K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hoàn cảnh ra đời: Nhà thơ Đỗ Phủ sáng tác bài Thu hứng khi ông đang ngụ cư tại Quỳ Châu trong cảnh già yếu, lao lực vì bệnh tật vào năm 766. 

5 tháng 3 2023

– Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc bộ.

+ Phần 2 (2 câu thơ cuối): Hình ảnh, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

– Hoàn cảnh sáng tác

+ Câu cá mùa thu nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến gồm: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh.

+ Được viết trong thời gian khi Nguyễn Khuyến về ở ẩn tại quê nhà.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

- Đề tài: thiên nhiên, quê hương đất nước

- Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật

- Bố cục

+ Đề (câu 1,2): Cảnh thu trên cao

+ Thực (câu 3,4): Cảnh thu dưới thấp

+ Luận (câu 5,6): Nỗi nhớ quê hương da diết

+ Kết (câu 7,8): Nỗi nhớ nhà, nhớ người thân

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc bộ.

+ Phần 2 (2 câu thơ cuối): Hình ảnh, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

- Hoàn cảnh sáng tác 

+ Câu cá mùa thu nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến gồm: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh.

+ Được viết trong thời gian khi Nguyễn Khuyến về ở ẩn tại quê nhà.

5 tháng 3 2023

a. Câu 1 và 2 (Câu đề)

– Hình ảnh: ngọc lộ, phong thụ lâm – Là những hình ảnh quen thuộc của mùa thu Trung Quốc:

+ “Ngọc lộ: Miêu tả hạt sương móc trắng xóa, dầy đặc làm tiêu điều, hoang vu cả một rừng phong. Bản dịch thơ dịch thanh thoát nhưng chưa truyền tải đầy đủ nội dung, ý nghĩa thần thái của nguyên tác.

+ “Phong thụ lâm”: hình ảnh thường được dùng để tả cảnh sắc mùa thu và nỗi sầu li biệt

– “Núi vu, kẽm vu”: Là hai địa danh cụ thể ở Trung Quốc, vào mùa thu khí trời âm u, mù mịt. Bản dịch thơ là “ngàn non”: Đánh mất hai địa danh cụ thể lại không diễn tả được hết không khí của mùa thu.

– “Khí tiêu sâm”: Hơi thu hiu hắt, ảm đạm

→ Không gian thiên nhiên vừa có chiều cao vừa có chiều rộng và chiều sâu, không gian lạnh lẽo xơ xác, tiêu điều, ảm đạm

→ Diễn tả cảm xúc buồn, cô đơn, lạnh lẽo của tác giả

b. Câu 3 và 4 (Câu thực)

– Điểm nhìn từ lòng sông đến miền quan ải, không gian được nới theo ba chiều rộng, cao và xa:

+ Tầng xa: là ở giữa dòng sông thăm thẳm là “sóng vọt lên tận lưng trời”

+ Tầng cao: Là miền quan ải với hình ảnh mây sa sầm giáp mặt đấy.

+ Tầng rộng: mặt đất, bầu trời, dòng sông đều cho ta hình dung về không gian rộng lớn.

– Hình ảnh đối lập, phóng đại: sóng – vọt lên tận trời (thấp – cao), mây – sa sầm xuống mặt đất (cao – thấp)

→ Sự vận động trái chiều của những hình ảnh không gian kì vĩ, tráng lệ.

→ Tâm trạng con người ngột ngạt, bí bách

→ Bốn câu thơ vẽ lên bức tranh mùa thu xơ xác, tiêu điều, mênh mông, rợn ngợp chao đảo. Đó phải chăng cũng là bức tranh của xã hội Trung Quốc đương thời loạn lạc bất an, chao đảo

→ Tâm trạng buồn, cô đơn, chênh vênh lo lắng của tác giả trước thời cuộc.

30 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Đối chiếu những thông tin về nghệ thuật Việt Nam được trình bày trong văn bản với công trình kiến trúc chùa Keo ở Thái Bình.

+ Toàn bộ công trình của chùa Keo đều làm bằng gỗ lim và là nơi được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo. Từ cột cờ bằng gỗ chò thẳng tắp cao 25m ở ngoài cùng, đi qua một sân lát đá, khách sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa, cao 2m, rộng 2,6m, chạm một ổ rồng với rồng mẹ và rồng con, chầu mặt nguyệt.

