K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2022

Gợi ý phân tích nhé.

Mở bài:

- Giới thiệu bài thơ của tác giả Hữu Thỉnh.

+ hoàn cảnh sáng tác,.. (Nói chung bạn có thể tham khảo cách mở bài chung của dạng phân tích thơ trên mạng, titok,... nhé)

Thân bài:

- Nội dung bài thơ:

+ Tiếng chim xuân và thiên nhiên sinh động.

- Phân tích: (mình không biết chia ý thế nào cho chặt nên làm luôn phần thân bài và kết bài nhé)

Mở đầu bài thơ, tác giả đề cập ngay đến "chú chim tu rúc" với số lượng sinh động: một đàn. Và những chú chim ấy về cất lên tiếng kêu đặc trưng của mình bên mé đồi. Chỉ với hai câu thơ đầu, ta hình dung ra ngay hình ảnh sinh động của các chú chim trong đầu. Rồi tác giả đề cập ngay thời gian vào hai câu thơ tiếp trong khổ đầu:

"Mùa xuân trong cỏ chỉ
Kéo mầm trong nắng soi:

Người đọc biết được, thời gian lúc này là vào xuân; nhưng "xuân" ấy hồn nhiên ở trong "cỏ chỉ" đơn giản mà lại thể hiện lên tâm hồn lãng mạn của nhà thơ. Sau đó, hoạt động "kéo mầm" được Người nhân hóa vào "xuân"; thay vì chỉ nói về việc xuân đến là bao cây cỏ đầy sức sống thì tác giả lại nói "xuân" kéo mầm. Ấy, cái cách viết đầy nghệ thuật tạo nên hoạt động vô cùng đơn giản mà lại cho hình ảnh thơ hay vô cùng. Đồng thời hoạt động "kéo" đây cũng phù hợp với vùng nông thôn, khung cảnh ngày xưa, hợp với hoạt động kéo cày của người dân cũng cho cây cỏ tươi tốt. Đó, là dụng ý nghệ thuật tài tình, là cái khéo tay của con người dệt thơ. Không chỉ dừng lại ở đó, "xuân" đây còn được tác giả tả là "kéo mầm" trong nắng soi thể hiện hẳn thời tiết, khung cảnh đẹp đẽ khi ấy. Và say khi nhà thơ tả xong khung cảnh, người đưa ngay cảm giác thực của mình, đưa tình cảm của mình vào:

"Có cái gì thật êm
Phả vào trong trời đất
Như là ta nhớ mình
Cả mùa đông cách biệt"

"Cái gì" ở đây theo tác giả chính là trời trong, chính là không khí mát mẻ, ấy có thể là gió xuân êm dịu được con người của thơ cảm nhận. "Cái thật êm" ấy được tác giả tả rằng "phả vào trong trời đất", đó là cái khéo của người. Không khí xuân đó, hay còn gọi là dư âm mùa đông thoáng vào trời vào đất; thiên nhiên lúc này càng mang đầy cái đẹp của chính mình hơn. "Như là ta nhớ mình", "ta" là tác giả, vậy "mình" là ai?. Có thể là "vợ" tác giả?, hay chỉ là một trong những cảm hứng của người để viết nên bài thơ hay?. Có thể, đó là "vợ" của tác giả bởi cá nhân tôi cảm nhận rằng bài thơ chính là một chút tình cảm khó tả nào đó của chính bản thân nhà thơ. Vì thế mới có "Cả mùa đông cách biệt": là chia ly của tác giả và vợ hay là cảm hứng của tác giả từ những cặp đôi trai gái không thể ở bên nhau, tôi nghĩ: có thể là cả hai. Bản thân tôi không biết nhiều, chưa dám khẳng định nhưng có một điều mà tôi tin chắc rằng nhà thơ đang nghĩ đến một trong hai điều (hoặc cả hai điều) mà tôi vừa nói. Sau khi để đoạn tình cảm đậm đà ấy vào thơ, người bắt đầu sử dụng tài nhân hóa của mình khi tả về sự vật:

"Những mầm cây biết được
Chuyển dần sang tháng giêng
Gió vô tình bắt gặp
Vội mang lên với rừng"

Các sự việc như "biết được", "bắt gặp", "mang lên" đều là hành động của con người và tác giả đã đưa nó vào mầm cây, vào gió. Biện pháp tu từ ấy thành công để cho câu thơ có tính liên kết hấp dẫn diệu kì, giá trị gợi hình thì tăng lên. Đặc biệt, "biểu cảm" như "vô tình", "vội" làm cho không chỉ câu thơ thêm giá trị cảm xúc mà còn để cho các sự vật thêm sinh động. Kết thúc với khổ thơ cuối, tác giả đưa mình vào những chú tu rúc:

