K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 5 2018

Bài làm

+ Bác Hồ quê ở làng Sen, thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

+Bác sinh ra trong 1 gia đình nho nghèo,có tình yêu nước  .

22 tháng 5 2018

Hồ Chí Minh, tên thật là Nguyễn Sinh Cung, vị chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo ở làng Sen (hay làng Kim Liên), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

3 tháng 1 2019

ngay 5/6/1911

Bài làm

Câu 1: Bác Hồ - Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 05 năm 1890. Mất năm 1969

Câu 2: Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (ngày 5 tháng 6 năm 1911) là ngày kỷ niệm hàng năm tại Việt Nam ghi nhận sự kiện Hồ Chí Minh lúc đó tên là Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville lên đường sang Pháp với tên gọi Văn Ba hay anh Ba để học hỏi những điều mà ông cho là "tinh hoa và tiến bộ" từ các nước phương Tây nhằm thực hiện công cuộc giải phóng Việt Nam khỏi ách thuộc địa của Thực dân Pháp. Tại Việt Nam, ngày 5 tháng 6 hàng năm là một dịp lễ lớn cùng với nhiều hoạt động nhằm kỷ niệm, đặc biệt là các hoạt động được tổ chức rầm rộ trong năm 2011, là năm kỷ niệm tròn 100 năm sự kiện diễn ra.

# Chúc bạn học tốt #

9 tháng 8 2018

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

19/5/1890

9 tháng 8 2018

- Quảng trường Ba Đình . 2/9/1945

- 1890.

18 tháng 3 2018

Buổi chiều di học về, bước vào nhà, em sung sướng reo lên:

-     Bố mẹ ơi! Con được nhà trường công nhận là học sinh giỏi dấy!

Cả nhà rộn rãhẳnlên.

Cảnh gia đình tối nay thật đầm ấm. Ánh điện như muốn hòa chung niềm vui lớn này của gia đình, tỏa màu trắng sáng trưngkhắp gian nhà đơn sơ. Bố mẹ em vui quá, nghỉ mọi công việc buổi tối, phấn khởi ngồi vào bàn uống nước. Bát chè tươi nóng bốc hơi nghi ngút làm tăng thêm vẻ ấm cúng. Em vào góc học tập lấy cái giấy khen trân trọng đưa cho bố. Cu Tí kêu lên: “Ôi! Cái tranh gì mà đẹp thế! Chị cho Tí xem với!”.

Mẹ em mỉm cười xoa đầu cu Tí:

-      Không phải tranh đâu, giấy khen của chị con dấy! Tranh không quý bằng giấy khen đâu, cu Tí ạ!

-      Chị ấy học giỏi nên được giấy khen phải không mẹ?

-ừ!

Bố mẹ nãy giờ chăm chú đọc giấy khen, ngẩng dầu lên, đôi mắt long lanh vui sướng:

-      Mẹ nó nghe nhé: “Em Phạm Thị Bề đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện”,vinh dự quá.

Đôi mắt mẹ rưng rưng cảm động. Cuộc đời mẹ vất vả nhiều. Đôi mắt mẹ thâm quầng nhìn em rõ lâu. Ánh mắt chan chứa niềm vui và đầy trìu mến, tha thiết yêu thương. Vì em, mẹ đã chịu đựng bao đau đớn, khó khăn vất vả nuôi em ăn học. Hôm nay, nhận được kết quả học tập tốt đẹp của em, mẹ không xúc động sao được! Niềm vui của mẹ thật thầm lặng. Bàn tay chai sạm tần tảo siết chặt tay em.

-      Con thấy không, đấy là kết quả ba tháng nay con chăm chỉ học tập. Gắng lên nữa con nhé!

-      Mẹ nói đúng đấy! Gắng lên nữa để lớn lên đi bộ đội như anh đây này - Anh Hòa vừa mới về phép nói giọng lém lỉnh, lại thêm cái nháy mắt tinh nghịch làm cả nhà phì cười.

Chú mướp rón rén đến bên em. Cái lưỡi âm ấm liếm nhẹ vào chân em. Hình như chú muốn chia vui cùng em thì phải. Hương thơm dìu dịu của hoa bưởi theo gió bay vào nhà làm cho ai nấy cũng thấy khoan khoái, dễ chịu. Bố em gỡ đôi kính lão cười xuề xòa. Tính bố thế đấy. Khác với mẹ, hễ có gì vui là bố cười ngay. Niềm vui hôm nay dối với bố lớn quá. Chắc bố không ngờ đứa con nhỏ bé của mình lại học khá thế. Trông bố như trẻ ra. Nhìn em, bố nói: “Con có biết nhờ ai mà con được khen không? Không thầy đố mày làm nên con ạ!

