Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Soạn bài ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.
Trả lời câu hỏi :
a. Đoạn 1 được kể theo ngôi thứ 3.
Dấu hiệu : xem dấu chấm thứ 2 phần Ghi nhớ SGK trang 89.
b. Xem dấu chấm thứ 3 phần Ghi nhớ.
c. Người xưng tôi ở đoạn 2 này là Dế Mèn.
d. - Ngôi thứ 3 kể lại tự do, không hạn chế (đoạn 1)
- Ngôi thứ nhất chỉ kể những điều mình biết và trải qua (đoạn 2)
đ. Nếu đổi ngôi bằng cách thay
Dế Mèn vào tiếng Tôi thì – lời tự kể của tôi kể về điều mình biết trở thành lối quan sát bên ngoài bởi người kể ở ngôi thứ 3.
Người đọc khó tin vì đây không phải là lời tự kể của Dế Mèn. Chỉ có « tôi » mới nói về mình với thái độ vừa khách quan vừa phê phán như vậy.
e. Không thể đổi được vì ở ngôi thứ 3 thì sự việc mới được kể nhiều không hạn chế và rất tự do. Người kể chuyện dường như biết hết và kiểm soát các sự việc.
II. Luyện tập
1. Thay từ « Tôi » bằng Dế Mèn hoặc nó để chuyển ngôi kể thứ nhất sang thứ ba.
Ta thấy :
- Các hành động cụ thể của công việc đào hang được kể như khách quan : từ bên ngoài nhìn vào để kể.
- Những ý nghĩ như (rồi cũng lo xa như các cụ già…) mang tình phỏng đoán không chắc chắn.
- Để ở ngôi thứ nhất thì những việc ở tỉ mỉ được kể trở nên thật hơn.
Bởi chỉ có tôi mới am tường việc mình làm và tại sao làm như vậy ?
2. Thay từ Thanh thành tôi, ta thấy cái nhìn, hành động của con mèo, suy nghĩ của Thanh đều xuất phát từ cái nhìn của Thanh.
- Trong nguyên văn cho ta thấy đây là cái kể được nhìn từ bên ngoài. Sự vật trở nên khách quan và ta thấy mối quan hệ giữa mèo và nhân vật Thanh trở nên thật dịu dàng.
3. Truyện Cây bút thần được miêu tả theo ngôi thứ 3. Vì như vậy mới có thể tự do thoải mái, không hạn định thời gian địa điểm và nới rộng được các quan hệ giữa Mã Lương với các sự kiện.
4. Người kể là tập thể nhân dân sáng tác truyền từ đời này sang đời khác. Ngôi thứ 3 đảm bảo cho tính bền vững của các sự kiện, lược bỏ những cảm giác riêng lẻ các nhân vật – một yếu tố khó tồn tại trong truyện dân gian.
5. Viết thư được sử dụng ngôi thứ nhất (tôi, mình, con…)
6. - Lưu ý 6 yêu cầu của văn tự sự. - Hãy xưng em và kể theo yêu cầu. + Bộc lộ cảm xúc (ngạc nhiên, sung sướng, biết ơn…) + Sự kiện là nhận quà tặng của người thân.
a)
Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện. Ngôi kể thường được thể hiện ra bằng nhân xưng trong lời kể. Có khi người kể kể theo ngôi thứ nhất – xưng “tôi”; có khi kể theo ngôi thứ ba – dấu mình đi, không trực tiếp lộ diện nhưng thực ra đã có mặt ở khắp nơi để chứng kiến và kể lại chuyện, kể như nhân vật tự kể, kể như “người ta kể”.
b) Đọc kĩ các đoạn văn và cho biết hình thức ngôi kể của chúng. Dựa vào đâu để nhận biết?
(1) Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vẫn còn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:
- Ông cầm lấy cái này vê tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.
Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.
(Em bé thông minh)
(2) Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Gợi ý: Đoạn (1) kể theo ngôi thứ ba. Đoạn (2) kể theo ngôi thứ nhất.
c) Người xưng “tôi” trong đoạn văn (2) có phải là tác giả Tô Hoài không? Vì sao?
Gợi ý: Người kể xưng “tôi” là nhân vật Dế Mèn, không phải tác giả Tô Hoài mặc dù để kể được tác giả đã phải hoá thân vào “tôi” – Dế Mèn.
d) So sánh ngôi kể ở đoạn văn (1) và (2): Trong hai ngôi kể, ngôi kể nào có thể tự do hơn, ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết, đã trải qua?
Gợi ý: Ngôi kể thứ ba ở đoạn văn (1) cho phép người kể tự do hơn trong việc chứng kiến, biết và kể lại mọi chuyện. Ngôi kể thứ nhất (tôi) trong đoạn văn (2) không thể tự do như ngôi kể thứ ba, người kể dưới hình thức nhân xưng “tôi” chỉ kể những gì “tôi” biết, “tôi” chứng kiến, nghĩa là không thể kể những gì mà Dế Mèn không biết.
đ) Thử đổi ngôi kể trong đoạn văn (2) thành ngôi kể thứ ba (thay “tôi” bằng Dế Mèn). Nhận xét về đoạn văn sau khi đã thay ngôi kể.
Gợi ý: Lời kể trong đoạn văn (2) mang tính tự truyện, nhân vật tự kể về mình, nếu thay bằng ngôi kể thứ ba sẽ không ảnh hưởng nhiều đến câu chuyện, nhưng sẽ làm giảm đi màu sắc cá thể của câu chuyện. Kể theo ngôi thứ nhất, mọi thứ đều được quan sát, kể lại bằng con mắt của Dế Mèn, in đậm cá tính của Dế Mèn.
e) Có thể đổi ngôi kể thứ ba trong đoạn (1) thành ngôi kể thứ nhất (xưng “tôi”) được không? Vì sao?
Gợi ý: Trường hợp này không giống với sự thay đổi ngôi kể như ở đoạn văn (2). Nếu thay ngôi kể thứ ba bằng “tôi” thì “tôi” sẽ không thể có mặt ở khắp nơi, lúc thì ở cung vua để biết được ý của vua và đình thần, nhất là ý của vua muốn thử cậu bé thêm một lần nữa, lại có mặt ở công quán để chứng kiến cảnh hai cha con ăn cơm và cảnh đối đáp của chú bé với sứ giả, rồi lại có mặt trong cung vua để biết được “Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.”. Phải là kể theo ngôi thứ ba thì mới có thể biết hết mọi chuyện, ở mọi nơi, mọi lúc như thế được.