"Thế là chỉ tu rúc
Về kêu bên mé đồi
Và mưa bay như thể
Ngỡ mình đang có đôi"

Chỉ còn mình tu rúc thôi, rồi lại về kêu bên mé đồi như "đầu câu thơ". Tác giả lại liên kết thêm hiện tượng thời tiết "mưa bay", bởi cứ "mưa" là "trữ tình lãng mạng" vô cùng làm cho "mình" ngỡ đang có đôi. Có thể, chú chim tu rúc ấy được tác giả hóa mình vào, bởi thế câu thơ cuối cùng tác giả không nói "Ngỡ tu rúc đang có đôi". Đó là tâm trạng chưng hửng, cái buồn lòng của chú tu rúc trong đầu tác giả. 

Kết bài:

Khép lại, từng tầng cảm xúc của tác giả đã mở đường để từng câu thơ được dệt lên vô cùng tinh xảo đẹp đẽ. Dụng ý thơ ca của người đâu phải ai cũng có thể cảm nhận, những tinh túy trong đó quá nhiều và đáng tiếc rằng bản thân tôi chỉ có năng lực hiểu một phần nào đó trong bài thơ tuyệt vời này của nhà thơ Hữu Thỉnh.

25 tháng 3 2022

-Tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ là âm thanh của tự do bên ngoài

-Thúc giục đến da diết, khắc khoải như giục giã, thôi thúc khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cầm cảm thấy đau khổ, bực bội, muốn vượt ra ngoài để thoát khỏi cảnh giam cầm, tìm về với tự do

29 tháng 3 2021

Tham khảo:

Trong bài thơ, tiếng chim tu hú được xuất hiện tất cả 3 lần. Trong đó :

* Lần 1 và lần 3 : Là tiếng chim tu hú kêu thật ngoài đời (khi con tu hú gọi bầy , khi con tu hú ngoài trời cứ kêu)

* Lần 2 : Là tiếng chim tu hú kêu được tác giả cảm nhận bằng tâm tưởng, vì tu hú là loài chim xuất hiện và kêu ran mỗi độ hè về kéo theo hàng loạt những biểu hiện đầy sức sống của ngày hè, nên "tai nghe hè dậy bên lòng" là cách nói hoán dụ để chỉ những biểu hiện của ngày hè .

- Ý nghĩa và giá trị lên tưởng của âm thanh gợi lên :

* Lần 1 và 3 : Tiếng chim tu hú có giá trị liên tưởng, nó gợi mở ra cả một loạt những hình ảnh biểu hiện sinh động của thiên nhiên với : lúa chiêm đương chín, tái cây ngọt dần, tiếng ve ngân, bắp vàng hạt, nắng đào, trời xanh cao rộng, diều sáo lộn nhào từng không ... Đó là mùa của sự đơm hoa kết quả, của sức sống căng tràn... Những biểu hiện này, khi còn ở ngoài đời - lúc chưa bị địch bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế) - tác giả đã sống, đã cảm nhận bằng cả tâm hồn ...nên giờ đây, khi ngồi trong 4 bức tường giam, chỉ nghe tiếng tu hú bên ngoài vọng vào, tác giả đã liên tưởng như thấy hiện ra trước mắt mình hàng loạt những hình ảnh biểu hiện ấy của mùa hè... -> Hình ảnh mang giá trị cụ thể và hiện thực cao

* Lần 2 : "Tai nghe hè dậy bên lòng" là cách nói nói hoán dụ, chỉ nghe tiếng tu hú, tác giả như thấy cả mùa hè đang bừng nhực sống và càng cảm giác rõ hơn hiện thực mất tự do của mình trong tù : chân muốn đạp tan phòng, cảm thấy ngột ngạt bức bối, muốn vùng vẫy thoát ra với mùa hè tự do bên ngoài khung cửa buồng giam... -> Hình ảnh mang giá trị biểu cảm và khái quát cao

6 tháng 5 2016

 Phân tích khổ thơ trích trong mùa xuân nho nhỏ

Công cuộc xây dựng xã hội mới đòi hỏi những con người mới biết cống hiến, biết hi sinh. Nhà thơ Thanh Hải, một nhà thơ cách mạng đã thấm nhuần quan điểm trên. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ” đã thay ông nói lên niềm tâm sự, khát vọng được cống hiến cho mùa xuân của đất nước. Chỉ với hai đoạn thơ, tác giả đã nêu bật được niềm khát vọng thiết tha, cháy bỏng của mình:

                                                       Ta làm con chim hót

                                                       Ta làm một cành hoa

                                                       Ta nhập vào hòa ca

                                                       Một nổi trầm xao xuyến.

