Viết 01 bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích bức tranh bến đò ngày mưa trong bài thơ trên
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo :
Tố Hữu (1920-2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, là một nhà thơ gốc Huế, giác ngộ cách mạng từ khi tuổi đời còn rất trẻ, tham gia vào hàng ngũ của Đảng khi mới tròn 18 tuổi. Kể từ đó ta thấy có một sự thống nhất chặt chẽ giữa đường cách mạng và đường thơ trong sự nghiệp sáng tác của tác giả. Ông được coi là một trong những lá cờ đầu của nền thơ ca kháng chiến, đưa thể loại thơ trữ tình chính trị đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, cũng như tư tưởng. Vốn là một người con gốc Huế, gắn bó sâu sắc với vùng đất Nam Ai, Nam Bình, thế nên trong đời thơ của mình Tố Hữu đã từng nhiều lần đưa Huế vào các sáng tác của mình, Khi con tu hú chính là một trong những bài thơ như vậy, đây cũng là một trong những tác phẩm hay và độc đáo của Tố Hữu trong những năm đầu làm cách mạng, làm thơ chính trị. Ở đó ta thấy bức tranh cảnh ngày hè được tác giả tái hiện một cách sinh động, tươi đẹp vô cùng trong 6 câu thơ đầu tiên.
Khi con tu hú là một bài thơ được sáng tác trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, ấy là khi Tố Hữu mới bị bắt giam tại nhà lao tỉnh Thừa Thiên tháng 7/1939. Khi trong chốn lao tù thế nhưng người chiến sĩ cách mạng vẫn rất lạc quan, yêu đời, lắng nghe tiếng chim tu hú gọi bầy và dựa vào những ký ức gắn bó với xứ Huế thân yêu để vẽ nên một bức tranh mùa họa tươi đẹp và thanh bình. Nhan đề "Khi con tu hú" là một nhan đề hay và thú vị, trích dẫn từ một nửa câu thơ, nó đã đem đến cho người đọc sự tò mò, chú ý, muốn tìm hiểu xem bài thơ nói gì với hình ảnh con tu hú. Đồng thời nó cũng lại là một cụm từ chỉ thời gian khá tinh tế, có tiếng chim tu hú gọi tức là báo hiệu một mùa hè đã bắt đầu, rộn ràng và sôi động ngoài kia. Dấy lên trong lòng người tù cách mạng nhiều nỗi bồn chồn, niềm khao khát tự do mãnh liệt, gợi nhắc về một không gian khoáng đạt, cao rộng, về một cuộc sống tự do bay nhảy như những chú chim, bộc lộ niềm yêu cuộc sống, muốn hòa nhập với cảnh ngày hè rực rỡ của quê hương, thoát khỏi cái nhà tù chật chội, nóng bức, thiếu tự do mà tác giả căm ghét.
"Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không"
Với một tâm hồn trẻ tuổi, còn nhiều bồng bột, thơ của Tố Hữu thời kỳ đầu thường nghiêng về sự trẻ trung thoải mái, bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp rõ ràng trong từng vần thơ. Giữa lúc cuộc đời đang phơi phới tràn đầy lý tưởng cách mạng, sự hăng hái của tuổi trẻ còn chưa kịp thỏa đời chiến sĩ, thì Tố Hữu bị địch bắt giam và chưa biết ngày nào sẽ được thả ra. Trong khi ấy một tiếng chim tu hú gọi bầy vang vọng ngoài trời Huế, đã len lỏi vào song sắt, gợi cho tác giả nhiều cảm xúc, từ đó vẽ nên một bức tranh mùa hạ sống động và tuyệt vời. Rõ ràng ta có thể từ hoàn cảnh sáng tác mà nhận ra rằng bức tranh của Tố Hữu là do bản thân ông tưởng tượng ra sau nhiều năm gắn bó với Huế, chứ không phải được thấy từ sự quan sát trực tiếp. Tuy nhiên tuổi trẻ, tài năng và niềm yêu cuộc sống đã giúp Tố Hữu gợi ra tất cả chỉ từ một tiếng tu hú gọi bầy, bằng những dòng thơ lục bát truyền thống, nhịp nhàng, thanh thoát, đã mở ra một thế giới thật khoáng đạt, tràn trề nhựa sống. Từ tiếng tu hú kêu, tác giả dường như đã nhìn thấy những cảnh sắc thật tiêu biểu của mùa hạ ở một vùng nông thôn Huế, ấy là mùa lúa chiêm đang chín vàng trên những cánh đồng rộng