K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

* Gợi ý về nội dung cần đạt của chủ đề năm 2023Mỗi năm, tổ chức Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) luôn chọn những vấn đề hết sức nổi bật, những vấn đề mang tính toàn cầu để đưa ra các chủ đề của cuộc thi. Vì thế, khi tham gia cuộc thi, các em không chỉ rèn kỹ năng viết văn mà còn được thể hiện những hiểu biết, suy nghĩ và tình cảm của mình về những vấn đề lớn lao của thời...
Đọc tiếp

* Gợi ý về nội dung cần đạt của chủ đề năm 2023

Mỗi năm, tổ chức Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) luôn chọn những vấn đề hết sức nổi bật, những vấn đề mang tính toàn cầu để đưa ra các chủ đề của cuộc thi. Vì thế, khi tham gia cuộc thi, các em không chỉ rèn kỹ năng viết văn mà còn được thể hiện những hiểu biết, suy nghĩ và tình cảm của mình về những vấn đề lớn lao của thời đại.

Chủ đề năm nay gắn với một vấn đề lớn có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của trẻ em: Antoàn giao thông đường bộ.

Điều cần lưu ý trước hết ngay khi bắt tay vào viết những dòng thư đầu tiên, các em, chủ nhân của những bức thư, đã phải hóa thân là những siêu anh hùng. Trong đầu các em hẳn đã liên tưởng tới hình ảnh những người hùng có sức mạnh phi thường trong các bộ truyện tranh, phim hoạt hình, các bộ phim bom tấn của X-Men hay vũ trụ Marvel. Em có thể hóa thành những hình mẫu siêu anh hùng là thần tượng của em. Nhưng em cũng có thể vận dụng trí tưởng tượng bay bổng và sự sáng tạo không giới hạn của mình để tạo nên những siêu nhân có hình dáng, tính cách thật rõ nét, có ý chí mạnh mẽ và những khả năng siêu phàm.

Tuy nhiên, dù là bất cứ siêu anh hùng nào, em phải gánh vác một sứ mệnh đã được gọi tên: Hãy làm cho mọi con đường trên thế giới trở nên an toàn hơn đối với trẻ em. Vì vậy, dù là siêu nhân có những năng lực siêu phàm đến đâu, bên cạnh việc nắm giữ những “vũ khí” bí mật để thực hiện sứ mệnh của mình, các siêu nhân càng cần phải nắm chắc các luật, quy định về an toàn giao thông đường bộ nhé!

Trước hết, các em cần biết những thông tin cơ bản về chương trình hành động của Liên hợp quốc thập niên thứ hai về cải thiện An toàn giao thông đường bộ. Tháng 9/2020, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết về “Cải thiện an toàn giao thông đường bộ toàn cầu” với mục tiêu rất cụ thể và đầy tính nhân văn: ngăn chặn được ít nhất 50% số ca tử vong và số ca thương tích do tai nạn giao thông đường bộ vào năm 2030. Kế hoạch nhấn mạnh tầm quan trọng của cách tiếp cận toàn diện đối với an toàn giao thông đường bộ: Kêu gọi cải thiện thiết kế đường xá và phương tiện giao thông, tăng cường pháp luật và thực thi pháp luật, cung cấp dịch vụ chăm sóc khẩn cấp kịp thời cứu sống những người bị thương. Bên cạnh đó, chương trình hành động cũng khuyến khích đi bộ, đi xe đạp và sử dụng phương tiện giao thông công cộng làm phương thức vận chuyển lành mạnh và thân thiện với môi trường.

Đây cũng là dịp để các em tìm hiểu kỹ hơn về Luật an toàn giao thông đường bộ của nước ta, đạo luật quy định quy tắc giao thông đường bộ, các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông đường bộ của kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ, hoạt động vận tải đường bộ. Đặc biệt, các em cần liên hệ với những kiến thức thực tế trong quá trình tham gia giao thông đường bộ liên quan đến trẻ em, nhận diện những vấn đề giao thông không an toàn ảnh hưởng đến trẻ em, đưa ra những hành động cụ thể và giải pháp khắc phục những vấn đề đó.