                                                       Một mùa xuân nho nhỏ

                                                       Lặng lẽ dâng cho đời

                                                       Dù là tuổi hai mươi

                                                       Dù là khi tóc bạc.

Trong sức xuân mạnh mẽ của đất trời, trong khí thế bừng bừng sức sống của đất nước vào xuân, tác giả đã cảm nhận được mùa xuân trỗi dậy tự đáy tâm hồn mình. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của cống hiến và hi sinh.

 

Tác giả không mơ giấc mơ vĩ đại, chẳng tưởng một viễn cảnh lạ kì, mà tâm hồn tác giả nguyện những ước mơ đơn sơ, bình dị:

      Ta làm con chim hót

                                  Ta làm một cành hoa                            

    Ta nhập vào hòa ca

          Một nốt trầm xao xuyến.

Tác giả ước mơ được hi sinh, được cống hiến. Ước mơ cháy bỏng của tác giả sôi tràn nhiệt huyết, căng tràn nhựa hi sinh, thổi phồng lên một niềm tin bất diệt. Tác giả mơ ước nhưng chỉ nguyện “làm” một cành hoa, một con chim hót. Tác giả như nguyện rằng mình sẽ làm, vâng sẽ làm một tiếng chim, một cành hoa đế góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim. Một cành hoa, một tiếng chim để tô điểm cho phong cảnh mùa xuân tươi đẹp. Đó là ước nguyện lạ thường, không phải nó cao siêu vĩ đại mà tại nó gần gũi. Quá, đáng yêu quá. Uớc được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện công hiến cho sự phồn vinh của đất nước.

Tác giả nguyện sẽ cống hiến, cống hiến những gì đơn sơ, giản dị, nhưng lại có ích cho đời:

      Ta nhập vào hòa ca

            Mội nốt trầm xao xuyến

Tác giá không mơ được làm một cánh đại bàng lướt gió giữa trời xuân, không mơ được làm nốt nhạc vút cao trong dàn hòa ca bay bổng. Tác giả chỉ nguyện làm một tiếng chim hót, một nốt trầm nhưng xao xuyến lòng người. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình.

Tâm hồn của tác giả hòa vào mùa xuân đất nước, thôi thúc từng hồi, mạnh mẽ nhưng âm thầm, lặng lẽ:

        Một mùa xuân nho nhỏ

     Lặng lẽ dâng cho đời

   Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

Đầu đề của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ" là như vậy. Mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân lớn lao của đất nước. Đó là ước nguyện của tác giả, nguyện sẽ mãi mãi được làm việc, được hi sinh, cống hiến. Tác giả muốn góp vào mùa xuân chút công sức nhỏ bé của mình. Đó là ý thích, là niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp, cũng là tấm lòng chân tình của tác giả. Tác giả không mơ ước xa xôi: Một mùa xuân nho nhỏ

Vâng! Mùa xuân nho nhỏ, rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn lao. Bởi tấm lòng của tác giả luôn hướng tới sự cống hiến tốt đẹp, bởi một mùa xuân nho nhỏ sẽ vẽ lên mùa xuân đất trời rộng lớn. Mùa xuân của tác giả chẳng ồn ào náo nhiệt mà âm thầm lặng lẽ hiến dâng, chẳng phô trương, không cần ai biết đến: Lặng lẽ dăng cho đời

Ý thức của tác giả từ một ước nguyện hi sinh, thể hiện sâu hơn là lòng nhân hậu, muốn giúp đời trong âm thầm lặng lẽ:

    Dù là tuổi hai mươi

Dù là khỉ tóc bạc

Tuổi trẻ cống hiến hi sinh, tuổi già cũng ầm thầm cống hiến. Ý thức về trách nhiệm với quê hương, đất nước, khát vọng được sống, được cống hiến trở thành một ý thức bất diệt trong tâm hồn tác giả. Tác giá sẽ sống và cống hiến. Còn sống là còn cống hiến. Lời thơ nhỏ nhẻ, chân tình quá! Tuổi hai mươi căng tràn nhựa sống hay tuổi già tóc bạc ý thức trách nhiệm với đất nước vẫn không thay dổi. Điệp từ “dù là” như là một lời hứa, cũng là một lời tự nhủ với lương tâm sẽ mãi mãi là mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước.

Thấm nhuần tâm tư, ước nguyện của tác giả, được sống trong một xã hội hòa bình thống nhất, ta phải làm sao để với lương tâm ta, ta không hổ thẹn là người đã chối bỏ trách nhiệm với đất nước, với quê hương. Như Thanh Hải, ta cũng nguyện được là một “mùa xuân nho nhỏ”.