lớn, là những thức trái cây đang nhạt dần chờ ngày thu hái, là tiếng ve râm ran rộn rã cùng cất lên dàn đồng ca mùa hạ, là khung cảnh những trái bắp vàng cam được phơi đầy khắp sân nhà, là cảnh trời xanh cao trong vắt, không một đám mây và điểm xuyết trên ấy là những cánh diều sáo nhịp nhàng bay lượn, tiếng sáo diều đã tưởng thấu tận trời xanh, khuấy động trong lòng tác giả. Có thể thấy rằng chỉ bằng một tiếng tu hú "Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa phượng nở, hoa gạo đỏ đầy ước mơ hi vọng...", đã mang đến cho tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng thật nhiều mộng tưởng, vốn chỉ là bức tranh trong lòng người nhưng sao lại có thể khoáng đạt, đẹp đẽ, tuyệt vời với những gam màu rực rỡ, sống động, nhiều âm thanh đến thế. Còn có mùa hạ nào đẹp hơn mùa hạ trong chính lòng người nữa, giữa cảnh lao tù chật hẹp, im ắng, nóng bức thế mà người chiến sĩ vẫn có thể thấy những sắc vàng, sắc đỏ, sắc đào, sắc xanh của vạn vật, đôi tai vẫn dường như nghe thấy tiếng ve râm ran, tiếng sáo diều vút cao, và tâm hồn người dường như đã rời khỏi chốn lao tù khổ hạnh để tìm đến với "Trời xanh càng rộng càng cao", như những con diều sáo thỏa sức bay lượn, cấp cho đời những âm thanh thật vang vọng thật tươi đẹp. Như vậy có thể thấy rằng, ở sáu câu thơ đầu đơn giản chỉ là một bức tranh tả cảnh, một tấm màn hồi ức tươi vui của Tố Hữu, nhưng ta cũng dễ dàng nhìn ra sau đó là cả một tâm hồn tươi trẻ, gắn bó tha thiết, sâu nặng với quê hương, bởi lẽ nếu không yêu, không nhớ người ta sẽ chẳng bao giờ vẽ nên một bức tranh quê đẹp đẽ và sống động đến thế. Không chỉ vậy từ trong bức tranh thiên nhiên tràn ngập âm thanh, màu sắc ấy ta còn nhận ra cả một tấm lòng khao khát tự do, bay nhảy đến mãnh liệt. Có lẽ rằng hơn bao giờ hết, tiếng tu hú gọi bạn, gọi hè đã nhắc nhở người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi một điều quan trọng ấy là thời gian đang dần trôi đi, xuân qua hè đến, chẳng chốc thu tới đông lại về, làm sao có thể chấp nhận cảnh tù đày, chôn chân trong khi đời cách mạng mới chớm vẫn còn dang dở. Thế nên nhà thơ khao khát quá cái mùa hè ngoài kia, khao khát được nhìn thấy khung trời rộng lớn, khung trời cách mạng vô cùng, mà tiếng chim tu hú lại càng kêu như giục giã, khiến tác giả không khỏi bồi hồi, nóng nảy. Bên cạnh việc mang đến những cảnh sắc mùa hè tiêu biểu, đầy âm thanh, màu sắc của sự sống thì nghệ thuật sử dụng phép liệt kê, gieo vần, dùng những hình ảnh, từ ngữ tuy giản đơn nhưng rất gợi hình, gợi cảm đã khiến cho bức tranh mùa hè càng thêm sống động, tràn ngập niềm vui sống, cũng góp phần không nhỏ vào việc thể hiện tâm trạng lạc quan, yêu đời, khao khát tự do cháy bỏng của người tù chính trị trong hoàn cảnh tù đày ngặt nghèo.
Khi con tu hú là một trong những bài thơ hay mở đầu cho chặng đường thơ ca trữ tình chính trị lắm vẻ vang của Tố Hữu, có thể thấy rằng đánh giá ông là một nhà thơ lý tưởng trong nền văn học hiện đại Việt Nam cũng không có gì là quá lắm. Bởi lẽ ngay từ những ngày mới giác ngộ cách mạng đường thơ của Tố Hữu đã thể hiện được những tư tưởng cá nhân tích cực, tươi đẹp của một con người đang ủng hộ cách mạng bằng cả tâm hồn, từ đó dần mở ra một cánh cửa tươi sáng dẫn tác giả từ cái tôi cái nhân mạnh mẽ sang tập trung, hòa vào cái ta chung của cộng đồng rộng lớn. Trở thành một nhà thơ của cách mạng, gắn bó sâu sắc và chặt chẽ với từng chặng đường cách mạng của dân tộc từ những khi mới nhen nhóm cho tới khi thắng lợi hoàn toàn.
