Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
"Võ Tòng - Tân Khánh" là biệt danh người đời đặt cho ông Ất và ông Giá vốn là hai người sống ở làng Tân Khánh (nay là phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương), giỏi môn Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà (viết tắt là Takhado), có công đả hổ (đánh cọp) ở làng Bàu Lòng (nay là khu phố Bàu Lòng, thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương) vào những năm cuối thế kỷ XIX, khiến người đời ví hai ông giống như Võ Tòng từng đả hổ trong truyện Thủy Hử ngày xưa.
Tham Khảo (Hơi dài xíu nhưng đủ ý nhé !!)
Bất tử danh tướng Hùng Linh Công sinh ra và hóa ở vùng đất Hiệp Hòa, Bắc Giang, thờ phụng ở Đền IA (Yên Sơn linh tích) đến nay khoảng 3700 năm.
Theo truyền thuyết và các tài liệu thư tịch cổ, đời Hùng Vương thứ VI, quan xứ Kinh Bắc là Hùng Nhạc hơn 60 tuổi, vợ ngoài 40 tuổi, vẫn chưa có con trai. Ngày đầu xuân, ông bà đi vãn cảnh trên dòng sông Như Nguyệt (sông Cầu), qua vùng núi thì trời tối. Họ vào đền Y Sơn nghỉ, lễ phật cầu phúc.
Đêm ấy xảy ra thần mộng, từ đó, phu nhân có thai. 12 tháng sau, nhằm vào ngày 12/10 năm Đinh Hợi, bà sinh ra con trai "tay chân mập mạp, hình dong tựa lân hổ, cốt cách tựa bách tùng". Ông bà đặt tên là Hùng Linh Công.
Hùng Linh Công khôi ngô tuấn tú, văn võ song toàn, 15 tuổi cao 9 thước, hàm én, mắt phượng, mày ngài. Đôi vai có thể đỡ trăm cân đá rắn, lại tỏ ra là thiên tư hiểu biết, đức độ hơn người.
Một hôm, muốn trực tiếp xem sự thật của tin đồn, vua Hùng truyền chỉ gọi Linh Công vào triều để thử tài. Linh Công đối đáp trôi chảy về quản quân, trị nước, an dân, được vua xuống chỉ giao làm Bồ Thống.
Tương truyền, lúc bấy giờ, nhiều nơi thường có hổ dữ hại dân. Vua bèn sai Linh Công đem 500 binh mã vào nơi núi cao, rừng sâu để trừ diệt.
Khi quân của Linh Công đến giáp giới ngọn núi nào, hổ dữ nơi ấy đều gầm gào ra tự phục. Chỉ sau 5 tháng, tất cả hổ dữ đều bị bắt sống. Từ đó, nhà nhà được yên ổn. Vua phong cho Hùng Linh Công làm Thống quốc quân giám tả phụ, trông coi xứ Kinh Bắc.
Lúc bấy giờ, giặc Ân từ phương Bắc kéo sang xâm lược nước ta. Thế giặc rất mạnh, nhân dân nhiều vùng bị cướp phá, tướng sĩ triều đình hao tổn nhiều. Trước tình thế nguy nan, vua cho triệu Hùng Linh Công về triều. Linh Công tâu rằng "vua sai tới đó không dám từ nan. Đất này đánh thì khó, giữ thì dễ do dựa vào mép sông, có thế ỷ dốc".
Vua liền ban cho Hùng Linh Công một thanh kim đao và 3 vạn binh mã đi tiên phong cự chiến. Hùng Linh Công vâng mệnh, bái tạ trước thềm rồng, lĩnh chỉ điều quân đánh giặc. Khi đến đất Hiệp Hòa, danh tướng còn chiêu mộ thêm hàng trăm dân khỏe mạnh. Linh Công trú quân tại đây, kiên trì giữ vững để bồi dưỡng binh sĩ trước khi xuất quân đánh trận.
Cũng theo truyền thuyết, sau khi Linh Công xuất binh, vua cho lập đàn tế trời đất. Ba ngày sau, gió mưa bỗng nổi đùng đùng, trời đất tối tăm, một ông già cao 9 thước xuất hiện. Vua cẩn mời vào nội điện hỏi việc dẹp giặc ngoại xâm, ông lão nói "nếu cầu được bậc hiền tài thì giặc Ân sẽ bình được".
Theo truyền thuyết là Hùng Linh Công _ cháu ruột của ngọc hoàng .được giao nhiệm vụ là xuống trần gian giúp dân trừ giặc cứu nước. Chàng sinh ra trong một gia đình giàu tiếng phúc đức .Khi lớn lên chàng cao hơn chượng,mắt phượng , mày ngài. Chàng diệt trừ hổ giữ và được vua phan trức quan cao nhất. Lúc bấy giờ, giặc Ân từ phương Bắc kéo sang xâm lược nước ta. VUa cho gọi Hùng Linh Công vào chiều,Vua liền ban cho Hùng Linh Công một thanh kim đao và 3 vạn binh mã đi tiên phong cự chiến. Hùng Linh Công vâng mệnh, bái tạ trước thềm rồng, lĩnh chỉ điều quân đánh giặc.Hùng Linh Công cùng thánh gióng đi dẹp giặc.Khi thắng thì cưỡi hổ bay về trời.
KHAM KHẢO BÀI NHÉ BẠN .
Em tham khảo nhé!
