Đọc thông tin, hãy trình bày vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Vai trò của ngành trồng trọt:
+ Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế sẵn có của mỗi vùng, quốc gia.
+ Cung cấp lương thực – thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, cơ sở phát triển chăn nuôi và là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
+ Góp phần giữ gìn, cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Đặc điểm của ngành trồng trọt:
+ Đối tượng sản xuất chính là cây trồng, sử dụng đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu.
+ Sự phát triển và phân bố phụ thuộc chặt chẽ vào đất trồng và điều kiện tự nhiên.
+ Có tính mùa vụ.
+ Trong nền sản xuất hiện đại, ngành trồng trọt có sự thay đổi về hình thức tổ chức, phương thức sản xuất, nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đặc điểm của ngành chăn nuôi:
- Sự phát triển và phân bố phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn.
- Đối tượng của ngành là các vật nuôi => phải tuân theo các quy luật sinh học.
- Chăn nuôi có thể phát triển tập trung hay di động, phân tán, theo quy mô nhỏ hay lớn => hình thành 3 hình thức chăn nuôi: tự nhiên (chăn thả), công nghiệp (trang trại hiện đại) và sinh thái.
- Là ngành sản xuất cho nhiều sản phẩm cùng lúc.
- Ngành chăn nuôi hiện đại áp dụng các công nghệ tiên tiến, kĩ thuật gen, liên kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến.
* Vai trò
- Với phát triển kinh tế:
+ Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng
+ Điều tiết sản xuất, giúp trao đổi hàng hóa được mở rộng, thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Với các lĩnh vực khác:
+ Định hướng tiêu dùng, tạo tập quán tiêu dùng.
+ Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ trong nước và trên thế giới.
* Đặc điểm
- Thương mại là quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa bên mua và bên bán, đồng thời tạo ra thị trường.
- Hoạt động thương mại chịu tác động của quy luật cung – cầu.
- Không gian hoạt động thương mại không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia (nội thương) mà còn giữa các quốc gia với nhau (ngoại thương).
- Hoạt động thương mại được đo lường bằng cán cân xuất nhập khẩu. Nếu giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu gọi là xuất siêu. Nếu giá trị xuất khẩu nhỏ hơn giá trị nhập khẩu gọi là nhập siêu.
- Sự kết hợp giữa thương mại và công nghệ dân đến sự bùng nổ của thương mại điện tử.
- Vai trò:
+ Cung cấp gỗ, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
+ Cung cấp thực phẩm, các dược liệu quý.
+ Tạo việc làm, thu nhập cho người dân
+ Điều hòa nguồn nước, khí hậu, chống xói mòn, bảo vệ đất, giữ cân bằng sinh thái.
- Đặc điểm:
+ Đối tượng là các cơ thể sống, có chu kì sinh trưởng dài, thường phân bố không gian rộng lớn.
+ Hoạt động lâm sinh bao gồm: trồng rừng, chăm sóc rừng và ươm giống cây lâm nghiệp; khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và dịch vụ lâm nghiệp.
- Ví dụ: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (Việt Nam) có nhiều diện tích đất trống đồi núi trọc đã và đang được người dân phủ trống bằng cách trồng các loại cây lấy gỗ như: keo, quế,…với mục đích thu hoạch gỗ, hương liệu từ đó tạo thu nhập cho người dân đồng thời giúp phủ xanh diện tích đất trống, hạn chế xói mòn, rửa trôi.
Ví dụ:
Trong trồng lúa gạo, để đạt hiệu quả cao con người sử dụng các dịch vụ trong nông nghiệp:
- Máy móc cải tạo đất (máy cày), chăm sóc lúa trong thời kì sinh trưởng (máy phun thuốc sâu, bón phân) làm tăng năng suất lao động.
- Sử dụng phân bón để tăng năng suất, chất lượng cây lúa từ đó tạo hướng chuyên môn hóa trong sản xuất.
- Sau khi thu hoạch lúa để bảo quản tốt cần được sử dụng máy móc để phơi sấy giữ lúa luôn được khô, ráo tránh ẩm mốc ảnh hưởng đến chất lượng.
* Vai trò
- Đối với phát triển kinh tế:
+ Cung ứng và truyền tải thông tin, vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện góp phần tăng năng suất lao động.
+ Hiện đại hóa, thay đổi cách tổ chức nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Đối với các lĩnh vực khác:
+ Đảm bảo giao lưu giữa các vùng, thúc đẩy quá trình hội nhập và toàn cầu hóa.
+ Tạo thuận lợi cho quản lí hành chính.
+ Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần trong xã hội.
* Đặc điểm
- Ngành bưu chính viễn thông bao gồm 2 nhóm: bưu chính và viễn thông.
- Sản phẩm của bưu chính viễn thông là sự vận chuyển tin tức, bưu kiện, bưu phẩm, truyền dẫn thông tin điện tử,… từ nơi gửi đến nơi nhận.
- Viễn thông sử dụng các phương tiện, thiết bị để cung ứng dịch vụ từ các khoảng cách xa, không cần sự tiếp xúc giữa người cung cấp dịch vụ với người sử dụng dịch vụ.
- Sản phẩm có thể đánh giá thông qua khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã thực hiện, như số lượng thư đã chuyển (kg), thời gian đàm thoại (phút),..
- Sự phát triển của bưu chính viễn thông trong tương lai phụ thuộc lớn vào sự phát triển của khoa học - công nghệ.