“Thi trung hữu họa” Các cụ xưa đã nói như thế. Thế Lữ bằng chất liệu ngôn ngữ đã vẽ nên bộ tranh tứ bình về “Chúa sơn lâm” khá hoàn hảo trong bài thơ “Nhớ rừng” của mình. Bức tranh một vẽ chân dung tâm hồn hổ vào một đêm trăng đầy mơ mộng:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan”
Cảnh có màu vàng óng ả của trăng, màu xanh trong vắt của nước suối đại ngàn, màu trắng đen mờ ảo của cỏ cây hoa lá. Hổ ta đang đứng trên bờ, say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy. Ta có cảm giác hổ say mồi thì ít mà say đắm vẻ đẹp huyền ảo của đêm trăng thì nhiều. Vũ trụ có trăng, lúc khuyết, lúc tròn, lúc lên, lúc lặn để rồi hổ ta không biết bao lần ngây ngẩt trước ánh trăng vàng tung tóe. Nhớ làm sao những đêm vàng đấy mộng mơ ấy! Và giờ đây nó càng quý vô ngần vì nó là đêm của tự do và ảo mộng. Bức tranh hai, Thế Lữ cho chúa tể rừng xanh đối diện với sự gào thét của thiên nhiên hùng vĩ vào những ngày mưa:
“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”
Mưa rừng không phải là “mưa bay như khói qua chiều”, không phải là “mưa giăng mắc cữi”, càng không phải là “mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng” mà mịt mù, dữ dội rung chuyển cả núi rừng. Thế Lữ thật tài tình khi biết lấy sự gào thét dữ dội của thiên nhiên, sự ngã nghiêng của cây cối, cảnh tuôn rơi ồn ào của ngày mưa làm phông nền cho một hổ ta điềm nhiên lặng ngắm giang sơn đổi mới của mình. Quả là bức tranh của một nghệ sĩ kỳ tài. Còn đây là một cảnh khác, tươi sáng, tưng bừng của buổi bình minh.Chúa tể rừng xanh lúc nầy đang ngon giấc:
“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”
Một buổi bình minh tinh khôi rạng rỡ, chim chóc reo ca, cây cối gọi mời, mọi vật đã thức giấc đón bình minh lên. Riêng hổ ta lại ngủ, một giấc ngủ lạ đời : giấc ngủ “tưng bừng”. Hổ có giấc ngủ riêng của hổ, cảnh vật xung quanh có ồn ào, sôi động bao nhiêu càng làm cho giấc ngủ hổ thêm say, giấc mơ hổ thêm đẹp. Chỉ bằng vài nét chấm phá má cảnh có âm thanh, có màu sắc, đường nét hài hòa, sống động. Bức tranh cuối cùng tuyệt đẹp, đẹp một cách lộng lẫy và bi tráng:
“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”
Bức tranh nầy khác hẳn với ba bức tranh trên, từ màu sắc, đường nét, đến ánh sáng. Màu vàng óng ả của trăng, màu đen mờ ảo của những trận mưa rừng, cả màu hồng tươi của nắng mới đều không còn nữa thay vào đó là màu đỏ rực của máu và của ánh mặt trời sắp tắt. Hổ ta lúc nầy cũng không còn say sưa, mơ mộng như đêm nào, ngày nào mà đã hiện nguyên hình là một mãnh thú. Bên hổ, dưới chân hổ là cảnh “lênh láng máu” của những con thú yếu hèn. Ngoài xa, trên bầu trời cao rộng mênh mông ấy mặt trời cũng chỉ là một mảnh. Ta có cảm giác mặt trời cũng bé đi qua cái nhìn của hổ. Trong bức tranh, mọi vật hình như nhỏ hơn, chìm hẳn chỉ có hổ ta đứng đấy uy nghi, chễm chệ với tư thế là chúa tể của muôn loài. Chúa sơn lâm đẹp thật, một vẻ đẹp dữ dằn ghê gớm của một mãnh thú đang say mồi.
Quả là một bộ tranh tứ bình hoàn hảo, với sự phối cảnh hài hòa, bố cục mỹ cảm, đường nét thanh tao, gam màu chuẩn xác. Thế Lữ đã để lại bộ tranh hổ bằng ngôn ngữ có một không hai trong lịch sử văn học.
nhớ k cho mình nhé
học tốt-.-
Mười sáu câu đầu bài thơ Nhớ rừng là một bức tranh tứ bình đặc sắc. Thế Lữ đã vẽ lên bốn cảnh rừng núi với những vẻ đẹp khác nhau, trong những khoảnh khắc khác nhau.