Soạn bài: Bài học đường đời đầu tiên
Tóm tắt:
Đoạn trích là bài học về tính kiêu căng, xốc nổi của chàng Dế Mèn khỏe mạnh, cường tráng, tính tình kiêu căng, tự phụ. Vì bày trò trêu chọc Cốc mà dẫn đến cái chết oan của Dế Choắt. Từ đây Mèn rút ra bài học đường đời đầu tiên.
a. Truyện kể bằng lời nhân vật Dế Mèn.
Bố cục:
- Đoạn 1 (Từ đầu ... sắp đứng đầu thiên hạ rồi) : Vẻ ngoài, tính tình của Dế Mèn.
- Đoạn 2 (Còn lại) : Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Bảng đưa ra những chi tiết miêu tả hình dáng, hành động, tính cách của Dế Mèn. Các tính từ được in nghiêng trong bảng.
- Ngoại hình : + Ưa nhìn : cường tráng, càng mẫm bóng (mập mạp), vuốt cứng và nhọn hoắt, thân hình bóng mỡ (đậm) và ưa nhìn, cánh dài kín. + Dữ tợn : Đầu... to và nổi từng tảng, răng đen nhánh, râu dài và uốn cong. | - Hành động : + Co cẳng, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, dáng điệu tỏ vẻ con nhà võ. + Cà khịa với bà con trong xóm. | - Tính cách : + bướng, hùng dũng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai, oai vệ, tợn(bạo), giỏi, xốc nổi(bốc đồng), ghê gớm... |
a. Kết hợp miêu tả ngoại hình với hành động làm bộc lộ nét tính cách của Mèn.
b. Các từ đồng nghĩa nếu thay thế vào đoạn văn sẽ không biểu hiện được ý nghĩa chính xác, tinh tế như những từ được tác giả sử dụng.
c. Tính cách Dế Mèn : điệu đàng, kiêu căng, xốc nổi, hung hăng, thích ra oai.
Câu 3 (trang 11 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt : coi thường, trịch thượng.
- Lời lẽ, giọng điệu bề trên, xưng hô “chú mày”.
- Cư xử : ích kỷ, không thông cảm, bận tâm gì về việc giúp đỡ Choắt.
Câu 4 (trang 11 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Tâm lí và thái độ Dế Mèn trong việc trêu Cốc :
Từ thái độ hung hăng, coi thường, sau khi chứng kiến cảnh chị Cốc đánh Choắt, Mèn đã thấy sợ hãi, khiếp đảm.
Bài học : “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.”
Câu 5 (trang 11 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện với thực tế khá giống nhau. Bởi tác giả đã miêu tả chúng qua mắt nhìn hiện thực. Tô Hoài đã sử dụng những đặc điểm của con người để gán cho chúng như : biết suy nghĩ, đi đứng, nói năng, … đây chính là biện pháp nghệ thuật nhân hóa.
Những tác phẩm viết về loài vật tương tự : Khỉ và rùa, Cây khế...
Luyện tập
Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Đoạn văn cần làm nổi bật nội dung : Tâm trạng thương cảm người bạn đã chết do lỗi của mình, ăn năn, hối hận về việc làm dại dột đã gây ra.
Có thể tham khảo đoạn văn sau :
Tôi hối hận lắm. Người hàng xóm ốm yếu mà tôi vẫn coi khinh, vẫn dửng dưng nay tại tôi mà phải chết oan, tại cái thói huênh hoang, hống hách của tôi. Tôi giận mình lắm. Nếu như tôi nghe lời can ngăn không bày trò trêu chị Cốc, nếu như trước đó tôi biết thông cảm giúp đỡ anh Choắt thì có lẽ cơ sự đã không như thế này. Tôi dại quá. Hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi sẽ không quên bài học này, bài học được đánh đổi bằng cả mạng sống bạn bè.
Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Học sinh tự chia nhóm phân vai đọc.
vở soạn văn chị nhé em mới lớp 5
em hỏi chị em lớp 12 ý mà
chị nhớ k cho em nha
Mở bài
- Hoa đào là loài hoa đặc trưng của mùa xuân miền Bắc
- Thấy hoa đào nở là thấy xân về.
- Em thấy lòng mìn náo nức mỗi khi nhìn thấy cây đào trước ngõ.
2. Thân bài
a. Cây đào nhìn từ xa:
- Cây đào do ông em trồng trước ngõ đã nhiều năm.
- Cây to, gốc sù sì, cành toả rộng.
- Mùa đông, cành cây đen đúa, khẳng khiu, nhìn gầy gò, không có sức sống.
- Khi có mưa xuân, cành cây bỗng mỡ màng và dịp tết đến cây như một ngọn đèn hồng rực rỡ thắp sáng ngõ nhà em.
b. Cây đào nhìn cận cảnh:
- Ngày 28 tết, ông lựa cành đào đẹp nhất, cắt lấy cắm vào chiếc lục bình.
- Sắc hồng của hoa đào làm căn phòng thêm ấm cúng.
- Cành đào xoè ra với dáng vẻ tự nhiên không bị uốn nắn.
- Mỗi đoá hoa có năm cánh hồng nhạt mỏng manh.
- Nhuỵ hoa vàng tươi.
- Những bông hoa chen với nụ nở chi chít trên cành.
- Hoa đào cùng nhau trầm đèn nến tạo nên không khí tết thật đầm ấm.
3. Kết bài
- Em rất yêu cây đào trước ngõ.
- Loài hoa mang đến niềm vui năm mới.
- Em chăm sóc cây đào để mỗi mùa xuân nó lại nở hoa.
Đề 2: Hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè.
1. Mở bài
- Cây hoa phượng được trồng ở đâu?
- Từ bao giờ?
2. Thân bài
a. Tả cây phượng:
- Cây phượng lớn cỡ nào? Hình dáng nó ra sao?
- Cây phượng có đặc điểm gì? Rễ, thân, cành, lá, hoa, quả... như thế nào?
- Hoa phượng nở vào mùa nào trong năm?
- Màu sắc của cánh hoa, nhụy hoa?
- Cây phượng gắn bó với học sinh ra sao?
b. Tả tiếng ve:
- Cùng với hoa phượng ve ở đâu cũng kéo về, tiếng ve như thế nào?
- Mọi người xung quanh có nhận xét gì khi nghe tiếng ve kêu?
- Tiếng ve đã làm cho mùa hè trở nên như thế nào?
c. Tình cảm học sinh đối với hàng phượng vĩ và tiếng ve:
- Yêu quý, nhớ nhung khi mùa hè qua đi ...
- Thương cho những chú ve kêu suốt đến khô cả xác.
3. Kết bài
- Em sẽ làm gì để bảo vệ và chăm sóc cây phượng sau khi mùa hè qua: Dọn dẹp vệ sinh xung quanh cây, tưới nước ...
Đề 3: Em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình, hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó.
1. Mở bài
- Em dự định miêu tả cảnh gì?
