K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5

Kết thúc câu kể

\(#CongChuaAnna\)

2 tháng 5

kết thúc câu kể nha

25 tháng 10 2017

a)

Ông Mạnh nổi giận, quát :

- Thật độc ác!

b)

Đêm ấy, Thần gió lại đến đập cửa, thét :

- Mở cửa ra!

- Không! Sáng mai ta sẽ mở cửa mời ông vào.

Bác Hồ vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người là vị cha già kính yêu của tất cả con dân đất Việt. Ba mươi năm bôn ba nơi xứ người, vất vả đầy rẫy hiểm nguy, Người cố gắng đấu tranh, không ngừng học hỏi để tìm ra con đường Cách mạng cho dân tộc. Cả cuộc đời của Người lúc nào cũng hướng về nhân dân, tổ quốc. Lo nghĩ tới từng bữa ăn giấc ngủ của nhân dân, các đồng chí bộ...
Đọc tiếp

Bác Hồ vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người là vị cha già kính yêu của tất cả con dân đất Việt. Ba mươi năm bôn ba nơi xứ người, vất vả đầy rẫy hiểm nguy, Người cố gắng đấu tranh, không ngừng học hỏi để tìm ra con đường Cách mạng cho dân tộc. Cả cuộc đời của Người lúc nào cũng hướng về nhân dân, tổ quốc. Lo nghĩ tới từng bữa ăn giấc ngủ của nhân dân, các đồng chí bộ đội, trăn trở thao thức nhiều đêm cũng chỉ vì nhân dân, đất nước. Người tựa như người cha hiền từ, lúc nào cũng lo nghĩ cho đàn con thơ dại. Mặc dù Người đã đi xa nhưng sâu trong trái tim của những người dân đất Việt, Người mãi mãi sống trong lòng mỗi người.

 

. Từ đoạn trích trên, em rút ra bài học gì cho bản thân? (viết khoảng 120 chữ đến 150chữ)

0
3 tháng 8 2018

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu.

Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước. 

Tháng 6 năm 1911, Người đi ra nước ngoài, suốt 30 năm hoạt động, Người đã đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ đây, Người đã nhận rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội Những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Người gửi tới Hội nghị Versailles (Pháp) Bản yêu sách của nhân dân An Nam, yêu cầu Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam .

Tháng 12 năm 1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tours, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến chủ nghĩa cộng sản.

Năm 1921, tại Pháp, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, nhằm tuyên truyền cách mạng trong nhân dân các nước thuộc địa. Người viết nhiều bài đăng trên các báo “Người cùng khổ”, “Đời sống thợ thuyền”, ... Đặc biệt, Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” lên án mạnh mẽ chế độ thực dân, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân các nước thuộc địa. Tất cả các bài viết của Người đều được bí mật chuyển về nước và lưu truyền trong mọi tầng lớp nhân dân.

Ngày 30/6/1923, Người đến Liên Xô và bắt đầu một thời kỳ hoạt động, học tập và nghiên cứu về chủ nghĩa Mác – Lênin, về chế độ xã hội chủ nghĩa ngay trên đất nước Lênin vĩ đại. Tại Đại hội lần thứ I Quốc tế Nông dân (10/1923), Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được cử làm cán bộ Ban phương Đông của Quốc tế Cộng sản, đồng thời là Ủy viên Đoàn chủ tịch Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc được giao theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở một số nước Châu Á .

Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, sáng lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về trong nước, đồng thời mở lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.

Ngày 3/2/1930, tại Cửu Long (Hồng Kông), Người triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1930 đến năm 1940, Người tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản ở nước ngoài, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chỉ đạo đúng đắn cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta.

Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941 Người về nước, triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận Việt Minh, gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Thực hiện chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, tại khu rừng Sam Cao, thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy.

Tháng 8 năm 1945, Người cùng Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và chủ trì Đại hội Quốc dân ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và Tổng bộ Việt Minh, cử Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thay mặt Chính phủ lâm thời, Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân lao động. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người tuyên bố trước nhân dân cả nước và nhân dân thế giới quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.

Tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp câu kết với đế quốc Mỹ, Anh và lực lượng phản động Quốc dân Đảng (Trung Quốc) trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam và lấn dần từng bước kéo quân đánh chiếm miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 9/1/1946, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lần đầu tiên trong cả nước. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I, Người được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. Tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người tiếp tục cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Tháng 7 năm 1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Géneva được ký kết. Miền Bắc được giải phóng. Miền Nam bị đế quốc Mỹ xâm lược biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Tháng 9 năm 1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người, nhân dân ta vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Ngày 2/9/1969, mặc dù đã được các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do tuổi cao sức yếu Người đã từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức, vì hòa bình và công lý trên thế giới.