+ Gác chuông chùa Keo là một kiến trúc đẹp, cao 11,04m, có 3 tầng mái, kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng.

+ Đến thăm chùa, ta có thể nhìn thấy những đồ thờ quý giá tương truyền là đồ dùng của Thiền sư Không Lộ như bộ tràng hạt bằng ngà, một bình vôi to và ba vỏ ốc lóng lánh như dát vàng mà tương truyền rằng chính do Không Lộ nhặt được thuở còn làm nghề đánh cá và giữ làm chén uống nước trong những năm tháng tu hành.

- Nhận xét về sự bảo lưu hay đổi mới những đặc điểm và tinh thần truyền thống ở tác phẩm hay công trình chùa Keo:

+ Trong tác phẩm, học giả Nguyễn Văn Huyên có nhắc đến sự bảo lưu và đổi mới những đặc điểm và tinh thần truyền thống của người Việt, những n các công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật tuy đã có sự đổi mới nhưng nó vẫn giữ được những nét văn hóa lâu đời của Việt Nam.

+ Chùa Keo là một công trình kiến trúc văn hóa lâu đời của Việt Nam, trải qua gần 400 năm tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo của mình. Điều này cho thấy tinh thần truyền thống của Người Việt tuy có sự đổi mới nhưng vẫn giữ được sự bảo lưu đến ngày nay.

3 tháng 3 2023

Bài thơ đã thể hiện tâm trạng và mong ước của Nguyễn Trãi về người dân đất nước ta có cuộc sống no đủ sum vầy hạnh phúc, ấm êm. Nhờ vào hai câu thơ cuối:

Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

Hai câu thơ cuối cho ta hiểu tấm lòng của Nguyễn Trãi muốn có cây đàn của vua Thuấn để gảy lên khúc ca sự no ấm, thái bình của người dân. Qua đó, ta thấy được ông là người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo cho dân, cho đất nước, nhìn thấy dân làng chài trong cảnh yên vui cũng đủ khiến ông yên lòng

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Tìm tại liệu về nhà thơ Trần Đăng Khoa và bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo.

- Tìm câu trả lời cho câu hỏi năm 1982 có gì đặc biệt

- Rút ra những gì cần thiết nhất trong lượng thông tin đã tìm hiểu.

Lời giải chi tiết:

a. Nhà thơ Trần Đăng Khoa:

- Trần Ðăng Khoa, sinh ngày 26-4-1958 tại thôn Ðiền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Thanh, Hải Dương. Hiện ở Hà Nội.

- Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1977).

- Ông tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du, tốt nghiệp Học viện Văn học Thế giới mang tên M. Gorki (CHLB Nga), từng là lính Hải quân, học viên trường Sĩ quan Lục quân.

- Hiện là biên tập viên tạp chí Văn nghệ quân đội.

- Ông nổi tiếng là “thần đồng” thơ từ khi mới 7, 8 tuổi. Tập thơ Từ góc sân nhà em in ở NXB Kim Ðồng lúc vừa tròn 10 tuổi. Ngoài thơ ông còn viết phê bình văn học.

b. Bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo:

     Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Tuy cuộc sống của họ còn thiếu thốn về vật chất, sân khấu xếp bằng đá san hô, cánh gà chôn bằng mấy tấm tôn, ca sĩ toàn là những anh chàng đầu trọc (họ phải cạo trọc đầu để tiết kiệm nước ngọt vệ sinh)... nhưng tâm hồn của họ thì vô cùng lạc quan, yêu đời. Họ cất cao lời ca tiếng hát, những tiếng hát ngang tàng, toàn nhớ với thương. Dù chưa biết "người thương" ở phương nào, họ vẫn khát khao và mộng tưởng, họ khẳng định tình yêu thủy chung như muối mặn của mình dẫu chưa hề biết "bóng dáng nào sẽ đến" với họ. Có thể nói, họ thiếu thốn cả về vật chất và tình cảm. Chỉ có tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì luôn chan chứa trong tim.