- Đó là cảnh mà em đã trực tiếp được chứng kiến hay đã xem nó trên truyền hình.
2. Thân bài
- Miêu tả lại trận bão lụt khủng khiếp đó:
+ Cảnh trước khi cơn bão đến.
+ Khung cảnh chung khi cơn bão tràn qua?
+ Xóm làng (thành phố, ...), cây cối, sức vật, con người như thế nào sau cơn bão?
- Trận bão đã để lại những thiệt hại khủng khiếp như thế nào? (cây cối đổ nát, nhà cửa tốc mái, ...)
3. Kết bài
- Bài học rút ra sau khi chứng kiến trận bãolà gì? (phải tôn trọng những quy luật của thiên nhiên và có các bước phòng trống bão).
Đề 4: Em hãy viết thư cho bạn ở miền xa, tả lại khu phố hay thôn xóm, bản làng nơi mình ở vào một ngày mùa đông giá lạnh.
1. Mở bài
- Lời xưng hô.
- Lời chúc.
- Dẫn dắt để giới thiệu về khu phố, thôn xóm hay bản làng của mình vào một ngày đông.
2. Thân bài
- Miêu tả những nét đặc trưng của mùa đông (nhất là mùa đông nơi em đang ở).
thời tiết, hình ảnh ông mặt trời, gió, sương, ...
thiên nhiên, cảnh vật
- Miêu tả những sinh hoạt đời thường ở khu phố, thôn xóm,... của em trong những ngày đông ấy.
- Những ngày đông giá lạnh ấy gợi cho em những cảm xúc và suy nghĩ ra sao?
3. Kết bài
- Ấn tượng sâu đậm nhất của em về những ngày mùa đông ấy là gì? (co ro trong áo ấm, xum xoe bên bếp lửa mẹ nấu, ...)
- Lời chào tạm biệt.
- Lời chúc và nhắn nhủ.
:D
1. Mở bài
- Hoa đào là loài hoa đặc trưng của mùa xuân miền Bắc
- Thấy hoa đào nở là thấy xân về.
- Em thấy lòng mìn náo nức mỗi khi nhìn thấy cây đào trước ngõ.
2. Thân bài
a. Cây đào nhìn từ xa:
- Cây đào do ông em trồng trước ngõ đã nhiều năm.
- Cây to, gốc sù sì, cành toả rộng.
- Mùa đông, cành cây đen đúa, khẳng khiu, nhìn gầy gò, không có sức sống.
- Khi có mưa xuân, cành cây bỗng mỡ màng và dịp tết đến cây như một ngọn đèn hồng rực rỡ thắp sáng ngõ nhà em.
b. Cây đào nhìn cận cảnh:
- Ngày 28 tết, ông lựa cành đào đẹp nhất, cắt lấy cắm vào chiếc lục bình.
- Sắc hồng của hoa đào làm căn phòng thêm ấm cúng.
- Cành đào xoè ra với dáng vẻ tự nhiên không bị uốn nắn.
- Mỗi đoá hoa có năm cánh hồng nhạt mỏng manh.
- Nhuỵ hoa vàng tươi.
- Những bông hoa chen với nụ nở chi chít trên cành.
- Hoa đào cùng nhau trầm đèn nến tạo nên không khí tết thật đầm ấm.
3. Kết bài
- Em rất yêu cây đào trước ngõ.
- Loài hoa mang đến niềm vui năm mới.
- Em chăm sóc cây đào để mỗi mùa xuân nó lại nở hoa.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Lời văn tự sựa) Văn tự sự chủ yếu là văn kể người và kể việc. Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật. Khi kể việc thì có thể kể hành động, việc làm, diễn biến sự việc thông qua hành động, việc làm ấy cũng như kết quả, những thay đổi do hành động, việc làm ấy đem lại cho câu chuyện.b) Lời văn giới thiệu nhân vậtĐọc hai đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:(1) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.(2) Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ [...]. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém [...]. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh. [...], cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng.- Các câu văn trong hai đoạn trên kể về điều gì?- Các nhân vật đã được giới thiệu như thế nào qua lời kể?- Nhận xét về từ ngữ, hình thức câu văn giới thiệu nhân vật.Gợi ý:- Lời văn trong hai đoạn trên đảm nhiệm chức năng giới thiệu về nhân vật.- Các nhân vật đã được giới thiệu cụ thể:+ Đoạn (1) gồm hai câu, mỗi câu có hai ý tương đương với hai ý giới thiệu về nhân vật: Câu "Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu." giới thiệu hai ý, một ý về Hùng Vương và một ý về Mị Nương. Câu "Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng." cũng gồm hai ý, giới thiệu về tình cảm của vua Hùng đối với con gái và ý định kén rể.+ Đoạn (2) gồm sáu câu, câu đầu giới thiệu chung, hai câu tiếp giới thiệu nhân vật Sơn Tinh, hai câu 4, 5 giới thiệu nhân vật Thuỷ Tinh, câu 6 khép lại rất gọn, giúp kết cấu thêm chặt chẽ.Trong cả hai đoạn văn, lời giới thiệu đều có hàm ý ca ngợi.- Các đặc điểm của nhân vật được giới thiệu phù hợp với chủ đề của truyện, dự báo những diễn biến tiếp theo của câu chuyện: vẻ đẹp của Mị Nương, nguyện vọng kén rể của Vua Hùng, tài năng của Sơn Tinh và Thuỷ Tinh,...- Câu văn với chữ "có", "là" là hình thức câu văn hay gặp trong lời kể giới thiệu nhân vật.c) Lời văn kể sự việcĐọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:(3) Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biến nước.- Đoạn văn trên đã dùng loại từ nào để kể hành động của nhân vật? Cụ thể là những từ nào?- Diễn biến hành động được kể như thế nào?- Kết quả của hành động là gì?- Nhận xét về hình thức lời văn.Gợi ý:- Đoạn văn dùng nhiều động từ để kể hành động của nhân vật Thuỷ Tinh: đến, nổi giận, đuổi theo, hô mưa, gọi gió, dâng nước, đánh,...- Hành động của nhân vật trong lời kể mỗi lúc một căng thẳng, kịch tính được đẩy dần lên, hành động sau là kết quả của hành động trước, cứ thế cho đến cao trào: đến sau à nổi giận à đuổi theo à hô mưa, gọi gió à dâng nước à đánh ... à nước ngập...- Kết quả của hành được diễn tả trong câu văn cuối đoạn: Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.- Hình thức lời văn diễn đạt được độ căng của hành động: các động từ với sắc thái mạnh, dồn dập (đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp, hô mưa gọi gió, rung chuyển cả đất trời,...); đặc biệt là hình thức trùng điệp được sử dụng đã gây được ấn tượng mạnh, dữ dội về kết quả của hành động trả thù của Thuỷ Tinh, về mạch phát triển lên cao trào của câu chuyện (nước ngập..., nước ngập..., nước dâng...).2. Đoạn văn tự sựa) Mỗi đoạn văn thường có một ý chính. ý chính ấy có thể được diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt những ý phụ dẫn đến ý chính đó, hoặc giải thích, làm rõ ý chính.b) Tìm và gạch dưới câu biểu đạt ý chính trong các đoạn văn (1), (2), (3) trên.