Trước tiên là cảnh đêm vàng rực rỡ “ta say mồi đứng dưới ánh trăng tan”. Cảnh vật ở đây thật thơ mộng, lãng mạn: không gian trời nước như được nhuộm vàng bởi ánh trăng huyền ảo. Từ "vàng” ở đây có thể hiểu theo nghĩa là: huy hoàng, vàng son. Đó chính là thời kì huy hoàng, thời vàng son của chúa sơn lâm. Hổ như một thi sĩ thưởng thức vẻ đẹp của đêm trăng giữa rừng suối. Mặc dù vậy, ở nó vẫn toát lên dáng dấp của một mãnh thú với sức mạnh phi thường khi” uống ánh trăng tan. Cảnh ở đây vừa có cái thơ mộng lại vô cùng huy hoàng.
Bức tranh thứ hai là cảnh” những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn”. Đó là những ngày mưa dữ dội, bốn phương ngàn như xoay chuyển, trắng xóa một màu mưa. Và ở đây, hổ là một lãnh chúa đứng lặng ngắm giang sơn của mình thay màu áo mới. Cảnh ở đấy thật dữ dội nhưng cũng thật tráng lệ. Nó gợi sự đổi thay và gợi cả uy quyền của chúa sơn lâm.Càng tráng lệ bao nhiêu thì con hổ càng đau xót bấy nhiêu với thực tại tù túng, giam cầm.
Bức tranh thứ 3 là cảnh” bình minh cây xanh nắng gội”. Con hổ như một bậc vương giả trong giấc ngủ tưng bừng với tiếng ca ru là khúc nhạc rừng của ngàn vạn bầy chim.
Bức tranh thứ 4 là những hoàng hon nắng đỏ qua con mắt "chúa tể muôn loài”. Đó là những chiều "lênh láng máu sau rừng” và vầng mặt trời sắp lặn chi là một đối thủ bé mọn đang hấp hối trước con mắt đầy uy lực của chúa sơn lâm
“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? ”
Về nghệ thuật, ta thấy Thế Lữ sử dụng những hình ảnh rất mới lạ so với thơ ca đương thời như” mảnh mặt trời”. Nếu như thay từ “chết” bằng từ” lặn” và bỏ đi từ “mảnh” thì câu thơ sẽ trở nên lạc lõng bởi nó không phù hợp với logic tâm trạng và tầm vóc của vị chúa tể rừng già. Chính câu thơ này đã nâng tầm vóc của con hổ, của cả đoạn thơ lên mức phi thường và kì vĩ. Bên cạnh đó đọan thơ có những hình ảnh phi thường, độc đáo, cách sắp xếp thời gian phong phú; sử dụng màu sắc độc đáo. Những yếu tố đó góp phần tạo nên một bức tranh tứ bình hiện đại mà vo cùng giá trị. Ở đây, ta còn thấy, tác giả sử dụng đại từ”ta” lặp lại nhiều lần. Nó có tác dụng thể hiện sự kiêu hãnh, khí phách ngang tàng của con hổ, đồng thời tạo nhạc điệu tràm bổng cho câu thơ. Đoạn thơ còn sử dụng liên tiếp các câu nghi vấn để bộc lộ cảm xúc, tâm trạng. Cách sử dụng câu hỏi tư từ với từ hỏi” đâu” và câu cảm thán ”Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu” cho thấy sự gắn bó máu thịt của con hổ với núi rừng - nơi nó từng được sống đúng với tư thế dũng mãnh, hào hùng của một vị chúa tể. Đồng thời, những câu hỏi ấy cứ dồn dập mỗi lúc một xoáy sâu vào tâm can, cho thấy nỗi quằn quại, nhớ tiếc quá khứ tới đớn đau tột cùng của con hổ. Bởi lẽ, tất cả những hình ảnh huy hoàng, lẫm liệt kia chỉ là "những ngày xưa” là thời ”nay còn đâu”. Tác giả còn sử dụng nghệ thuật đối lập: hình ảnh thiên nhiên và dáng vẻ của con hổ hoàn toàn đối lập với hình ảnh con hổ nằm dài trong cũi sắt đầy ngao ngán và bất lực ở đoạn 1. Quá khứ càng hào hùng bao nhiêu thì hiện thực càng xót xa tủi nhục bấy nhiêu. Nó khiến cho nỗi khát khao được sống tự do của con hổ càng thêm nhức nhối.
Có thể thấy bộ bức tranh tứ bình này là những bức tranh thiên nhiên đẹp một cách huy hoàng và đầy bí ẩn. Con hổ hiện lên ở trung tâm mang những dáng dấp khác nhau nhưng đều đầy uy lực. Đây cũng chính là những câu thơ xuất sắc nhất trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ.