Một trong rất nhiều các bức thông điệp mà các em cần nhấn mạnh, đó là: An toàn giao thông là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người tham gia giao thông, ngay cả trẻ em. Mọi người khi tham gia giao thông đều có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ luật giao thông, nhằm đảm bảo an toàn không chỉ có bản thân mình mà còn cho cả những người tham gia giao thông khác.

 

* Gợi ý dàn bài viết thư UPU lần thứ 52

Phần đầu thư có thời gian, địa điểm viết thư, đối tượng gửi thư, lý do viết thư; Phần nội dung thư chuyển tải toàn bộ chủ đề bức thư; Phần cuối thư là những thông điệp được người viết gửi gắm, có lời chào tạm biệt và ký tên người viết.

Vị Thanh, ngày …… tháng 02 năm 2023

Kính gửi ông António Guterres, Tổng Thư ký Liên hợp quốc!

(chỗ này chỉ là gợi ý giáo viên không nên bắt buộc học sinh phải làm giống như vậy, có thể gửi cho người đang đóng vai trò lãnh đạo thực hiện An toàn giao thông đường bộ của Việt Nam, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ,…, nên chọn viết về Việt Nam vì phạm vi hẹp, dễ tìm tư liệu)

Tôi là Wanda Maximoff - Phù thủy quyền năng. Nếu ngài đã xem bộ phim “The Avenger” thì chắc ngài đã biết tôi có những quyền năng gì? Chắc ngài đang thắc mắc tại sao tôi lại viết bức thư này? Đó là vì tôi được nghe qua chương trình hành động của Liên hợp quốc thập niên thứ hai về cải thiện “An toàn giao thông đường bộ”. Dựa vào sức mạnh của mình tôi nhận thấy mình có thể đảm nhận sứ mệnh “Làm cho mọi con đường trên thế giới trở nên an toàn hơn đối với trẻ em”.

(HS có thể chọn một anh hùng có sức mạnh siêu phàm khác như: siêu nhân, Ion-man, Ant-man, Spider-man,… - các siêu anh hùng trong vũ trụ Marvel- không chọn Doraemon nhé.

Quan trọng là phải giới thiệu được sơ lược năng lực siêu phàm của nhân vật mình hóa thân và sứ mệnh mà nhân vật đảm nhận trong bức thư này.)

Ông António Guterres kính mến!

…………………………….

(- Nêu thực trạng an toàn giao thông trên thế giới nếu gửi cho Tổng thư ký Liên hợp quốc, thực trạng an toàn giao thông của Việt Nam nếu gửi cho các nhà lãnh đạo nước Việt Nam- Nguyên nhân- Hậu quả- Cách khắc phục:

Trước những hậu quả nghiêm trọng do mất an toàn giao thông gây ra Liên hợp quốc đã đề ra chương trình hành động ở thập niên thứ hai về cải thiện “An toàn giao thông đường bộ”. Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết về “Cải thiện an toàn giao thông đường bộ toàn cầu” với mục tiêu rất cụ thể và đầy tính nhân văn: ngăn chặn được ít nhất 50% số ca tử vong và số ca thương tích do tai nạn giao thông đường bộ vào năm 2030. Kế hoạch nhấn mạnh tầm quan trọng của cách tiếp cận toàn diện đối với an toàn giao thông đường bộ: Kêu gọi cải thiện thiết kế đường xá và phương tiện giao thông, tăng cường pháp luật và thực thi pháp luật, cung cấp dịch vụ chăm sóc khẩn cấp kịp thời cứu sống những người bị thương. Bên cạnh đó, chương trình hành động cũng khuyến khích đi bộ, đi xe đạp và sử dụng phương tiện giao thông công cộng làm phương thức vận chuyển lành mạnh và thân thiện với môi trường.

