Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
"Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ".
Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
A. Lão Hạc của Nam Cao.
B. Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố.
C. Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.
D. Tôi đi học của Thanh Tịnh.
Câu 2: Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên?
A. Nhân hóa.
B. So sánh.
C. Điệp ngữ.
Câu 1: Biện pháp tu từ: so sánh "Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ".
→ Tác dụng: Diễn tả tâm trạng của các cô cậu học trò nhỏ trong buổi tựu trường đầu tiên.
Câu 2:
a. Người: cậu, học trò, người thân, thấy, bỡ ngỡ, đứng, nhìn
b. Chim: tổ, bay, nhìn
c. Trường học: học trò, lớp, thầy
Câu 3: Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
Câu 4: Tham khảo
Nhìn những cô cậu học trò ngày đầu tiên đến lớp như mình, nhân vật tôi lại có một niềm đồng cảm sâu sắc: "Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thẩm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ". Đặt chân đến những nơi xa lạ, phải làm quen với những thứ lạ hoắc ai mà chẳng có phần lo sợ. Thật vậy ở hình ảnh so sánh cuối cùng tác giả đã khéo léo dùng hình ảnh những chú chim non trên bờ tổ để tượng trưng cho hình ảnh của những chú bé cùng cảnh ngộ với mình. Chúng chỉ là những tờ giấy trắng ngây dại, e sợ, ngập ngừng khi bước ra thế giới rộng lớn. Bẽn lẽn, lo âu thế nhưng tất cả đều khao khát học hành, mang trong mình những ước mơ về một tươi lai tươi sáng, ước mơ chinh phục thế giới, làm chủ vận mệnh của mình.
1. ''Tôi đi học'' của Thanh Tịnh
2. Ngày đầu tiên đến trường của tác giả
Em tham khảo:
3+4
3:
Nguồn: Hoidap247
Ở đây tác giả đã khéo léo sử dụng phép tu từ so sánh. Hình ảnh chim con được dùng để diễn tả tâm trạng của " Tôi" và các cô cậu lần đầu tiên đến trường. Mái trường như tổ ấm, mỗi cô cậu học trò như cánh chim non đang ước mơ đc khám phá chân trời kiến thức, nhưng cũng rất lo lắng trước chân trời kiến thức mênh mông, bao la bất tận ấy.Nhờ sử dụng tài tình phép tu từ so sánh đã làm cho đoạn văn thêm hay tăng tính gợi hình gợi cảm cho đoạn văn nói riêng và bài thơ nói chung. Qua đó ,ta cảm nhận đc tấm lòng mãi biết ơn, yêu quý mái trường, thầy cô, bn bè của nhà văn. Ta thấy ngưỡng mộ trước tài năng của nhà văn. Đoạn thơ trên là minh chứng sống cho điều đó...
4.
Với mỗi chúng ta, ngày đầu tiên đi học có lẽ là khoảnh khắc chẳng thể nào quên trong kí ức tuổi thơ. Với em ngày đó vừa trang trọng, đánh dấu sự trưởng thành của mỗi người nhưng cũng đầy háo hức, thú vị khi có thêm bạn mới, thầy cô mới. Buổi sáng hôm đó, em thay bộ quần áo mới tinh tươm có gắn phù hiệu của trường đầy trang nghiêm bên cánh tay trái, điều đó như nhắc nhở em phải luôn cố gắng học tập để xứng đáng với ngôi trường thân yêu. Theo bước chân mẹ, em tới trường trong niềm hân hoan, ngôi trường hôm nay nay rực rỡ cờ hoa. Xung quanh em là rất nhiều bạn nhỏ đang ríu rít hỏi nhau về tên gọi hay tên lớp để cùng nhau làm quen. Trên các lớp học, những dãy bàn được xếp ngay ngắn cùng với bảng đen sạch sẽ, sẵn sàng chào đón chúng em trong một năm học mới. Tiếng trống trường dồn dập, thúc giục chúng em về đứng theo hàng của lớp mình và buổi lễ khai giảng diễn ra trong không khí trang nghiêm. Sau đó, chúng em vào lớp và cô giáo chủ nhiệm chào đón chúng em từ khung cửa gắn biển chữ trang trọng: lớp 1A2. Nụ cười hiền hòa, ấm áp của cô và sự gần gũi của bạn bè khiến em cảm thấy thêm yêu ngôi nhà thứ hai thân thiết sẽ cùng em gắn bó . Những kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên mãi là những kỉ niệm ngọt ngào và đáng nhớ trong em.
sao câu nào chị cũng đúng :(
em thì lắm khi lạc đề :(
1. Đoạn trích được trích từ văn bản ''Tôi đi học'' của Thanh Tịnh
2. Câu nào in đậm vậy em?
3.