Tham khảo:
Bài thơ được viết với bố cục chặt chẽ, tác giả dành hai câu đầu để giới thiệu chung về làng quê, sáu câu thơ sau đó là cảnh thuyền ra khơi đánh cá trong buổi sớm mai hồng, thành quả được diễn tả trong tám câu tiếp khi đoàn cá trở về và khép lại bài thơ nhẹ nhàng, sâu lắng bằng nỗi nhớ làng quê, miền biển.Câu đầu đoạn thơ nói về thời điểm đoàn thuyền đánh cá ra khơi: Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng- Đó là không gian buổi sáng, với thời tiết đẹp, trong lành, gió không dữ dội mà nhẹ nhàng đủ để song lướt dài trên mặt biển. giới thiệu như vậy cũng là sự hứa hẹn những điều an yên, tốt đẹp cho một chuyến đi xa.Những người dân làng chài được khắc họa vô cùng ngắn gọn: “Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.” Họ là những người con miền biển, gắn bó biển khơi, thuộc những đổi thay của biển. Họ là những “trai tráng”sung sức, khỏe mạnh làm công việc ra khơi thường ngày nên công việc đối với họ là“bơi thuyền”- không hề thấy chật vật, nặng nề mà nhẹ nhàng phóng lướt:Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã.Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
"Nguyệt cầm" của Xuân Diệu là bài thơ ẩn chứa một nét đẹp tinh tế và sâu sắc vượt thời gian và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Bài thơ không dài nhưng đong đầy tình cảm này đưa ta vào một thế giới mộng mơ, nơi mà trong tiếng đàn nguyệt êm đềm rung lên trong đêm trăng thanh vắng, tình yêu được thể hiện qua những khung trời vắng lặng và giọng hát ngọt ngào của những người yêu nhạc. Tuy chỉ là một bản tình ca nho nhỏ, nhưng bài thơ lại vang lên một thông điệp lớn lao về tình yêu thương đầy sự chân thành và lãng mạn. Những câu thơ dễ hiểu nhưng lại chứa đựng sức mạnh to lớn, gửi gắm một thông điệp không hề nhỏ bé. Và khi đọc lại "Nguyệt cầm", bất cứ ai cũng cảm thấy rung động và rộn ràng vì bài thơ đã truyền tới tâm hồn cảm giác của tình yêu và nỗi nhớ đầy vơi. Bài thơ nói lên sự kết hợp hoàn hảo giữa âm nhạc và tình yêu, mang lại một cảm xúc tuyệt vời cho những người yêu thơ.
Khi đã nhắc đến Bà Huyện Thanh Quan, chắc hẳn các bạn không thể bỏ qua bài thơ Qua Đèo Ngang được ra đời lúc Bà đi nhận chức :
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà.
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú.
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
....................
Bài thơ trên được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật. Những câu thơ trên cho ta thấy cảnh Đèo Ngang vào buổi xế tà. Đây là lúc gia đình, tất cả các thành viên trong gia đình đoàn tụ, sum vầy vui vẻ bên bữa cơm gia đình. Nhưng, Bà Huyện Thanh Quan lại đứng giữa một thiên nhiên bao la rộng lớn, cỏ cây, hoa lá chen chúc nhau. Tác giả đã rất khéo léo miêu tả cảnh thiên nhiên rộng lớ, con người ít ỏi qua 2 từ láy " lom khom " và " lác đác ". Để cho câu thơ, cho bài thơ thêm giá trị biểu cảm, bà còn sử dụng số từ như " vài " và " mấy ", nghệ thuật đảo ngữ. Lúc này, con người đứng giữa một thiên nhiên rộng lớn, bát ngát, thật heo hắt, ít ỏi, leo lắt. Tình cảnh cô đơn, lạnh lẽo giữa hoàng hôn. Các từ ghép " đau lòng " và " mỏi miệng " làm cho sự nhớ thương da diết được tăng lên. Từ nhớ nước, thương nhà là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ?
Gợi ý:
- Mở đoạn: Giới thiệu tác giả
- tác phẩm và chủ đề của đoạn thơ.
- Thân đoạn: + Bức tranh thứ nhất: . "đêm vàng": đêm trăng sáng, ánh trăng hòa vào dòng suối như tan ra.
. Con hổ " say mồi" sau bữa ăn no hay đang say sưa ngắm cảnh đẹp đêm trăng.
. Câu hỏi tu từ bắt đầu "nào đâu" gợi nhắc một quá khứ tươi đẹp.
=> Con hổ hiện lên như một thi sĩ trong đêm trăng đẹp