Sau những ngày mùa đông có ro thu mình lại trong lớp mây màu tro lạnh u buồn, một sớm đầu xuân bầu trời cởi bỏ hết mọi ưu phiền, ảm đạm và trở nên khoáng đạt và tươi  xanh hơn mặt trời rực rỡ lộ ra tỏa ánh nắng hồng chan chứa yêu thương bao trùm lên xóm làng đồng ruộng. Nắng đã về nắng về khơi dậy những mạch nguồn khao khát hơi xuân. Đầu tiên nắng theo những sợi mềm tính...
Đọc tiếp

Sau những ngày mùa đông có ro thu mình lại trong lớp mây màu tro lạnh u buồn, một sớm đầu xuân bầu trời cởi bỏ hết mọi ưu phiền, ảm đạm và trở nên khoáng đạt và tươi  xanh hơn mặt trời rực rỡ lộ ra tỏa ánh nắng hồng chan chứa yêu thương bao trùm lên xóm làng đồng ruộng. Nắng đã về nắng về khơi dậy những mạch nguồn khao khát hơi xuân. Đầu tiên nắng theo những sợi mềm tính khối lên từng ô mạ non ấp ủ cho những mầm xanh vừa nhú lên nõn nà mơm mởn . Rồi sau đó nắng xôn xao chạy dọc theo con đường để quanh co tím màu hoa dại len lỏi vào sâu trong xóm nhỏ bình yên .Những nhành xoan khẳng khiu nép bên hiên nhà không kìm nổi sự nôn nao của lòng mình chợt bật lên những búp chồi bẽn lẽn. Tiếp đến chỉ chờ đợi cái thời khắc giao mùa tuyệt diệu của đất trời, những nụ đào phai cũng chúm chím hé nụ cười duyên rạng ngời xuân sắc. Cây lá cỏ hoa đang cố gắng vươn mình đón nắng , đón lấy chút hơi ấm đầu tiên sau mùa đông dài ngủ quên trong giá lạnh đi qua những hành trình khát vọng, nắng mới trở thành đại sứ mùa xuân.

Đọc bài văn trên em có cảm nhận gì về Nắng Xuân ?

Giúp mình với mình đang cần gấp lắm ai nhanh minh tick

2
1 tháng 5 2018
Nắng vừa tỉnh dậy sau giấc ngủ dài. Như "sứ giả" của Thiên Đình gửi xuống để xua tan cái lạnh của mùa đông, gọi mùa xuân về với thế gian.
1 tháng 5 2018

Nắng được tác giả ví như đại sứ của mùa xuân rất hợp lý. Nắng ấp ủ những mầm xanh mới nhú, mang hơi ấm cho cây lá hoa cỏ sau mùa đông lạnh giá. Điều này cho thấy nắng rất quang trọng đối với đời sống của mỗi sinh vật hàng ngày khiến cho mọi thứ trở nên tươi đẹp hơn

Đề bài tả cảnh đẹp của mùa xuânBốn mùa trong đất trời, mỗi mùa đều có một vẻ đẹp riêng không thể trộn lẫn. Mùa hạ đem đến cái nắng vàng chói chang, rực rỡ làm cho hoa thêm thơm, trái thêm ngọt. Mùa thu gợi nỗi buồn vẩn vơ trong lòng mỗi người khi từng chiếc lá hôm nào còn xanh nay đã lần lượt lìa cạnh. Mùa đông đến cùng cái rét cắt da cắt thịt nhưng cũng thú vị làm sao khi...
Đọc tiếp

Đề bài tả cảnh đẹp của mùa xuân

Bốn mùa trong đất trời, mỗi mùa đều có một vẻ đẹp riêng không thể trộn lẫn. Mùa hạ đem đến cái nắng vàng chói chang, rực rỡ làm cho hoa thêm thơm, trái thêm ngọt. Mùa thu gợi nỗi buồn vẩn vơ trong lòng mỗi người khi từng chiếc lá hôm nào còn xanh nay đã lần lượt lìa cạnh. Mùa đông đến cùng cái rét cắt da cắt thịt nhưng cũng thú vị làm sao khi được ủ mình trong chăn ấm, ngồi bên bếp lửa hồng. Nhưng, có lẽ, trong vòng tuần hoàn bốn mùa ấy, chẳng ai là không yêu mùa xuân, không háo hức, mong đợi mỗi khi mùa xuân tới.

