K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2017

Trồng cây , Vứt rác đúng nơi quy định , tránh đi xe máy quá nhiều ,..

25 tháng 12 2017

thank you  very much !

25 tháng 12 2017
 Sinh quyển (Môi trường động, thực vật)Thủy quyển (Môi trường nước)Khí quyển (Môi trường không khí)
Các vật trong môi trườngM. rừng, núi, đồi.M. sông, biển, suối.M. bầu trời, không khí.
Những hành động bảo vệ môi trườngM. trồng rừng, phủ xanh đồi chọc.M. giữ sạch nguồn nước, nhặt rắc trên mặt biển, sông, suối.M. lọc khói công nghiệp, trồng cây xanh ngoài phố để thanh lọc không khí.
25 tháng 12 2017
 Sinh quyen ( moi truong dong vat vat,thuc vat ) 
Cac su vat trong moi truong

M: rung , muong thu ( ho , bao , voi , cao , chon , khi , vuon , gau , huou , nai, rua , ran , than lan , de , bo, ngua , lon , ga , vit , ngan , ngong , co , vac, bo nong , seu , dai bang , da dieu )

 - Cay lau nam ( lim , gu , sen , tau , cho chi , vang tam , go , cam lai , cam xe , thong )

 - Cay an qua ( cam , quyt , xoai , chanh , man , oi , mit , na )

 - Cay rau ( rau muong , cai cuc , rau cai , rau ngot, bi dao , bi do , xa lach ...)

 - Co , lau , say , hoa dai ....

 
Nhung hanh dong bao ve moi truong  Trong cay gay rung ; phu xanh doi troc ; chong dot nuong ; trong rung ngap man ; cong danh ca bang min , bang dien ; chong san ban thu rung ; chong buon ban dong vat hoang da .... 
29 tháng 6 2019

Là khu phố văn hóa nên vấn đề bảo vệ môi trường khu dân cư rất được mọi người nơi em cư trú quan tâm. Khu phố luôn sạch đẹp. Trẻ em không nói tục. Chẳng người lớ nào cãi cọ nhau. Mọi người bảo nhau giữ gìn trật tự, an ninh và luôn sống hòa thuận với nhau. Chính vì vậy, vào sáng chủ nhật vừa qua, như đã được thông báo trước, em cùng với bố mẹ và bà con cô bác trong khu phố đi làm "xanh – sạch" con đường chính vào Khu phố Văn hóa An Hưng.

Tinh mơ, mặt trời chưa lên, mọi người đã lao xao gọi nhau tập trung ở đầu cổng Khu phố. Ai nấy đều có trên tay dụng cụ lao động và tư thế rất sẵn sàng: "Tiến hành đi bà con ơi, kẻo nắng lên thì mệt đấy!". Rồi, cứ thế theo sự phân công của bác Trưởng Khu phố, mọi người sốt sắng vào việc ngay. Ai cũng vui vẻ chuyện trò, vừa làm vừa làm vừa hỏi han nhau, vì cả tuần ai cũng bận bịu chẳng mấy lúc rảnh rang. Tiếng cuốc xới cỏ dại. Tiếng chổi quét sàn sạt thu dọn các loại rác vào một chỗ. Tiếng bước chân thoăn thoắt của các anh chị thanh niên, tất cả đã tạo thành những âm thanh rộn rã, đáng yêu. Có những cô, những bác tuổi cao nhưng vẫn tham gia lao động rất hăng hái, vừa dọn dẹp vệ sinh, vừa động viên con cháu cùng năng nổ hoàn thành. Tuổi nhỏ như chúng em thì đi gom nào các loại rác, nào cỏ dại… vào thành từng đống để đốt đi hoặc để đổ vào thùng rác công cộng. Mấy hôm nay trời mưa liên tục, cỏ các loại ở ven đường mọc lan nhanh quá và chúng em nhanh chóng nhổ bằng hết. Một đoạn đường đi lại bị nước mưa làm cho xói dần, đất lở ra tạo thành vũng lầy ngập nước. Em tham gia cùng các anh chị thanh niên dùng xẻng, cuốc san lấp lại cho bằng phẳng hơn, rồi chuyển đổ vào đó những sọt đá xanh vừa được mua về bằng tiền đóng góp của bà con dân phố. Những ống quần xắn cao quá gối, những bàn tay trần lem dính đầy bùn non, những nụ cười tươi rói của mọi người đang lao động. Tất cả tạo thành một hình ảnh đẹp đẽ của một Khu phố Văn hóa. Nhìn cảnh đầm ấm ấy, em càng thêm yêu mến và tự hào về Khu phố của mình và coi đó là một tấm gương sáng về tinh thần bảo vệ môi trường.