Riêng bản thân tôi, tôi sẽ …….(tưởng tượng ra cách để làm cho những con đường trở nên an toàn đối với trẻ em và sử dụng năng lực siêu phàm của nhân vật mình hóa thân để thực hiện.)Kính thưa ………..!

Tôi tin rằng với những giải pháp nêu trên chúng ta có thể tạo ra những con đường an toàn, không chỉ đối với trẻ em mà còn cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, dù có sức mạnh siêu phàm nhưng con người không có ý thức tuân thủ luật lệ giao thông thì cũng khó có được sự an toàn tuyệt đối. Do đó, mỗi người cần phải nhận thức được rằngan toàn giao thông là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người tham gia giao thông, ngay cả trẻ em. Mọi người khi tham gia giao thông đều có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ luật giao thông, nhằm đảm bảo an toàn không chỉ có bản thân mình mà còn cho cả những người tham gia giao thông khác.(Có thể sử dụng một thông điệp khác có cùng nội dung về trách nhiệm của mọi người khi tham gia giao thông)

          Cảm ơn ngài đã đọc bức thư của tôi. Chúc ngài có nhiều sức khỏe, tinh thần minh mẫn để tìmra những giải pháp hay hơn nhằmkhắc phục tình trạng mất an toàn giao thông hiện trên thế giới (ở Việt Nam – nếu viết về Việt Nam). Tôi sẽ đồng hành cùng ngài trong từng hành động.Trân trọng kính chào!Người viết(Ký và ghi rõ họ tên)(Tên nhân vật học sinh hóa thân, không phải tên học sinh nhé)

 

 

 

1
30 tháng 3 2023

giúp mình với ạ

 

5 tháng 3 2020

Kính gửi cô giáo chủ nhiệm
Từ đầu năm học đến nay cũng đã được gần một học kỳ lớp chúng em được cô làm chủ nhiệm, và em luôn cảm phục đặc biệt
về cô như một cô giáo đáng kính, tận tâm với học sinh.
Nhưng chỉ riêng một chuyện mà em cảm thấy hơi e ngại, đó là cô thường rất khắt khe với việc học sinh dùng Facebook. Vì thế
hôm nay em muốn qua những dòng thư này chia sẻ một chút cảm nhận của học sinh bọn em.
Thực ra em có thể hiểu được vì sao cô và rất nhiều người lớn khắt khe và "dị ứng" với Facebook đến vậy. Hiện tượng "nghiện
Facebook" thời đại ngày nay có thể coi là vấn nạn cần phải kiềm chế và điều chỉnh, bởi nó gây ra nhiều hậu quả không đáng có.
Facebook là mạng lưới xã hội, nơi trò chuyện, thư giãn, giải trí, chia sẻ, thổ lộ tâm trạng, cập nhật thông tin. Có thể nói
Facebook chính là một thế giới mới, ở đó chúng ta tha hồ trò chuyện, chát chít, thậm chí cũng có rất nhiều người nổi tiếng
được biết đến thông qua hệ thống mạng lưới này.
Facebook cũng chính là một trong những hình thức giải trí và nhiều bạn trẻ tìm đến để giải tỏa căng thăng, tìm sự đồng cảm,
chia sẻ cảm xúc với những người xung quanh. Nó khiến cho chúng ta có thể biết được tâm trạng, cảm xúc của những người
xung quanh mình mà không cần gặp gỡ. Thật đơn giản và tiện ích.
Tuy nhiên Facebook lại là mạng lưới dễ gây nghiện đối với người dùng nếu như không biết kiểm soát thời gian, kiểm soát bản
thân. Bạn chăm sóc Facebook của mình để những lượt , comment; bạn lướt thông tin liên tục. Như thế cũng khiến cho bản thân
mỗi người thấy vui, tuy nhiên nếu không cẩn thận thì chính những điều này sẽ cuốn n

xem thêm tại https://olm.vn/hoi-dap/detail/242026847544.html

mình thi nek,nhưng ns hết ra,r hỏi ng khác thì thi làm j

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế...
Đọc tiếp

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay là:

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

Là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được. Nó có mặt tích cực và mặt tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển.

