K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2023

Dấu , trong câu trên dùng để ngăn cách trạng ngữ với chũ ngữ và vị ngữ

2 tháng 5 2023

ngăn cách chủ ngữ và vị ngữ. cho 5 sao đi =)))))

 

9 tháng 5 2022

C

9 tháng 5 2022

cảm ơn bạn

 

CÂY LÁ ĐỎ       Ở góc vườn nhà Loan có một cái cây, chẳng hiểu là cây gì. Hồi còn ở nhà, chị Phương gọi nó là “cây lá đỏ” vì cứ vào dịp gần Tết là lá cây ấy lại đỏ rực lên như một đám lửa đêm.       Đã mấy lần ông định chặt cây đó đi vì quả của nó không ăn được, nhưng chị Phương nhất định không muốn cho ông chặt.       Một lần, Loan láng máng nghe thấy ông bàn...
Đọc tiếp

CÂY LÁ ĐỎ

       Ở góc vườn nhà Loan có một cái cây, chẳng hiểu là cây gì. Hồi còn ở nhà, chị Phương gọi nó là “cây lá đỏ” vì cứ vào dịp gần Tết là lá cây ấy lại đỏ rực lên như một đám lửa đêm.

       Đã mấy lần ông định chặt cây đó đi vì quả của nó không ăn được, nhưng chị Phương nhất định không muốn cho ông chặt.

       Một lần, Loan láng máng nghe thấy ông bàn với bố mẹ là định trồng cây nhãn Hưng Yên nhưng vườn chật quá, có lẽ phải chặt “cây lá đỏ” đi. Loan lo quá, liền nhắn tin cho chị Phương biết. Ba hôm sau, Loan nhận được thư của chị Phương. Chị viết : “Chị phải viết thư ngay cho em kẻo không kịp. Loan ơi, em nói với ông và bố mẹ hộ chị là đừng chặt “cây lá đỏ” đi, em nhé. Cây đó tuy quả của nó không ăn được nhưng chị rất quý, em ạ. Em còn nhớ chị Duyên không ? Chị bạn thân nhất của chị ấy mà ! Sau khi học hết lớp mười, chị học Sư phạm, còn chị Duyên đi thanh niên xung phong. Một lần, chị Duyên đem về cho chị một nắm hạt cây lá đỏ. Chị Duyên bảo ở vùng rừng núi nơi chị làm việc có nhiều thứ cây đó lắm. Cứ trông thấy cây ấy là chị Duyên lại nhớ đến chị, đến những kỉ niệm của thời học sinh, đến những mùa lá đỏ của cây bàng, cây dã hương Hà Nội… Sau lần gặp ấy trở về thì chị Duyên hi sinh giữa lúc đang lấp hố bom cho xe qua, em ạ! Chắc bây giờ thì em hiểu vì sao chị yêu chị quý “cây lá đỏ ấy” rồi chứ?…”.

       Loan đọc lá thư của chị Phương giữa một buổi chiều mưa. Ngồi bên cửa sổ nhìn ra, em bỗng thấy “cây lá đỏ” đẹp hơn bao  giờ hết, dường như màu đỏ của nó cũng tươi thắm hơn bao giờ hết.

  1. loan yêu cây lá đỏ . em yêu thích loài cây nào , hãy viết 5 - 7 câu về loài cây đó
  2.  ai hay mình tick 
5
1 tháng 5 2019