Chẳng bao lâu, con đường đã trở nên gọn sạch và bằng phẳng hơn. Em ngắm nhìn khuôn mặt phấn khởi của mọi người mà càng thêm hiểu rõ về giá trị của công việc mình vừa tham gia. Em thầm hứa rằng mình sẽ luôn luôn là thành viên tích cực, chiến sĩ tiên phong trong việc bảo vệ môi trường sạch, đẹp.

31 tháng 10 2016

cả 2 bạn nhé

4 tháng 11 2016

Nghị định thư Kyoto là một thỏa thuận về việc cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, gắn liền với Chương trình Khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change – UNFCCC). Nghị định thư buộc các nước tham gia phải cam kết đạt được các mục tiêu về thải khí nhà kính được xác định cụ thể cho từng nước. Nghị định thư được hoàn tất và mở ký vào ngày 11/12/1997 tại Kyoto, Nhật Bản. Nghị định thư quy định trước khi có hiệu lực Nghị định thư phải được phê chuẩn bởi ít nhất 55 quốc gia và các quốc gia này phải chịu trách nhiệm ít nhất đối với 55% tổng lượng khí thải toàn cầu. Các điều kiện này đã được thỏa mãn khi Liên bang Nga phê chuẩn Nghị định thư. Vì vậy Nghị định thư chính thức bắt đầu có hiệu lực từ ngày 16/02/2005. Tính đến tháng 02/2009, đã có 184 quốc gia tham gia vào Nghị định thư Kyoto. Việt Nam ký Nghị định thư vào ngày 03/12/1998 và phê chuẩn vào ngày 25/9/2002.

Nội dung chính của Nghị định thư Kyoto là đưa ra các mục tiêu mang tính bắt buộc đối với 37 nước công nghiệp trên thế giới và Liên minh Châu Âu (EU) về việc giảm lượng khí thải nhà kính. Theo đó, các nước này đến năm 2012 phải giảm lượng phát thải khí nhà kính, chủ yếu là carbon dioxide, ít nhất 5% so với mức phát thải năm 1990. Mức giảm cụ thể áp dụng cho từng quốc gia thay đổi khác nhau. Ví dụ, các nước EU là 8%, Mỹ 7%, Nhật Bản 6%, Australia 8%, trong khi New Zealand, Nga và Ucraina được duy trì mức phát thải hiện tại. Riêng một số quốc gia vốn có lượng phát thải khí nhà kính thấp được phép tăng lượng phát thải, như Na Uy được tăng 1% hay Iceland 10%.

Các nước tham gia vào Nghị định thư Kyoto phải chịu sự giám sát và quản lý bởi các nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc về lượng khí thải cắt giảm. Các quốc gia được chia làm hai nhóm: nhóm các nước phát triển thuộc Phụ lục I (Annex I) của Nghị định thư, buộc phải có bản đệ trình thường niên về các hành động cắt giảm khí thải; và nhóm các nước đang phát triển nằm ngoài Phụ lục I (Non-Annex I) của Nghị định thư, bao gồm đa số các nước đang phát triển và cả một số nền kinh tế lớn mới nổi như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil. Những nước này ít chịu ràng buộc hơn so với các nước thuộc nhóm Annex I.

Nghị định thư Kyoto yêu cầu các quốc gia tham gia cam kết thực hiện các mục tiêu nêu trên thông qua ba cơ chế chính được đưa ra trong Hiệp định Marrakesh (Marrakesh Accord) được thông qua năm 2001, bao gồm (1) Cơ chế thị trường khí thải, hay còn gọi là thương mại khí thải; (2) Cơ chế phát triển sạch; và (3) Cơ chế đồng thực hiện.

Theo đó, thông qua cơ chế thị trường khí thải, các quốc gia có hạn ngạch phát thải dư thừa có thể bán hạn ngạch này cho những nước có lượng phát thải vượt mức cho phép. Cơ chế phát triển sạch cho phép các quốc gia phát triển tài trợ cho các dự án giúp giảm lượng phát thải tại các nước đang phát triển, qua đó các nước tài trợ sẽ được gia tăng lượng hạn ngạch phát thải ở nước mình. Đây được xem như một công cụ hiệu quả nhằm giúp các nước đang phát triển tham gia vào Nghị định thư Kyoto, giúp nâng cao năng lực công nghệ ở các quốc gia này, đồng thời giải quyết được bài toán lợi ích giữa kinh tế và môi trường tại các quốc gia phát triển. Tương tự, cơ chế đồng thực hiện cũng cho phép một quốc gia thành viên tự thực hiện một dự án ở một quốc gia thành viên khác và qua đó giành được thêm hạn ngạch phát thải ở nước mình.

