K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.1. Biết nghe cũng quan trọng như biết nói. Trong nhiều trường hợp, nghe mà không hiểu, không nắm được hoặc hiểu sai thông tin chính dẫn đến tình trạng “ông nói gà, bà nói vịt”. Nghe hiểu cũng cần rèn luyện như đọc hiểu văn bản. Bài này tập trung vào yêu cầu: nghe và tóm tắt được nội dung chính mà nhóm đã trao đổi, thảo luận về một vấn đề của đời sống.Nội dung chính của cuộc thảo luận, trao đổi...
Đọc tiếp

1.1. Biết nghe cũng quan trọng như biết nói. Trong nhiều trường hợp, nghe mà không hiểu, không nắm được hoặc hiểu sai thông tin chính dẫn đến tình trạng “ông nói gà, bà nói vịt”. Nghe hiểu cũng cần rèn luyện như đọc hiểu văn bản. Bài này tập trung vào yêu cầu: nghe và tóm tắt được nội dung chính mà nhóm đã trao đổi, thảo luận về một vấn đề của đời sống.

Nội dung chính của cuộc thảo luận, trao đổi thường được thể hiện qua đề tài, chủ đề của buổi thảo luận. Ví dụ:

- Từ một số tác phẩm tiêu biểu, suy nghĩ về các biểu hiện của lòng yêu nước.

- Qua truyện Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam), bàn về vẻ đẹp của lòng nhân ái

- Từ các bài thơ Nắng mới (Lưu Trọng Lư), Nếu mai em về Chiêm Hóa (Mai Liễu), Đường về quê mẹ (Đoàn Văn Cừ), Quê người (Vũ Quần Phương)… em hãy nêu suy nghĩ của mình về vai trò của quê hương đối với mỗi con người.

- Suy nghĩ về những thói hư tật xấu cần phê phán qua một số hài kịch và truyện cười đã học.

1.2. Muốn tóm tắt được ý chính của cuộc trao đổi, thảo luận, các em cần lưu ý:

- Chú ý nghe kĩ nội dung thuyết trình về một vấn đề của đời sống mà người nói đã trình bày.

- Ghi lại các ý chính theo hệ thống: ý lớn (Đó là vấn đề gì? Nội dung lớn gồm các ý nào?), ý nhỏ (triển khai ý lớn), các bằng chứng, ví dụ minh hoạ,...

- Tuỳ theo yêu cầu của việc tóm tắt để lựa chọn và ghi lại các nội dung chính.

- Trình bày bản tóm tắt nội dung chính theo từng mức độ

0
1.1. Khi nghe người khác thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên, để nắm được nội dung thông tin, cần biết tóm tắt ý chính của người nói. Tóm tắt ý chính của bài nói cũng giống tóm tắt ý chính của một văn bản viết; về độ dài có thể khác nhau, nhưng cần nêu được các ý chính của bài trình bày. Kĩ năng tóm tắt văn bản có tác dụng rất lớn trong việc giúp các em nắm bắt nội dung chính của bài nói;...
Đọc tiếp

1.1. Khi nghe người khác thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên, để nắm được nội dung thông tin, cần biết tóm tắt ý chính của người nói. Tóm tắt ý chính của bài nói cũng giống tóm tắt ý chính của một văn bản viết; về độ dài có thể khác nhau, nhưng cần nêu được các ý chính của bài trình bày. Kĩ năng tóm tắt văn bản có tác dụng rất lớn trong việc giúp các em nắm bắt nội dung chính của bài nói; rèn luyện kĩ năng tìm ý, lập dàn ý khi thực hành nói hoặc viết.

1.2. Muốn tóm tắt được ý chính của bài trình bày, các em cần lưu ý:

- Chú ý nghe kĩ nội dung thuyết minh giải thích mà người nói đã trình bảy.

- Tuỳ theo yêu cầu tóm tắt để lựa chọn và ghi lại các ý chính theo hệ thống: ý lớn, ý nhỏ, các ví dụ minh hoạ tiêu biểu,...

0
NG
30 tháng 11 2023

Kĩ năng

Nội dung

Nói

- Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích 

- Kể lại một trái nghiệm đáng nhớ

- Kể về một kỉ niệm của bản thân

- Trình bày ý kiến về một vấn đề

- Trao đổi thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử

 

Nghe 

- Nắm được nội dung trình bày của người khác

- Có thái độ và kĩ năng nghe phù hợp

 

=> Học nói học nghe sẽ giúp chúng ta rèn luyện kĩ năng tiếp thu nội dung thông tin cả về tháo độ và tình cảm khi nghe và nói, vận dụng vào trong bài viết của mình và rút được bài học khi đọc hiểu vấn đề

15 tháng 8 2023

tham khảo

*Các nội dung chính được rèn luyện trong nói và nghe:

Nói

– Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, nêu rõ ý kiến và các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục. Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe.