Xét về bản chất, toàn cầu hóa là:

A. Xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được, làm cho mọi mặt đời sống của con người kém an toàn hơn. 

B. Kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. 

C. Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới. 

D. Sự phát triển nhanh chóng các mối quan hệ thương mại, là sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu.

1
11 tháng 8 2019

Đáp án C
Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới

Vấn đề chiến tranh của lịch sử là một trong những vấn đề rất nhạy cảm. Bởi đây chính là tác nhân dẫn tới rất hiệu những điều tồi tệ xảy ra với con người. 

Trong tương lai, em mong muốn sẽ là một thế giới hòa bình và ko có chiến tranh

21 tháng 10 2023

1. Tổ chức AFC (Asian Football Confederation) là tổ chức liên đoàn bóng đá châu Á.

2. Tổ chức APEC (Asia – Pacific Economic Cooperation) là tổ chức diễn đàn hợp tác kinh tế chấu Á-Thái Bình Dương.

3. Tổ chức ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) là tổ chức hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

4. Tổ chức FAO (Food and Agriculture Organisation) là tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc.

5. Tổ chức IMF (International Monetary Fund) là tổ chức quỹ tiền tệ quốc tế.

6. Tổ chức UN (United Nations) là tổ chức Liên Hợp Quốc.

7. UNESCO (The United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization) là tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc.

8. UNICEF (The United Nations Children’s Fund) là quỹ nhi đồng Liên hợp quốc.

9. WTO (World Trade Organization) là tổ chức thương mại thế giới.

10. WWF (World Wide Fund) là quỹ động vật hoang dã thế giới.

21 tháng 10 2023

Ghê quá chị ơi 

14 tháng 5 2021

HELP ME CHỦ NHẬT NỘP RÙI AI TRẢ LỜI ME K HẾT CHO

15 tháng 5 2021

giải giúp me k cho

14 tháng 2 2020

Thư gửi nhà lãnh đạo của các quốc gia

Có lẽ, chúng ta đều đang nhìn thấy, số lượng người tị nạn buộc phải chạy trốn khỏi các cuộc chiến tranh, xung đột và bức hại trên thế giới đang tăng lên nhanh chóng nhất là tại các quốc gia như: Syria, Iraq và Afghanistan.

Người ta ước tính rằng khoảng một nửa trong số 19,5 triệu người tị nạn đã xác nhận trên toàn cầu là trẻ em và thanh thiếu niên. Đây là những nạn nhân dễ bị tổn thương nhất trong các cuộc xung đột.

Theo tính toán, những cuộc xung đột đã biến Syria thành một trong những nơi nguy hiểm nhất cho trẻ em: Syria có dân số 21,9 triệu người, trong đó hơn 9 triệu là dưới 18 tuổi. Hơn 4,29 triệu trẻ em ở Syria ở trong tình trạng nghèo đói, nay đây mai đó hay bị mắc kẹt giữa làn đạn.

Tất nhiên, số phận của những đứa trẻ này sẽ chẳng ai có thể nói trước được. Nhất là khi có khoảng một triệu trẻ em tại đất nước này vẫn đang sống tại các khu vực mà nhân viên cứu trợ không thể đến thường xuyên, do đó không có được những hỗ trợ thiết yếu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của chúng.

Khi chúng ta đang hưởng một cuộc sống chất lượng, ngủ trên đệm êm, chăn ấm, có một nền giáo dục chất lượng thì tại đất nước Syria hàng triệu người phải sống trong cảnh khổ sở không được hỗ trợ đủ, bị cảm cúm, mắc bệnh dịch, đói khát.

Chúng ta dường như đang quá thờ ơ với số phận của đồng loại và không ai cảm thấy đau xót khi chứng kiến cuộc sống khốn khổ của những người tị nạn mà nhất là trẻ em.