Mùa xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của thiên nhiên, là bước đánh dấu một chu kì sinh sôi nảy nở mới của vạn vật. Nàng xuân trong bộ cánh xinh đẹp mà cũng thật kiều diễm, thổi làn gió trong lành, tươi mát đánh thức đất trời sau giấc ngủ dài. Trên cành cây đã thấy những chiếc lá xanh mới nhú, thoát khỏi lớp vỏ xù xì để đưa tay hứng lấy những tia nắng ấm áp đầu tiên. Trong vườn, ngàn loài hoa đua nhau khoe sắc thắm, dẫu có xinh tươi đến mấy cũng phải e thẹn, ngại ngùng trước vẻ đẹp của nàng xuân. Những loài hoa ấy làm cho bức tranh xuân càng thêm phong phú và rực rỡ muôn màu. Bầu trời đã không còn xám xịt nữa mà cao xanh vời vợi. Vài cánh én chao nghiêng trong tiết xuân ôn hòa, ấm áp. Những chú chim cũng hót vang bài ca chào mùa xuân đến, góp vui vào không khí xuân đang rộn ràng, náo nức. Một dấu hiệu đặc trưng khác của mùa xuân là những cơn mưa bụi nhè nhè bay. Mưa giăng mắc trên từng lá cây, ngọn cỏ, trên bờ vai, mái tóc. Mưa làm cho vạn vật thêm tinh khôi, tươi mới, không gian thêm mờ ảo. Những cành đào, cành mai được tắm mưa xuân càng trở nên rực rỡ. Mùa xuân cũng là mùa của lễ hội, người xưa vẫn thường nói: “Tháng giêng là tháng ăn chơi”. Những tiếng trống giòn giã vang khắp không gian làm cho lòng người không khỏi bồi hồi, háo hức.

Con người đón chờ mùa xuân bằng tâm hồn rộng mở để hòa nhập với đất trời. Mùa xuân đem đến một khởi đầu mới, những niềm vui, hạnh phúc và may mắn mới. Đứng trước mùa xuân của đất trời, ta không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Ta cũng thấy tâm hồn mình như trẻ lại, bừng lên niềm tin tưởng, hi vọng vào một năm mới ngập tràn bình an, hạnh phúc. Mùa xuân cũng gắn với ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Trải qua một năm nhiều lo toan, vất vả, đây là dịp để mọi người sum họp, cùng nhau quây quần bên mâm cơm gia đình ấm cúng.

Mùa xuân đến đã thổi bùng lên sức sống mới cho thiên nhiên và con người. Tạo hóa đã ban cho chúng ta một mùa xuân tươi đẹp, chúng ta lại càng phải trân trọng và nâng niu từng giọt mùa xuân đang rơi trên đôi tay.

5
7 tháng 8 2018

bạn chép mạng đâu phải tự viết

7 tháng 8 2018

Công nhận bạn viết văn rất hay luôn và cũng có nhiều hình ảnh so sánh , nhân hóa , ...

Tham khảo:

1. Mở bài:

Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, nêu nội dung chính đoạn thơ. Có trích dẫn khổ 4 và 5 bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.

2. Thân bài:

Nêu vị trí của đoạn trích, giới thiệu khái quát nội dung và nghệ thuật.

Khổ 4: Khát vọng hóa thân thành những vẻ đẹp của cuộc đời.

 Ước nguyện được hóa thân làm con chim hót, làm một cành hoa, làm một nốt trầm xao xuyến nhập vào hòa ca làm đẹp tươi cuộc sống.Điệp ngữ “ta làm” thể hiện một ước nguyện tha thiết, chân thành và cũng rất dứt khoát.Những hình ảnh “con chim hót, “cành hoa,”nốt trầm” vừa giản dị vừa mang tính biểu trưng cho những gì là tươi đẹp của cuộc sống.Ước nguyện của tác giả không là những gì cao siêu to tát mà giản dị, chân thành. Song chính vì vậy làm xúc động sâu sắc lòng người.

Khổ 5: Khát vọng hóa thân thành mùa xuân vĩnh hằng.

– Ước nguyện được dâng hiến cho đời, lặng lẽ.

Tất cả những ước nguyện đó chính là ước nguyện được hóa thân làm một mùa xuân nho nhỏ hòa nhập trong mùa xuân bất tận của đất trời, tạo vật, lòng người…hiến dâng cho đời lặng lẽ (ý nghĩa biểu tượng mùa xuân; các từ nho nhỏ, lặng lẽ thể hiện được sự khiêm tốn, giản dị trong ước nguyện của tác giả).Ước nguyện hiến dâng cho đời của tác giả là ước nguyện tha thiết cháy bỏng suốt cuộc đời:

“Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”

Điệp ngữ “dù là” mang sắc thái khẳng định.

* Đánh giá nội dung nghệ thuật của khổ 4, khổ 5.

3. Kết bài:

Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ. Liên hệ bản thân.