– Biết kể một truyện cười. Biết sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước trong khi nói và nghe. Có thái độ phù hợp đối với những câu chuyện vui.

– Giải thích được quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động.

Nghe

– Tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.

Nói nghe tương tác

– Biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.

– Biết thảo luận trong nhóm về một vấn đề gây tranh cãi; xác định được những điểm thống nhất và khác biệt giữa các thành viên trong nhóm để tìm cách giải quyết.

* Nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết. Chẳng hạn, nội dung nói và nghe của bài 5, chủ đề văn bản thông tin sẽ là giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi, đồng thời tương ứng với văn bản giới thiệu về ca Huế hay Hội thổi cơm thi, liên quan đến hoạt động viết với đề bài thuyết minh về quy tắc, luật lệ của hoạt động, trò chơi. Tương tự, trong các bài khác nhau, hoạt động nói và nghe sẽ tương ứng và liên quan chặt chẽ đến văn bản được đọc hiểu và phần luyện viết của chủ đề.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
17 tháng 12 2023

Bài

Nội dung nói nghe

Bài 1: Thần thoại và sử thi

 

Thuyết trình về một vấn đề xã hội

Bài 2: Thơ đường luật

Trình bày kết quả báo cáo nghiên cứu một vấn đề

Bài 3: Kịch bản chèo và tuồng

Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau

Bài 4: Văn bản thông tin

Thuyết trình, thảo luận về một địa chỉ văn hoá

 - Các nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết

* Bài 1. Thần thoại và sử thi

- Phần Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

- Phần Nói và nghe: Thuyết minh về một vấn đề xã hội

=> Hai phần có mối quan hệ chặt chẽ, phần viết sẽ giúp hiểu và biết cách làm một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, từ đó sẽ giúp thuyết minh về nó một cách trôi chảy, mạch lạc, rõ ràng

* Bài 4:

- Phần đọc hiểu: các văn bản về lễ hội ở Việt Nam

- Phần viết: văn bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng

- Phần nói nghe: Thuyết trình, thảo luận về một địa chỉ văn hoá

=> Các phần đọc, viết, nói, nghe đều thống nhất với nhau cùng một chủ đề: lễ hội, văn hoá Việt Nam

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

* Các nội dung chính được rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 11, tập một:

- Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về vấn đề đặt ra trong câu cách ngôn: "Cứ hướng về phía Mặt trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn".

+ Trong phần Viết của bài 1, học sinh rèn cách viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Từ nội dung phần Viết, học sinh chuyển thành bài nói; sử dụng lời nói, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp để nêu lại nội dung trước người nghe. => Phần rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở bài 1 liên quan đến bài mật thiết, chặt chẽ với nội dung phần viết.

- Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật

+ Các bài đọc hiểu thuộc bài 2 như trích đoạn Truyện Kiều, Tiểu Thanh Kí đều đều là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao. Phần viết cũng là nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật. Vậy nên rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở bài 2 có liên quan chặt chẽ đến nội dung các bài đọc hiểu.

- Thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.

+ Các bài đọc hiểu thuộc bài 3 như Chí Phèo, Chữ người tử tù, Tấm lòng người đều ẩn chứa những giá trị hiện thực, những vấn đề xã hội nổi cộm. Phần viết cũng tập trung vào phân tích về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học. Vậy nên rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở bài 3 có liên quan chặt chẽ đến nội dung các bài đọc hiểu.

- Nghe bài thuyết minh tổng hợp

+ Trong phần Viết của bài 4, học sinh rèn cách viết bài  thuyết minh tổng hợp. Từ nội dung phần Viết, học sinh chuyển thành bài nói; sử dụng lời nói, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp để nêu lại nội dung trước người nghe. → Phần rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở bài 4 liên quan đến bài mật thiết, chặt chẽ với nội dung phần đọc hiểu và phần viết.

1 tháng 6 2021

1. pc về chất

2.pc quan hệ

3.pc lịch sử

4.pc cách thức

4 tháng 10 2023

Sự liên quan của nội dung nói – nghe với nội dung đọc hiểu và viết được thể hiện qua bảng sau:

Nội dung đọc hiểu

Nội dung viết

Nội dung nghe

Đẽo cày giữa đường

Ếch ngồi đáy giếng

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”.