- Ý chính của đoạn văn (1) là: ý định kén rể của vua Hùng. Ý này được biểu đạt rõ nhất trong câu Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.- Ý chính của đoạn văn (2) là: hai chàng trai đến kén rể đều là người tài giỏi. Ý này được biểu đạt rõ nhất trong câu [...], cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng.- Ý chính của đoạn văn (3) là: Thuỷ Tinh không lấy được Mị Nương, tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh. ý này được biểu đạt rõ nhất trong câu Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương.c) Người ta gọi đó là câu chủ đề của đoạn văn, tại sao?Người ta gọi là câu chủ đề của đoạn vì đó là câu biểu đạt ý chính, khái quát chủ đề của đoạn văn.d) Để làm rõ ý chính - chủ đề của đoạn, người kể đã kể các ý phụ như thế nào?- Các câu phụ có vai trò dẫn dắt, giải thích, làm rõ ý chính trong câu chủ đề.- Ở đoạn văn (1), câu thứ nhất dẫn dắt đến ý chính trong câu chủ đề theo quan hệ nguyên nhân - kết quả: nói vua Hùng có con gái đẹp để chuẩn bị cho việc kể về lòng yêu thương và ý định kén rể tài giỏi cho con của vua. Ở đoạn văn (2), các câu phụ có vai trò giới thiệu hai nhân vật về lai lịch, tài năng khác nhau để khẳng định chủ đề: cả hai chàng trai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Ở đoạn văn (3), các câu phụ có vai trò kể về diễn biến trận đánh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh từ nguyên nhân đến khi trận đánh xảy ra.II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Xác định chủ đề của các đoạn văn sau (tìm và gạch dưới câu chủ đề):a) Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.b) Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.(Sọ Dừa)c) Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy chỉ cười. Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tính ngay!(Thạch Lam, Hàng nước cô Dần)Gợi ý:- Chủ đề của đoạn (a): Sọ Dừa chăn bò rất giỏi.- Chủ đề của đoạn (b): Hai cô con lớn của phú ông đối xử không tốt còn cô út thì đối xử rất tốt với Sọ Dừa.- Chủ đề của đoạn (c): Tính khí "trẻ con" của cô chủ quán.2. Trong đoạn văn, cái gì xảy ra trước kể trước, cái gì xảy ra sau kể sau. Nếu câu trước nêu ra ý chung, khái quát thì câu sau giải thích, cụ thể hoá, làm cho người nghe (người đọc) hiểu được, cảm nhận được. Em hãy chỉ ra đặc điểm này trong các đoạn văn trên.Gợi ý:- Đoạn văn (a): Để kể về chuyện Sọ Dừa chăn bò cho nhà phú ông thì trước đó (câu đầu) phải kể chuyện Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Ý chính của đoạn biểu đạt trong câu thứ hai (Cậu chăn bò rất giỏi) được cụ thể hoá trong các câu tiếp theo với các ý: chăm chỉ, đàn bò lúc nào cũng "no căng" bụng, phú ông hài lòng.3. Hai câu văn sau đây, theo em, câu nào đúng câu nào sai? Vì sao?a) Người gác rừng cưỡi ngựa, lao vào bóng chiều, nhảy lên lưng ngựa, đóng chắc chiếc yên ngựa.b) Người gác rừng đóng chắc chiếc yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa, rồi lao vào bóng chiều.Gợi ý: Trong lời kể, các sự việc được kể phải diễn ra theo đúng lôgic của diễn biến sự việc trong thực tế: sự việc nào xảy ra trước phải được kể đến trước, xảy ra sau phải được kể đến sau, không được đảo lộn. Câu (a) sai vì không phản ánh đúng diễn biến trên thực tế của sự việc; phải đóng yên ngựa trước, rồi mới nhảy lên lưng ngựa, rồi mới "lao vào bóng chiều".4. Xem lại cách viết câu giới thiệu nhân vật, hãy viết lời kể giới thiệu các nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh.Gợi ý:- Giới thiệu về nhân vật Thánh Gióng: đọc lại phần mở bài truyện Thánh Gióng, từ đầu cho đến "... cứ đặt đâu thì nằm đấy."- Giới thiệu về hai nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ: đọc lại phần giới thiệu nhân vật ở phần đầu truyện Con Rồng cháu Tiên, từ đầu cho đến "... ở cung điện Long Trang."- Giới thiệu về nhân vật Tuệ Tĩnh: đọc lại Phần mở bài của bài văn về Tuệ Tĩnh ở bài 4.5. Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy, nhổ tre đằng ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.Gợi ý: Có thể viết một hoặc hai đoạn văn. Nếu viết một đoạn thì kể diễn biến câu chuyện từ sự việc sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến, cho đến sự việc Thánh Gióng nhổ tre quật vào quân giặc. Nếu viết hai đoạn thì đoạn 2 - kể về chuyện Gióng nhổ tre đánh giặc - nên có câu dẫn dắt mở đầu để thể hiện được diễn biến liền mạch, ví dụ: Dưới roi sắt của tráng sĩ, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre bên đường quật vào quân giặc tơi bời. Giặc tháo chạy.I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Em hãy tóm tắt các sự việc trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.a) Các sự kiện trong truyện đã được sắp xếp theo thứ tự như thế nào?b) Thứ tự các sự kiện ấy có ý nghĩa gì trong việc thể hiện chủ đề của truyện?Gợi ý:- Tóm tắt các sự việc:+ Giới thiệu hai vợ chồng ông lão đánh cá;+ Ông lão đánh được cá vàng, cá vàng xin thả và hứa giúp ông toại nguyện mọi ước muốn;+ Ông lão thả cá vàng mà chẳng cầu xin gì;+ Lần thứ nhất ông lão ra biển xin cá vàng cái máng lợn mới theo đòi hỏi của vợ;+ Lần thứ hai ông lão ra biển xin cá vàng cái nhà rộng theo đòi hỏi của vợ;+ Lần thứ ba ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ được làm nhất phẩm phu nhân theo đòi hỏi của mụ;+ Lần thứ tư ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ làm nữ hoàng theo đòi hỏi của mụ;+ Lần thứ năm ông lão ra biển theo đòi hỏi của mụ vợ xin cá vàng cho mụ ta làm Long Vương, bắt cá vàng phải hầu hạ.+ Vợ chồng ông lão trở lại cảnh nghèo khổ.- Các sự việc trong truyện đã được sắp xếp theo thứ tự tăng tiến, thể hiện ở năm lần ông lão ra biển cầu xin cá vàng: mỗi lần đòi hỏi của mụ vợ lại tăng thêm lên, ông lão tội nghiệp hơn, biển phản ứng dữ dội dần lên,...