Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tk dàn ý ạ:
Mở bài: Giới thiệu bài thơ Bếp lửa cùng ý nghĩa sưởi ấm tình người, tình bà cháu, đặc biệt là sưởi ấm một đời.
Thân bài:
– Hình ảnh đầu tiên “Một bếp lửa” : chờn vờn sương sớm, ấp iu nồng đượm, hình ảnh người bà tần tảo cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
– Từ những hồi ức về người bà đáng kính, nhà thơ nhớ về những kỉ niệm sâu sắc của mình thuở nhỏ : sống mũi còn cay, những khó khăn vất vả cùng bà trải qua, được bà bao bọc lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói… cứ bảo nhà vẫn được bình yên → Người bà tần tảo, giàu đức hi sinh, lo lắng hết mực cho con cháu, những hình ảnh ấy tuôn trào mạnh mẽ.
– Khi cháu đã đi xa, cháu vẫn luôn nhớ bà, nhớ người đã nhen nhóm cho cháu ngọn lửa ấm áp tình thương, ngọn lửa tình bà, ngọn lửa của niềm tin. Ngọn lửa ấy, bà luôn ủ sẵn, chứa niềm tin dai dẳng. Hơi ấm tình thương từ ngọn lửa bà truyền lại, nó vẫn đi theo những chặng đường còn lại của cuộc đời nhà thơ.
→ Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt toàn bài. Bếp lửa không chỉ sưởi ấm cho đứa cháu nhỏ những lúc lạnh lẽo nhất, khó khăn nhất, nấu những nồi cơm ấm nóng, mà nó còn mang ngọn lửa tình thương của bà đi theo cháu suốt đời “Bếp lửa sưởi ấm một đời”.
Kết bài : Khẳng định lại vấn đề, khẳng định ý nghĩa của bài thơ: bếp lửa sưởi ấm một đời; liên tưởng đến tình cảm gia đình của bản thân.
a. Mở đầu
- Chuyện đã xảy ra từ lâu nhưng mỗi lần nghĩ lại mình thấy rất xấu hổ.
- Muốn kể lại cho các bạn nghe để lòng nhẹ nhõm.
b. Phần nội dung :
- Giờ kiểm tra Sinh mình không làm được bài, nhìn sang thấy bạn đang chăm chú viết liền hỏi. Bạn không trả lời.
- Mình loay hoay định giơ vở thì cô giáo nhắc nên không làm được.
- Cuối giờ, thu bài vì ngồi ở đầu bàn nên khi thu bài của bạn lại giả vờ để quên không nộp cho cô.
- Giờ ra chơi mình tuồn bài đó vào ngăn bàn của bạn.
- Vào tiết học mới, bạn thấy bài của mình chưa nộp để dưới ngăn bàn thì hoảng sợ tưởng là quên.
- Bạn đi tìm gặp cô xin nộp, có không tin là bạn quên mà cho là bạn có tình nộp sau để bổ sung cho đầy đủ.
- Cô, phê bình bạn
. - Mãi về sau, bạn vẫn không biết vì sao bài kiểm tra của mình lại ở ngăn bàn. Bạn vẫn rất tốt, không hề nghi ngờ gì mình cả.
c. Kết luận - Bạn đã chuyển trường theo gia đình.
- Khi chia tay mình không dám nói. Mình nghĩ nhiều về điều đó và cảm thấy xấu hổ, ân hận.
Bạn dựa vào dàn ý để làm nhé!
MB:
Giới thiệu về câu chuyện sắp kể (diễn ra ở đâu? bao giờ? với ai?), nói vài dòng ngắn gọn về chủ đề (nằm ở trong đề bài)
TB:
Đơn giản là kể chuyện:
+Lỗi như thế nào? có nhiều dạng như nói dối bạn bè, không giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn(ko phải trong lúc làm bài kiểm tra nhé), cái nhau và gây tổn thương cho bạn,…
+Tâm trạng khi phạm lỗi: nên chuyển biến tâm trạng
VD ở lỗi cãi nhau và gây tổn thương : tức giận -> khó chịu -> muốn phá vỡ tình bạn vĩnh viễn,…
+Tác nhân khiến bạn suy nghĩ: những yếu tố bất chợt đến khiến cho mình cảm thấy hối hận
+Tâm trạng hối hận như thế nào (miêu tả): ray rứt,…
+Quyết định của bạn -> thành công, thất bại,…(kết quả)?