Em tham khảo:
+ Cảm nhận của tôi và các cậu bé khi vừa đến trường : không gian ngôi trường tạo ấn tượng lạ lẫm và oai nghiêm , khiến cho các bạn học sinh cùng chung cảm giác choáng ngợp
+ Hình ảnh ông đốc hiền từ và nhân hậu giúp giảm đi nỗi sợ hãi nhỏ bé khi phải xa mẹ. Khi nghe đến tên không khỏi giật mình và lúng túng.
1/ Đoạn văn trên gợi nhớ đến văn bản " TÔI ĐI HỌC ". Tác giả là Thanh Tịnh
2/ Họ ở đây là mấy cậu học trò mới. Họ ước ao như được những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
3/ Nội dung ngắn gọn của đoạn văn là : Sự bỡ ngỡ, rụt rè, e thẹn của nhân vật tôi và các cậu học trò nhỏ khác trong ngày đầu tiên đến trường
Mik ko bt câu 4
Câu 1:
Đoạn văn trên được trích từ VB: Tôi đi học
Tác giả: Thanh Tịnh
Câu 2:
Bối cảnh trong đoạn trích là: Cảnh tác giả ( lúc nhỏ ) và các bạn còn bỡ ngỡ, e dè khi mới đến trường, đến lớp
Câu 3:
Đoạn trích trên sử dụng biện pháp nghệ thuật: So sánh
Tác dụng: Cho ta thấy được sự bỡ ngỡ, e dè, sợ hãi của các cô cậu học trò khi mới đến trường, nhưng các bạn ấy ước ao không phải rụt rè trong cảnh mới lạ này.
< Phần tác dụng của câu 3 mình làm như thế, nếu có gì sai sót thì bạn nói với mình nhé! Cảm ơn >
1. Tôi đi học - Thanh Tịnh
2 Trong bối cảnh: khoảnh khắc bỡ ngỡ, rụt rè của những cậu học trò nhỏ trong ngày đầu tiên đi học
3. Phép so sánh: Họ như con chim non ... ngập ngừng e sợ.Họ thèm vụng...rụt rè trong cảnh lạ.
Tác dụng:
+ làm cho câu văn sống động, giàu hình ảnh
+ hình ảnh so sánh tinh tế đã nói lên đc mái trường là tổ ấm yêu thương, đùm bọc, che chở cho những cô cậu học trò nhỏ
+ qua đó tác giả đã nêu cao vai trò của mái trường: chắp cánh ước mơ cho những cô cậu học trò nhỏ
1. Nội dung: khoảnh khắc bỡ ngỡ, rụt rè của những cậu học trò nhỏ trong ngày đầu tiên đi học.
2. Biện pháp so sánh:
- Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.
- Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
Bạn tham khảo đoạn văn sau:
Trong văn bản "Tôi đi học", nhà văn Thanh Tịnh đã sử dụng khá nhiều những hình ảnh so sánh giàu giá trị biểu cảm. Nhìn những cô cậu học trò ngày đầu tiên đến lớp như mình, nhân vật tôi lại có một niềm đồng cảm sâu sắc: "Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thẩm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ". Những so sánh nêu trên xuất hiện ở các thời điểm khác nhau để diễn tả những cảm xúc phong phú của nhân vật “tôi”. Các hình ảnh so sánh rất nhẹ nhàng, đẹp đẽ: mấy cánh hoa tươi, làn mây lướt, con chim non,... Nhờ các hình ảnh giàu sức gợi cảm mà cảm giác và ý nghĩ của nhân vật tôi được thể hiện cụ thể, rõ ràng hơn, đồng thời cũng gợi ra cho truyện cái chất thơ trong trẻo.
