K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 3 2023

1. Thơ em tự chép tiếp

2. Khổ thơ vừa chép được trích trong tác phẩm ''Bài thơ về tiểu đội xe không kính'' của Phạm Tiến Duật. Bài thơ được sáng tác năm 1969

3. BPTT: Hoán dụ

Tác dụng: Giúp cho đoạn thơ giàu sức gợi

Cho thấy niềm yêu nước, căm thù giặc của người lính

4. Qua khổ thơ, em nhận thấy cuộc sống chiến đấu của người lính vô cùng khó khăn và gian tuy nhiên tinh thần lạc quan, niềm tin chiến thắng luôn nhen nhóm trong tim của mỗi người lính càng khiến cho vẻ đẹp tâm hồn thêm sáng ngời

_mingnguyet.hoc24_

15 tháng 3 2018

Chép tiếp:

Không có kính rồi xe không có đèn.Không có mui xe thùng xe có xước.Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trướcChỉ cần trong xe có một trái tim.
20 tháng 3 2022

C1:

tác dụng: giải thích cho nội dung của dòng thơ thứ hai trước đó.

C2:

Câu thơ cuối của khổ thơ trên sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ ở hình ảnh "trái tim".

C3:

- Từ “Trái tim” trong câu thơ cuối cùng có thể hiểu theo nghĩa chuyển: Chỉ người lính lái xe.

C4: trong bài có 2 biện pháp tu từ một cái nói trên rồi giờ nói 1 cái nữa nha.

 biện pháp tu từ : Điệp ngữ “ Không có”

tác dụng :

nhằm nhấn mạnh sự thiếu thốn, ác liệt của chiến tranh khiến chiếc xe đều bị thương tích lần lượt từng bộ phận của chiếc xe đã bị bom đạn phá hủy , rơi lại đâu đó trên con đường ra trận  hoặc bị biến dạng do những va đập dữ dội sau trận chiên: Không chỉ có những tấm kính mà đèn xe, mui xe, thùng xe cũng bị thương vì bom đạn.

6 tháng 12 2021

Câu 1: Mục tiêu chiến đấu của các anh chiến sĩ: vì miền Nam thân yêu, vì ngày giải phóng dân tộc.

Câu 2: Nghĩa gốc.

Câu 3: BPNT: Điệp từ (không có). Cho thấy những gian khổ, khó khăn mà người lính phải trải qua.

Câu 4: Thủ pháp đối lập KHÔNG CÓ # CÓ. Cho thấy dù có nhiều cái không có, nhưng chỉ cần một cái CÓ - TRÁI TIM đã đánh bại được những thứ không có mà những anh bộ đội phải chịu đựng. Là niềm tin mãnh liệt cho các anh.

25 tháng 6 2018

Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi

 

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi lại đi trời xanh thêm.

20 tháng 3 2022

Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ trong những năm chống Mĩ. Thi phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" sáng tác năm 1969, đã khắc họa hiện thực khốc liệt của chiến tranh nhưng qua đó làm nổi bật lên hình tượng người lính với bao phẩm chất cao đẹp. Điều này được bộc lộ rõ nét qua khổ "Không có...trái tim". Trước hết, chiếc xe đồng hành cùng người lính đã biến dạng hoàn toàn. Người lính xế lại chất chồng khó khăn. Sự gian khổ nơi chiến trường ngày càng nâng lên gấp bội lần nhưng không thể làm chùn bước những đoàn xe nối đuôi nhau ngày đêm tiến về phía trước. Nguyên nhân nào mà những chiếc xe tàn dạng ấy vẫn băng băng chạy như vũ bão? Nhà thơ đã lí giải: "Chỉ cần trong xe có một trái tim". Câu thơ dồn dập cứng cáp hẳn lên như nhịp chạy của những chiếc xe không kính. Từ hàng loạt những cái không có ở trên , nhà thơ khẳng định một cái có, đó là "một trái tim". Trái tim là một hoán dụ nghệ thuật tu từ chỉ người chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa. Trái tim của họ đau xót trước cảnh nhân dân miền Nam sống trong khói bom thuốc súng, đất nước bị chia cắt thành hai miền. Trái tim ấy dạt dào tình yêu Tổ quốc như máu thịt, như mẹ cha, như vợ như chồng ... Trái tim ấy luôn luôn sục sôi căm thù giặc Mĩ bạo tàn. Yêu thương, căm thù chính là động lực thôi thúc những người chiến sĩ lái xe khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Để ước mơ này trở thành hiện thực, chỉ có một cách duy nhất: vững vàng tay lái, cầm chắc vô lăng. Vì thế thử thách ngày càng tăng nhưng tốc độ và hướng đi không hề thay đổi. Thật vậy, "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật là một trong những thi phẩm tiêu biểu viết về thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng không thể nào quên của dân tộc. Các anh đã dệt nên những bản tình ca bất hủ cho đất nước.

5 tháng 7 2021

1. Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

2. Vi phạm phương châm về chất. Vì nhà không ổn nhưng vì muốn con yên tâm công tác, bà muốn cháu viết thư giấu bố

3. Đoạn thơ nhắc đến 2 ngọn lửa. Sự khác nhau đó là 1 ngọn lửa của giặc, ngọn lửa tàn phá những ngôi nhà, ngọn lửa thứ 2 là ngọn lữa bếp, ngọn lửa bình yên

4. Bà là người thương con, quý cháu, hết lòng chăm sóc cho cháu lại lo lắng cho các con đang ở xa

5. Đó là bài thơ ''Tiếng gà trưa'' của Xuân Quỳnh

 

2 tháng 4 2022

Câu 1:

Viết tiếp:

Ta nghe hè dậy bên lòng 

Mà chân muốn đập tan phòng ,hè ôi!

Ngột làm sao ,chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu

a. trích từ bài thơ : " Nhớ Rừng" của tác giả : Tố Hữu

b.Ptbđ chính của đoạn thơ trên là : biểu cảm

c.Thuộc kiểu câu cảm thán

tác dụng của kiểu câu đó là : nêu lên rõ sự ngột ngạt , uất hận trong lòng người chiến sĩ cách mạng muốn đến với tự do , làm cho câu thơ thêm hay và truyền tải những suy nghĩ , tiếng nói trong lòng của người cách mạng.

Câu 2 : bạn tự làm nha.

2 tháng 4 2022

Chị ơi câu a là trích từ bài thơ "Khi con tu hú" chứ ạ