 

Trong thời kì chống Mĩ cứu nước, một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu không thể không kể đến nhà thơ Thanh Hải. Nhà thơ Thanh Hải sinh năm một ngàn chín trăm ba mươi và mất năm một ngàn chín trăm tám mươi, tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở Thừa Thiên – Huế. Ông bắt đầu hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Và vào tháng mười một năm một ngàn chín trăm tám mươi, trong những ngày cuối đời của mình ông đã sáng tác bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” khi bản thân đang nằm trên giường bệnh. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng, những tâm sự, suy ngẫm. Đặc biệt hơn nữa, nhà thơ bày tỏ ước vọng được hòa nhập hiến dâng cho cuộc đời, cho mùa xuân chung của dân tộc. Tình cảm ấy được thể hiện chân thành và cảm động qua khổ bốn và năm của bài thơ.

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” gồm có sáu khổ thơ, được viết theo thể thơ năm tiếng. Không ai là không biết dân tộc Đại Việt ta đã đi qua một chặng đường lịch sử dài bốn nghìn năm với bao vất vả và gian lao. Đến nay đất nước đã giành được độc lập và tự do, chưa bao giờ đất nước tươi đẹp đến vậy. Vì thế trước mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, Thanh Hải khát khao được hòa nhập vào cuộc sống của quê hương hơn bao giờ hết khiến từng câu từ trong bài thơ dường như có sức sống khi mang trong mình giai điệu trong sáng và tha thiết khi mùa xuân đến. Và nếu khổ một, hai và ba là cảm xúc của nhà thơ về mùa xuân của đất nước, của thiên nhiên thì khổ thơ bốn và năm là ước nguyện cống hiến chân thành tha thiết của nhà thơ.

 

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến

Nhà thơ ước mơ được hi sinh, được cống hiến. Ước mơ cháy bỏng của Thanh Hải sôi tràn nhiệt huyết, căng tràn nhựa hi sinh, thổi phồng lên một niềm tin bất diệt. Để bày tỏ lẽ sống của mình, ngay từ những câu thơ mở đầu đoạn, Thanh Hải đã đem đến cho người đọc cái giai điệu mạnh mẽ bằng cách sử dụng điệp ngữ “ta làm” để thể hiện một ước nguyện chân thành, một ước nguyện cống hiến cho quê hương đất nước. Nhà thơ ước mong muốn “làm con chim hót” để cất tiếng hót rộn rã làm vui cho đời, muốn “làm một cành hoa” để đem sắc hương tô điểm cho mùa xuân đất mẹ. Và nhà thơ muốn làm “một nốt trầm”, một hình ảnh ẩn dụ tuyệt đẹp cho thấy ước muốn tha thiết, chân thành của Thanh Hải. Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉ muốn làm “một nốt trầm” nhưng phải là“một nốt trầm xao xuyến” để góp vào bản hoà ca chung. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước.

Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống để bày tỏ ước nguyện của bản thân. Các hình ảnh bông hoa, tiếng chim đã xuất hiện trong cảm xúc của Thanh Hải về mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, giờ lại được sử dụng để thể hiện lẽ sống của mình. Ta có thể cảm nhận được ước nguyện của nhà thơ sao mà đáng yêu, gần gũi lạ kỳ. Và nhà thơ sử dụng đại từ “ta” dường như nói lên được đây chẳng phải là lý lẽ sống của riêng bản thân mà còn là khát vọng chung, ước nguyện cống hiến của nhiều người con trên mảnh đất Việt cùng bao người con đang xa quê hương. Đọc từng câu thơ, ta thấy nhịp thơ hối hả, gấp rút như nhịp sống quê hương, như ước mong cháy bỏng mà khiêm tốn của nhà thơ được dâng hiến cho đời.

Lẽ sống của Thanh Hải còn được thể hiện trong những vần thơ sâu lắng, tâm hồn của nhà thơ dường như hòa vào mùa xuân đất nước, thôi thúc từng hồi, mạnh mẽ nhưng âm thầm và lặng lẽ.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”

 

Cách sử dụng ngôn từ của nhà thơ Thanh Hải rất chính xác, tinh tế và gợi cảm. Nhà thơ đã thành công khi sử dụng phép ẩn dụ đặc sắc qua câu thơ “một mùa xuân nho nhỏ” - một ẩn dụ đầy sáng tạo, cho ta thấy được cuộc đời mỗi con người, mỗi sự cống hiến và mỗi một khát vọng sống cao đẹp. Từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi hướng tới việc góp vào lợi ích chung của dân tộc. Qua hai câu thơ đầu ta có thể thấy khát vọng của nhà thơ tuy ẩn chứa sự khiêm nhường qua hình ảnh nho nhỏ, lặng lẽ nhưng thể hiện một tiếng lòng cao cả, thể hiện một nhân sinh quan cao đẹp và sự chân thành tha thiết của Thanh Hải phải cống hiến cho đất nước, dù là nhỏ bé nhưng không ngừng cống hiến cho cuộc đời.

