* Gợi ý về nội dung cần đạt của chủ đề năm 2023

...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

* Gợi ý về nội dung cần đạt của chủ đề năm 2023

Mỗi năm, tổ chức Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) luôn chọn những vấn đề hết sức nổi bật, những vấn đề mang tính toàn cầu để đưa ra các chủ đề của cuộc thi. Vì thế, khi tham gia cuộc thi, các em không chỉ rèn kỹ năng viết văn mà còn được thể hiện những hiểu biết, suy nghĩ và tình cảm của mình về những vấn đề lớn lao của thời đại.

Chủ đề năm nay gắn với một vấn đề lớn có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của trẻ em: Antoàn giao thông đường bộ.

Điều cần lưu ý trước hết ngay khi bắt tay vào viết những dòng thư đầu tiên, các em, chủ nhân của những bức thư, đã phải hóa thân là những siêu anh hùng. Trong đầu các em hẳn đã liên tưởng tới hình ảnh những người hùng có sức mạnh phi thường trong các bộ truyện tranh, phim hoạt hình, các bộ phim bom tấn của X-Men hay vũ trụ Marvel. Em có thể hóa thành những hình mẫu siêu anh hùng là thần tượng của em. Nhưng em cũng có thể vận dụng trí tưởng tượng bay bổng và sự sáng tạo không giới hạn của mình để tạo nên những siêu nhân có hình dáng, tính cách thật rõ nét, có ý chí mạnh mẽ và những khả năng siêu phàm.

Tuy nhiên, dù là bất cứ siêu anh hùng nào, em phải gánh vác một sứ mệnh đã được gọi tên: Hãy làm cho mọi con đường trên thế giới trở nên an toàn hơn đối với trẻ em. Vì vậy, dù là siêu nhân có những năng lực siêu phàm đến đâu, bên cạnh việc nắm giữ những “vũ khí” bí mật để thực hiện sứ mệnh của mình, các siêu nhân càng cần phải nắm chắc các luật, quy định về an toàn giao thông đường bộ nhé!

Trước hết, các em cần biết những thông tin cơ bản về chương trình hành động của Liên hợp quốc thập niên thứ hai về cải thiện An toàn giao thông đường bộ. Tháng 9/2020, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết về “Cải thiện an toàn giao thông đường bộ toàn cầu” với mục tiêu rất cụ thể và đầy tính nhân văn: ngăn chặn được ít nhất 50% số ca tử vong và số ca thương tích do tai nạn giao thông đường bộ vào năm 2030. Kế hoạch nhấn mạnh tầm quan trọng của cách tiếp cận toàn diện đối với an toàn giao thông đường bộ: Kêu gọi cải thiện thiết kế đường xá và phương tiện giao thông, tăng cường pháp luật và thực thi pháp luật, cung cấp dịch vụ chăm sóc khẩn cấp kịp thời cứu sống những người bị thương. Bên cạnh đó, chương trình hành động cũng khuyến khích đi bộ, đi xe đạp và sử dụng phương tiện giao thông công cộng làm phương thức vận chuyển lành mạnh và thân thiện với môi trường.

Đây cũng là dịp để các em tìm hiểu kỹ hơn về Luật an toàn giao thông đường bộ của nước ta, đạo luật quy định quy tắc giao thông đường bộ, các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông đường bộ của kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ, hoạt động vận tải đường bộ. Đặc biệt, các em cần liên hệ với những kiến thức thực tế trong quá trình tham gia giao thông đường bộ liên quan đến trẻ em, nhận diện những vấn đề giao thông không an toàn ảnh hưởng đến trẻ em, đưa ra những hành động cụ thể và giải pháp khắc phục những vấn đề đó.

Một trong rất nhiều các bức thông điệp mà các em cần nhấn mạnh, đó là: An toàn giao thông là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người tham gia giao thông, ngay cả trẻ em. Mọi người khi tham gia giao thông đều có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ luật giao thông, nhằm đảm bảo an toàn không chỉ có bản thân mình mà còn cho cả những người tham gia giao thông khác.