giúp mnhf đi

Em yêu lắm cây phượng trường em. Phượng nở báo hiệu cho mùa thi đã đến, hoa phượng nở đỏ rực cả một góc sân trường. Giờ ra chơi, dưới tán cây phượng các bạn nam thì đá cầu, bắn bi, còn các bạn nữ thì nhảy dây, chơi bịt mắt bắt dê…Cây phượng xòe bóng mát che cho chúng em ôn bài, vui chơi, giải lao sau những giờ học căng thẳng. Lá phượng cũng trở thành một món đồ chơi cho chúng em. Chúng em nhặt từng lá nhỏ để chơi đồ hàng. Mỗi khi buồn, khi vui chúng em đều ngồi dưới gốc phượng tâm sự cùng nhau. Cành lá phượng như những cánh tay vươn ra múa may cùng gió để cùng chung vui với những niềm vui nho nhỏ của chúng em. Hoặc cũng có khi rủ xuống mỗi khi chúng em buồn. Cứ đến cuối năm học, chúng em lại nhặt hoa phượng để ép vào trang vở làm kỉ niệm – Những kỉ niệm khó phai.

Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì.  Thế mà chiều nay, cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.. Thì ra cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm,...
Đọc tiếp

Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì.

 Thế mà chiều nay, cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.. Thì ra cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rễ trơ ra, cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô. Những người buôn bán cát đang cho thuyền vào xúc cát ngay ở khúc sông dưới gốc gạo.

(Dựa theo Cây gạo ngoài bến sông Mai Phương)

a) Trong các từ dưới đây, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy? xù xì, xanh mởn, non tươi, dập dờn

b) Phân tích thành phần ngữ pháp của câu văn sau:

Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.

c) Tìm trong phần trích dẫn trên những hình ảnh so sánh và nhân hóa. Nhờ những biện pháp đó em hình dung cây gạo như thế nào? Đồng thời, em cảm thấy tác giả có tình cảm như thế nào với cây gạo?

Giúp em :<

0
17 tháng 5 2022

nhân hóa(chủ yếu),so sánh

lm tăng sức gợi hình gợi cảm cho đoạn văn

 

17 tháng 5 2022

Biện pháp nghệ thuật: so sánh (hình ảnh: "cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy") ; nhân hóa

Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho đoạn văn. Giúp người đọc hình dung hình ảnh cây gạo một cách rõ hơn 

17 tháng 5 2022

Các từ láy trong đoạn văn: xù xì, gai góc, mốc meo, dập dờn, hừng hực 

17 tháng 5 2022

xù xì, gai góc, mốc meo, dập dờn, hừng hực

So sánh 2 đoạn văn sau và cho biết đoạn nào là văn biểu cảm.Vì sao?Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy.a)Hải đường: Loài cây nhỡ, họ chè, lá dài, dày, mặt trên bóng, mép có nhiều răng cưa. Hoa mọc từ 1 đến 3 đóa ở gần ngọn cây, ngọn cành, có cuống dài, tràng hoa màu đỏ tía, nhị đực rất nhiều. Hoa nở ở Việt Nam vào dịp Tết âm lịch, đẹp, không thơm. Thường trồng...
Đọc tiếp

So sánh 2 đoạn văn sau và cho biết đoạn nào là văn biểu cảm.Vì sao?Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy.

a)Hải đường: Loài cây nhỡ, họ chè, lá dài, dày, mặt trên bóng, mép có nhiều răng cưa. Hoa mọc từ 1 đến 3 đóa ở gần ngọn cây, ngọn cành, có cuống dài, tràng hoa màu đỏ tía, nhị đực rất nhiều. Hoa nở ở Việt Nam vào dịp Tết âm lịch, đẹp, không thơm. Thường trồng làm cảnh.

b)Từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường trong mùa hoa của nó, hai cây đứng đối nhau trước tấm bình phong cổ, rộ lên hàng trăm đóa ở đầu cành phơi phơi như một lời chào hạnh phúc. Nhìn gần, hải đường có một màu đỏ thắm đỏ quý, hân hoan, say đắm. Tôi vốn không thích cái lối văn hoa của nhà nho cứ muốn tôn xưng hoa hải đường bằng hình ảnh của những người đẹp vương giả. Sự thực ở nước ta hải đường đâu phải chỉ mọc nơi sân nhà quyền quý, nó sống khắp ở vườn dân, cả đình, chùa, nhà thờ họ. Dáng cây cũng vậy lá to thật khỏe, sống lâu nên cội cành thường sần lên những lớp rêu da rắn màu gỉ đồng, trông dân dã như cây chè đất đỏ. Hoa hải đường rạng rỡ, nồng nàn, nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền. Bỗng nhớ năm xưa, lần đầu từ miền Nam ra Bắc lên thăm Đền Hùng, tôi đã ngẩn ngơ đứng hoa hỉa đường nở đỏ núi Nghĩa Linh