Nhà thơ lại tiếp tục dùng điệp từ “dù là” để nhấn mạnh thái độ tự tin trước những khó khăn trở ngại của đời người. Câu từ “tuổi hai mươi” hay “khi tóc bạc” đã thể hiện rõ ràng sự âm thầm cống hiến bất kể khi tuổi trẻ hay lúc về già. Ý thức về trách nhiệm đối với quê hương đất nước, khát vọng được sống được cống hiến trở thành ý thức bất diệt trong tâm hồn nhà thơ Thanh Hải. Lời thơ cũng là lời hứa, lời tự nhủ của nhà thơ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước.

Qua đó ta cũng thấy được, tuy bài thơ được viết vào thời gian cuối đời của nhà thơ, nhưng trong bài thơ không hề gợi chút băn khoăn về bệnh tật, về những suy nghĩ riêng tư cho bản thân. Chỉ “lặng lẽ” mà cháy bỏng một nỗi khát khao được dâng những gì đẹp đẽ nhất của cuộc đời mình cho đất nước. Minh chứng cho điều đó là Thanh Hải đã sử dụng từ láy, điệp từ một cách hiệu quả, dùng những hình ảnh thiên nhiên đẹp mà giản dị, ngôn từ tinh tế và gợi cảm cùng những hình ảnh ẩn dụ và so sánh sáng tạo.

Tóm lại khổ thơ bốn và năm của bài “Mùa xuân nho nhỏ” đã thành công khi thể hiện được ước nguyện chân thành, là tiếng lòng của nhà thơ Thanh Hải muốn cống hiến cho quê hương đất nước. Khổ bốn và năm của bài thơ là lời tâm niệm của một con người đã từng trải qua hai cuộc chiến tranh, đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời và sự nghiệp của mình cho cách mạng. Điều đó càng làm tăng thêm giá trị tư tưởng của bài thơ. Tấm lòng và ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải thật đáng quý và đáng trân trọng. Từ đó em cảm thấy bản thân phải học tập thật tốt để cống hiến cho quê hương đất nước ngày càng lớn mạnh dù là một việc nhỏ.

9 tháng 2 2022

Thanh Hải là nhà thơ xứ Huế. Vùng đất hữu tình với con sông Hương thơ mộng và núi Ngự Bình trang nghiêm vun đắp cho hồn thơ Thanh Hải bay cao. Vốn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, Thanh Hải là người có công đầu trong việc xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam thời chống Mỹ. Những tác phẩm của ông được bao thế hệ bạn đọc nhắc mãi như Mồ anh hoa nở, Những đồng chí trung kiên.

Nhưng nhắc đến thơ Thanh Hải, người ta thường nghĩ ngay đến bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Tác phẩm được nhà thơ sáng tác trong khi nằm trên giường bệnh, trước khi mất ít lâu. Đó là tiếng lòng của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, nhịp sống của đất nước vào xuân. Đặc biệt hơn nữa, nhà thơ bày tỏ ước vọng được hòa nhập hiến dâng cho cuộc đời, cho mùa xuân chung của dân tộc. Khát vọng ấy được Thanh Hải thể hiện rõ qua hai khổ bốn và năm của bài thơ:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

Trong khí thế bừng bừng của đất nước vào xuân, tác giả đã cảm nhận được một mùa xuân trỗi dậy từ tâm hồn mình. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của cống hiến và hoà nhập.

Tác giả không mơ một giấc mơ vĩ đại, không ước vọng lớn lao, chỉ là những mong muốn đơn sơ bình dị:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Xin làm một tiếng chim hót hoà trong muôn vạn tiếng chim cất cao tiếng hót chào mừng xuân mới, xin làm một cành hoa trong muôn vạn cánh hoa âm thầm khoe sắc tỏa hương thơm cho cuộc đời chung, xin làm một nốt nhạc trầm trong bản đồng ca của dân tộc ca ngợi non sông đất nước đang đổi mới. Ước nguyện của nhà thơ sao mà đáng yêu, gần gũi lạ kì. Đó chính là sự chiếu ứng của hình ảnh bông hoa tím biếcvà âm thanh tiếng chim chiền chiện ở khổ thơ thứ nhất. Đọc từng câu thơ, ta thấy nhịp thơ hối hả, gấp rút như nhịp sống quê hương, như ước mong cháy bỏng mà khiêm tốn của nhà thơ được dâng hiến cho đời.