-     Con phải cố gắng hơn nữa để xứng đáng với sự tận tâm dạy dỗ của các thầy, các cô!”.Cu Tí nãy giờ ngồi im, bây giờ mới thỏ thẻ:

-      Bố ơi! Khi nào con lớn, con sẽ cố gắng như chị để được học... sinh giỏi.

Cả nhà phá lên cười. Chợt bố bảo:

-      Ấy! Mải vui mà trời đã tối. Các con xem lại bài vở để mai đi học! Em ngồi vào góc học tập. Hình ảnh vui mừng của gia đình tối nay làm cho em tự hào sung sướng. Hình ảnh đó càng động viên, thúc giục em cố gắng hơn nữa để đem lại cho gia đình những niềm vui như ngày hôm nay.

Tham khảo

18 tháng 11 2021

k

 

27 tháng 5 2018

Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) tên khai sinh: Nguyễn Sinh Cung, là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ XX, một chiến sĩ cộng sản quốc tế. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lậpkhai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969. Quê nội ông là làng Kim Liên (tên Nôm là làng Sen). Nguyễn Sinh Cung được sinh ra ở quê ngoại là làng Hoàng Trù (tên Nôm là làng Chùa, nằm cách làng Sen khoảng 2 km) và sống ở đây cho đến năm 1895. Hai làng này vốn cùng nằm trong xã Chung Cự, thuộc tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn. Quê nội của ông, làng Kim Liên là một làng quê nghèo khó. Phần lớn dân chúng không có ruộng, phải làm thuê cấy rẽ, mặc quần ít, đóng khố nhiều, bởi thế nên làng này còn có tên là làng Đai Khố. Vào đời ông, phần lớn dòng họ của ông đều cơ hàn, kiếm sống bằng nghề làm thuê, và cũng có người tham gia các hoạt động chống Pháp.

27 tháng 5 2018

Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) tên khai sinh: Nguyễn Sinh Cung,[2] là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ XX, một chiến sĩ cộng sản quốc tế. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969.

Là lãnh tụ được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng, lăng của ông được xây ở Hà Nội, nhiều tượng đài của ông được đặt ở khắp mọi miền Việt Nam, hình ảnh của ông được nhiều người dân treo trong nhà, đặt trên bàn thờ,[3][4][5][6] và được in ở hầu hết mệnh giá đồng tiền Việt Nam. Ông được thờ cúng ở một số đền thờ và chùa Việt Nam.[7][8][9] Ông đồng thời cũng là nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp. Ông được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 100 người có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX.[10][11][12]

Xuất thân và quê quán

Bài chi tiết: Gia đình Hồ Chí Minh

Theo gia phả của dòng họ Nguyễn ở làng Sen xã Kim Liên tại huyện Nam Đàn, Nghệ An thì:

"Hoàng sơ tổ khảo là Nguyễn Bá Phụ, tổ đời thứ 2 là Nguyễn Bá Bạc, tổ đời thứ 3 là Nguyễn Bá Ban, tổ đời thứ 4 là Nguyễn Văn Dân,... tổ đời thứ 5, Nguyễn Sinh Vật là giám sinh đời Lê Thánh Đức (tức Lê Thần Tông) năm thứ 3..., tổ đời thứ 6 là Nguyễn Sinh Tài đỗ hiếu sinh khi 17 tuổi, năm 34 tuổi đỗ tam trường khoa thi Hội..., tổ đời thứ 10 là Nguyễn Sinh Nhậm[13])."Cả bốn đời đầu tiên của dòng họ đều chưa lấy đệm là "Sinh" và không rõ năm sinh, năm mất.[14]