Năm 1987, tại kỳ họp lần thứ 24, Tổ chức Giáo dục - Văn hóa - Khoa học của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã ra Nghị quyết tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và nhà văn hóa kiệt xuất” .

cái này mik chép ở http://baotanghochiminh-nr.vn/tieu-su-su-nghiep.html

3 tháng 8 2018

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phòng làm việc tại căn cứ Việt Bắc. Ảnh: TL

NDĐT - Khi nói về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng – một học trò xuất sắc, một cộng sự thân thiết, gần gũi của Người đã viết, đó là “cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ”[1].

Hồ Chí Minh không chỉ để lại cho dân tộc ta một sự nghiệp cách mạng vĩ đại, mà còn để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản cao quý, đó là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức cao đẹp, suốt đời hy sinh phấn đấu quên mình cho đất nước và hạnh phúc của nhân dân. Trong con người Hồ Chí Minh có đầy đủ phẩm chất hội tụ của một lãnh tụ thiên tài, đồng thời Người còn là hiện thân của một lãnh tụ kiểu mới của nhân dân: Vĩ đại mà không cao xa; thanh cao mà vô cùng giản dị, gần gũi, thân thiết và gắn bó với quần chúng; hết lòng, hết sức chăm lo cho sự nghiệp độc lập dân tộc, thống nhất đất nước; mong muốn xây dựng một nước Việt Nam mạnh giàu; nhân dân ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người thường xuyên giáo dục cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần phục vụ, tinh thần trách nhiệm trước nhân dân và chính bản thân Người là tấm gương tiêu biểu.

Nhớ lại những năm, tháng đất nước ta bị đô hộ bởi giặc ngoại xâm, nhân dân cực khổ, lầm than chịu thân phận của kiếp người nô lệ, Hồ Chí Minh đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Vượt qua muôn trùng khó khăn, thử thách, Hồ Chí Minh đã hiến dâng trọn đời mình cho dân tộc, như Người đã tự sự: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo là vì mục đích đó”[2]. Cả cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người chỉ có một tâm nguyện và ham muốn: “...ham muốn đến tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”[3]; cho đến khi phải từ biệt thế giới này, Người chỉ tiếc: “...tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”[4]. Chính ham muốn và mục đích vô cùng cao đẹp ấy, đã tạo cho Người một ý chí và nghị lực vô cùng mãnh liệt để: “Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”[5]; đó là điểm tựa giúp Người vượt qua mọi khổ ải, khó khăn, dẫn dắt nhân dân ta đến bến bờ hạnh phúc. Hình ảnh của Hồ Chí Minh là hình ảnh của một lãnh tụ vĩ đại về trí tuệ lãnh đạo, mẫu mực về mối liên hệ thân thiết, gắn bó với nhân dân, hết lòng thương yêu nhân dân, dựa vào dân, vì “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, vì sức mạnh của nhân dân là vô địch, do đó phải “lấy dân làm gốc”. Người nói:

“Dễ mười lần không dân cũng chịu;

Khó trăm lần dân liệu cũng xong”[6].

Trên quan điểm đó, Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở từ người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, đến mỗi cán bộ, đảng viên, đều phải nêu cao tinh thần phục vụ, tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, phải chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Người phân tích: “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”[7]. Cho nên, mỗi cán bộ, đảng viên phải làm tốt trách nhiệm: “là người lãnh đạo và là người đầy tớ thật sự trung thành của nhân dân”; cán bộ phải gần dân, hiểu nguyện vọng của dân, để kịp thời giúp đỡ và “giải quyết các mắc mớ ở nơi dân”. Người đả phá quyết liệt những tư tưởng quan liêu, xa dân, lên mặt “quan cách mạng”, cơ hội, cậy quyền thế, “đè đầu, cưỡi cổ nhân dân”.

Sinh thời, trên cương vị đứng đầu Đảng, Nhà nước, dù bận nhiều công việc, nhưng để hiểu dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn bố trí tiếp dân tại Phủ Chủ tịch; dành thời gian để đi xuống cơ sở, tìm hiểu, “lắng tai nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân, của những người không quan trọng”[8]. Những chuyến công tác về địa phương trực tiếp làm việc với nhân dân, đã giúp Người nắm sát công việc, hiểu đúng tình hình, từ đó đưa ra những quyết định chỉ đạo đúng đắn, hợp lý, hợp tình, phù hợp với thực tiễn. Mặt khác, các cuộc gặp gỡ giữa Người với các tầng lớp đồng bào, là dịp để đồng bào trao đổi, bày tỏ tâm tư nguyện vọng với người đứng đầu Nhà nước, đồng thời là nguồn động viên to lớn đối với nhân dân, là cơ sở thắt chặt hơn niềm tin giữa Đảng với dân.