1
19 tháng 9 2016

+ Đoạn a không phải là văn biểu cảm vì chỉ miêu tả hoa Hải Đường dưới góc độ sinh học
+ Đoạn b là văn biểu cảm vì bộc lộ rõ cảm xúc:

  • Tả hai cây hải đường trổ hoa,từ đó liên tưởng tới lời chào hạnh phúc
  • Cảm nhận:khi đứng gần hoa thì "hân hoan ,say đắm"
  • thái độ: không đồng tình với cách xưng tôn của các nhà nho
  • cảm xúc bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp khỏe khoắn,dân dã của hoa

Nội dung biểu cảm:Đoạn văn đó đã bày tỏ tình cảm khi ngắm nhìn thấy cây hoa hải đường cảm xúc của tác giả khi ngắm nó, và đặc biệt nó để lại những chi tiết rất đặc sắc và mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng tới người đọc.

 


 

 

Câu 1:

- Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt là: Tự sự và miêu tả.

Câu 2:

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên là So sánh.

Câu 3:

Sự vật được so sánh trong đoạn trích trên là:

+Những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng 

+ Lá bàng mới nảy  trông như ngọn lửa xanh.

+ Những lá bàng mùa đông  đỏ như đồng hun.

Câu 4:

Tính từ được sử dụng trong đoạn trích trên là:

+ xanh

+ thật dày

+ màu ngọc bích

+ màu vàng đục

+ đỏ

K cho mik nhé!

Chúc bn luôn hok giỏi!^^

17 tháng 8

.......... Tui hc ngu lắm hic

ĐIỀU KÌ DIỆU CỦA MÙA ĐÔNG Cây Bàng vừa nở những bông hoa trắng xanh li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ: - Con có thể thành hoa không hả mẹ? - Ồ không! - Cây Bàng đu đưa tán lá – Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho con người. - Nhưng con thích màu đỏ rực cơ! - Mỗi vật có một màu sắc và ý nghĩa riêng con ạ. Lá Non im lặng, nó thầm mong hóa thành...
Đọc tiếp

ĐIỀU KÌ DIỆU CỦA MÙA ĐÔNG Cây Bàng vừa nở những bông hoa trắng xanh li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ: - Con có thể thành hoa không hả mẹ? - Ồ không! - Cây Bàng đu đưa tán lá – Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho con người. - Nhưng con thích màu đỏ rực cơ! - Mỗi vật có một màu sắc và ý nghĩa riêng con ạ. Lá Non im lặng, nó thầm mong hóa thành chiếc lá đỏ…Mong ước của Lá Non, Cây Bàng biết. Dòng nhựa theo cành chảy vào lá, vào quả, vào hoa…giúp cây thấu hiểu hết. Cây Bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình. Có lúc, cây cảm thấy như sắp bốc cháy. Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành…Cây Bàng mong làm nên điều kì diệu… Thu đến, muôn lá cây chuyển sang sắc vàng. Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất. Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi nứt nẻ… Đông tới, cây cối trơ cành rụng lá. Mưa phùn mang cái lạnh thấu xương…Nhưng kìa! Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên Cây Bàng: Mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ! Mẹ ơi!.......- Chiếc lá thì thầm điều gì đó với Cây Bàng. (Theo Quỳnh Trâm

Câu 4: Vì sao có lúc cây bàng cảm thấy như sắp bốc cháy?

0