K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. ĐỌC HIỂU (4đ) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: “Tôi đã nghe nhịp thở của Tổ Quốc tôi Nặng trĩu lo âu, căng mình chống dịch Tôi đã nghe những bàn chân tưởng như đến đích Bỗng chốc lại xa vời... Tôi kính trọng vô cùng những đồng nghiệp của tôi Giọt mồ hôi thấm vết buộc khẩu trang chằng chịt Phòng áp lực âm, áo choàng, kính đeo, kín mít Họ là niềm tin cho mỗi bệnh nhân...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (4đ) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: “Tôi đã nghe nhịp thở của Tổ Quốc tôi Nặng trĩu lo âu, căng mình chống dịch Tôi đã nghe những bàn chân tưởng như đến đích Bỗng chốc lại xa vời... Tôi kính trọng vô cùng những đồng nghiệp của tôi Giọt mồ hôi thấm vết buộc khẩu trang chằng chịt Phòng áp lực âm, áo choàng, kính đeo, kín mít Họ là niềm tin cho mỗi bệnh nhân trong cuộc chiến sống còn... Tôi đã nghe suốt dải biên cương, lối mở, đường mòn Trên mỗi điểm cách ly là dấu chân người lính Họ giữ cho đất nước yên bình, không hề suy tính Cơm vắt, ngủ vùi, lều bạt, phong sương...” (Trích “Dòng máu Việt Nam” – Phan Dương) Câu 1 (0.5đ): Đoạn trích được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (0.5đ): “Tôi đã nghe” thấy những gì? Câu 3 (1.0đ): Hãy chỉ ra 01 biện pháp tu từ và phân tích hiệu quả. Câu 4 (2.0đ): Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy viết 01đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về “Dòng máu Việt Nam” trong công cuộc chống dịch COVID 19.

2
20 tháng 5 2021

Câu 1: Tự do

Câu 3: Hoán dụ: "Tổ quốc tôi"

Tác dụng: chỉ toàn thể nhân dân Việt Nam, chỉ toàn thể nhà nước Việt Nam và mọi thế hệ tầng lớp nhân dân Việt Nam. 

20 tháng 5 2021

Câu 1:

Thể thơ tự do

Câu 2:

''Tôi đã nghe

nhịp thở của Tổ Quốc tôi

Nặng trĩu lo âu, căng mình chống dịch

Tôi đã nghe

những bàn chân tưởng như đến đích

Bỗng chốc lại xa vời...''

Câu 3:

Anh tham khảo ạ:

Biện pháp tu từ hoán dụ "Lấy cái chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng". Ở đây nhà thơ đã sử dụng từ "Tổ quốc tôi" để chỉ toàn thể nhân dân Việt Nam, chỉ toàn thể nhà nước Việt Nam và mọi thế hệ tầng lớp nhân dân Việt Nam. Hình ảnh hoán dụ "Hơi thở của Tổ Quốc tôi" chính là để miêu tả cuộc sống, nhịp sống, nỗi lo âu của toàn thể nhân dân, dân tộc Việt Nam lúc này. Đó là những sự lo âu trăn trở, căng mình chống lại dịch bệnh. Nhờ có hình ảnh hoán dụ này mà hình ảnh nhân dân, dân tộc trở nên sinh động, chân thực hơn bao giờ hết. Ta thấy được nỗi lo lắng, trăn trở của toàn thể nhân dân trong cuộc chiến này

Câu 4:

Anh tham khảo ạ:

 

Khổ thơ ca ngợi những y bác sĩ, cán bộ y tế nơi tuyến đầu phòng chống dịch bệnh. Hoàn cảnh sống và làm việc được thể hiện qua những từ ngữ và hình ảnh: giọt mồ hôi, thấm vết buộc khẩu trang chằng chịt, phòng áp lực âm, kính đeo kín mít. Người đọc có thể thấy được rằng nơi làm việc của những bác sĩ bây giờ chính là những căn phòng áp lực âm giành giật sự sống và sinh mạng cho bệnh nhân, họ phải chịu những vất vả, căng thẳng, mệt mỏi tột cùng trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh này. Họ không được đoàn tụ với gia đình mà phải mặc đồ bảo hộ đầy đủ, ở lại để đương đầu với dịch bệnh đến cùng. Phẩm chất của những y bác sĩ ở đây hiện lên là phẩm chất cao quý của sự hy sinh thầm lặng. Đối với toàn thể nhân dân, dân tộc Việt Nam, họ chính là hiện thân của những người hùng trong mặt trận phòng chống dịch bệnh, dũng cảm, bền chí. Họ chính là hiện thân của một dân tộc đoàn kết, cùng nhau bước qua đương đầu với những khó khăn thử thách, bảo vệ tính mạng của nhân dân Việt Nam.

