K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 1 2020

a. 

- Hình ảnh: Ấn tượng đầu tiên khi đến với vùng sông nước Cà Mau đó là cảm giác choáng ngợp trước một vùng không gian rộng lớn, mênh mông với sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, chi chít như mạng nhện. Màu xanh của trời của nước và của cây lá bao trùm khắp không gian và đâu đây nghe cả tiếng rì rào của rừng cây của sóng và của gió.

- Màu sắc: Toàn một màu xanh: trời xanh, nước xanh, cây lá xanh và những khu rừng xanh bốn mùa.

- Âm thanh: Toàn những tiếng rì rào bất tận của rừng, của biển, của vịnh, triền miên, ru ngủ thính giác mòn mỏi thị giác. Đó là cách miêu tả theo lối cường điệu.

- Hàng loạt cụm từ có ý nghĩa nhấn mạnh như trên thì,… dưới thì… chung quanh chỉ toàn…

=> Âm thanh đơn điệu… Màu xanh đơn điệu. Nhưng bất tận, rộng lớn.

- Nhận xét:

+ Tác giả Lấy hình ảnh rất nhỏ bé “chi chít như mạng nhện” để so sánh với sự dày đặc, dọc ngang của con sông, của rạch khiến người đọc có cảm giác như từ trên cao nhìn xuống, hết sức thú vị.

+ Bằng biện pháp so sánh, điệp từ, tính từ, liệt kê, tả kết hợp với kể, tác giả đã tái hiện một thiên nhiên nguyên sơ, đầy hấp dẫn và bí ẩn. Thiên nhiên ấy rộng lớn, bao la, thoáng đãng, phủ 1 màu xanh bất tận. Cảnh thiên nhiên Cà Mau hiện lên đẹp, nguyên sơ, rộng lớn, hùng vĩ và đầy bí ẩn.

b. Qua đặc điểm của riêng nó mà gọi thành tên.

c. 

- Chợ có thể coi là hình ảnh thu nhỏ của cuộc sống ở mỗi miền quê trên đất nước Việt Nam. Chợ Năm Căn ở Cà Mau cũng vậy. Khung cảnh tấp nập, trù phú, độc đáo của nó cũng thể hiện rõ cuộc sống sinh hoạt ở nơi vùng đất cực Nam của Tổ quốc ta.

- “Cái chợ bám sát bờ sông là trung tâm của đời sống những miền quê sông nước ồn ào, đông vui, tấp nập với đủ các loại thuyền… dập dềnh trên sóng”. Nhà cửa cũng đủ kiểu mới, cũ, cho thấy cuộc sống cũng đang biến đổi theo thời cuộc, có cái bề thế của một thị trấn. Cảnh sống, cảnh lao động, cảnh mua bán, sinh hoạt vừa nhộn nhịp lại vừa rất đặc biệt, chỉ riêng vùng sông nước này mới có được.

- Con người cũng đa dạng, nhiều dân tộc, nhiều tập quán sống, nhiều thói quen, nhiều giọng nói, nhiều kiểu ăn mặc, nhiều màu sắc nhưng đều chung sống vui vẻ, đoàn kết. Đọc đoạn văn ta như có cảm giác đứng trước một thành phố nổi, xa xưa như trong truyện cổ tích.

+ Những con gái Hoa Kiều

+ Những người Chà Châu Giang.

+ Những bà cụ người Miên

13 tháng 1 2020

câu 3

Bài làm:

- Những túp lều lá thô sơ bên cạnh những căn nhà hai tầng.

- Những đống gỗ cao như núi.

- Những cột đáy, thuyền chài, thuyền buôn dập dềnh trên sóng.

- Dọc theo sông là những lò than hầm gỗ đước.

- Những ngôi nhà ban đêm sáng rực đèn măng-sông.

- Đặc biệt nhất là người ta mua bán, ăn nhậu trên thuyền, trên sông nước.

- Nơi đây cũng là nơi quần tụ của một cộng đồng người sống hòa hợp: Đó là người Hoa Kiều, người Chà Châu Giang, người Miên với đủ giọng nói liu lô, đủ kiểu ăn mặc sặc sỡ.

13 tháng 1 2020

a)nhửng chi tiết thể hiện sự rộng lớn :

-nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác , con sông rộng hơn ngàn thước.

- cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống

c) - quang cảnh : túp lều lá thô sơ , ngôi nhà gạch 2 tầng, đống gỗ cao, cột đáy thuyền chài, thuyền lướt , thuyền buôn , cây cối trù phú , nhà bè ban đêm....

- sinh hoạt: họp chợ trên sông , mỗi con thuyền một nét đặc biệt.

-con người : những cô gái Hoa kiều , người chà châu ,bà cụ người miên...

3 tháng 5 2018

- Những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự trù phú của chợ vùng Cà Mau: bến vận hàng nhộn nhịp, những lò than hầm gỗ đước, những ngôi nhà bè, có thể gọi một món xào, món nấu Trung Quốc, đĩa thịt rừng nướng ướp, cây chim cuộn chỉ, bộ quần áo, món nữa trang đắt giá,…

- Những chi tiết hình ảnh thể hiện sự độc đáo của chợ vùng Cà Mau: những người bán hàng đến từ nhiều nơi, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ.

14 tháng 1 2020

b)tại sao người miền này đặt tên như vậy?