Hiệp ước “Hậu Kyoto”

Ngày 28/07/2005, Mỹ tuyên bố cùng 4 nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ và Australia ký kết thỏa thuận “Quan hệ đối tác châu Á – Thái Bình Dương về khí hậu và phát triển sạch”, được biết đến như một Hiệp ước “Hậu Kyoto”.

 

Tuy nhiên, Hiệp ước này được cho là nhằm thay thế Nghị định thư Kyoto, phục vụ cho những tính toán có lợi cho Mỹ trước sự phản đối của cộng đồng quốc tế về việc Mỹ không tham gia Nghị định thư Kyoto. Hiệp ước này chủ yếu nhấn mạnh việc cần tăng cường nghiên cứu để tìm ra các nguồn năng lượng sạch và chuyển giao công nghệ từ những quốc gia công nghiệp sang các nước đang phát triển. Tuy nhiên đến nay Hiệp ước “Hậu Kyoto” này vẫn chưa phát huy tác dụng.

Nghị định thư Kyoto cũng được cho là một trong những tiền đề hình thành nên khái niệm “ngoại giao khí hậu”, vốn xuất hiện trong khoảng 7 đến 8 năm trở lại đây, khi các diễn biễn phức tạp của khí hậu cùng các hệ quả của nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ quốc tế. Những quốc gia công nghiệp và các nước phát triển được cho là “thủ phạm” chính gây ra sự biến đổi khí hậu (đứng đầu là Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản), tuy nhiên lại không phải là những nước gánh chịu hậu quả nặng nề nhất, mà lại là các quốc gia đang phát triển. Các nước phát triển dù cam kết đi đầu trong việc cắt giảm lượng khí thải nhà kính theo Nghị định thư, nhưng thực tế lại tìm nhiều cách lảng tránh vấn đề như trì hoãn phê chuẩn, thực hiện, đưa những dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển.

Đặc biệt, Mỹ là quốc gia công nghiệp chiếm đến 25% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên thế giới nhưng lại không phê chuẩn Nghị định thư Kyoto vì cho rằng điều này sẽ gây thiệt hại đối với kinh tế Mỹ. Thay vào đó, chính phủ Mỹ năm 2001 đã cam kết sẽ thực thi kế hoạch của Tổng thống George W. Bush về tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng trong 10 năm (2002-2012), đưa nồng độ carbon trong các ngành công nghiệp Mỹ giảm 18%.

Biến đổi khí hậu hiện nay được xếp vào hàng “an ninh phi truyền thống”, được dự báo là có thể trở thành thách thức lớn nhất với hòa bình và an ninh thế giới, hơn cả chủ nghĩa khủng bố. Hậu quả của biến đổi khí hậu (các thảm họa thiên nhiên, các vấn đề môi trường…) có thể làm thay đổi nguồn phân bổ tài nguyên, dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực, an ninh năng lượng và làm bùng nổ các làn sóng di cư, gây xung đột và làm bất ổn chính trị xã hội.

Từ năm 2009, Liên Hiệp Quốc cùng các nhà lãnh đạo thế giới đã gia tăng hợp tác và bàn thảo một thỏa thuận môi trường thay thế Nghị định thư Kyoto (sẽ hết hiệu lực vào năm 2012). Tuy nhiên, trải qua không ít các vòng đàm phán liên tiếp, các nước vẫn chưa đi đến một sự đồng thuận nào về vấn đề này, do còn nhiều khác biệt về lợi ích (đặc biệt là xung đột lơi ích giữa môi trường và kinh tế) giữa các quốc gia

 

24 tháng 7 2019

Giải bài tập Khoa học 4 | Trả lời câu hỏi Khoa học 4Giải bài tập Khoa học 4 | Trả lời câu hỏi Khoa học 4Giải bài tập Khoa học 4 | Trả lời câu hỏi Khoa học 4

 

Những hành động thiết thực góp phần bảo vệ môi trường sống

Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật , thuốc trừ sâu.

Trồng nhiều cây xanh.

Sử dụng các nguồn năng lượng sạch, thân thiện.

Hạn chế các loại rác thải nhựa, bao bì nilon.

Sử dụng các loại bao bì giấy, túi giấy, hộp giấy.

Sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi.

28 tháng 3 2022

Tham khảo:

- Những hành động của con người góp phần bảo vệ thực vật là:

+ Ngăn ngừa nạn chặt phá rừng bừa bãi.

+ Tưới tiêu hợp lí.

+ Trồng thêm nhiều cây.