Theo nhiều tài liệu chính thống cũng như tiểu sử tại Việt Nam, tên lúc nhỏ của ông Nguyễn Sinh Cung[15][16] (giọng địa phương phát âm là Côông), tự là Tất Thành.[17] Tuy nhiên, một số tài liệu ghi nhận tên lúc nhỏ của ông là Nguyễn Sinh Côn.[18][19][20][21][22] Điều này cũng được chính ông xác nhận bằng chính bút tích của mình trong một bài viết năm 1954.[23] Quê nội ông là làng Kim Liên (tên Nôm là làng Sen). Nguyễn Sinh Cung được sinh ra ở quê ngoại là làng Hoàng Trù (tên Nôm là làng Chùa, nằm cách làng Sen khoảng 2 km) và sống ở đây cho đến năm 1895. Hai làng này vốn cùng nằm trong xã Chung Cự, thuộc tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn. Quê nội của ông, làng Kim Liên[24] là một làng quê nghèo khó. Phần lớn dân chúng không có ruộng, phải làm thuê cấy rẽ, mặc quần ít, đóng khố nhiều, bởi thế nên làng này còn có tên là làng Đai Khố.[25] Vào đời ông, phần lớn dòng họ của ông đều cơ hàn, kiếm sống bằng nghề làm thuê, và cũng có người tham gia các hoạt động chống Pháp.[26]

Cha Nguyễn Sinh Cung là một nhà Nho tên là Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), từng đỗ phó bảng.[27] Mẹ ông là bà Hoàng Thị Loan (1868-1901). Nguyễn Sinh Cung có một người chị là Nguyễn Thị Thanh (sinh năm 1884), một người anh là Nguyễn Sinh Khiêm (sinh năm 1888, tự Tất Đạt, còn gọi là Cả Khiêm) và một người em trai mất sớm là Nguyễn Sinh Nhuận (1900-1901, tên khi mới lọt lòng là Xin).

Tuổi trẻ

Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên. Sau khi mẹ mất (1901), ông về Nghệ An ở với bà ngoại một thời gian ngắn rồi theo cha về quê nội, từ đây ông bắt đầu dùng tên Nguyễn Tất Thành. Tất Thành theo học cử nhân Hoàng Phạm Quỳnh và một số ông giáo khác.[28]

Năm 1906, Nguyễn Sinh Cung theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba. Tại đây, ông trải qua các niên khoá 1906-1907 lớp nhì và 1907-1908 lớp nhất. Trong kỳ thi primaire (tương đương tốt nghiệp tiểu học) năm 1908 - ông là một trong 10 học trò giỏi nhất của trường Pháp - Việt Đông Ba được thi vượt cấp vào hệ Thành chung trường Quốc Học.[29]

Theo nghiên cứu của học giả William J. Duiker, vào tháng 9 năm 1907, Nguyễn Sinh Cung vào học lớp trung học đệ nhị niên tại trường Quốc học Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ.[30] Cha ông bị triều đình khiển trách vì "hành vi của hai con trai". Hai anh em Tất Đạt và Tất Thành bị giám sát chặt chẽ. Ông quyết định vào miền Nam để tránh sự kiểm soát của triều đình.[31] Tuy nhiên, theo tài liệu hiện lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại (Centre des archives d'Outre-merhay CAOM) ở Pháp, Nguyễn Sinh Cung và được nhận vào Quốc học Huế vào ngày 7 tháng 8 năm 1908.[21][32][33] Theo nhà nghiên cứu lịch sử Vũ Ngự Chiêu thì như vậy "không có việc Nguyễn Sinh Cung bị trục xuất khỏi trường Quốc học vì tham gia vào cuộc biểu tình chống sưu thuế ở Huế—cuộc biểu tình chống sưu dịch xảy ra ngày 9 tới 12 tháng 4 năm 1908; tức gần 4 tháng trước ngày trò Cung được nhận vào trường Quốc học."[32]

Đầu năm 1910, Nguyễn Tất Thành đến Phan Thiết. Ông dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp ba và tư tại trường Dục Thanh của Hội Liên Thành.[34][35]

Trong thời gian này, Nguyễn Tất Thành thường gặp gỡ một số nhà nho yêu nước đương thời, tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên lạc và có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Ông tuy khâm phục Đề Thám, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào cả. Theo quan điểm của ông, Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải cách, điều đó chẳng khác nào "xin giặc rủ lòng thương", còn Phan Bội Châu thì hy vọng Đế quốc Nhật Bản giúp đỡ để chống Pháp, điều đó nguy hiểm chẳng khác nào "đuổi hổ cửa trước, rước báo cửa sau". Nguyễn Tất Thành thấy rõ là cần quyết định con đường đi của riêng mình.[36]