 

* Gợi ý dàn bài viết thư UPU lần thứ 52

Phần đầu thư có thời gian, địa điểm viết thư, đối tượng gửi thư, lý do viết thư; Phần nội dung thư chuyển tải toàn bộ chủ đề bức thư; Phần cuối thư là những thông điệp được người viết gửi gắm, có lời chào tạm biệt và ký tên người viết.

Vị Thanh, ngày …… tháng 02 năm 2023

Kính gửi ông António Guterres, Tổng Thư ký Liên hợp quốc!

(chỗ này chỉ là gợi ý giáo viên không nên bắt buộc học sinh phải làm giống như vậy, có thể gửi cho người đang đóng vai trò lãnh đạo thực hiện An toàn giao thông đường bộ của Việt Nam, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ,…, nên chọn viết về Việt Nam vì phạm vi hẹp, dễ tìm tư liệu)

Tôi là Wanda Maximoff - Phù thủy quyền năng. Nếu ngài đã xem bộ phim “The Avenger” thì chắc ngài đã biết tôi có những quyền năng gì? Chắc ngài đang thắc mắc tại sao tôi lại viết bức thư này? Đó là vì tôi được nghe qua chương trình hành động của Liên hợp quốc thập niên thứ hai về cải thiện “An toàn giao thông đường bộ”. Dựa vào sức mạnh của mình tôi nhận thấy mình có thể đảm nhận sứ mệnh “Làm cho mọi con đường trên thế giới trở nên an toàn hơn đối với trẻ em”.

(HS có thể chọn một anh hùng có sức mạnh siêu phàm khác như: siêu nhân, Ion-man, Ant-man, Spider-man,… - các siêu anh hùng trong vũ trụ Marvel- không chọn Doraemon nhé.

Quan trọng là phải giới thiệu được sơ lược năng lực siêu phàm của nhân vật mình hóa thân và sứ mệnh mà nhân vật đảm nhận trong bức thư này.)

Ông António Guterres kính mến!

…………………………….

(- Nêu thực trạng an toàn giao thông trên thế giới nếu gửi cho Tổng thư ký Liên hợp quốc, thực trạng an toàn giao thông của Việt Nam nếu gửi cho các nhà lãnh đạo nước Việt Nam- Nguyên nhân- Hậu quả- Cách khắc phục:

Trước những hậu quả nghiêm trọng do mất an toàn giao thông gây ra Liên hợp quốc đã đề ra chương trình hành động ở thập niên thứ hai về cải thiện “An toàn giao thông đường bộ”. Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết về “Cải thiện an toàn giao thông đường bộ toàn cầu” với mục tiêu rất cụ thể và đầy tính nhân văn: ngăn chặn được ít nhất 50% số ca tử vong và số ca thương tích do tai nạn giao thông đường bộ vào năm 2030. Kế hoạch nhấn mạnh tầm quan trọng của cách tiếp cận toàn diện đối với an toàn giao thông đường bộ: Kêu gọi cải thiện thiết kế đường xá và phương tiện giao thông, tăng cường pháp luật và thực thi pháp luật, cung cấp dịch vụ chăm sóc khẩn cấp kịp thời cứu sống những người bị thương. Bên cạnh đó, chương trình hành động cũng khuyến khích đi bộ, đi xe đạp và sử dụng phương tiện giao thông công cộng làm phương thức vận chuyển lành mạnh và thân thiện với môi trường.

Riêng bản thân tôi, tôi sẽ …….(tưởng tượng ra cách để làm cho những con đường trở nên an toàn đối với trẻ em và sử dụng năng lực siêu phàm của nhân vật mình hóa thân để thực hiện.)Kính thưa ………..!