I. ĐỌC - HIỂU: (4.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.      Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được...
Đọc tiếp

I. ĐỌC - HIỂU: (4.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.

      Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

       Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì. Trong phút rạo rực ấy, cái câu nói của cô tôi lại nhắc lại :

     - Mày dại quá ! Vào Thanh Hóa đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào bắt mợ mày may vá, sắm sửa cho và bế em bé chứ.

      Nhưng bên tai ù ù của tôi, câu nói ấy bị chìm ngay đi, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa…

                                                 (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Câu 1 (1.0 điểm). Xác định ngôi kể, phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích ?

Câu 2 (1.0 điểm). Tìm từ ngữ có tác dụng liên kết giữa hai đoạn văn: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ (…).” và “ Nhưng bên tai ù ù của tôi, câu nói ấy bị chìm ngay đi, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa…”.

Câu 3 (1.0 điểm). Đoạn trích diễn tả tình cảm gì ?

Câu 4 (1.0 điểm). Em có thái độ, tình cảm như thế nào đối với người mẹ của mình ?

0
30 tháng 9 2016

a, Sự việc chính trong bài được nói về người con thấy chiếc xa chầm chậm thấy mẹ cầm nón vẫy. Rồi chạy tới đó, nhưng cx k thấy và trở về nhà cx k nhớ rõ mẹ đã nói gì và bản thân mình đã hỏi gì. Thực sự người con trong bài đang dần lãng quên đi những lời nói của mẹ. Thấy được nét rõ và chi tiết được chỉ rõ trong bài về sự việc diễn ra. Không có gì là có thể thay đổi con người trừ tình cảm ra. Nó luôn mang dấu ấn khiến con người ta mải mê nó, say nó đến điên cuồng. Đến mức quên đi những gì của hiện tại

30 tháng 9 2016

thế câu b hả bạn

 

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những truyện bà tôi đã kể, và nếu quên chỗ nào, tôi bảo chúng đợi, rồi chạy về nhà hỏi lại bà tôi. Thấy thế bà tôi thường rất hài lòng.
Tôi cũng kể cho chúng nghe nhiều về bà tôi; một hôm thằng lớn thở dài nói:
– Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt…
Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời… dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm.

(M. Go-rơ-ki, Thời thơ ấu)

a, Trong số nững từ ngữ hoặc câu được in đậm, đâu là lời dẫn trực tiếp, đâu là lười dẫn gián tiếp, đâu không phải là lời dẫn?

b, Vận dụng những phương châm hội thoại đã học, giải thích vì sao nhân vật "thằng lớn" phải dùng từ có lẽ trong lười nhận xét của mình.

1
28 tháng 7 2019

- Trong đoạn chỉ có một lời dẫn trực tiếp là phần lời thoại (được thể hiện bằng những gạch đầu dòng)

- Lời dẫn gián tiếp đặt sau dấu hai chấm

- Các phần in đậm còn lại là lời kể, không phải lời dẫn

- Nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ có lẽ để thông báo cho người đọc biết những ý nghĩ, suy đoán khi không chắc chắn

KIỂM TRA THỬ LẦN 4 MÔN NGỮ VĂN Thời gian: 90 phút PHẦN I: ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trông xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngập màu xanh. Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh...
Đọc tiếp

KIỂM TRA THỬ LẦN 4 MÔN NGỮ VĂN Thời gian: 90 phút PHẦN I: ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trông xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngập màu xanh. Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kênh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mịt khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xoá sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về con rạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xác xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa ngoài đồng bãi.” (Mai Văn Tạo, “Đất quê hương- tuyển tập truyện kí”, trang 12, NXB Văn nghệ An Giang Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 3: Tìm từ láy trong câu sau và phân loại chúng: "Tôi nhớ ngộn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa ngoài đồng bãi". Câu 4: Xác định biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của biện pháp đó. Câu 5: Qua đoạn trích trên, em cảm nhận như thế nào về tình cảm của tác giả với những kí ức tuổi thơ. Câu 6: Từ đoạn trích trên, em rút ra được những thông điệp ý nghĩa nào? Phần II: LÀM VĂN Trình bày cảm nghĩ của em về một loài cây em yêu thích nhất

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:    “Sáng nay dậy sớm, tôi khẽ mở cửa rón rén đi ra vườn, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Chợt nghe tiếng động phía sau, tôi quay lại: em tôi đã theo ra từ lúc nào. Em lặng lẽ đặt tay lên vai tôi. Tôi kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc.    Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

    “Sáng nay dậy sớm, tôi khẽ mở cửa rón rén đi ra vườn, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Chợt nghe tiếng động phía sau, tôi quay lại: em tôi đã theo ra từ lúc nào. Em lặng lẽ đặt tay lên vai tôi. Tôi kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc.

    Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.

     Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa. Hồi còn học lớp Năm, có lần tôi đi đá bóng, bị xoạc một miếng áo rất to. Sợ mẹ đánh, tôi cứ ngồi lì ngoài bãi không dám về. Nghe lũ bạn mách, em đã đem kim chỉ ra tận sân vận động. Nó bảo:

     Anh cởi áo ra, em và lại cho. Em vá khéo, mẹ không biết được đâu.

    Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em… Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.

    Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.

(...)Tôi dắt em ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng tôi. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vàng ươm trùm lên cảnh vật”.

            (Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoà, Ngữ Văn 7, Tập Một, NXB Giáo dục, 2016)

Câu 9: Tại sao khi dắt em ra khỏi trường, tâm trạng người anh lại “kinh ngạc khi thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm bao trùm lên cảnh vật”?

Câu 10:  Qua đoạn trích trên, tác giả muốn gửi đến chúng ta bài học gì?(Viết đoạn văn từ 3-5 câu)

0
Cho đoạn văn sau. Đọc kĩ nội dung đoạn văn và trả lời các câu hỏi từ 5 – 10:“(1) Xe chạy chầm chậm ... (2) Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. (3) Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. (4) Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. (5) Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:- (6) Con nín đi ! (7) Mợ đã...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau. Đọc kĩ nội dung đoạn văn và trả lời các câu hỏi từ 5 – 10:

“(1) Xe chạy chầm chậm ... (2) Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. (3) Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. (4) Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. (5) Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

- (6) Con nín đi ! (7) Mợ đã về với các con rồi mà.

(8) Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. (9) Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. (10) Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. (11) Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? (12) Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. (13) Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

(14) Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. (15) Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì."

(trích Những ngày thơ ấu - Ngữ văn 8, tập 1)

Những câu nào có chứa yếu tố miêu tả?

A. Câu (1), (3), (4), (9), (10), (12), (13)

B. Câu (1), (3), (9), (10), (12), (13)

C. Câu (1), (3), (9), (10), (11), (12), (13)

D. Câu (3), (9), (10)

2
20 tháng 9 2019

Chọn đáp án: B

19 tháng 12 2021

eeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeee

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Xe chạy chầm chậm… Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:– Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Xe chạy chầm chậm… Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
– Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấp áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo của mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

(Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ)

a) So với đoạn trích ở mục I (trong Lặng lẽ Sa Pa), cách kể ở Đoạn trích này có gì khác? Hãy làm sáng tỏ bằng việc trả lời các câu hỏi sau: Người kể chuyện ở đây là ai? Ngôi kể này có ưu điểm gì và hạn chế gì so với ngôi kể ở đoạn trên?

1
17 tháng 8 2019

a.So với đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa thì đoạn trích Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng):

- Người kể là nhân vật “tôi”- bé Hồng- nhân vật chính trong truyện

- Ưu điểm của ngôi kể: Ngôi thứ nhất trực tiếp bộc lộ được suy nghĩ, tình cảm của mình, do vậy có thể thể hiện được nhiều diễn biến tinh vi, phức tạp của nội tâm.

– Hạn chế: Cách kể này nhìn tất cả nhân vật, sự việc không được khách quan, nên đơn điệu

Phần 1: Đọc hiểu            Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong kí ức những ngọn núi trông xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh. Những năm tháng xa quê, dông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay đi tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kinh biêng biếc vẫn lặng...
Đọc tiếp

Phần 1: Đọc hiểu

            Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong kí ức những ngọn núi trông xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh. Những năm tháng xa quê, dông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay đi tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kinh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau Tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về con rạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xác xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa ngoài đồng bãi.

Câu 1: Tác giả yêu những gì của quê hương?

Câu 2: Tìm câu rút gọn trong đoạn văn và cho biết thành phần nà của câu được rút gọn?

Câu 3: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các câu van sau và nêu tác dụng:

"Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau Tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi."

Câu 4: Đặt câu có thành phần trạng ngữ nêu nhận xét về tình cảm của tác giả với quê hương trong đoạn trích trên. Chỉ rõ thành phần trạng ngữ ấy.

 

 

0