- Thứ tự tăng tiến của các sự việc lặp lại có tác dụng khắc hoạ rõ nét tính cách nhân vật, nhất là nhân vật mụ vợ tham lam, bội bạc.2. Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu:Cái tin thằng Ngỗ bị chó cắn rách cả bắp chân, được băng bó ở trạm y tế xã đến chiều nay đã truyền đi khắp xóm.Số là trưa nay, khi xóm làng đang yên tĩnh, thì vang lên tiếng kêu thất thanh, mỗi lúc một rõ: "Chó dại! Chó dại! Cứu tôi với!". Nhiều người nghe, nhận ra tiếng thằng Ngỗ, nên chẳng ai chạy ra cứu. Bởi dân trong xóm đã một lần mắc lừa thằng Ngỗ.Ngỗ mồ côi cha mẹ từ sớm, hiện sống với bà ngoại, một người quanh năm ốm yếu, nhà lại nghèo. Thiếu sự rèn cặp của bố mẹ, Ngỗ đi học bữa đực bữa cái, rồi cuối cùng bỏ học luôn, suốt ngày lêu lổng. Người trong xóm không ai muốn cho con cái mình chơi với Ngỗ. Một hôm, chẳng biết buồn tình thế nào, đang giữa trưa yên ắng, Ngỗ ta vun một đống tướng vừa cỏ, vừa rạ ở đầu làng, rồi đốt lên, gió từ cánh đồng làm cho lửa cháy rùng rùng. Thằng Ngỗ vừa chạy vừa la: "Cháy! Cháy! Cứu với!". Nhiều người tưởng thật chạy ra, có người còn xách cả xô nước, cầm câu liêm. Ngỗ thấy đánh lừa được nhiều người, cười khanh khách rồi bỏ chạy. Mọi người tức giận lắm. Có người nói với bà lão: "Bà phải đe cháu bà, cứ thế này rồi thì không hay đâu!". Bà ngoại đã khóc nhiều lần với cháu mà Ngỗ vẫn chứng nào tật ấy. Người trong xóm còn lo, chuyện chó dại cắn đâu chỉ băng bó mà xong, còn phải tiêm nhiều mũi vắc-xin mới yên được. Liệu thằng bé có rút được bài học hày không?(Phóng tác theo truyện cổ)a) Tóm tắt lại các sự việc chính của câu chuyện.b) Thứ tự thực tế của các sự việc có trùng với thứ tự được kể của các sự việc không?c) Kể theo thứ tự như vậy có tác dụng gì?Gợi ý:- Tóm tắt các sự việc chính:(1) Ngỗ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, không có người rèn cặp, dạy dỗ nên lêu lổng, hư hỏng, mọi người xa lánh;(2) Ngỗ nghịch ngợm trêu chọc, làm mất lòng tin của mọi người;(3) Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu nhưng không ai đến cứu;(4) Ngỗ phải băng bó, tiêm vắc-xin trừ bệnh dại.Đây là thứ tự diễn biến các sự việc trên thực tế của câu chuyện.- Thứ tự thực tế của các sự việc không trùng với thứ tự xuất hiện sự việc trong lời kể. Truyện bắt đầu kể từ sự việc (4), ngược lên sự việc (3), đến sự kiện (1), tiếp diễn sự việc (2) và kết thúc lại quay trở về thực tại gần nhất là sự việc (4). Người kể muốn nhấn mạnh ý nghĩa bài học của câu chuyện nên đã kể từ hậu quả xấu ngược lại đến nguyên nhân.3. Trong văn tự sự, các sự việc được kể theo thứ tự như thế nào?Qua các ví dụ về thứ tự kể trong văn tự sự, chúng ta có thể rút ra nhận định: Người ta có thể kể chuyện theo thứ tự diễn biến thực tế của câu chuyện: việc xảy ra trước kể trước, việc xảy ra sau kể sau; cũng có thể kể không theo trình tự xảy ra trong thực tế của các sự việc mà kể ngược từ thực tại rồi quay ngược lại quá khứ,...II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Đọc câu chuyện sau đây và trả lời câu hỏi:Tôi và Liên là bạn thân cùng lớp, nhưng hồi Liên mới từ quê đến khu tập thể ở với bố bên cạnh nhà tôi, thì không hiểu sao tôi lại rất ghét Liên. Có thể là Liên mới ở quê ra mà biết ăn mặc lịch sự, lại hay giặt giũ phơi phóng, ra điều ta đây chăm chỉ, ngoan ngoãn, làm cho tôi như bị kém cạnh!Tôi nhớ như in lần va chạm đầu tiên với Liên. Lần ấy, ngày đầu tiên nắng to sau một tuần mưa dầm dề, mọi người ai cũng giặt giũ, phơi phóng đầy cả sân. Khi tôi giặt xong quần áo đem phơi, thì sợi dây phơi áo nhà tôi đã phơi đầy quần áo của Liên. Tôi bực mình lùa một cách thô bạo áo quần của Liên vào một đầu, rồi phơi áo quần của mình vào phần dây còn lại, xong việc tôi đi vào nhà. Liên nhìn thấy nhưng không nói gì. Cô đi tìm sợi dây khác buộc làm dây phơi rồi phơi áo quần của mình lên đó.Hôm ấy tôi cùng mẹ đi phố, nhân thể ghé thăm bà ngoại, đến chiều mới về. Không ngờ đến chiều thì trời đổ mưa to. Nhìn trời mưa tôi nghĩ, chắc áo quần của mình phơi đã ướt sạch rồi. Nhưng khi về nhà thì quần áo đã được ai thu dọn. Tôi đang đưa mắt nhìn quanh, thì Liên sang bảo, khi trời sắp mưa, cô đã kịp rút hộ vào và đem trả lại cho tôi. Nhìn xấp quần áo khô đã gấp gọn gàng, tôi thực sự ngạc nhiên và cảm động. Tôi cảm thấy mặt mình nóng bừng lên. Thì ra tôi đã nghĩ xấu cho Liên.Từ đó tôi và Liên trở thành đôi bạn thân trong khu tập thể, vui buồn có nhau...(Tự thuật của một học sinh)a) Truyện được kể theo ngôi nào?b) Sự việc trong câu chuyện đã được kể theo thứ tự nào?c) Yếu tố hồi tưởng có tác dụng gì trong câu chuyện?Gợi ý:- Tóm tắt các sự việc theo thứ tự tự nhiên, thực tế:(1) Liên mới ở quê ra, sống cùng khu tập thể với tôi;(2) Tôi ghét Liên vì cô làm tôi kém cạnh;(3) Tôi nghĩ xấu về Liên và đã có hành động không đẹp;(4) Khi tôi vắng nhà, trời mưa, Liên đã rút hộ quần áo vào và đem trả lại;(5) Tôi và Liên trở thành đôi bạn thân.- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện - nhân vật xưng "tôi".- Sự việc trong câu chuyện được kể ngược: (5) - (2) - (3) - (4) - (5)- Yếu tố hồi tưởng tạo nên mạch kể ngược của câu chuyện, là cơ sở hợp lí cho thứ tự đảo ngược của các sự việc.2. Hãy lập dàn ý cho đề văn sau: "Kể câu chuyện lần đầu tiên em được đi chơi xa".Gợi ý:A. Mở bài:- Lần đầu tiên em được đi xa trong trường hợp nào? đi đến đâu và đi cùng ai?B. Thân bài:- Nơi xa mà em đến đó là nơi nào? (nông thôn hay thành phố).- Chuyến đi đó nhằm mục đích gì? (tham quan hay về nghỉ hè,…)- Em đã trông thấy những gì trong chuyến đi xa ấy? (con người, phong cảnh ra sao? Nơi ấy có điểm gì đặc biệt?)- Điều gì khiến em ghi nhớ và thích thú nhất trong chuyến đi xa ấy? - Chuyến đi ấy đã giúp em học được điều gì?C. Kết bài:- Chuyến đi kết thúc ra sao? - Em mong ước hoặc hi vọng có được một chuyến đi như thế nào?I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự.