Người vùng miền này thường đặt tên đát, tên sông ngòi, kênh rạch ở đây được gọi theo đặc điểm riêng của nó. Vì nó tạo nên màu sắc riêng cho địa phương và cho thấy thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên, hoang dã.

c/ Những chi tiết hình ảnh nào miêu tả chợ nam căn thể hiện sự tấp nập đông vui và trù phú?

- Những túp lều lá thô sơ bên cạnh những căn nhà hai tầng.

- Những đống gỗ cao như núi.

- Những cột đáy, thuyền chài, thuyền buôn dập dềnh trên sóng.

- Dọc theo sông là những lò than hầm gỗ đước.

- Những ngôi nhà ban đêm sáng rực đèn măng-sông.

- Đặc biệt nhất là người ta mua bán, ăn nhậu trên thuyền, trên sông nước.

- Nơi đây cũng là nơi quần tụ của một cộng đồng người sống hòa hợp: Đó là người Hoa Kiều, người Chà Châu Giang, người Miên với đủ giọng nói liu lô, đủ kiểu ăn mặc sặc sỡ.

14 tháng 7 2019

Những chi tiết thể hiện sự đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Năm Căn:

- Túp lều lá thô sơ, những ngôi nhà gạch hai tầng, những đống gỗ cao như núi, những cột đáy thuyền chài, những bến vận hà nhộn nhịp, những ngôi nhà ánh đèn măng sông chiếu rực…

- Sự độc đáo của chợ Năm Căn: chợ họp ngay trên sông, chỉ cần cập thuyền có thể mua bán được đủ thứ tiêu dùng và ẩm thực. Đây còn là sự đông vui của người bán vải, bán rượu đến từ nhiều vùng, có nhiều giọng nói, trang phục khác nhau…

SÔNG NƯỚC CÀ MAUBài 1: Bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa vào trình tự miêu tả, emhãy tìm bố cục của bài văn.Bài 2: Vị trí quan sát của người miêu tả là ở đâu? Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việcquan sát và miêu tả?Bài 3: Ấn tượng ban đầu của tác giả về vùng Cà Mau là gì? Ấn tượng ấy được cảm nhậnqua những giác quan nào?Bài 4: Đọc kĩ đoạn văn...
Đọc tiếp

SÔNG NƯỚC CÀ MAU

Bài 1: Bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa vào trình tự miêu tả, em
hãy tìm bố cục của bài văn.
Bài 2: Vị trí quan sát của người miêu tả là ở đâu? Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việc
quan sát và miêu tả?
Bài 3: Ấn tượng ban đầu của tác giả về vùng Cà Mau là gì? Ấn tượng ấy được cảm nhận
qua những giác quan nào?
Bài 4: Đọc kĩ đoạn văn “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua… sương mù và khói sóng ban
mai.”
a) Tìm chi tiết nói về sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước.
b) Trong câu “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa
Lớn, xuôi về Năm Căn.” có những động từ nào chỉ cùng một hoạt động của con
thuyền? Nhận xét về sự chính xác và tinh tế của tác giả trong cách dùng từ ở câu
văn này.
c) Tìm trong đoạn văn những từ miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét cách
miêu tả màu sắc của tác giả.
Bài 5: Tìm chi tiết nói về sự tấp nập, đông vui, trù phú của chợ Năm Căn.
Bài 6: Qua bài văn này, em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực nam của Tổ quốc?
Bài 7: Chọn và phân tích tác dụng của một hình ảnh so sánh mà em cho là đặc sắc trong
văn bản.

0
3 tháng 5 2017

-Sự tấp nập, đông vui, trù phú: túp lều lá thô sơ, những ngôi nhà gạch hai tầng, những đống gỗ cao như núi, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, những bến vận hà nhộn nhịp, những lò than hầm gỗ, những ngôi nhà bè đêm ánh đèn măng- sông chiếu rực,...

-Sự độc đáo của chợ Năm Căn: chợ họp ngay trên sông, chỉ cần cập thuyền lại với nhau là có thể mua bán đủ thứ tiêu dùng và ẩm thực. Đây còn là nơi hội tụ đông vui của những người bán vải, bán rượu đến từ nhiều vùng, có nhiều giọng nói, trang phục khác nhau,...

12 tháng 5 2017

Câu 5. Những chi tiết hình ảnh thể hiện sự tấp nập đông vui, trù phú và độc đáo của chợ Năm Căn ở vùng Cà Mau : - Những túp lều lá thô sơ bên cạnh những căn nhà hai tầng. - Những đống gỗ cao như núi. - Những cột đáy, thuyền chài, thuyền buôn dập dềnh trên sóng. - Dọc theo sông là những lò than hầm gỗ đước. - Những ngôi nhà ban đêm sáng rực đèn măng-sông. - Đặc biệt nhất là người ta mua bán, ăn nhậu trên thuyền, trên sông nước. - Nơi đây cũng là nơi quần tụ của một cộng đồng người sống hòa hợp : Đó là người Hoa Kiều, người Chà Châu Giang, người Miên với đủ giọng nói liu lô, đủ kiểu ăn mặc sặc sỡ.

21 tháng 3 2020

* Ấn tượng đầu tiên khi đến  với vũng nước Cà Mau đó là cảm giác choáng ngợp trước một vùng không gian rộng lớn, mênh mông với sông ngòi, kênh rạch chi chít như mạng nhện. Màu xanh của trời, nước, rừng cây bao trùm khắp không gian.

* Ấn tượng ấy được cảm nhận bằng thị giác và thính giác .

21 tháng 3 2020

CẢM ƠN BẠN NHIỀU !!!