Tôi tin rằng với những giải pháp nêu trên chúng ta có thể tạo ra những con đường an toàn, không chỉ đối với trẻ em mà còn cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, dù có sức mạnh siêu phàm nhưng con người không có ý thức tuân thủ luật lệ giao thông thì cũng khó có được sự an toàn tuyệt đối. Do đó, mỗi người cần phải nhận thức được rằngan toàn giao thông là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người tham gia giao thông, ngay cả trẻ em. Mọi người khi tham gia giao thông đều có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ luật giao thông, nhằm đảm bảo an toàn không chỉ có bản thân mình mà còn cho cả những người tham gia giao thông khác.(Có thể sử dụng một thông điệp khác có cùng nội dung về trách nhiệm của mọi người khi tham gia giao thông)

          Cảm ơn ngài đã đọc bức thư của tôi. Chúc ngài có nhiều sức khỏe, tinh thần minh mẫn để tìmra những giải pháp hay hơn nhằmkhắc phục tình trạng mất an toàn giao thông hiện trên thế giới (ở Việt Nam – nếu viết về Việt Nam). Tôi sẽ đồng hành cùng ngài trong từng hành động.Trân trọng kính chào!Người viết(Ký và ghi rõ họ tên)(Tên nhân vật học sinh hóa thân, không phải tên học sinh nhé)

 

 

 

1
30 tháng 3 2023

giúp mình với ạ

 

C1:văn bản bài học đường đời đầu tiên.Của Tô Hoài

C2:Tả dế mèn

IV. VÍ DỤ MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢOBT1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng,...
Đọc tiếp

IV. VÍ DỤ MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO

BT1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

  “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?

     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

    Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. […]

   Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:

- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?”

                                                    (SGK Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 1- trang 52)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là gì?

Câu 3. Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người như thế nào?

Câu 4. Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử với nhau như thế nào?

Câu 5. Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần những gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu).

0
BT1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này: - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn...
Đọc tiếp

BT1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

  “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:

 - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.

  Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.

                                                    (Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 2. Trước khi tắt thở, Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em nhận thấy Dế Choắt có phẩm chất đáng quý nào?

Câu 3. Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra cho bản thân mình là bài học nào?

Câu 4. Từ trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, nếu em cũng mắc phải lỗi lầm, bản thân em cần có thái độ ra sao trước lỗi lầm mình?

Câu 5. Viết một đoạn văn 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.

0
Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: “Rồi các em sẽ lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh…”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lốt: bức tranh vẽ một bàn tay.Nhưng đây là bàn tay của ai?...
Đọc tiếp

Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: “Rồi các em sẽ lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh…”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lốt: bức tranh vẽ một bàn tay.

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy tính biểu tượng này. Một em phán đoán: “Đó là bàn tay của bác nông dân”. Một em khác cự lại: “Bàn tay thon thả thế này hẳn là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật”…Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Đắc-gờ-lốt cười ngượng nghịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”

Cô giáo ngẩn ngơ. Cô thường nhớ những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Đắc-gờ-lốt ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hoá ra với Đắc-gờ-lốt, bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.

                                                                                                                                                                          (Trích Quà tặng cuộc sống)

Câu 1.

a. Truyện có những nhân vật nào? Theo em, nhân vật nào là chính?

b. Nêu chủ đề của truyện?

Câu 2.

a. Trong câu chuyện trên, nhân vật Đắc-gờ-lốt được miêu tả như thế nào?

b. Vì sao bức tranh ấy lại được coi là “một biểu tượng của tình yêu thương?

Câu 3. Từ câu chuyện trên, em hiểu ra điều gì? Em thấy mình cần phải làm gì khi gặp những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc sống?

Câu 4. Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong câu văn sau: Đắc-gờ-lốt cười ngượng nghịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”

Câu 5. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về một nhân vật hoặc đề tài, chủ đề của văn bản trên.

0
Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: “Rồi các em sẽ lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh…”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lốt: bức tranh vẽ một bàn tay.Nhưng đây là bàn tay của ai?...
Đọc tiếp

Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: “Rồi các em sẽ lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh…”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lốt: bức tranh vẽ một bàn tay.

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy tính biểu tượng này. Một em phán đoán: “Đó là bàn tay của bác nông dân”. Một em khác cự lại: “Bàn tay thon thả thế này hẳn là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật”…Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Đắc-gờ-lốt cười ngượng nghịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”

Cô giáo ngẩn ngơ. Cô thường nhớ những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Đắc-gờ-lốt ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hoá ra với Đắc-gờ-lốt, bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.