1. Kể theo thứ tự truyện « Ông lão đánh cá và con cá vàng ».
+ Ông lão đánh cá bắt được con cá vàng, cá vàng hứa trả ơn.
+ Năm lần ra biển và kết quả :
Lần 1 : cái máng lợn ăn.
Lần 2 : tòa nhà đẹp
Lần 3 : bà nhất phẩm phu nhân
Lần 4 : nữ hoàng
Lần 5 : đòi làm Long Vương nên trở về túp lều tranh và cái máng lợn sức mẻ.
- Các sự việc liên tiếp nhau, được kể theo một thứ tự tự nhiên. Sự việc trước kể trước, sau kể sau.
Từ đó cho thấy lòng tham vô độ của mụ vợ đã dẫn đến kết cục « tham thì thâm ».
2. Thứ tự thực tế của các sự việc. (1) Ngổ bỏ học, lêu lổng. (2) Ngổ đốt lửa lừa mọi người cứu mình để chọc giận. (3) Ngô bị chó dại cắn, kêu cứu nhưng mọi người tưởng nó lừa. (4) Ngổ bị băng bó ở trạm y tế.
- Thứ tự đảo ngược này để nhấn mạnh sự kiện cuối cùng, tạo bất ngờ, gây chú ý cho người đọc.
II. Luyện tập
Câu 1. Câu chuyển được kể theo thứ tự trước sau cho đến hết.
- Kể theo ngôi thứ nhất.
- Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò.
+ Hoàn tất một câu chuyện đã biết, đã xảy ra.
+ Giải thích vì sao hiện nay « tôi và Liên » vui buồn có nhau.
Chúc bạn hx tốt!
Câu 1: Câu chuyện Buổi học cuối cùng được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng?
Trả lời:
Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha- men tại một trường làng trong vùng An- dát. Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An-dát và Lo- ren cho Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính vì vậy tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.
Câu 2: Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy? Truyện có những nhân vật nào nữa và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất? Trả lời:
- Truyện được kể theo lời của nhân vật Phrăng- một học sinh lớp thầy Ha-men. Truyện kể ở ngôi thứ nhất.
- Trong truyện còn có thầy Ha-men và một số nhân vật phụ xuất hiện thoáng qua không được miêu tả kĩ. Nhân vật thầy giáo Phrăng gây cho em ấn tượng nổi bật nhất.
Câu 3: Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?
Trả lời:
* Những điều khác là trên đường đến trường: khi qua trụ sở xã, Phrăng thấy có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che.
- Quang cảnh ở trường bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
- Phrăng đến lớp muộn nhưng không hề bị thầy giáo quở trách.
- Phía cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ, có cả các cụ già đến dự buổi học, ai cũng có vẻ buổn rầu.
* Những điểu đó báo hiệu rằng buổi học này không phái là buổi học bình thường như mọi khi, nó có sự bất thường xảy ra: Buổi học cuối cùng.
Câu 4: Ý nghĩ, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?
Trả lời:
* Ý nghĩ tâm trạng của Phrăng:
- Choáng váng, sững sờ khi nghe thầy Ha- men cho biết đây là buổi học cuối cùng.
- Cậu thấy nuối tiếc và ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi của mình lâu nay.
- Sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ, tự giận minh.
- Kinh ngạc khi nghe thầy Ha- men giảng ngữ pháp, cậu thấy hiểu đến thế. “ Tất cả những điều thầy nói, tôi đều thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế...”
* Phrăng đã nghe và hiểu được những lời nhắc nhờ tha thiết nhất cùa thầy Ha-men và qua tất cả mọi việc đã diễn ra trong buổi học ấy, nhận thức và tâm trạng của cậu đã có những biến đổi sâu sắc. Phrăng đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và tha thiết muốn được trau đồi học tập, nhưng đã không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.
Câu 5: Nhân vật thầy giáo Ha- men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này. Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?
Trả lời:
Thầy Ha- men trong buổi học cuối cùng:
- Trang phục: chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ -đanh- gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn - những thứ trang phục chỉ dùng trong những buổi lễ trang trọng.
- Thái độ đối với học sinh: Lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng Phrăng khi cậu đến muộn và cả khi cậu không thuộc bài; nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho học sinh trong buổi học cuối cùng.
- Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha- men muốn nói với học sinh và mọi người trong vùng An-dát là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc, vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước: Phủi giữ lấy nó trong chúng ta và dừng bao giờ quên lãng nó, bởi khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khúc nào túm được chìa khoá chốn lao tù ...
- Đặc biệt cảm động là hình ảnh thầy Ha-men ở những giây phút cuối cùng của buổi học... nỗi đau đớn và xúc động trong lòng thầy đã lên tới cực điểm khiến người tái nhợt ... thầy nghẹn ngào không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: Nước Pháp muôn năm! ”
Như vậy cùng với nhân vật Phrăng, nhân vật thầy giáo Ha-men đã góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng tác phẩm một cách trực tiếp và sâu sắc. vẻ đẹp của ông được hiện ra qua cặp mắt nhìn khâm phục và biết ơn của chú học trò Phrăng bằng lời kể chân thành và xúc động về buổi học cuối cùng không thể nào quên.
