Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
- Giống nhau: Các hội thi đều có chung một tiêu chuẩn để đánh giá người thắng cuộc đó là cơm chín, dẻo, ngon.
- Khác nhau: Mỗi địa phương có những luật lệ và cách thực thực hiện khác nhau.
Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm - Hà Nội)
Cuộc thi nhằm diễn lại tích của Phan Tây Nhạc, vị tướng thời vua Hùng thứ 18, đã rèn luyện cho quân sĩ thực hành một cách thành thạo, đặc biệt là nấu được cơm ăn trong điều kiện khó khăn.
Thể lệ cuộc thi: nguyên liệu là thóc, sẵn củi, chưa có lửa, chưa có nước. Các đội phải làm gạo, tạo ra lửa, đi lấy nước về nấu cơm. Cuộc thi có ba bước: thi làm gạo; tạo lửa, lấy nước và thổi cơm.
Mỗi nhóm 10 người (cả nam và nữ), họ tự xay thóc, giã gạo, dần sàng, lấy lửa, lấy nước và nấu cơm.
Bước 1, thi làm gạo: sau hồi trống lệnh, các đội đổ thóc vào xay, giã, dần sàng. Giáp nào có được gạo trắng trước nhất là thắng cuộc.
Bước 2, thi kéo lửa và lấy nước: Lấy lửa từ hai thanh nứa già cọ vào nhau (khó nhất là khâu này), áp bùi nhùi rơm khô vào cho bén lửa. Người lấy nước cách đó khoảng 1km, nước chứa sẵn vào 4 cái be bằng đồng, đợi người đến lấy mang về. Giáp nào lấy được lửa trước và lấy nước về đích trước thì giáp đó thắng cuộc.
Bước 3, nấu cơm: giáp nào thổi được cơm chín dẻo, ngon và xong trước thì thắng cuộc. Cơm của giáp đó được dùng để cúng thần.
Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Tây)
Cuộc thi của nữ:Người dự thi thực hiện trong một vòng tròn đường kính 1,5m. Quy ước là vừa thổi cơm vừa phải giữ một đứa trẻ chừng 7 - 8 tháng tuổi (không phải là con đẻ của người dự thi) và canh chừng một con cóc không để nó nhảy ra khỏi vòng tròn. Lửa lấy từ bùi nhùi rơm, nhóm củi, đặt bếp, trông đứa trẻ không được khóc và con cóc. Thời gian là cháy hết một nén hương. Cơm chín trước, dẻo ngon hơn là người thắng cuộc.
Cuộc thi của nam: Bếp đặt sẵn bên bờ một cái ao hay bờ đầm. Mỗi người dự thi một bếp. Sau hồi trống lệnh, các chàng trai bước xuống một cái thuyền nan, bơi bằng tay sang bờ bên kia, áp thuyền vào bờ và thực hiện hết thảy các việc trên thuyền bồng bềnh. Tay ướt vẫn phải đánh lửa, thổi nấu và giữ thuyền ổn định. Ai thổi được nồi cơm thơm dẻo ngon, xong trước là người thắng cuộc.
Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng (Hoàng Hóa - Thanh Hóa)
Người dự thi ngồi trên thuyền thúng tại một đầm rộng, lộng gió. Mỗi người một thuyền, kiềng, rơm ẩm, bã mía tươi và trang bị khác giống nhau. Sau hiệu lệnh, các thí sinh đưa thuyền rời bờ ra giữa đầm. Thuyền bồng bềnh, gió lộng, củi lửa lại khó cháy, thậm trí có lần bị mưa phùn gió bắc. Kết thúc cuộc thi ai có nồi cơm hoặc chõ xôi chín dẻo, ngon là người thắng cuộc.
Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định)
Cuộc thi dành cho nam. Mỗi nhóm hai người, xếp thành hàng ngang. Một nguời buộc cành tre dài, dẻo dọc theo sống lưng ngọn cao hơn đầu, niêu đất có sẵn gạo và nước để nấu cơm treo trên ngọn cần về phía trước, người kia lo củi lửa và đun nấu.
Sau hiệu lệnh, người nấu phải tạo lửa từ hai thanh nứa già, sau đó châm lửa vào cây đuốc hơ dưới đáy niêu cơm. Cả hai người đều cùng phải bước đi quanh sân đình. Hết tuần hương là lúc kết thúc cuộc thi. Nhóm nào có cơm chín dẻo, ngon là người thắng cuộc.
Mục đích của văn bản Hội thi thổi cơm là để giới thiệu về cuộc thi thổi cơm của các địa phương nổi tiếng.
Trong văn bản, người viết đã giới thiệu về thể lệ và cách thức tổ chức hội thi thổi cơm ở nhiều địa điểm khác nhau giúp người đọc có hình dung từ khái quát tới chi tiết về hội thi dân gian này.
Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta. Tuy mỗi vùng một khác, nhưng bao giờ cũng là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên. Kéo co phải đủ ba keo, bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng. Dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất vui, vui ở sự ganh đua, những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội.
- Bố cục của văn bản: 5 phần
+ Phần 1 (từ đầu đến “vừa đi vừa nấu cơm”): giới thiệu về hội thi thổi cơm
+ Phần 2 (tiếp dến “dùng để cúng thần”): Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm - Hà Nội)
+ Phần 3 (tiếp đến “Ai thổi được nồi cơm thơm dẻo, ngon, xong trước là người thắng cuộc”): Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Nội)
+ Phần 4 (tiếp đến “Kết thúc cuộc thi, ai có nồi cơm hoặc chõ xôi chín dẻo, ngon là người thắng cuộc”): Thi nấu cơm ở hộ Từ Trọng (Hoằng Hóa - Thanh Hóa)
+ Phần 5 (phần còn lại): Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định)
- Theo em, thông tin quan trọng nhất là những quy tắc, luật lệ của hội thi thổi cơm vì đó là các quy tắc tạo nên một cuộc thi
Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống văn hóa. Điều đó được thể hiện qua nhiều phương diện khác nhau. Một trong số đó có thể kể đến các trò chơi dân gian.
Bịt mắt bắt dê là một trò chơi đã xuất hiện từ lâu. Trong những bức tranh xưa, chúng ta đã thấy được hình ảnh cô bé, cậu bé đang trò này. Đây là một trò chơi mang tính tập thể cao, với sự tham gia của nhiều người chơi. Cách gọi “bắt dê” cũng có ý nghĩa riêng. Loài dê có bản tính hiền lành, nhút nhát nhưng khá linh hoạt và rất thích vận động. Vì vậy, người bắt được dê cần có sự nhanh nhẹn, tinh ý và chiến thuật. Mở mắt để bắt dê đã khó, bịt mắt để bắt được dê lại càng khó khăn hơn.
Trò chơi này thường được chơi ở những nơi rộng rãi, ví dụ như sân trường, công viên… Những người chơi sẽ nắm tay nhau để tạo ra một vòng tròn. Tất cả những người chơi sẽ oẳn tù xì để quyết định xem ai là người làm. Người thua sẽ phải bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy. Những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt. Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “đứng lại” thì họ phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Nếu người làm bắt được “dê” và đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”.
Bịt mắt bắt dê là trò chơi giúp rèn luyện phản xạ, cũng như sự nhanh nhẹn của người chơi. Không chỉ vậy, trò chơi này còn giúp gắn kết mọi người với nhau.
Lễ hội là tín ngưỡng văn hóa của mỗi dân tộc. Hầu như làng, xã nào cũng có lễ hội được tổ chức vào đầu xuân. Mọi người dân Thuận Thành, Bắc Ninh thường có câu ca:
Dù ai buôn đâu, bán đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.
Câu ca dao như một lời nhắc nhở các tín đồ phật giáo hãy nhớ về hội Dâu được tổ chức vào đầu xuân hàng năm.
Hội Dâu được tổ chức vào mùng 8 tháng 4 âm lịch hàng năm. Chùa Dâu là một ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được xây dựng vào những năm đầu thế kỉ XV. Mặc dù vậy chùa Dâu vẫn giữ được những nét nguyên bản từ khi được xây dựng tới nay. Hàng năm, chùa Dâu thu hút rất nhiều tín đồ đến thắp hương, đặc biệt là vào dịp lễ hội. Vào mỗi dịp lễ hội, người dân háo hức tổ chức sửa sang chùa chiền. Ngay từ chiều mùng 7 đã có lễ rước các bà Dâu, bà Đậu, bà Đàn, bà Keo mà theo truyền thuyết bốn bà được tạc từ một cây dâu, chị cả là bà Dâu nên chùa Dâu được xây dựng lớn nhất. Đặc biệt vào ngày mồng 7, các vãi đến để cúng, quét dọn và làm lễ rửa chùa. Ngày hội chính diễn ra rất sôi động, náo nhiệt. Mọi người đến đây với lòng thành kính, kính mong đức phật ban cho sự an lành, ấm no. Chùa có rất nhiều gian, điện, đặc biệt có pho tượng Kim Đồng - Ngọc Nữ đạt đến chuẩn mực nghệ thuật cao với các tỉ lệ của người thật. Hành lang hai bên có những pho tượng với nhiều tư thế, nét mặt khác nhau. Người ta đến lỗ hội không chỉ để thắp hương, cầu an mà còn để vui chơi, đón không khí ngày xuân. Có rất nhiều trò chơi được tổ chức trong lễ hội như: đu quay, hát quan họ đối đáp, giao duyên giữa các liền anh, liền chị dưới thuyền rồng với những trang phục mớ ba, mớ bảy cổ truyền. Khắp sân chùa là những hàng bán đồ cúng, những nén hương trầm, hay những đồ chơi dân gian cho trẻ em như sáo, trống... hoặc chỉ là những bông lan thơm ngát. Tất cả tạo ra một không khí cộng đồng ấm cúng. Mọi người quên đi sự bận rộn, quên đi sự bon chen, thách thức để nhớ tới đức phật cùng sự thánh thiện, nhớ tới cõi bình an của tâm hồn. Khoảng 7 giờ sáng ngày 8/4, người ta đã nghe thấy tiếng chiêng, tiếng trống và tiếng cúng tế dâng sớ cầu mong bình an, lạy tạ các vị thánh thần, phật pháp của đội tế lễ tứ sắc chùa lập ra. Đặc biệt, ở lễ hội Dâu thờ Tứ Pháp là Pháp Vân (bà Dâu), Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi.
