K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

BÀI 3: PHÂN TÍCH TRẠNG NGỮ, CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ 2) Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. 3) Lúc sắp hết giờ thì, bỗng xuất hiện trước lớp một thầy thanh tra. 4) Chính giữa nhà, ngồi bệ vệ một chiếc bàn hình chữ nhật. 6) Bé có đôi mắt đen tron như hai hạt nhãn, hai má ửng đỏ như trái chín, miệng cười tươi như một đóa hoa xinh. 7) Ông phàn phù Lìn vinh dự được Chủ tịch...
Đọc tiếp

BÀI 3: PHÂN TÍCH TRẠNG NGỮ, CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ

2) Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.

3) Lúc sắp hết giờ thì, bỗng xuất hiện trước lớp một thầy thanh tra.

4) Chính giữa nhà, ngồi bệ vệ một chiếc bàn hình chữ nhật.

6) Bé có đôi mắt đen tron như hai hạt nhãn, hai má ửng đỏ như trái chín, miệng cười tươi

như một đóa hoa xinh.

7) Ông phàn phù Lìn vinh dự được Chủ tịch nước gửi thư khen ngợi.

8) Khói và bụi bám vào những cành bị đốt và những chiếc lá bị thiêu co quắp, rũ rượi.

9) Tôi nhìn sang thấy Kim Chi đang ngủ gục.

10) Cách đây không lâu, lãnh đạo thành phố Nót – tinh – ghêm ở nước Anh đã quyết định

phạt tiền các công chức nói hoặc viết tiếng Anh không đúng chuẩn.

11) Trong đem tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở

thương binh lặng lẽ trôi.

12) Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau tỏa

mùi thơm.

13) Trên bãi cỏ ven sông Đà, lũ trẻ mục đồng chúng tôi nằm ngửa say sưa ngắm những làn

Mây mỏng  như dải lụa.

14) Thiên đường khoác lên mình chiếc áo nhiều màu rực rỡ , kỉ vật của các loài chim.

15) Trời trở heo may, những bông hoa li ti rơi lả tả trên mái đầu , trên vai áo người qua đường.

16) Chiều thu, gió dìu dịu, hoa sữa thơm nồng. Chiều nào, về đến phố nhà mình, Hằng cũng nhận

ra mùi thơm quen thuộc ấy.

17) Ở Hạ Long, vào mùa đông, vì sương mù, ngày như ngắn lại.

 

 

 

2
17 tháng 11 2023

2) Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.

TN: Dưới bóng tre của ngàn xưa

CN: mái đình, mái chùa

VN: thấp thoáng, cổ kính

3) Lúc sắp hết giờ thì, bỗng xuất hiện trước lớp một thầy thanh tra.

TN: Lúc sắp hết giờ thi

CN: một thầy thanh tra

VN: bỗng xuất hiện trước lớp

4) Chính giữa nhà, ngồi bệ vệ một chiếc bàn hình chữ nhật.

TN: chính giữa nhà

CN: một chiếc bàn hình chữ nhật

VN: ngồi bệ vệ

6) Bé có đôi mắt đen tròn như hai hạt nhãn, hai má ửng đỏ như trái chín, miệng cười tươi như một đóa hoa xinh.

CN1: bé; CN2: hai má; CN3: miệng

VN1: có đôi mắt đen tròn như hạt nhãn; VN2: ửng đỏ như trái chín; VN3: cười tươi như một đoá hoa xinh

7) Ông phàn phù Lìn vinh dự được Chủ tịch nước gửi thư khen ngợi.

CN: Ông phàn phù Lìn

VN: vinh dự được Chủ tích nước gửi thư khen ngợi

8) Khói và bụi bám vào những cành bị đốt và những chiếc lá bị thiêu co quắp, rũ rượi.

CN1: khói và bụi; CN2: những chiếc lá

VN1: bám vào những cánh cây bị đốt ; VN2: bị thiêu co quắp, rũ rượi

9) Tôi nhìn sang thấy Kim Chi đang ngủ gục.

  CN1: Tôi; VN1: nhìn sang thấy ; CN2: Kim Chi; VN2: đang ngủ gục

10) Cách đây không lâu, lãnh đạo thành phố Nót – tinh – ghêm ở nước Anh đã quyết định phạt tiền các công chức nói và viết Tiếng Anh không đúng chuẩn.

TN: cách đây không lâu

CN: lãnh đạo thành phố Nót - tinh - ghêm ở nước Anh

VN: đã quyết định phạt tiền các công chức nói và viết Tiếng Anh không đúng chuẩn.

17 tháng 11 2023

11) Trong đem tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở

thương binh lặng lẽ trôi.