                                                                                                                                                                          (Trích Quà tặng cuộc sống)

Câu 1.

a. Truyện có những nhân vật nào? Theo em, nhân vật nào là chính?

b. Nêu chủ đề của truyện?

Câu 2.

a. Trong câu chuyện trên, nhân vật Đắc-gờ-lốt được miêu tả như thế nào?

b. Vì sao bức tranh ấy lại được coi là “một biểu tượng của tình yêu thương?

Câu 3. Từ câu chuyện trên, em hiểu ra điều gì? Em thấy mình cần phải làm gì khi gặp những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc sống?

Câu 4. Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong câu văn sau: Đắc-gờ-lốt cười ngượng nghịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”

Câu 5. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về một nhân vật hoặc đề tài, chủ đề của văn bản trên.

0
26 tháng 9 2021

1. Lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc tạo lên sức mạnh tinh thần to lớn chiến thắng đại dịch

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đúc kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến này, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Đúng vậy, mỗi khi đất nước gặp khó khăn như thiên tại, địch họa, truyền thống đó lại tỏa sáng, kết nối toàn dân tộc thành một khối thống nhất, tạo nên sức mạnh to lớn đưa đất nước vượt qua khó khăn. Nhìn từ nguồn gốc dân tộc và vị thế địa chính trị, văn hóa của Việt Nam là nơi đầu sóng ngọn gió, luôn phải đối mặt với thiên tai, địch họaVì vậy, ngay từ buổi bình minh lịch sử, khai thiên lập địa, dân tộc này luôn ý thức được rằng, muốn tồn tại và phát triển phải luôn chung sức, đồng lòng, cố kết dân tộc. Trong công cuộc dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc, việc tập hợp, đoàn kết và huy động được sức mạnh của nhân dân tham gia là chìa khóa chủ yếu dẫn tới thắng lợi. Toàn dân đoàn kết trở thành giá trị truyền thống nổi bật và cực kỳ quý báu của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công. Đây là quan hệ nhân quả: đoàn kết tạo nên sức mạnh, sức mạnh được thống nhất sẽ đưa tới thành công.

Đoàn kết dân tộc xuất phát từ lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân, sức mạnh đoàn kết đó bắt nguồn từ truyền thống lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, một lần nữa truyền thống đoàn kết toàn dân tộc lại kết thành làn sóng mạnh mẽ vượt qua khó khăn, thách thức, đồng lòng, chung sức cùng Đảng, Chính phủ thực hiện tốt các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, dưới sự lãnh đạo của Đảng cả hệ thống chính trị của đất nước đã vào cuộc, với mục tiêu cao nhất là đảm bảo sức khỏe, tính mạng của nhân dân.

Sự thắng lợi quan trọng bước đầu mà chúng ta giành được chứng tỏ sức mạnh tinh thần đã thực sự được phát huy, trở thành nhân tố ưu trội, giữ vai trò liên kết, chuyển hóa các nhân tố khác về kinh tế, xã hội, văn hóa, quân sự, an ninh, đối ngoại thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh “chống dịch như chống giặc” vừa qua.



xin dc k

26 tháng 9 2021

2. Đồng cam cộng khổ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ

Trải qua các cuộc đấu tranh chống chọi với tự nhiên và địch họa, nhân dân Việt Nam luôn hiểu thấu triết lý, ý nghĩa của tình đồng bào, đồng chí, anh em, sớm tạo nên một đặc trưng văn hoá nổi bật của Việt Nam: tư tưởng yêu nước thấm sâu và bao trùm mọi lĩnh vực. Các yếu tố cộng đồng có nguồn gốc nguyên thuỷ đã sớm được cố kết lại, trở thành cơ sở phát triển chủ nghĩa yêu nước, đoàn kết, ý thức tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, nhân văn, nhân ái, thủy chung… Những lúc khó khăn gian khổ tinh thần đồng cam, cộng khổ càng tỏa sáng.

