Dựa vào thông tin mục 2, hãy trình bày vai trò của ngành dịch vụ. Nêu ví dụ minh họa.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ:
- Vị trí địa lý có ý nghĩa trong việc thu hút vốn đầu tư, nguồn lao động chất lượng cao, tiếp cận thị trường bên ngoài, thực hiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Ví dụ: Các tỉnh giáp ven biển, đặc biển là những tỉnh có cảng nước sâu như Đà Nẵng, Hải Phòng thì ngành giao thông vận tải đường biển rất phát triển, kết nối được với các tuyến vận tải quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra nhộn nhịp.
- Nhân tố tự nhiên các tác động tới trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của một số loại hình dịch vụ: Địa hình, khí hậu tác động trực tiếp đến hoạt động của giao thông vận tải và dịch vụ.
Ví dụ:
+ Các dãy núi đâm ngang ra biển ở miền Trung nước ta để đảm bảo lưu thông vận tải Bắc – Nam cần xây dựng hệ thống đường đèo, đường hầm xuyên núi.
+ Hoạt động du lịch biển ở miền Bắc có sự phân mùa, thời kì mùa đông gần như bị ngưng trệ do hoạt động của gió mùa Đông Bắc nên mùa đông lạnh khô, biển động dữ dội. Du lịch biển chỉ diễn ra vào mùa hè từ (tháng 4 - tháng 9). Thời kì có bão thì hoạt động du lịch không diễn ra được.
- Nhân tố kinh tế - xã hội có ý nghĩa quan trọng nhất tới sự phát triển và phân bố dịch vụ.
+ Trình độ phát triển kinh tế mang tính quyết định đến định hướng phát triển, trình độ phát triển và quy mô của dịch vụ.
Ví dụ: Kinh tế phát triển mạnh, hoạt động sản xuất lớn thì nhu cầu vận chuyển hàng hóa tới nơi tiêu thụ hoặc vận chuyển nguyên nhiên vật liệu tới nơi sản xuất lớn -> đòi hỏi xây dựng mạng lưới giao thông vận tải dày đặc, nhiều loại hình vận tải và phương tiện giao thông chuyên dụng, hiện đại.
+ Đặc điểm dân số, lao động ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, cơ cấu, mạng lưới dịch vụ.
Ví dụ: Những quốc gia có cơ cấu dân số già thì đòi hỏi phát triển dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, ngược lại những quốc gia cơ cấu dân số trẻ sẽ chú trọng phát triển dịch vụ về giáo dục. Ở thành thị dân đông, mật độ cao thì mạng lưới các siêu thị, tạp hóa, chợ dày đặc hơn so với các vùng nông thôn dân sống thưa thớt.
+ Vốn đầu tư, khoa học công nghệ ảnh hưởng đến quy mô, trình độ phát triển dịch vụ.
Ví dụ: Nguồn vốn đầu tư lớn tạo điều kiện để đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào sản phẩm dịch vụ. Trước đây, dạy học tiếng Anh chủ yếu diễn ra tại địa điểm nhất định, có giáo viên – học sinh gặp mặt, giảng dạy và học tập trực tiếp. Tuy nhiên hiện nay, nhiều trung tâm tiếng Anh phát triển thêm mạng dạy học trực tuyến thông qua việc đầu tư xây dựng các ứng dụng học trực tuyến, có thể kết nối với giáo viên – học sinh ở khắp mọi nơi.
+ Thị trường ảnh hưởng tới hướng phát triển, tốc độ và quy mô phát triển của ngành dịch vụ.
Ví dụ: tác động của dịch Covid-19 khiến cho nhu cầu du lịch – nghỉ dưỡng của người dân giảm sút từ đó các hoạt động dịch vụ du lịch bị ngưng trệ.
* Khái niệm: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên.
* Đặc điểm
- Môi trường sống của con người bao gồm: môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và môi trường xã hội.
- Môi trường tự nhiên bao gồm đất, nước, khí hậu, sinh vật, sông ngòi, địa hình,... Các yếu tố này tồn tại và phát triển theo quy luật tự nhiên nhưng vẫn chịu tác động của con người.
- Môi trường nhân tạo bao gồm các yếu tố vật chất, kĩ thuật do con người tạo ra và chịu sự chi phối của con người. Các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị huỷ hoại nếu không có sự chăm sóc của con người.