TN: Trong đêm tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông

CN: chiếc xuồng của má Bảy

VN: chở thương binh lặng lẽ trôi

12) Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau tỏa mùi thơm.

CN: hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thì thầm dưới chân

VN: đua nhau toả mùi thơm

 13) Trên bãi cỏ ven sông Đà, lũ trẻ mục đồng chúng tôi nằm ngửa say sưa ngắm những làn mây mỏng  như dải lụa.

TN: trên bãi cỏ ven sông Đà

CN: lũ trẻ mục đồng chúng tôi

VN:nằm ngửa say sưa ngắm những làn mây mỏng  như dải lụa

14) Thiên đường khoác lên mình chiếc áo nhiều màu rực rỡ , kỉ vật của các loài chim.

CN: thiên đường

VN: khoác lên mình chiếc áo nhiều màu rực rỡ , kỉ vật của các loài chim

15) Trời trở heo may, những bông hoa li ti rơi lả tả trên mái đầu , trên vai áo người qua đường.

CN1: trời; VN1: trở heo may

CN2: những bông hoa li ti; VN2: rơi lả tả trên mái đầu, trên vai áo người qua đường

16) Chiều thu, gió dìu dịu, hoa sữa thơm nồng. Chiều nào, về đến phố nhà mình, Hằng cũng nhận ra mùi thơm quen thuộc ấy.

TN câu 1: chiều thu

CN1 câu 1: gió; CN2 câu 1: hoa sữa

VN1 câu 1: dìu dịu; VN2 câu 1: thơm nồng

TN câu 2: Chiều nào, về đến phố nhà mình

CN câu 2: Hằng

VN câu 2: cũng nhận ra mùi thơm quen thuộc đấy

17) Ở Hạ Long, vào mùa đông, vì sương mù, ngày như ngắn lại.

VN: ở Hạ Long, vào mùa đồng, vì sương mù

CN: ngày

VN: như ngắn lại

4 tháng 4 2022

 

 Dưới bóng tre của ngàn xưa

4 tháng 4 2022

 thấp thoáng một mái chùa

17 tháng 4 2021

Cấu trúc là :Dưới bóng tre xanh/ , đã từ lâu đời,người dân cày Việt Nam dựng nhà , dựng nước , vỡ

Vị ngữ được cấu tạo bởi  Cđt

5 tháng 8 2021

mình giải như: sau

(Dưới bóng tre của ngàn xưa : trạng ngữ ), (thấp thoáng : vị ngữ ) (mái đình mái chùa cổ kính : chủ ngữ ).( Dưới bóng tre xanh: trạng ngữ ), (ta gìn giữ : chủ ngữ ) (một nền văn hóa lâu đời. : vị ngữ )

 
24 tháng 3 2021

Dưới bóng tre của ngàn xưa- Trạng ngữ

Thấp thoáng- Vị ngữ

Mái đình mái chùa cổ kính- Chủ ngữ

12 tháng 2 2022

thấp thoáng là vị ngữ, còn mái chùa cổ kính là chủ ngữ

                                          học tốt nhé!

 

5 tháng 5 2016

a. Năm 1945 , cầu // được đổi tên thành cầu Long biên

        TN              CN                VN

b. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng //mái đình, mái chùa cổ kính.

            TN                                              VN              CN1             CN2

 

 

12 tháng 6 2020

Bạn có thể giải thích rõ hơn ko☺☺

Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:    …. Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp…. Câu 1. (2đ): Đoạn trích trên có trong văn bản...
Đọc tiếp

Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

    …. Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp….

 

Câu 1. (2đ): Đoạn trích trên có trong văn bản nào? Của ai? Văn bản được sáng tác năm nào và viết theo thể loại gì?

Câu 2. (1.đ) : Xác định trạng ngữ có trong câu văn sau:

   “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.”

Câu 3. (1đ): Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong câu văn sau. Biện pháp ấy được thể hiện qua từ ngữ nào?

         “Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.”

Câu 4. (2đ): Xác định thành phần vị ngữ trong câu văn sau và cho biết cấu tạo của vị ngữ.

       “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.”

Câu 5. (2đ): Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 6. (1đ): Nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn trích trên là:

A.   Nhân hóa, điệp ngữ, so sánh.                 
 C. So sánh, nhân hóa, hoán dụ.

B.   Nhân hóa, điệp ngữ, ẩn dụ.            
D. Nhân hóa, chơi chữ, ẩn dụ.

Câu 7. (1đ): Kể tên 1 văn bản khác mà em biết cũng nhắc đến hình ảnh cây tre.

0