+Kết chuyện
KB: Bài học rút ra cho chính bản thân
Tham Khảo !
Những câu chuyện về lời cám ơn và xin lỗi chẳng bao giờ là thừa để nhắc đến trong cuộc sống xô bồ như thế này, dù không phải ai cũng hiểu hoặc hiểu nhưng cho qua, có những điều tưởng như nhỏ nhặt nhất, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng thế nào trong cuộc sống này.
Càng ngày càng ít nghe thấy người ta, nhất là những người trẻ tuổi, nói “cám ơn” và “xin lỗi” với nhau. Những lời xin lỗi càng ngày càng thiếu đi trong cuộc sống xã hội thì những lời cảm ơn hầu như không tồn tại, trong khi sự lịch thiệp, khiêm tốn, biết ơn và biết lỗi phải là một phần quan trọng trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Đã bao giờ bạn tự hỏi mình thật sự nói những câu đó bao nhiêu lần trong một ngày, và nếu có nói, thì đã bao giờ chúng ta nói những điều đó một cách thực lòng? Và từ những lời nói đó, đi xa hơn, là những hành động để xin lỗi và cám ơn? Thế đấy, chúng ta đã mất đi thói quen nói hai từ đó. Nhưng những ai có thể nói được hai từ đó lại có những người chỉ biết nói đúng những từ ấy, và không biết làm gì để thể hiện những điều mà họ mới nói từ trong tâm của mình.
Nhiều người nói rằng nói những điều đó ra là một sự khách khí và đôi khi, giả tạo và ai cũng "ngài ngại". Cái chính là thực lòng. Ừ, thì một phần sự thừa nhận ấy là đúng, nhưng tại sao con người ta không thể sống xã giao với nhau trong khi điều đó chẳng có gì là giả dối, tại sao chúng ta không thể biết nói lời cảm ơn một ai đó và nhận lỗi một ai đó chỉ vì điều đó là nhỏ nhặt nhất, trong khi một cái thùng rác vô tri vô giác vẫn có dòng chữ “Cảm ơn đã bỏ rác vào tôi”?
Cuộc sống công nghiệp hiện tại đã làm con người ta thay đổi quá nhiều, và trong bản tính của mỗi người, không phải lúc nào cũng biết đến hai từ cám ơn và xin lỗi. Nhưng có bao giờ ai đặt ra câu hỏi: Cuộc sống Phương Tây còn nhanh gấp bội chúng ta, tại sao họ vẫn có thể nói được những điều ấy và chả lẽ họ luôn ngượng và coi chuyện nói điều đó ra là giải dối như chúng ta vẫn nghĩ? Vấn đề là lối sống và giáo dục, mà hình như từ lâu, người ta đã dậy con trẻ những điều này một cách máy móc và giáo điều trong những cuốn “Giáo dục công dân”, mà những tiết học “Giáo dục công dân” lại là được những người có trách nhiệm biến thành những giờ học buồn tẻ. Cảm ơn và xin lỗi - bài học về phép lịch sự đầu tiên của mỗi người dường như đang bị nhiều người trẻ lãng quên. Tiếng cảm ơn xin lỗi đang thưa dần...
Từ nhiều năm trở lại đây, nền tảng đạo đức tuy không đến nỗi sụp đổ như một số người đã báo động nhưng rõ ràng đã mờ nhạt đi. Văn hóa cảm ơn đã thưa thớt dần. Hình như người ta không biết đến nó hay đã cố quên đi.
Để làm người đã khó, để làm người tốt càng khó hơn. “Học ăn, học nói, học gói, học mở” Đừng “coi thường” những người bình thường, giản dị và thậm chí là nhỏ bé… Hãy bắt đầu từ câu nói xin lỗi sau mỗi sai lầm của mình và lời cảm ơn trước sự giúp đỡ của người khác - bất cứ họ là ai.