3. Tham khảo
Chúng ta được sinh ra và nuôi dưỡng trong vòng tay yêu thương của gia đình. Và trường học sẽ là mảnh đất tốt tươi để ươm mầm tri thức cho mỗi người, là bước đệm để mỗi chúng ta vươn tới tương lai rực rỡ. Ở nơi đó, chúng ta được thầy cô – người mẹ hiền thứ hai, sẽ dạy dỗ, truyền tải những tri thức khoa học, là hành trang quan trọng theo chúng ta suốt cả cuộc đời. Thầy cô còn dạy ta biết yêu thương, biết ứng xử sao cho đúng đắn với mọi người. Không những vậy, trường học là một thế giới thu nhỏ nơi có bạn bè, để cùng sẻ chia niềm vui nỗi buồn, cùng nhau đoàn kết để tạo nên sức mạnh trong mỗi tập thể lớp. Ngôi trường là nơi nuôi dưỡng và chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão của những cô cậu học trò. Ở thế giới đó, chúng ta được yêu thương và che chở, được học làm người trước khi bước ra cánh cửa cuộc đời rộng lớn và khắc nghiệt hơn. Có thể nói, mái trường như ngôi nhà lớn thứ hai, che chở cho ta trong suốt những năm tháng học trò tươi đẹp.
Bài làm
Câu 1: Tâm trạng khao khát muốn được khám phá những điều mới mẻ nhưng còn ngập ngừng, e sợ của các cô cậu học sinh trong buổi đầu đến trường
Câu 2 Phép so sánh : "Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”
So sánh : Họ ( mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân ) với con chim con
Tác dụng của phép so sánh :
+ Làm cho câu văn sống động, giàu hình ảnh
+ Hình ảnh so sánh tinh tế đã nói lên được mái trường là tổ ấm yêu thương đùm bọc, chở che cho những cô cậu học sinh, những cậu học trò là những cánh chim nhỏ muốn được sải cánh bay để tìm hiểu những điều mới mẻ phía trước nhưng còn e sợ trước không gian bao la, rộng lớn.
+ Qua đó, tác giả đã nêu cao vai trò vô cùng quan trọng của nhà trường : chắp cánh ước mơ cho những cô cậu học trò nhỏ.
Câu 3:
Mỗi người trong chúng ta chắc chắn đều đã trải qua khoảng thời gian làm học sinh đầy đẹp đẽ , vui vẻ, đáng nhớ. Khoảng thời gian ấy đều trải qua dưới mái trường, ngôi nhà thứ hai của chúng ta. Trường cho chúng ta môi trường học tập lành mạnh, cho chúng ta những người thầy đáng mến , cho ta những người bạn trời đánh đáng mến, cho ta những phút giây kỉ niệm đáng quý , đáng trân trọng . Trường dạy cho ta đức , kỉ luật, dạy ta cách trưởng thành , đào tạo ta thành con người có ý thức, có ích với cuộc sống , xã hội. Trường là vòng tay dang rộng ôm ấy ta vào lòng , là người mẹ hiền lành bao dung những đứa con nhỏ bé, ngốc nghếch, hồn nhiên , ngây thơ. Trường là chiếc thuyền đưa ước mơ ta tới bến, là cánh chim chắp cánh cho những khát vọng của ta bay cao, bay xa. Trường quả là mái nhà thứ hai của chúng ta.
Em tham khảo nhé:
Ở đây tác giả đã khéo léo sử dụng phép tu từ so sánh. Hình ảnh chim con được dùng để diễn tả tâm trạng của " Tôi" và các cô cậu lần đầu tiên đến trường. Mái trường như tổ ấm, mỗi cô cậu học trò như cánh chim non đang ước mơ đc khám phá chân trời kiến thức, nhưng cũng rất lo lắng trước chân trời kiến thức mênh mông, bao la bất tận ấy.Nhờ sử dụng tài tình phép tu từ so sánh đã làm cho đoạn văn thêm hay tăng tính gợi hình gợi cảm cho đoạn văn nói riêng và bài thơ nói chung. Qua đó ,ta cảm nhận đc tấm lòng mãi biết ơn, yêu quý mái trường, thầy cô, bn bè của nhà văn. Ta thấy ngưỡng mộ trước tài năng của nhà văn. Đoạn thơ trên là minh chứng sống cho điều đó...