- Môi trường xã hội là các quan hệ xã hội trong sản xuất, trong phân phối, trong giao tiếp với các luật lệ, thể chế, quy định, cam kết ở các cấp khác nhau. Nó định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định.
* Vai trò của môi trường
- Nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người.
- Giúp lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
- Không gian sống và bảo vệ con người, sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài.
- Chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong sinh hoạt và sản xuất.
* Vai trò
- Giao thông vận tải là ngành dịch vụ quan trọng, là khâu không thể thiếu trong sản xuất, giúp quá trình sản xuất và tiêu thụ được diễn ra liên tục.
- Giúp nhu cầu đi lại của toàn xã hội được diễn ra thuận tiện và thông suốt.
- Tạo các mối liên kết kinh tế - xã hội giữa các địa phương trong quốc gia, đồng thời tăng cường các mối giao lưu, hợp tác quốc tế.
- Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, làm thay đổi phân bố sản xuất và dân cư trên thế giới.
- Góp phần khai thác hiệu quả các nguồn lực sẵn có của mỗi vùng, quốc gia.
* Ví dụ
- Ví dụ 1: Nhờ có các tuyến GTVT ở miền núi mà dân cư bắt đầu tập trung đông dọc các tuyến đường, hoạt động động nông nghiệp dần chuyển sang hoạt động buôn bán (dịch vụ được định hình dần),…
- Ví dụ 2: Nhờ có GTVT mà các mặt hàng sản xuất ra được vận chuyển đến nơi tiêu thụ hay chuyển nguyên liệu từ vùng núi xuống đồng bằng để sản xuất,…
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 1 (Vai trò) và kết hợp hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Vai trò của ngành giao thông vận tải:
- Là ngành dịch vụ quan trọng, là khâu không thể thiếu trong sản xuất, giúp quá trình sản xuất và tiêu thụ được diễn ra liên tục liên tục.
Công nghiệp là ngành đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, có tác dụng toàn động toàn diện đến sản xuất và đời sống xã hội. Cụ thể:
- Cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế, qua đó góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Cung cấp lượng hàng tiêu dùng phong phú, đa dạng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng. Sản xuất công nghiệp góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận lớn dân cư.
- Công nghiệp góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm biến đổi không gian kinh tế và đóng vai trò hạt nhân phát triển vùng kinh tế.
Khu vực dịch vụ có cơ cấu rất đa dạng và phức tạp. Người ta thường chia dịch vụ thành 3 nhóm:
- Dịch vụ kinh doanh: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng hóa, bán buôn, bán lẻ,…
- Dịch vụ tiêu dùng: y tế, giáo dục, thể dục, thể thao, du lịch, bưu chính viễn thông,…
- Dịch vụ công: hành chính công, thủ tục hành chính
* Vai trò
- Đối với phát triển kinh tế:
+ Cung ứng và truyền tải thông tin, vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện góp phần tăng năng suất lao động.
+ Hiện đại hóa, thay đổi cách tổ chức nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Đối với các lĩnh vực khác:
+ Đảm bảo giao lưu giữa các vùng, thúc đẩy quá trình hội nhập và toàn cầu hóa.
+ Tạo thuận lợi cho quản lí hành chính.
+ Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần trong xã hội.
* Đặc điểm
- Ngành bưu chính viễn thông bao gồm 2 nhóm: bưu chính và viễn thông.
- Sản phẩm của bưu chính viễn thông là sự vận chuyển tin tức, bưu kiện, bưu phẩm, truyền dẫn thông tin điện tử,… từ nơi gửi đến nơi nhận.
- Viễn thông sử dụng các phương tiện, thiết bị để cung ứng dịch vụ từ các khoảng cách xa, không cần sự tiếp xúc giữa người cung cấp dịch vụ với người sử dụng dịch vụ.
- Sản phẩm có thể đánh giá thông qua khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã thực hiện, như số lượng thư đã chuyển (kg), thời gian đàm thoại (phút),..
- Sự phát triển của bưu chính viễn thông trong tương lai phụ thuộc lớn vào sự phát triển của khoa học - công nghệ.