Ngày xửa ngày xưa, bản mường phía Bắc bị giặc ngoại xâm tràn xuống cướp bóc. Giặc rất hung hăng, tàn ác khiến cho dân chúng vô cùng lo lắng. Một hôm bỗng xuất hiện một chàng trai trẻ khôi ngô tuấn tú đến bản kêu gọi thanh niên chống giặc cứu bản mường. Chàng huấn luyện cho họ biết sử dụng cung nỏ, gươm giáo cũng như cách xông pha trận mạc giáp mặt. Tất cả đều bầu chàng trai làm tướng và gọi chàng là anh tướng. Anh tướng xông vào chém giết bọn giặc, bọn giặc thua chạy tan tác. Sau khi thắng trận, anh tướng dẫn quân về tập trung ở bãi cát, lệnh cho mọi người xuống sông Nậm Na tắm rửa sạch sẽ. Thế nhưng, anh tướng lại đột ngột biến mất, không ai tìm được, chỉ thấy quần áo, đồ đạc bỏ lại ở bờ sông, họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy quần áo lót của tướng quân là đồ của con gái. Thì ra anh tướng là người con gái xinh đẹp, giả trai để chiêu mộ binh sĩ và cầm quân đánh giặc, họ đặt tên cho anh tướng là Nàng Han. Có người cho rằng Nàng Han là thuồng luồng dưới sông, có người cho rằng nàng là Tiên trên trời. Các tù trưởng đã thông báo cho các bản, mường người Thái ở gần bờ sông lập đền thờ cúng Nàng Han,cầu khấn Nàng phù hộ.
Khi Hưng Đại Vương ốm, vua tới thăm, hỏi kế sách chống giặc. Ông thẳng thắn trả lời, nhà vua muốn thắng cần phải tùy thời để tạo thế. Điều cốt lõi là quân đội một lòng như cha con, lấy dân làm gốc, đó là thượng sách giữ nước của quân vương. Ông ghi nhớ lời cha nhưng không cho đó là phải. Ông kể chuyện với gia nô và con để phân định người hiền, kẻ bạc. Quốc Tuấn có công lớn, được vua bản thưởng, cho quyền phong tước. Nhưng ông chưa bao giờ phong tước cho ai. Ông từng soạn sách để khích lệ binh tướng, cứu nước, giúp vua. Ông từng ra quân đánh thắng trăm trận, lập nên chiến công hiển hách, còn lưu truyền muôn thuở.
a) Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
An Dương Vương là vua nước Âu Lạc, ông xây thành nhưng xây đến đâu đổ đến đó, sau đó nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng thì đã xây xong. Khi trở về, Rùa Vàng còn cho vua một cái móng vuốt để làm nỏ thần. Khi Triệu Dà đến xâm lược, thì đã bị nỏ thần của An Dương Vương tiêu diệt. Sau đó, Triệu đà xin cầu hòa và đã sang cầu hôn con gái của An Dương Vương là Mị Châu cho con trai của ông ta là Trọng Thủy. An Dương Vương đồng ý và đã cho Trọng Thủy ở rể. Trong thời gian ở rể thì Trọng Thuỷ đã lừa Mị Châu để lấy nỏ thần và trở về nước. Sau đó, Triệu Đà đem quân sang xâm lược Âu Lạc lần thứ hai, An Dương Vương ỷ có nỏ thần vẫn ngang nhiên ngồi đánh cờ, và kết quả là bị mất nước, An Dương Vương đem Mị Châu chạy ra biển, ra đến biển thì Rùa Vàng hiện lên nói “kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó”. An Dương Vương nghe vậy liền rút gươm ra đâm chết Mị Châu. Còn ông thì xuống biển. Về sau thì Xác Mị Châu biến thành ngọc, còn Trọng Thủy thương tiếc vợ nên đã nhảy xuống giếng tự tử. Sau này, khi lấy nước giếng đó rửa với ngọc thì sẽ rất sáng.
b) Truyền thuyết phản ánh các cuộc vũ trang khởi nghĩa chống xâm lược thời kỳ Bắc thuộc là Hai Bà Trưng.
Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ, chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng đất, lòng dân lúc bây giờ oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược. Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí lớn giành lại non sông. Sau khi biết tin chồng mình bị giặc giết chết, Trưng Trắc cùng em gái Trưng Nhị kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Vơi sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, các thành trì của giặc lần lượt sụp đổ, Tô Định phải ôm đầu chạy về nước.
Nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng" của Đoàn Giỏi gây ấn tượng sâu sắc với người đọc bởi vẻ đẹp tiêu biểu của người người dân Nam Bộ. Võ Tòng là một người nông dân hiện lên bề ngoài “kì hình dị tướng”. Ông thường cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt. nhưng ẩn sâu bên trong là sự hiền lành, chất phác. Nhưng ẩn sâu bên trong là sự hiền lành chất phác. Cuộc đời bất hạnh, từng có gia đình nhưng bị vu oan phải đi tù, khi trở về mất vợ con nên sống cô độc trong rừng. Dù vậy sự tốt bụng và chân thành của Võ Tòng vẫn được người xung quanh quý mến. Ông còn đặc biệt gan dạ, mạnh mẽ với tình yêu nước sâu đậm. Điều ấy thể hiện qua việc chú chuẩn bị những mũi tên tẩm thuốc độc, rồi chia cho tía nuôi của An, cũng như việc kể lại chiến công giết chết tên giặc Pháp với vẻ hào hứng, sung sướng. Chỉ qua vài nét phác họa nhân vật Võ Tòng được khắc họa hiện lên đầy chân thực, sinh động. Ông chính là đại diện cho những con người Nam Bộ giàu sự chân thành, phóng khoáng và tình cảm.