Kể lại chuyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”

Những cánh buồm

Mây và sóng

Mẹ và quả

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)

Bài tập: Chọn một trong hai đề sau để thực hành

(1) Sau khi đọc bài thơ “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của con con người. Lại có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Ý kiến của em như thế nào?

(2) Có bạn cho rằng: Chủ đề của bài thơ “Mây và sóng” Ta go là ca ngợi tình mẫu tử. Bạn khác lại cho rằng: Chủ đề bài thơ ấy ca ngợi trí tưởng tượng của em nhỏ. Ý kiến của em thế nào?

Đức tính giản dị của Bác Hồ

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị”

Thảo luận nhóm về vấn đề: “Thế nào là lối sống giản dị”

Người ngồi đợi trước hiên nhà

Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh nhân vật dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương

Hãy trao đổi về vấn đề: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương.

Ghe xuồng Nam Bộ

Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam xưa.

Tóm tắt văn bản “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam xưa” theo 2 yêu cầu: 5-6 dòng và 10-12 dòng.

Nghe bạn thuyết trình về nội dung văn bản “Ghe xuồng Nam Bộ” đã học và ghi lại các ý chính của bài thuyết trình đó.

10 tháng 9 2023

Tham khảo!

a) Các nội dung chính về nói và nghe (Gợi ý: xem tiêu đề các phần Nói và nghe trong mỗi bài học):

- Bài 6: Kể lại một truyện ngụ ngôn.

- Bài 7: Trao đổi về một vấn đề.

- Bài 8: Thảo luận nhóm về một vấn đề trong đời sống

- Bài 9: Trao đổi về một vấn đề

- Bài 10: Nghe và tóm tắt ý chính của bài nói

b)

Bài

Nội dung đọc hiểu và viết

Nội dung nói và nghe

Bài 6

- Đọc hiểu: Ếch ngồi đáy giếng, Đẽo cày giữa đường,...

- Viết: Phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường

Kể lại truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.

Bài 7

- Đọc hiểu: Những cánh buồm, Mây và sóng, Mẹ và quả.

- Viết: Viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quà” (Nguyễn Khoa Điềm)

- Sau khi học bài thơ “Những cánh buồm”, có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Lại có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Ý kiến của em như thế nào?

- Có bạn cho rằng: Chủ đề của bài thơ “Mây và sóng” là ca ngợi tình mẫu tử. Bạn khác lại cho rằng: Chủ đề bài thơ ấy ca ngợi trí tưởng tượng của em nhỏ. Ý kiến của em như thế nào?

Bài 8

- Đọc hiểu: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Tượng đài vĩ đại nhất

- Viết: Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”

- Thảo luận nhóm về vấn đề: “Thế nào là lối sống giản dị?”.

Bài 9

- Đọc hiểu: Cây tre Việt Nam, Người ngồi đợi trước hiên nhà, Trưa tha hương.

- Viết: Viết bài văn biểu cảm về sự hi sinh thầm lặng của dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương.

Hãy trao đổi về vấn đề: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương.

Bài 10

- Đọc hiểu: Ghe xuồng Nam Bộ, Tổng kiểm soát phương tiện giao thông, Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

- Viết: Tóm tắt văn bản “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa” theo hai yêu cầu: 5-6 dòng và 10-12 dòng.

Nghe bạn thuyết trình về nội dung văn bản “Ghe xuồng Nam Bộ” đã học và ghi lại các ý chính của bài thuyết trình đó.

25 tháng 2 2023

Nếu vỗ tay hoặc nói to trong một căn phòng lớn và trống trải thì tiếng vang sẽ được truyền khắp phòng và không có vật cản tiếng vang đó

Tuy nhiên, cũng chính trong căn phòng đó mà lại được trang bị nhiều đồ đạc thì các đồ đạc này đã làm âm thanh bị phản xạ ra nhiều hướng khác nhau, làm phân tán đường truyền của âm, vì vậy mà chúng ta không còn nghe được tiếng vang nữa.

25 tháng 2 2023

Nếu vỗ tay hoặc nói to trong một căn phòng lớn và trống trải thì tiếng vang sẽ được truyền khắp phòng và không có vật cản tiếng vang đó.
Tuy nhiên, cũng chính trong căn phòng đó mà lại được trang bị nhiều đồ đạc thì các đồ đạc này đã làm âm thanh bị phản xạ ra nhiều hướng khác nhau, làm phân tán đường truyền của âm, hấp thụ âm phản xạ. Vì vậy, mà chúng ta không còn nghe được tiếng vang nữa.