Tâm hồn của tác giả hoà vào mùa xuân đất nước, thôi thúc mạnh mẽ nhưng cũng rất âm thầm:

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Lời thơ như tâm tình thiết tha. Một sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ khi phát hiện ra được hình ảnh mùa xuân nho nhỏ. Mỗi con người, mỗi sự cống hiến được ví như một mùa xuân nhỏ hoà vào mùa xuân chung của đất trời, của Tổ quốc. Đó cũng là nguyện ước nhỏ bé của nhà thơ, muốn được mãi mãi làm việc, hi sinh, cống hiến một cách âm thầm lặng lẽ cho quê hương đất nước bất chấp sự thử thách của thời gian, tuổi tác

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

Lời thơ rắn rỏi, điệp ngữ dù là khẳng định thái độ tự tin trước những khó khăn trở ngại của đời người. Tuổi trẻ cống hiến hi sinh, tuổi già cũng tiếp tục âm thầm cống hiến. Ý thức về trách nhiệm đối với quê hương đất nước, khát vọng được sống được cống hiến trở thành lẽ sống trong cuộc đời tác giả. Lời thơ không chỉ là ước nguyện của riêng một nhà thơ mà còn là lời kêu gọi mọi người hãy chung vai gắng sức xây dựng một cuộc đời tươi đẹp trong tương lai. Tâm nguyện này, ta bắt gặp đâu đó trong những vần thơ của Tố Hữu:

Nếu là con chim, chiếc lá

Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình

Sự hi sinh âm thầm, lặng lẽ hiến dâng tài năng, sức lực, tuổi trẻ cho cuộc đời nào phải chỉ có trong thơ Tố Hữu, nhà văn Nguyễn Thành Long trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa cũng đã khắc họa nên bức chân dung nhân vật anh thanh niên cùng nhiều nhân vật khác. Họ chính là minh chứng sinh động nhất của hình ảnh mùa xuân nho nhỏ mà Thanh Hải gửi gắm đến chúng ta qua bài thơ cuối đời của ông.

Tóm lại, hai khổ thơ bốn và năm trong bài Mùa xuân nho nhỏ đã làm lay động tâm hồn người đọc, không chỉ bởi chất nhạc vấn vương, không chỉ bởi giai điệu vừa thiết tha vừa hào hùng thôi thúc mà còn bởi nguyện ước chân thành và khiêm tốn của nhà thơ. Nguyện ước ấy đâu còn của riêng Thanh Hải. Đọc những vần thơ của ông, ta tự nhủ phải làm gì để không hổ thẹn với những người đi trước , hổ thẹn vì đã chối bỏ trách nhiệm đối với đất nước quê hương ? Tất cả được thể hiện bằng những việc làm cụ thể ở hôm nay.

3 tháng 1 2018

Cụm từ "Mùa xuân" đóng vai trò:

a. chủ ngữ (đầu câu), vị ngữ (giữa câu)

b. trạng ngữ chỉ thời gian

c. phụ ngữ của cụm động từ

d. Câu đặc biệt.

14 tháng 3 2021

 

" Mùa xuân đất trời đẹp, Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én dạo chơi trên trời "

BPTT => Nhân hóa

14 tháng 3 2021

 " Mùa xuân đất trời đẹp, Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én dạo chơi trên trời "

BPTT: nhân hóa (in đậm)

 Xác định các biện pháp tu từ trong những câu sau:  a/ Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm (Huy Cận)b/ Một tiếng chim kêu sáng cả rừng (Khương Hữu Dụng)c/ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính (Chính Hữu)d/ Quê hương anh nước mặn đồng chua    Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá (Chính Hữu)e/ Mùa xuân người cầm súng    Lộc giắt đầy quanh lưng    Mùa xuân người ra đồng    Lộc trải dài nương mạ    Tất cả như...
Đọc tiếp

 Xác định các biện pháp tu từ trong những câu sau: 

 

a/ Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm (Huy Cận)

b/ Một tiếng chim kêu sáng cả rừng (Khương Hữu Dụng)

c/ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính (Chính Hữu)

d/ Quê hương anh nước mặn đồng chua

    Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá (Chính Hữu)

e/ Mùa xuân người cầm súng

    Lộc giắt đầy quanh lưng

    Mùa xuân người ra đồng

    Lộc trải dài nương mạ

    Tất cả như hối hả

    Tất cả như xôn xao        (Thanh Hải)

f/ Không có kính không phải vì xe không có kính

    Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

    Ung dung buống lái ta ngồi

    Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng

    Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

    Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

    Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

    Như sa, như ùa vào buồng lái   (Phạm Tiến Duật)

0