Cho đến khi trên mạng xã hội tràn lan hình ảnh em bé Syria như một thiên thần chết trên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ cũng vì di cư, bức ảnh ấy đã khiến chúng ta phải suy nghĩ lại những gì thế giới đang diễn ra.

Đây là sức lay động từ một cái chết và là cách người ta làm dịu lại nỗi đau. Nhưng dù thế nào đi nữa thì một sự thật vẫn luôn hiện hữu. Một cuộc đời đã chấm dứt. Nhưng dù sao thì cậu bé đó cũng là người may mắn vì sau khi chết vẫn còn được nhiều người biết đến, được an ủi. Còn hàng nghìn, thậm chí hàng triệu cái chết khác không một ai biết đến, thậm chí chết còn không được an táng.

Đó là hàng nghìn người di cư đã bỏ mạng khi vượt Địa Trung Hải, hàng nghìn đứa trẻ đã chết vì đói, vì rét, vì bệnh tật, hàng trăm người đã chếtvì khủng bố. Có những người biết là sẽ chết khi phải vượt biển di cư nhưng không làm khác được, vì sự sống họ buộc phải di cư, phải vượt biển.

Hay theo thông tin trên báo chí, phần lớn những thanh thiếu niên độc hành tới châu Âu là các em trai, nhưng trong hành trình đi từ Rome tới Abruzzo vẫn có nhiều bé gái người Nigeria cũng đang đơn độc tại Ý.

Những vấn đề liên quan tới phụ nữ Nigeria bị bán sang làm gái điếm ở đây đã có từ lâu. Nhưng với việc các tàu thuyền chở di dân vượt Địa Trung Hải nhiều hơn, số phụ nữ người Nigeria bị bắt làm công việc này tại Ý cũng ngày càng tăng, đặc biệt là số bé gái vị thành niên.

Các em gái này bị lừa rằng khi tới châu Âu sẽ làm thợ làm tóc hay chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên khi bị đưa tới Libya, bọn buôn người sẽ nhốt các em lại một thời gian và lạm dụng tình dục trước khi đẩy các em tới Ý. Trong đêm khuya khoắt, các bé gái vẫn vật vờ kiếm khách, những gương mặt trẻ một cách đau lòng, ngay cả dưới lớp trang điểm rất đậm…

Một thế giới tươi đẹp, một thế giới hòa bình phải là thế giới không có chiến tranh, không có xung đột, không có di cư. Ở đó, trẻ em là người được yêu thương, chăm sóc, bảo vệ và hưởng những gì tốt đẹp nhất của Trái Đất này chứ không phải những đứa trẻ vừa sinh ra đang mang kiếp “di cư, tị nạn”. Càng không phải những đứa trẻ ngày ngày chạy theo cha mẹ để tránh khỏi những cuộc chiến tranh, xung đột và sinh mạng chúng có thể bị tước đoạt bất cứ khi nào.

Tôi viết lá thư này với mong muốn những nhà lãnh đạo trên thế giới hãy cùng chung tay giúp đỡ những đứa trẻ tị nạn thông qua các tổ chức thế giới và cùng phản đối những cuộc xung đột, chiến tranh vô nghĩa vì lợi ích của những con người ích kỷ.

Ký tên

Anh Lan

14 tháng 2 2020

Thư gửi những người lớn!

Mọi người có biết, hiện nay tại một khu vực hẻo lánh thuộc Nam Cực gọi là Pine Island Bay, cách Mũi Sừng - cực Nam của Mỹ Latin 2.500 dặm, hai khối băng hà đang nắm giữ số phận của nhân loại.

Trải dài hơn 150 dặm trên một vùng đồng bằng quanh năm băng giá, khối băng hà Pine Island và Thwaites dày 2 dặm đã và đang dịch chuyển dần về phía biển Amundsen thuộc Nam Băng Dương trong nhiều thiên niên kỷ qua.