Khoảng trước tháng 2 năm 1911, ông nghỉ dạy và vào Sài Gòn cũng với sự giúp đỡ của Hội Liên Thành. Tại đây, Nguyễn Tất Thành theo học trường Bá Nghệ là trường đào tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho xưởng Ba Son (bây giờ là trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng), vừa đi bán báo ở khu vực thương cảng để kiếm sống và đồng thời tìm hiểu đời sống công nhân.[37][38][39] Ở đây, ông học được 3 tháng. Sau đó ông quyết định sẽ tìm một công việc trên một con tàu viễn dương để được ra nước ngoài học hỏi tinh hoa của phương Tây[40] để trở về giúp nhân dân Việt Nam.[41]

28 tháng 4 2018

những người thân trong gia đình Bác Hồ là Cụ Nguyễn Sinh Sắc, bà Hoàng Thị Loan, Cô Nguyễn Thị Thanh và Cậu Nguyễn Sinh Khiêm.

28 tháng 4 2018

 trên mạng ấy bạn

11 tháng 11 2018

Truyền thuyết xác nhận quê nội Hai Bà ở làng Hạ Lôi và quê ngoại hai Bà ở làng Nam Nguyễn thuộc Ba Vì, Hà Nội.Đó là một gia đình nghèo . Mẹ Hai Bà là Man Thiện, người được biết đến qua thần phả, còn được ghi với tên gọi Trần Thị Đoan

Tuy nhiên, theo các sử gia hiện đại, thời đầu công nguyên, người Việt chưa có họ. Tên Trần Thị Đoan của mẹ hai Bà chỉ là tên thần phả đặt sau này, khoảng thế kỷ 17, 18. Cả tên Man Thiện nghĩa là người Man tốt, có thể do người Hán gọi[6]. Theo một số dẫn chứng biện giải không rõ luận cứ và nguồn gốc cho rằng, tên của Hai bà có nguồn gốc từ nghề dệt lụa truyền thống của Việt Nam, tương tự như cách đặt tên theo các loài cá của các vua nhà Trần sau này vốn xuất thân từ nghề chài lưới. Xưa kia nuôi tằm, tổ kén tốt gọi là kén chắc, tổ kén kém hơn gọi là kén nhì; trứng ngài tốt gọi là trứng chắc, trứng ngài kém hơn gọi là trứng nhì. Do đó, theo Nguyễn Khắc Thuần, tên hai bà vốn rất giản dị là Trứng Chắc và Trứng Nhì, phiên theo tiếng Hán gọi là Trưng Trắc và Trưng Nhị[7][8]. Khi chữ Hán chưa được truyền bá hoặc chưa có điều kiện thấm sâu vào nhận thức xã hội thì xu hướng đặt tên người rất giản dị và mộc mạc, thể hiện sự gắn bó với cuộc sống đời thường và xu hướng này còn tiếp tục trong các thế hệ sau[8]. Sau này các sử gia phương Bắc viết chệch tên hai bà thành Trắc và Nhị với nghĩa “phản trắc” và “nhị tâm”[9]. Tuy nhiên, những luận điểm trên hoàn toàn thiếu nguồn gốc và sự chứng minh một cách khoa học, mà thiên về tự biện giải của tác giả.Tên của ông Thi Sách, theo Thủy kinh chú của Trung Quốc xác định: chồng bà Trưng Trắc tên là Thi .

# Love yourself #

11 tháng 11 2018

Hai Bà Trưng sinh ra trong gia đìng nghèo yêu nước.

Thông tin thêm về 2 Bà Trưng nè bn

Hai Bà Trưng là tên gọi chung của hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị , hai người phụ nữ được đánh giá là anh hùng dân tộc của người Việt. Trong sử sách, hai bà được biết đến như những thủ lĩnh khởi binh chống lại chính quyền đô hộ củaĐông Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và Trưng Trắc tự phong là Nữ vương. Thời kì của hai bà xen giữa Bắc thuộc lần 1 vàBắc thuộc lần 2 trong lịch sử Việt Nam. Đại Việt sử ký toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử, với tên gọi Trưng Nữ vương .