Ví dụ:
- Dịch vụ kinh doanh: Dịch vụ sản xuất (Tài chính ngân hàng; Kế toán); Dịch vụ phân phối (Giao thông vận tải; Thương mại),…
- Dịch vụ tiêu dùng: Dịch vụ xã hội (Bưu chính viễn thông; Y tế, giáo dục); Dịch vụ cá nhân (Du lịch - Dịch vụ sửa chữa),…
- Dịch vụ công: Dịch vụ hành chính công và thủ tục hành chính.
Đặc điểm của ngành dịch vụ:
- Sản phẩm của ngành dịch vụ thường không phải là vật chất cụ thể.
- Ngành dịch vụ có sự liên kết chặt chẽ với các ngành kinh tế khác và là mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất.
- Ngành dịch vụ có cơ cấu ngành đa dạng, có sự thay đổi nhanh về quy mô, loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu mới của thị trường.
- Các thành tựu khoa học – công nghệ đang được ứng dụng mạnh mẽ trong ngành dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và năng suất lao động.
- Vai trò của ngành lâm nghiệp
+ Cung cấp lâm sản phục vụ cho các nhu cầu của xã hội (gỗ, nguyên liệu ngành giấy, thực phẩm, dược liệu…).
+ Tạo nguồn thu nhập và giải quyết việc làm, đặc biệt là cho người dân thuộc vùng trung du, miền núi.
+ Bảo tồn đa dạng sinh học, chống sói mòn đất, điều tiết nước trong đất, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai.
+ Góp phần đảm bảo phát triển bền vững.
- Đặc điểm của ngành lâm nghiệp:
+ Cây lâm nghiệp có chu kì sinh trưởng dài và phát triển chậm.
+ Ngành lâm nghiệp bao gồm trồng rừng; khai thác và chế biến lâm sản; bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái rừng;… Các hoạt động khai thác và tái tạo mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
+ Sản xuất lâm nghiệp diễn ra trong không gian rộng và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.
- Vai trò kinh tế:
+ Giúp các hoạt động sản xuất, phân phối diễn ra một cách thông suốt, đạt hiệu quả cao và giảm rủi ro.
Ví dụ: ngành thương mại đóng vai trò quan trọng trong phân phối sản phẩm của các ngành sản xuất đến tay người tiêu dùng. Thông qua thương mại, nhà sản xuất xác định được thị hiếu của người tiêu dùng, thích/dùng nhiều sản phẩm nào hay không thích sản phẩm nào. Từ đó thông tin lại để các ngành sản xuất điều chỉnh quy mô, cơ cấu sản xuất phù hợp nhu cầu, tránh thừa hay thiếu.
+ Thúc đẩy sự phân công lao động, hình thành cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế hợp lí, thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Ví dụ: Dịch vụ có cơ cấu rất đa dạng, vì vậy tạo ra khối lượng việc làm lớn – đa dạng từ những ngành đơn giản (phục vụ, buôn bán nhỏ lẻ,…) đến những ngành phức tạp (marketing, quảng cáo, chăm sóc khách hàng,….) điều này giúp thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa – đáp ứng yêu cầu phát triển.
+ Góp phần tăng thu nhập quốc dân cũng như thu nhập cá nhân trong xã hội.
Ví dụ: Dịch tạo ra khối lượng việc làm lớn và đa dạng từ đơn giản đến phức tạp nên người lao động có thể dễ dàng tìm kiếm các công việc thuộc ngành dịch vụ, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống.
- Các vai trò khác:
+ Về mặt xã hội: giúp các lĩnh vực của đời sống xã hội và sinh hoạt cộng đồng diễn ra thuận lợi, nâng cao đời sống nhân dân:
Ví dụ: Dịch vụ đáp ứng nhu cầu đi lại nhân dân, tiếp cận với các hình thức vui chơi, giải trí nhằm giảm bớt các căng thẳng của cuộc sống.
+ Về mặt môi trường: góp phần khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Ví dụ: Các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm hiện nay thường gắn với các hoạt động bảo vệ môi trường môi trường hay dịch vụ vệ sinh môi trường giúp cho đô thị trở nên sạch, đẹp hơn.
+ Tăng cường toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Ví dụ: Internet giúp con người có thể kết nối với nhau dễ dàng, giao lưu kinh tế - văn hóa cũng trở nên nhanh chóng và thuận tiện. Các loại hình giao thông vận tải có ý nghĩa quốc tế như đường biển, đường hàng không ngày càng phát triển giúp việc đi lại, trao đổi hàng hóa diễn ra dễ dàng.