Với Hồ Chí Minh, không bao giờ Người coi mình đứng cao hơn nhân dân, mà chỉ tâm niệm suốt đời là người phục vụ trung thành và tận tuỵ của nhân dân, “như một người lính vâng mệnh quốc dân ra trước trận”[9]. Đối với nhân dân, từ các vị nhân sĩ trí thức đến bà con lao động, Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức vô song, là tượng đài toả ra ánh sáng của một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn, ai cũng thấy ở Người sự gần gũi, ấm áp tình thương và sự bao dung, nếp sống giản dị và đức tính khiêm nhường. Cuộc đời Người coi khinh sự xa hoa, không ưa chuộng những nghi thức trang trọng. Từ lúc làm thợ ảnh ở ngõ Côngpoăng (Pari –Thủ đô nước Pháp), đến khi làm Chủ tịch nước ở Thủ đô Hà Nội, Người vẫn sống một cuộc đời thanh bạch, tao nhã. Hòa bình lập lại, Người về Hà Nội, ngôi dinh thự của Phủ toàn quyền Đông Dương được lấy làm Phủ Chủ tịch, nhưng Người chỉ dùng khi tiếp khách là nguyên thủ nước ngoài. Ngôi nhà sàn đơn sơ, chỉ có hai phòng nhỏ là nơi Người vừa ở vừa làm việc. Phương tiện sinh hoạt của một vị Chủ tịch nước chỉ là một chiếc giường đơn, một tủ quần áo, một chiếc máy thu thanh, một đôi dép lốp, hai bộ ka-ki… một sự giản dị thật vĩ đại, bởi vì Người đã hy sinh tất cả cho Tổ quốc, cho nhân dân.

Nói về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, về tinh thần tận tuỵ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân của Người, Đảng ta khẳng định: “Cuộc đời của Hồ Chủ tịch trong như ánh sáng. Đó là tấm gương tuyệt vời về chí khí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng nhân đạo và yêu mến nhân dân thắm thiết, đạo đức chí công vô tư, tác phong khiêm tốn, giản dị. Tư tưởng và đạo đức của Người mãi mãi soi sáng và nâng cao tâm hồn chúng ta” [10].

Thời gian đã gần 50 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa, ghi nhớ công lao vĩ đại của vị lãnh tụ kính yêu, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tích cực thi đua lập thành tích, thiết thực chào mừng kỷ niệm 128 năm ngày sinh của Người; quyết tâm hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã đề ra. Nhớ đến Người, các thế hệ người Việt Nam mãi mãi tự hào về một con người bất tử, như Đảng ta đã khẳng định: “Dân tộc ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”[11].

26 tháng 9 2018

Dũng rất hay nghịch bẩn nên ngày nào bố mẹ cũng phải tắm cho cậu dưới vòi hoa sen.

Một hôm ở trường, thầy giáo nói với Dũng :

- Ồ ! Dạo này em chóng lớn quá !

Dũng trả lời :

- Thưa thầy, đó là vì ngày nào bố mẹ em cũng tưới cho em đấy ạ.

Theo TIẾNG CƯỜI TUỔI HỌC TRÒ

4 tháng 7 2018

a) bác vinh , bác bình , bác chính đều là họ hàng của bắc . các bác đều yêu quý bắc .

b) bác hồ là vị lãnh tụ vô cùng kính yêu của dân tộc . từ trẻ nhỏ đến cụ già đều coi bác hồ như người bác , người cha của mình . tuy bác đã đi xa nhưng nhân dân luôn nhớ về bác những tình cảm không bào giờ phai mờ .

16 tháng 9 2019

- PV: Chào bạn, sắp tới là kỉ niệm 120 năm ngày sinh của Bác Hồ. Và chúng mình có thực hiện một trò chơi nho nhỏ là tìm hiểu về Bác. Không biết bạn có muốn chơi không?

- M: Tất nhiên rồi.

- PV: Đầu tiên, Bác sinh ngày tháng năm nào, quê ở đâu?

- M: Bác sinh ngày 19/5/1890 tại Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- PV: Chính xác. Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác?

- M: Tên thật của bác là Nguyễn Sinh Cung, ngoài ra bác còn có rất nhiều tên gọi khác khi hoạt động cách mạng như: Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh, ...

- PV: Hoàn toàn chính xác, cảm ơn bạn rất nhiều.

4 tháng 5 2021

ho chi minh que bac o hoi an