- Vai trò của ngành lâm nghiệp
+ Cung cấp lâm sản phục vụ cho các nhu cầu của xã hội (gỗ, nguyên liệu ngành giấy, thực phẩm, dược liệu…).
+ Tạo nguồn thu nhập và giải quyết việc làm, đặc biệt là cho người dân thuộc vùng trung du, miền núi.
+ Bảo tồn đa dạng sinh học, chống sói mòn đất, điều tiết nước trong đất, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai.
+ Góp phần đảm bảo phát triển bền vững.
- Đặc điểm của ngành lâm nghiệp:
+ Cây lâm nghiệp có chu kì sinh trưởng dài và phát triển chậm.
+ Ngành lâm nghiệp bao gồm trồng rừng; khai thác và chế biến lâm sản; bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái rừng;… Các hoạt động khai thác và tái tạo mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
+ Sản xuất lâm nghiệp diễn ra trong không gian rộng và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.
- Vai trò của ngành thủy sản:
+ Đóng góp vào GDP ngày càng lớn.
+ Nguồn cung cấp các chất đạm, dễ tiêu hóa cho con người; đồng thời cung cấp các nguyên tố vi lượng dễ hấp thụ và có lợi cho sức khỏe.
+ Nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
+ Góp giải quyết việc làm, bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.
+ Phụ phẩm của ngành thủy sản có thể làm thức ăn cho chăn nuôi.
- Đặc điểm của ngành thủy sản:
+ Sản xuất thủy sản mang tính mùa vụ, phụ thuộc nhiều vào nguồn nước và khí hậu.
+ Sản xuất thủy sản ngày càng áp dụng công nghệ, sản xuất theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao hiệu quả, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
+ Sản xuất thủy sản bao gồm các hoạt động khai thác, chế biến và nuôi trồng vừa có tính chất của ngành sản xuất nông nghiệp, vừa có tính chất của ngành sản xuất công nghiệp.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục I và kết hợp hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
* Vai trò của ngành bưu chính viễn thông
- Hoạt động bưu chính đảm nhận vai trò chuyển thư tín, bưu phẩm, điện báo,... Hoạt động viễn thông: đảm nhận vai trò truyền thông tin của xã hội được diễn ra thông suốt và liên tục.
- Cung cấp những điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất, xã hội; là hạ tầng cơ sở quan trọng ở mỗi quốc gia.
- Thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
- Giúp quá trình quản lí, điều hành của Nhà nước thuận lợi; tăng cường hội nhập quốc tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.
* Đặc điểm của ngành bưu chính viễn thông
- Gồm 2 ngành: bưu chính và viễn thông.
+ Ngành bưu chính nhận, vận chuyển và chuyển phát bằng các phương thức khác nhau qua mạng bưu chính. Sản phẩm của ngành là sự vận chuyển thư tín, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá,... từ nơi gửi đến nơi nhận.
+ Ngành viễn thông có đặc điểm là sử dụng các thiết bị kết nối với vệ tinh và mạng internet để truyền thông tin từ người gửi đến người nhận.
- Các tiêu chí đánh giá dịch vụ bưu chính (số lượng thư tín, khối lượng bưu phẩm, thời gian giao nhận,…), dịch vụ viễn thông (thời gian cuộc gọi, chất lượng cuộc gọi,…).
- Sự phát triển của ngành phụ thuộc chặt chẽ vào sự phát triển của khoa học – công nghệ.
Vai trò của ngành bưu chính viễn thông
- Hoạt động bưu chính đảm nhận vai trò chuyển thư tín, bưu phẩm, điện báo,... Hoạt động viễn thông: đảm nhận vai trò truyền thông tin của xã hội được diễn ra thông suốt và liên tục.
- Cung cấp những điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất, xã hội; là hạ tầng cơ sở quan trọng ở mỗi quốc gia.
- Thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
- Giúp quá trình quản lí, điều hành của Nhà nước thuận lợi; tăng cường hội nhập quốc tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.
* Đặc điểm của ngành bưu chính viễn thông
- Gồm 2 ngành: bưu chính và viễn thông.
+ Ngành bưu chính nhận, vận chuyển và chuyển phát bằng các phương thức khác nhau qua mạng bưu chính. Sản phẩm của ngành là sự vận chuyển thư tín, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá,... từ nơi gửi đến nơi nhận.
+ Ngành viễn thông có đặc điểm là sử dụng các thiết bị kết nối với vệ tinh và mạng internet để truyền thông tin từ người gửi đến người nhận.
- Các tiêu chí đánh giá dịch vụ bưu chính (số lượng thư tín, khối lượng bưu phẩm, thời gian giao nhận,…), dịch vụ viễn thông (thời gian cuộc gọi, chất lượng cuộc gọi,…).
- Sự phát triển của ngành phụ thuộc chặt chẽ vào sự phát triển của khoa học – công nghệ.
- Vai trò của chăn nuôi:
+ Cung cấp thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
+ Tạo mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
+ Thúc đẩy trồng trọt phát triển và sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa.
- Đặc điểm:
+ Đối tượng của ngành là các vật nuôi.
+ Phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn thức ăn.
+ Có nhiều thay đổi về hình thức chăn nuôi và hướng chuyên môn hóa.
+ Áp dụng rộng rãi khoa học – công nghệ vào sản xuất.