngôn ngữ, hoa sen sẽ lưu lại mãi mãi vẻ đẹp và hương thơm cao quý trong văn chương và trong lòng người dân đất Việt.
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Như chúng ta đã biết, ca dao không chỉ là món ăn tinh thần của nhân dân Việt Nam mà nó còn là những bài học triết lý sống sâu sắc mà ông cha ta để lại. Trong đầm gì đẹp bằng sen chính là một bài ca dao như thế. Nó không chỉ ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên của bông hoa sen mà ẩn sâu trong đó cha ông ta muốn nhắc nhở chúng ta về một triết lí sống cao đẹp. Như bông hoa sen gần bùn mà không hôi tanh mùi bùn, con người cũng phải giữ cho mình luôn trong sạch dù trong hoàn cảnh xấu. Đó là một bài học đắt giá về đạo lý làm người, một nét đẹp của con người Việt Nam vừa đẹp, vừa thanh cao cũng công chính, liêm minh. Vì vậy, chúng ta cũng phải lưu giữ, phát huy những truyền thống đạo lý tốt đẹp đó bằng việc lưu giữ các bài ca dao mà ông cha ta để lại.
giúp em hiểu thêm về nội dung và mục đích cuộc gặp gỡ giữa ông Hai bắt rắn và chú Võ Tòng
Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm về vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tiếng gà trưa đã học ở Bài 2. Văn bản giúp em nhận biết và phân tích được đặc sắc của các biện pháp tu từ trong bài để làm rõ giá trị, vẻ đẹp nội dung, và thấy được tài năng của nhà thơ Xuân Quỳnh.
Nếu nói về người phụ nữ ngày xưa, thì họ là những người không thể tự tạo lập cuộc sống cho bản thân. Họ phải chông cậy vào người chồng và con cái. Họ luôn được coi trọng như "người ở tôi đòi".
Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son…”
Họ là những người đẹp về cả ngoại hình và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình.
Thiếu ý hoặc dài quá bạn lược bớt ý đi nhé. CHúc bạn học tốt!
Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.
Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác.
- Văn bản giúp em hiểu thêm về quy tắc, luật lệ của hội thi thổi cơm.
- Luật thi và cách thi thổi cơm của địa phương mà em thấy thú vị là: hội Từ Trọng (Hoằng Hóa - Thanh Hóa)
+ Luật thi: người dự thi ngồi trên thuyền thúng tại một đầm lầy, lộng gió; mỗi người một thuyền, kiềng, rơm ẩm, bã mía tươi và trang bị khác giống nhau+ Cách thi: sau hiệu lệnh, các thí sinh đưa thuyền rời bờ ra giữa đầm; thuyền bồng bềnh, gió lộng, củi lửa lại khó cháy, thậm chí gặp mưa phần gió bấc. Kết thúc cuộc thi, ai có nồi cơm hoặc chõ xôi chín dẻo, ngon là người thắng cuộc.
Trong quãng đời đi học,hầu như ai cũng đã trải qua ngày khai trường đầu tiên.Nhưng ít ai để ý xem trong đêm trước ngày khai trường ấy,mẹ mình đã làm gì và nghĩ những gì.Bài văn như một lời nhắc nhở những ai đôi khi quá vô tâm,vô tư mà quên đi tấm lòng thương yêu,tình cảm sâu nặng và những hi vọng lớn lao của người mẹ đối với những đứa con,nó nhắc nhở mỗi người cần có thái độ trân trọng,hiểu biết và thông cảm với mẹ mình hơn
Trong quãng đời đi học,hầu như ai cũng đã trải qua ngày khai trường đầu tiên.Nhưng ít ai để ý xem trong đêm trước ngày khai trường ấy,mẹ mình đã làm gì và nghĩ những gì.Bài văn như một lời nhắc nhở những ai đôi khi quá vô tâm,vô tư mà quên đi tấm lòng thương yêu,tình cảm sâu nặng và những hi vọng lớn lao của người mẹ đối với những đứa con,nó nhắc nhở mỗi người cần có thái độ trân trọng,hiểu biết và thông cảm với mẹ mình hơn
theo mình là như vậy