Sau khi các cụ làm lễ xong, đoàn rước từ chùa Tổ bắt đầu quay về, hàng đoàn người kéo nhau đi theo hộ tống. Người đi đầu cầm bình nước, người thứ hai dâng hương, tiếp đó là đoàn kiệu được những trai tráng của lồng khiêng. Họ mặc những trang phục như quân tốt đỏ thời xưa, theo sau là các bà mặc áo nâu đội sớ. Người cầm nước vừa đi vừa cầm cành trúc vẩy nước vào những người xung quanh như ban sự may mắn cho mọi người. Người ta quan niệm rằng ai được vẩy nước vào sẽ may mắn, được Phật ban phước quanh năm và được Phật phù hộ, bảo vệ. Khi hội tan, mọi người về rồi thắp hương ở ngoài sân thờ nhớ lời hẹn gặp năm sau. Nhưng lạ lùng hơn hầu như năm nào sau hội trời cũng mưa và người dân cho đấy là lễ tẩy chùa, ở một khía cạnh nào đó thì đây được coi như một điều linh nghiệm huyền bí.
Lễ hội thể hiện trình độ tổ chức cao, sự kết hợp giữa làng xã và ý thức cộng đồng, cuốn hút khách thập phương với những nét nghệ thuật, văn hóa đặc sắc, phong phú. Đối với Bắc Ninh, cái nôi của Phật giáo thì đây là dịp thể hiện sự tài hoa, tinh tế, lịch lãm trong văn hóa ứng xử, giao tiếp. Là một người con của Bắc Ninh, em cảm thấy tự hào về truyền thống của quê hương mình và em sẽ luôn có ý thức bảo vệ và gìn giữ những nét văn hóa ấy, đặc biệt là những lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa dân tộc vào những ngày đầu xuân.
Văn bản mang lại cho em những hiểu biết về quy định, cách thức thực hiện hoạt động đấu vật.
Một hoạt động hội thi truyền thống của quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hoạt động hội vật ở Bắc Giang: hội nhảy vùng cao
Tìm hiểu hội thi nấu cơm. Ở địa phương có ý nghĩa gì với em
Câu 1: ( 2,0 điểm)
Cho đoạn văn sau:
“…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi ***** một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…”
(Ngữ văn 7 – Tập 2, NXB Giáo dục)
a) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Trả lời : _ Đoạn văn trên được trích trong văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ “
_ Tác giả là Phạm Văn Đồng
b) Tìm, phân tích cấu tạo cụm chủ – vị mở rộng trong câu: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…”
Trả lời : “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác( C )/ quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…”( V)
c) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống” .
_ Phép liệt kê : + Con ng của Bác , đời sống của Bác
+ Bữa cơm , đồ dùng , cái nhà , lối sống
_ Tác dụng : liệt kê nh chi tiết để lm sáng tỏ Bác là con ng sống giản dị , điều đó đc mọi ng kính trọng , tin yêu .
d) Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
Bác Hồ giản dị trong đời sống , trong việc ăn uống , chứng tỏ Bác rất quý trọng thành quả lao động của mọi người .
- Văn bản giúp em hiểu thêm về quy tắc, luật lệ của hội thi thổi cơm.
- Luật thi và cách thi thổi cơm của địa phương mà em thấy thú vị là: hội Từ Trọng (Hoằng Hóa - Thanh Hóa)
+ Luật thi: người dự thi ngồi trên thuyền thúng tại một đầm lầy, lộng gió; mỗi người một thuyền, kiềng, rơm ẩm, bã mía tươi và trang bị khác giống nhau+ Cách thi: sau hiệu lệnh, các thí sinh đưa thuyền rời bờ ra giữa đầm; thuyền bồng bềnh, gió lộng, củi lửa lại khó cháy, thậm chí gặp mưa phần gió bấc. Kết thúc cuộc thi, ai có nồi cơm hoặc chõ xôi chín dẻo, ngon là người thắng cuộc.