Thực tiễn cho thấy, giữa lúc tình hình đại dịch trong nước có diễn biến phức tạp, ngay lập tức, ngày 30/3/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi Lời kêu gọi tới đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào Việt Nam ở nước ngoài cùng vào cuộc chống dịch Covid -19. Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước không chỉ là lời hiệu triệu toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chung sức, đồng lòng chiến thắng đại dịch, mà còn khơi dậy niềm tin, sự quyết tâm cao trong mỗi người Việt Nam đồng lòng, chung sức quyết chiến, chiến thắng dịch Covid – 19. Ngày 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid -19, thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng, nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân “Ở nhà là yêu nước” để hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết. Thủ tướng cũng chỉ đạo “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài” chống sự lây nhiễm của Covid -19. Ngay từ khi có ca nhiễm virus đầu tiên, các địa phương, bộ ngành đã chủ động nắm tình hình và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ những người gặp khó khăn trong cuộc sống. Từ đó, chủ động ứng phó và giải quyết những tình huống diễn biến phức tạp do dịch bệnh gây ra.

Đối với đồng bào bị mắc kẹt ở các nước có dịch, nhiều chuyến bay từ Việt Nam đã sang đón họ trở về quê hương với phương châm chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Những trường hợp thật sự cần thiết phải về nước, dù còn nhiều khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân trong nước luôn nỗ lực hết sức để lo cho bà con. Đó là nghĩa đồng bào”. Cùng Chính phủ “chống dịch như chống giặc”, nhiều người dân trên mọi miền Tổ quốc góp sức người, sức của để mua phương tiện y tế, khẩu trang, dung dịch diệt khuẩn. Những phòng điều trị áp lực âm trị giá hàng tỉ đồng, cùng nhiều trang thiết bị y tế được quyên góp bởi nhiều nghệ sĩ, doanh nhân và những khoản quyên góp từ tấm lòng của người dân cả nước đã thể hiện đậm nét truyền thống nhân văn “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Những việc làm đầy ý nghĩa và nhân văn, những ứng xử có trách nhiệm cao trong trận chiến phòng, chống dịch bệnh Covid -19 trong các khu cách ly tại các địa phương, cứu chữa bệnh nhân tận tình của đội ngũ y, bác sĩ, chuyên gia y tế Việt Nam giúp mỗi chúng ta vững tin hơn vào sự lãnh đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước; tạo động lực để người dân cả nước cùng quyết tâm, đồng hành vượt qua mọi khó khăn. Bên cạnh đó, sự gắn kết, đồng lòng giữa Chính phủ với nhân dân cùng chống “giặc” thể hiện tinh thần “Đảng và dân cùng ý chí”. Điều đó được thể hiện đậm nét, mỗi quyết sách của Chính phủ thời gian qua được đưa ra đều xuất phát từ lợi ích của nhân dân, được toàn dân tin tưởng, ủng hộ, đồng lòng, tạo nên sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết toàn dân.

Có ai cần viết thư UPU thì lấy nha Vào ngày 01/01/2017, ông Antonio Guterres (cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha) chính thức nhậm chức trở thành tân Tổng thư ký Liên hiệp quốc (LHQ) thay ông Ban Ki-moon. Ngay khi ngồi vào chiếc ghế nóng này ông sẽ phải ứng phó với vô vàn khó khăn vì những vấn đề khủng hoảng nghiêm trọng mà thế giới đang đối mặt.- Vấn đề thứ nhất là cuộc nội chiến kéo dài gần 6...
Đọc tiếp

Có ai cần viết thư UPU thì lấy nha haha

Vào ngày 01/01/2017, ông Antonio Guterres (cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha) chính thức nhậm chức trở thành tân Tổng thư ký Liên hiệp quốc (LHQ) thay ông Ban Ki-moon. Ngay khi ngồi vào chiếc ghế nóng này ông sẽ phải ứng phó với vô vàn khó khăn vì những vấn đề khủng hoảng nghiêm trọng mà thế giới đang đối mặt.

- Vấn đề thứ nhất là cuộc nội chiến kéo dài gần 6 năm ở Syria:
Cuộc nội chiến kéo dài đã cướp đi sinh mạng của hơn 330.000 người, khoảng 13 triệu người bị thương và rời bỏ nhà cửa từ khi nội chiến bắt đầu năm 2011. Người dân Syria bị mắc kẹt giữa cuộc chiến tàn khốc, nên bắt buộc phải rời bỏ quê hương đi tìm vùng đất mới an toàn hơn. Họ vô tình trở thành những người tị nạn đáng thương, liên tiếp gặp nạn trên biển Địa Trung Hải khi cố gắng vượt biển để đến châu Âu.

Sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) với những vụ khủng bố toàn cầu, làm thế giới phải sống trong lo sợ, ám ảnh. IS chiếm nhiều vùng lãnh thổ ở Iraq và Syria, liên tiếp gây ra những hành động giết người ghê rợn đối với những ai phản đối quan điểm cực đoan của chúng. Điều này đã kéo Nga, Mỹ vào cuộc xung đột với một bên bảo vệ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad và một bên muốn xoá bỏ chế độ này, khiến thế giới không có được một ngày yên ổn.

- Vấn đề thứ hai là giải quyết triệt để các vấn đề tồn tại lâu nay như: cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine; giám sát chặt chẽ thỏa thuận hạt nhân giữa Mỹ và I-ran; giải pháp cho chương trình hạt nhân của Triều Tiên; vấn đề biến đổi khí hậu, môi trường, di cư và kiểm soát biên giới đòi hỏi LHQ phải có biện pháp quyết liệt hiệu quả để ổn định lâu dài.

- Vấn đề thứ ba là xây dựng lại khối đoàn kết trong nội bộ LHQ. Sau 71 năm hoạt động chưa bao giờ cơ quan đa phương lớn nhất toàn cầu này lại rơi vào tình trạng thiếu đoàn kết như hiện nay. Tổng thư ký LHQ cần“hành động với sự khiêm nhường để cố gắng tạo điều kiện cho các quốc gia thành viên có thể đến với nhau và vượt qua những khác biệt”.

- Vấn đề thứ tư là thâm hụt ngân sách LHQ, Ban Thư ký LHQ với khoảng 40.000 người cùng ngân sách hằng năm là 13 tỷ USD, nhưng hoạt động còn quan liêu và chưa hiệu quả. Điều này làm xoá mòn lòng tin của các nước thành viên về sự công bằng và thực thi pháp luật quốc tế.

Với nhiệm kỳ 10 năm, hi vọng ông Antonio có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Thực thi 17 mục tiêu mà LHQ đề ra trong Chương trình nghị sự phát triển bền vững năm 2030 hướng đến một thế giới an ninh, thịnh vượng. Tuy nhiên để làm được điều này trước hết ông Antonio phải tạo được tiếng nói chung giữa 05 ủy viên thường trực (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh) có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an.

6
8 tháng 12 2016

lấy làm j thế

limdim

lấy tìm chủ đề

“Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi...
Đọc tiếp

“Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?

     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

    Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. […]

   Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:

- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?”

                                                    (SGK Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 1- trang 52)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là gì?

Câu 3. Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người như thế nào?

Câu 4. Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử với nhau như thế nào?

Câu 5. Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần những gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu).

 

1
20 tháng 12 2021

Câu 1: Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp biểu cảm

Câu 2: Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là có ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những hoài nghi để bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực.

Câu 3: Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người rất đáng thương, biết thương mẹ, biết nhẫn nhục.

Câu 4: Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử thương yêu nhau, đỡ đần, đùm bọc, che chở nhau khỏi giông bão cuộc đời chứ không phải khinh miệt, ruồng rẫy những thành viên đang gặp khó khăn.

Câu 5: Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần nhất là tình thương yêu từ cha mẹ, từ gia đình. Đây là cái tuổi non dại, cần sự che chở, chỉ bảo của người lớn, nhất là những người thân trong gia đình. Như vậy, khi lớn lên, nhân cách của trẻ mới được hoàn thiện một cách tốt nhất. Vì khi nhận được yêu thương thì trẻ sẽ biết thương yêu nhưng khi nhận chê trách thì trẻ sẽ học được sự khinh miệt. Để có cha mẹ hoặc người thân có thời gian bên chúng ta nhiều hơn thì chúng ta vẫn cần cố gắng hết sức phụ giúp hay thấu hiểu cho họ.