Câu 6: Hãy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chì ra dụng của những so sánh ấy
Trả lời:
Những câu văn có hình ảnh so sánh:
- Tiếng ồn ào như chợ vỡ.
- Mọi sự đểu bình lặng y như buổi sáng chủ nhật.
- ... thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh minh như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy (hình ảnh so sánh này nói lên sự lưu luyến của thầy đối với ngôi trường) ...
- “... Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của họ thì chẳng khác nào nắm dược chìa khóa chốn lao tù"
Câu 7: Trong truyện, thầy Ha- men có nói: “ ... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?
Trả lời:
Câu nói của thầy Ha- men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chi là tài sản quý báu của dân tộc mà nó còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.
YÊU ĐƠN PHƯƠNG
Soạn bài: Lời văn, đoạn văn tự sự
I. Lời văn trong đoạn văn tự sự
1. Lời văn giới thiệu nhân vật
- Lời văn trong hai đoạn trên đảm nhiệm chức năng giới thiệu về nhân vật.
- Các nhân vật đã được giới thiệu cụ thể:
(1) Hùng Vương có con gái yêu là Mỵ Nương.
(1) Mỵ Nương: con vua, đẹp người đẹp nết, được vua yêu.
(2) Sơn Tinh: ở Tản Viên, được mọi người gọi Sơn Tinh.
(3) Thủy Tinh: ở biển, được mọi người gọi là Thủy Tinh.
Trong cả hai đoạn văn, lời giới thiệu đều có hàm ý ca ngợi.
- Các đặc điểm của nhân vật được giới thiệu phù hợp với chủ đề của truyện, dự báo những diễn biến tiếp theo của câu chuyện: vẻ đẹp của Mị Nương, nguyện vọng kén rể của Vua Hùng, tài năng của Sơn Tinh và Thuỷ Tinh,...
- Câu văn với chữ "có", "là", "người ta gọi chàng là" là hình thức câu văn hay gặp trong lời kể giới thiệu nhân vật.
2. Lời văn kể tự sự
- Đoạn văn dùng nhiều động từ để kể hành động của nhân vật Thuỷ Tinh: đến, nổi giận, đuổi theo, hô mưa, gọi gió, dâng nước, đánh,...
- Hành động của nhân vật trong lời kể mỗi lúc một căng thẳng, kịch tính được đẩy dần lên, hành động sau là kết quả của hành động trước, cứ thế cho đến cao trào: đến sau → nổi giận → đuổi theo → hô mưa, gọi gió → dâng nước → đánh ... nước ngập...
- Kết quả của hành được diễn tả trong câu văn cuối đoạn: Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
- Hình thức lời văn diễn đạt được độ căng của hành động: các động từ với sắc thái mạnh, dồn dập (đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp, hô mưa gọi gió, rung chuyển cả đất trời,...); đặc biệt là hình thức trùng điệp được sử dụng đã gây được ấn tượng mạnh, dữ dội về kết quả của hành động trả thù của Thuỷ Tinh, về mạch phát triển lên cao trào của câu chuyện (nước ngập..., nước ngập..., nước dâng...).
3. Đoạn văn
Tổng kết phần văn
- Qua đó mối quan hệ giữa các ý phụ với ý chính trong đoạn văn: Các ý phụ có mối quan hệ chặt chẽ với ý chính, từ ý phụ dẫn đến ý chính hoặc giải thích cho ý chính, làm nổi bật ý chính.
Kể hoặc viết một đoạn văn nêu ý chính:
Tuệ Tĩnh là người thầy thuốc luôn hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh, không kể người bệnh đó có địa vị như thế nào, giàu hay nghèo. Một hôm, ông chuẩn bị theo con nhà quý tộc vào tư dinh để xem bệnh cho nhà quý tộc thì bất ngờ có hai vợ chồng người nông dân khiêng đứa con bị gãy đùi đến xin ông chạy chữa. Ông liền xem mạch cho cậu bé rồi bảo con nhà quý tộc là ông phải chữa gấp cho chú bé, để chậm tất có hại. Nói rồi, ông bắt tay ngay vào việc chữa trị cho chú bé.
II. Luyện tập
Câu 1:
a.
- Ý chính: Sọ Dừa chăn bò rất giỏi.
- Câu chủ đề: Cậu chăn bò rất giỏi.
- Các câu văn triển khai theo thứ tự: trước - sau.
b.
- Ý chính: Hai cô chị ác hay hắt hủi Sọ Dừa, cô út hiền lành, đối xử với Sọ Dừa rất tử tế.
- Câu chủ đề: Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.
- Thứ tự : Câu trước nêu ý phụ dẫn dắt đến ý chính ở câu sau.
c.
- Ý chính: Tính cô còn trẻ con lắm.
- Câu chủ đề: Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm.
- Thứ tự: Câu trước nói chung, câu sau cụ thể hoá ý câu trước.
Câu 2:
- Câu (a) sai vì không phản ánh đúng diễn biến trên thực tế của sự việc; phải đóng yên ngựa trước, rồi mới nhảy lên lưng ngựa, rồi mới "lao vào bóng chiều".
- Câu (b) đúng vì các hành động trước và sau hợp lí.
Câu 3: Hãy viết câu giới thiệu các nhân vật Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh.
- Lạc Long Quân: Ngày xưa ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi rồng, tên là Lạc Long Quân, là con trai của thần Long Nữ. Vì nòi rồng nên thần thường sống dưới nước. Thần có sức khỏe rất phi thường và lắm phép lạ. Thần không chỉ giúp dân trừ yêu quái mà còn dạy dân cách chăn nuôi trồng trọt.
- Âu Cơ: Ở vùng núi phía Bắc có một nàng tên là Âu Cơ, xinh đẹp tuyệt trần, nàng dòng họ Thần Nông.
- Thánh Gióng: "Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai ông bà sinh được một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Nhưng đứa bé cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười.
- Tuệ Tĩnh: Tuệ Tĩnh Thiền Sư quê ở Cẩm Giàng, Hải Dương, từ nhỏ mồ côi, được nuôi dạy ở chùa, sau tu ở chùa Hộ Xá, Nam Định. Ông là một danh y lỗi lạc đời Trần.
Câu 4: Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gẫy, đã nhổ tre đằng ngà tiếp tục đánh đuổi quăn giặc.
Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận:
Gióng mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa. Ngựa hí vang, phi như bay xông thẳng đến nơi có giặc Ân. Gióng cầm roi sắt vung lên vút vút, roi sắt vung đến đầu quân giặc chồng xếp đến đấy. Ngựa sắt phun lửa đốt cháy quân thù. Thật là một trận đánh hào hùng.