Được mệnh danh là "khối băng ngày tận thế", Pine Island và Thwaites tan chảy nhanh nhất Nam Cực. Nếu cứ thế này, một ngày nào đó, nước sẽ xóa sạch dấu vết của con người trên Trái Đất. Bởi lẽ, lúc ấy, mực nước của tất cả các đại dương sẽ tăng lên hơn 3,35m - đủ sức nhấn chìm tất cả các thành phố ven biển trên Trái Đất.

Càng gần trung tâm Nam Cực, đáy đại dương càng trở nên sâu hơn, và cứ mỗi tảng băng tách ra sẽ tạo nên các vách băng ngày càng cao. Khi không còn chịu nổi sức nặng của chính mình, các vách băng sẽ sụp đổ hàng loạt và không điều gì ngăn được quá trình hủy diệt này.

Băng chỉ cứng có giới hạn, nó sẽ sụp đổ khi các vách băng đạt đến một độ cao nhất định. Chúng ta cần biết điều này xảy ra nhanh hay chậm. Đến lúc đó, khắp thể giới, thủy triều sẽ dâng càng lúc càng cao, dần dần nuốt chửng các khu vực bờ biển, nhấn chìm các thành phố và tạo ra đội quân người tị nạn khí hậu lên đến hàng trăm triệu...

Tất cả những điều đó có thể xảy ra chỉ trong 20 đến 50 năm tới - quá nhanh để nhân loại kịp thích nghi. "Hiện tượng nước biển dâng trong thế kỷ tới có thể quy mô hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ cách đây 5-10 năm".

Nếu lượng khí thải carbon tiếp tục theo chiều hướng tăng, kịch bản xấu nhất là mực nước biển sẽ dâng 3,35m.

Theo các chuyên gia của National Geographic, nếu toàn bộ băng trên thế giới tan chảy vì biến đổi khí hậu, toàn bộ vùng bờ biển Đại Tây Dương ngày nay sẽ biến mất. Những quả đồi ở San Francisco, Mỹ trở thành cụm đảo và Thung lũng Trung tâm trở thành một vịnh khổng lồ.

Ở Nam Mỹ, lưu vực sông Amazon ở phía bắc và lưu vực sông Paraguay ở phía nam trở thành hai vịnh nhỏ của Đại Tây Dương. Thành phố Buenos Aires, vùng duyên hải của Uruguay và phần lớn Paraguay đều chìm dưới nước biển.

Nếu nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng từ 14 độ C lên 26 độ C, phần lớn diện tích của châu Phi sẽ trở thành nơi con người không thể sinh sống. Hai thành phố Alexandria, Cairo của Ai Cập ngập trong nước biển Địa Trung Hải.

Ở châu Âu, thủ đô London, Anh sẽ biến mất. Biển Adria chiếm lại Venice, Italy. Những con đê biển nổi tiếng của Hà Lan cũng phải chịu khuất phục trước nước biển dâng.

Ở châu Á, 600 triệu người Trung Quốc và khoảng 160 triệu người Bangladesh sẽ mất nơi sinh sống vì nước biển dâng. Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam cũng có thể bị chìm trong biển nước.

Australia sẽ có biển mới trong đất liền nhưng mất phần lớn dải duyên hải hẹp, nơi 80% dân số nước này đang sinh sống. Tầng băng ở Đông Nam Cực chứa 80% băng trên Trái Đất sẽ tan chảy sau thời kỳ ấm lên lâu dài. Băng ở Tây Nam Cực nằm phần lớn trên lớp đá nền dưới biển sẽ bị nước biển ấm làm tan chảy trong thời kỳ ấm lên đầu tiên.

Khi toàn bộ băng ở hai cực Trái Đất và trên các đỉnh núi tan chảy, nước biển sẽ dâng lên khoảng 65 m, tạo ra đường bờ biển mới cho các lục địa và biển trong đất liền. Một số nhà khoa học còn dự đoán sẽ mất trên 5.000 năm để toàn bộ trên 20,8 tỷ tỷ lít băng của Trái Đất tan chảy.

Nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng theo từng năm, từng thập kỉ, … Cuối cùng, sẽ làm băng vĩnh cửu ở hai cực địa cầu tan ra toàn bộ, nước biển dâng lên ào ạt nhấn chìm thành phố, làng mạc, núi non, …

Nếu bạn đã quen với câu chuyện cổ tích “Sơn Tinh – Thủy Tinh” chiến đấu mấy mươi năm ròng mà phần thắng thuộc về Sơn Tinh, thì ở năm 3000 mọi thứ sẽ thay đổi. Sơn Tinh là kẻ bại trận, núi non không hóa phép để tăng thêm được nữa, từng ngọn núi cao phải cúi đầu chịu thua dưới làn nước Đại Hồng Thủy hùng mạnh của Thủy Tinh. Và rồi thế giới sẽ xuất hiện một kỷ băng hà toàn bộ, nước sẽ đóng băng trái đất trong vòng 100 năm, và rồi bầu khí quyển biến mất, tầng ozon không còn, … bức xạ mặt trời làm tan chảy và hủy diệt mọi thứ.

Bạn thấy không? viễn cảnh Trái Đất, lịch sử loài người và các loài động thực vật sẽ kết thúc như vậy đấy! Do đó ngay từ bây giờ, bạn hãy nhanh chóng truyền thông điệp “bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống” đến mọi người trên toàn thế giới.

Cho người ta thấy được mỗi nguy hại tiềm tàng khi môi trường bị hủy hoại, sự sống bị đe dọa khi môi trường bị ô nhiễm. Nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa, xây dựng môi trường xanh, môi trường sạch, môi trường mạnh khỏe thì tất cả con cháu chúng ta sẽ gánh chịu hậu quả thảm khốc ngay tức khắc.

Bằng những biện pháp pháp chế bắt buộc, yêu cầu nhân loại phải tuân thủ luật bảo vệ môi trường. Tăng cường trồng cây xanh, sử dụng năng lượng sinh học, năng lượng tái tạo, … Tôi mong rằng mỗi chúng ta hãy truyền cảm hứng cho nhau tích cực tham gia tuyên truyền bảo vệ môi sinh, môi trường, bảo vệ bầu khí quyển, bảo vệ sự sống còn của thế giới động, thực vật. Để lịch sử của trái đất 3000 năm sau và nhiều năm sau nữa sẽ thay đổi – Trái đất trở thành hành tinh xanh, sạch, đẹp, đáng sống nhất!

Nguồn gg

Của bn Hoàng Thanhh

Cho các nhận định sau:   1. Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.   2. Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grat đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh.   3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những...
Đọc tiếp

Cho các nhận định sau:

   1. Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.

   2. Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grat đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh.

   3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

   4. Giai đoạn đầu, Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, từ khi Liên Xô tham chiến, tính chất của cuộc chiến tranh có sự thay đổi: tính chất phi nghĩa thuộc về phe phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các dân tộc đã kiên cường chống chủ nghĩa phát xít, bảo về hòa bình thế giới.

   Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định chính xác?

A. 1 nhận định.

B. 2 nhận định.

C. 3 nhận định.

D. 4 nhận định.

1
11 tháng 10 2018

Đáp án D

Cho các nhận định sau:   1. Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.   2. Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grát đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh.   3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những...
Đọc tiếp

Cho các nhận định sau:

   1. Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.

   2. Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grát đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh.

   3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

   4. Giai đoạn đầu, Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, từ khi Liên Xô tham chiến, tính chất của cuộc chiến tranh có sự thay đổi: tính chất phi nghĩa thuộc về phe phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các dân tộc đã kiên cường chống chủ nghĩa phát xít, bảo về hòa bình thế giới.

   Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định chính xác?

A. 1 nhận định.

B. 2 nhận định.

C. 3 nhận định.

D. 4 nhận định.

1
12 tháng 4 2018

Đáp án D