4 tháng 3 2023

a) Nhà thơ Trần Đăng Khoa:

- Trần Ðăng Khoa, sinh ngày 26-4-1958 tại thôn Ðiền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Thanh, Hải Dương. Hiện ở Hà Nội.

- Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1977).

- Ông tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du, tốt nghiệp Học viện Văn học Thế giới mang tên M. Gorki (CHLB Nga), từng là lính Hải quân, học viên trường Sĩ quan Lục quân.

- Hiện là biên tập viên tạp chí Văn nghệ quân đội.

- Ông nổi tiếng là “thần đồng” thơ từ khi mới 7, 8 tuổi. Tập thơ Từ góc sân nhà em in ở NXB Kim Ðồng lúc vừa tròn 10 tuổi. Ngoài thơ ông còn viết phê bình văn học.

b) Bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo:

     Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Tuy cuộc sống của họ còn thiếu thốn về vật chất, sân khấu xếp bằng đá san hô, cánh gà chôn bằng mấy tấm tôn, ca sĩ toàn là những anh chàng đầu trọc (họ phải cạo trọc đầu để tiết kiệm nước ngọt vệ sinh)... nhưng tâm hồn của họ thì vô cùng lạc quan, yêu đời. Họ cất cao lời ca tiếng hát, những tiếng hát ngang tàng, toàn nhớ với thương. Dù chưa biết "người thương" ở phương nào, họ vẫn khát khao và mộng tưởng, họ khẳng định tình yêu thủy chung như muối mặn của mình dẫu chưa hề biết "bóng dáng nào sẽ đến" với họ. Có thể nói, họ thiếu thốn cả về vật chất và tình cảm. Chỉ có tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì luôn chan chứa trong tim.

6 tháng 3 2023

  Để giúp người đọc hiểu đặc điểm của văn hóa Thăng Long – Hà Nội, tác giả đã huy động, kết nối thông tin từ những lĩnh vực như: Lịch sử, địa lí,…

Cụ thể:

- Lĩnh vực lịch sử:

+ Triều đình Lý Trần đưa việc thờ cúng các anh hùng dân tộc như Phù Đổng, Hai Bà Trưng,…

+ Nhà nước dân tộc Lý – Trần – Lê lại nâng các lễ hội đua thuyền, đấu vật, hất phết,…

 

+ Thành phố Rồng Bay có trường cao cấp về Văn (Quốc Tử Giám), về Võ (Giảng Võ Đường) từ thế kỉ XI…

- Lĩnh vực địa lý:

+ Hà Nội, như các nhà địa lý học nhận định, là thủ đô tự nhiên của lưu vực sông Hồng…

+ Đông, Nam, Đoài, Bắc, mỗi vùng đều có một trữ lượng Folklore,…

+ Các địa danh: Hồ Tây – Hồ Gươm, núi Nùng, núi Khán,…

- Văn hóa, xã hội:

+ Trước hết, người Hà Nội, kết quả của tinh hoa bốn phương tụ hội, đua trí, đua tài, …

+ Hình thành một mạng lưới làng quê sản xuất…

- Văn học:

+ Khéo léo tay nghề, đất lề Kẻ Chợ…

+ Gắng công kén được Cốm Vòng/ Kén hồng Bạch Hạc cho lòng ai vui.

+ Bán mít chợ Đông/Bán hồng chợ Tây/…

+ Ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây; giò Chèm, nem Vẽ,…

8 tháng 3 2023

Thông điệp: Con người không nằm ngoài quy luật sinh tồn của vạn vật, không những có cái chết mà còn bị đe dọa tuyệt chủng. Vậy nên, nếu không tự hoàn thiện mình, con người sẽ rơi vào nguy cơ bị xóa sổ.

- Thông điệp: Trong nghịch cảnh thường sẽ phát kích sức sáng tạo để tìm ra giải pháp cho các vấn đề.

- Thông điệp: Cái chết là một phần của sự sống, cuộc sống này hữu hạn. Do đó, con người cần sống một cuộc đời có ích.

8 tháng 3 2023

https://khoahoc.vietjack.com/question/883086/ngoai-viec-biet-them-cac-thong-tin-khoa-hoc-ve-trai-dat-ban-con-nhan-duoc-nhung-thong-diep-gi-tu-van