Đoạn Thánh Gióng khi roi sắt gẫy:
Thế trận đang bừng bừng, bỗng roi sắt của Gióng bị gẫy, phía trước quân giặc vẫn cứ ào ạt xông lên. Gióng bèn nhổ những bụi tre làm vũ khí thay roi sắt tấn công vào bọn giặc. Những đứa sống sót hốt hoảng bỏ chạy. Tráng sĩ đuổi quân giặc đến tận chân núi Sóc Sơn.
I. Lời văn trong đoạn văn tự sự
1. Lời văn giới thiệu nhân vật
- Lời văn trong hai đoạn trên đảm nhiệm chức năng giới thiệu về nhân vật.
- Các nhân vật đã được giới thiệu cụ thể:
(1) Hùng Vương có con gái yêu là Mỵ Nương.
(1) Mỵ Nương: con vua, đẹp người đẹp nết, được vua yêu.
(2) Sơn Tinh: ở Tản Viên, được mọi người gọi Sơn Tinh.
(3) Thủy Tinh: ở biển, được mọi người gọi là Thủy Tinh.
Trong cả hai đoạn văn, lời giới thiệu đều có hàm ý ca ngợi.
- Các đặc điểm của nhân vật được giới thiệu phù hợp với chủ đề của truyện, dự báo những diễn biến tiếp theo của câu chuyện: vẻ đẹp của Mị Nương, nguyện vọng kén rể của Vua Hùng, tài năng của Sơn Tinh và Thuỷ Tinh,...
- Câu văn với chữ "có", "là", "người ta gọi chàng là" là hình thức câu văn hay gặp trong lời kể giới thiệu nhân vật.
2. Lời văn kể tự sự
- Đoạn văn dùng nhiều động từ để kể hành động của nhân vật Thuỷ Tinh: đến, nổi giận, đuổi theo, hô mưa, gọi gió, dâng nước, đánh,...
- Hành động của nhân vật trong lời kể mỗi lúc một căng thẳng, kịch tính được đẩy dần lên, hành động sau là kết quả của hành động trước, cứ thế cho đến cao trào: đến sau → nổi giận → đuổi theo → hô mưa, gọi gió → dâng nước → đánh ... nước ngập...
- Kết quả của hành được diễn tả trong câu văn cuối đoạn: Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
- Hình thức lời văn diễn đạt được độ căng của hành động: các động từ với sắc thái mạnh, dồn dập (đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp, hô mưa gọi gió, rung chuyển cả đất trời,...); đặc biệt là hình thức trùng điệp được sử dụng đã gây được ấn tượng mạnh, dữ dội về kết quả của hành động trả thù của Thuỷ Tinh, về mạch phát triển lên cao trào của câu chuyện (nước ngập..., nước ngập..., nước dâng...).
3. Đoạn văn
- Qua đó mối quan hệ giữa các ý phụ với ý chính trong đoạn văn: Các ý phụ có mối quan hệ chặt chẽ với ý chính, từ ý phụ dẫn đến ý chính hoặc giải thích cho ý chính, làm nổi bật ý chính.
Kể hoặc viết một đoạn văn nêu ý chính:
Tuệ Tĩnh là người thầy thuốc luôn hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh, không kể người bệnh đó có địa vị như thế nào, giàu hay nghèo. Một hôm, ông chuẩn bị theo con nhà quý tộc vào tư dinh để xem bệnh cho nhà quý tộc thì bất ngờ có hai vợ chồng người nông dân khiêng đứa con bị gãy đùi đến xin ông chạy chữa. Ông liền xem mạch cho cậu bé rồi bảo con nhà quý tộc là ông phải chữa gấp cho chú bé, để chậm tất có hại. Nói rồi, ông bắt tay ngay vào việc chữa trị cho chú bé.
II. Luyện tập
Câu 1:
a.
- Ý chính: Sọ Dừa chăn bò rất giỏi.
- Câu chủ đề: Cậu chăn bò rất giỏi.
- Các câu văn triển khai theo thứ tự: trước - sau.
b.
- Ý chính: Hai cô chị ác hay hắt hủi Sọ Dừa, cô út hiền lành, đối xử với Sọ Dừa rất tử tế.
- Câu chủ đề: Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.
- Thứ tự : Câu trước nêu ý phụ dẫn dắt đến ý chính ở câu sau.
c.
- Ý chính: Tính cô còn trẻ con lắm.
- Câu chủ đề: Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm.
- Thứ tự: Câu trước nói chung, câu sau cụ thể hoá ý câu trước.
Câu 2:
- Câu (a) sai vì không phản ánh đúng diễn biến trên thực tế của sự việc; phải đóng yên ngựa trước, rồi mới nhảy lên lưng ngựa, rồi mới "lao vào bóng chiều".
- Câu (b) đúng vì các hành động trước và sau hợp lí.
Câu 3: Hãy viết câu giới thiệu các nhân vật Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh.
- Lạc Long Quân: Ngày xưa ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi rồng, tên là Lạc Long Quân, là con trai của thần Long Nữ. Vì nòi rồng nên thần thường sống dưới nước. Thần có sức khỏe rất phi thường và lắm phép lạ. Thần không chỉ giúp dân trừ yêu quái mà còn dạy dân cách chăn nuôi trồng trọt.
- Âu Cơ: Ở vùng núi phía Bắc có một nàng tên là Âu Cơ, xinh đẹp tuyệt trần, nàng dòng họ Thần Nông.
- Thánh Gióng: "Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai ông bà sinh được một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Nhưng đứa bé cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười.
- Tuệ Tĩnh: Tuệ Tĩnh Thiền Sư quê ở Cẩm Giàng, Hải Dương, từ nhỏ mồ côi, được nuôi dạy ở chùa, sau tu ở chùa Hộ Xá, Nam Định. Ông là một danh y lỗi lạc đời Trần.
Câu 4: Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gẫy, đã nhổ tre đằng ngà tiếp tục đánh đuổi quăn giặc.
Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận:
Gióng mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa. Ngựa hí vang, phi như bay xông thẳng đến nơi có giặc Ân. Gióng cầm roi sắt vung lên vút vút, roi sắt vung đến đầu quân giặc chồng xếp đến đấy. Ngựa sắt phun lửa đốt cháy quân thù. Thật là một trận đánh hào hùng.
Đoạn Thánh Gióng khi roi sắt gẫy:
Thế trận đang bừng bừng, bỗng roi sắt của Gióng bị gẫy, phía trước quân giặc vẫn cứ ào ạt xông lên. Gióng bèn nhổ những bụi tre làm vũ khí thay roi sắt tấn công vào bọn giặc. Những đứa sống sót hốt hoảng bỏ chạy. Tráng sĩ đuổi quân giặc đến tận chân núi Sóc Sơn.