Sau khi cuộc khởi nghĩa này bị quân Đông Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, tục truyền rằng vì không muốn chịu khuất phục, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống dòng sông Hát Giang tuẫn tiết, địa danh Hát Môn - Hát Giang là nơi thánh tích Hai Bà dựng cờ khởi nghĩa chống quân Đông Hán xâm lược và cũng là nơi Hai Bà hóa thân vào cõi bất diệt. Đền Hát Môn thờ Hai Bà Trưng là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ công nhận tại QĐ số 2383/QĐ-TTg ngày 9 tháng 12 năm 2013, ngôi đền Hát Môn cổ kính với nhiều hàng cây cổ thụ, khung cảnh trang nghiêm yên tĩnh quanh năm.

Ngoài chính sử, cuộc đời và sự nghiệp của Hai Bà Trưng được phản ánh trong rất nhiều ngọc phả và thần phả. Vì sự thiếu thống nhất giữa các nguồn tài liệu, nhiều sử gia đã dùng nguồn thần phả, ngọc phả bổ sung cho cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Tuy nhiên, nguồn ngọc phả đều mang tính hư cấu rất cao.

Khởi nghĩa :

Cuộc nổi dậy của Trưng Trắc theo Hán thư cùng Việt sử ghi lại, chỉ gói gọn trong lý do vì Thái thú khi ấy Tô Định dùng biện pháp khắc chế, nên Trưng Trắc cùng phẫn mà nổi dậy. Hán thư không đưa ra lý do Thi Sách bị giết, trong khi Việt sử thì chỉ có Đại Việt sử ký toàn thư ghi lý do này, Đại Việt sử lược trước đó thì không.

Theo một số học giả như Đào Duy Anh, Trần Quốc Vượng,...do chính sách đồng hóa gắt gao và bóc lột hà khắc của nhà Đông Hán đối với người Việt tại Giao Chỉ đương thời[11][12], các Lạc tướng người Việt liên kết với nhau để chống lại nhà Hán. Trưng Trắc kết hôn với con trai Lạc tướng ở Chu Diên là Thi Sách, hai nhà cùng có chí hướng chống Hán. Khoảng năm 39-40, nhằm trấn áp người Việt chống lại, Thái thú Tô Định giết Thi Sách.

Trưng Trắc và các Lạc tướng càng căm thù, cùng Trưng Nhị mang quân bản bộ về giữ Hát Giang nay là xã Hát Môn huyện Phúc Thọ Hà Nội[13]. Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 2 năm 40, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị chính thức phát động khởi nghĩa chống lại nhà Đông Hán. Cuộc khởi nghĩa được sự hưởng ứng của nhiều đội quân và nhân dân các nơi thuộc Âu Lạc và Nam Việt cũ[14][15]. Quân Hai Bà đánh hãm trị sở Luy Lâu. Tô Định phải chạy về Nam Hải (Trung Quốc).

Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương, hay còn gọi Trưng Vương.

mik học bài này rồi, mik lớ p 5

học tốt

Mình ở Thái Bình nè , mình không biết bác ấy đâu , nhưng nhà nội mình ở gần chợ Thông , còn nhà ngoại mình ở xã Vũ Đoài . .

20 tháng 5 2021

thế thì bn phải báo công an thôi, bạn quả là người cháu tốt 

5 tháng 2 2018

lời dạy của Bác Hồ đã giúp em hiểu đc trách nhiệm của người học sinh đối với việc học tập là vô cùng to lớn.Ngay từ khi con ngồi dưới mái trường thân yêu,người học sinh can phải cố gắng,quyết tâm ,chăm chỉ học tập và rèn luyện để trở thành người  (trò giỏi,còn ngoan).Có như vậy ,khi lớn lên ta mới có thể góp phần tích cực để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh ,làm cho non sông Việt Nam đc sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới

*****nhe

26 tháng 4 2018

Thích: Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt.

Em đã cố gắng học tập và rèn luyện bản thân để thể hiện quyết tâm phấn đấu thực hiện theo 5 đều Bác dạy, ngaoif ra em con tìm hiểu về những việc làm giúp đỡ mn xung quanh để hoà đồng với họ.

Ko mạng bn nha, nhớ nhoa.

~ Chúc thi học kì đạt điểm cao hem~

26 tháng 4 2018

Em thích nhất nội dung thứ 2 trong 5 điều Bác Hồ dạy.Em sẽ cố gắng siêng năng học tập,ngoan ngoãn nghe lời bố mẹ,thầy cô.Đoàn kết với bạn bè,giúp đỡ nhau trong học tập.