K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:[...]Chợt hiện về thăm thẳm núi non kiaDưới lá là hầm, là tăng, là võngLà cơn sốt rét rừng vàng bủngLà muỗi, vắt, bom, mìn, vực sâu, đèo trơn… Những đoàn quân đi xuyên Trường Ngủ ôm súng suốt cả thời tuổi Đêm trăn trở đố nhau: Bao giờ về thành phố?Con tắc kè nghe, nhanh nhẩu nói: Sắp về! [...]Qua hai mùa thay lá những hàng meCái tết hòa bình thứ ba đã tớiChao ôi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

[...]Chợt hiện về thăm thẳm núi non kia

Dưới lá là hầm, là tăng, là võng

Là cơn sốt rét rừng vàng bủng

Là muỗi, vắt, bom, mìn, vực sâu, đèo trơn…

 

Những đoàn quân đi xuyên Trường 

Ngủ ôm súng suốt cả thời tuổi 

Đêm trăn trở đố nhau: Bao giờ về thành phố?

Con tắc kè nghe, nhanh nhẩu nói: Sắp về!

 

[...]Qua hai mùa thay lá những hàng me

Cái tết hòa bình thứ ba đã tới

Chao ôi nhớ tết rừng không hương khói

Đốt nhang lên

Chợt hiện tiếng tắc kè

 

Tôi giật mình

Nghe

Có ai nói ở cành me:

Sắp về!... 

                                                                           (Nghe tắc kè kêu trong thành phố - Nguyễn Duy)

a. Qua hồi tưởng của nhân vật trữ tình, em hiểu gì về những người chiến sĩ Trường Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ?

b. Chỉ ra từ láy được sử dụng trong đoạn 1 bài thơ.

c. Ở khổ 1 của đoạn thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

d.Chỉ ra thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn thơ sau:

[…] Qua hai mùa thay lá những hàng me

cái tết hoà bình thứ ba đã tới
chao ôi nhớ tết rừng không hương khói
đốt nhang lên
chợt hiện tiếng tắc kè

e. Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận sâu sắc của em khi đọc đoạn thơ trên.

1
14 tháng 3 2022

a: em hiểu là họ rất vất vả,gian nan trong cuộc kháng chiến này .

b: trăn trở

c:  bptt : điệp ngữ

tác dụng : ở đây là muốn nhấn mạnh làm rõ những việc cực khổ mà các chiến sĩ phải trải qua , cho người nghe hiểu được thấu hiểu được sự cực nhọc mà họ đã phải chịu => tạo nên tình thương yêu của người đọc người nghe chỉ trong mới câu thơ đầu.

d : chao ôi

e cảm nhận của bạn bạn tự cảm nhận có thể tăng khả năng viết văn hơn .

Đề 1:Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4:Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi. Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi, Mường Lát hoa về trong đêm hơi.Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm, Heo hút cồn mây, súng ngửi trời. Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống, Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.Anh bạn dãi dầu không bước nữa, Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai...
Đọc tiếp

Đề 1:

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi. Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi, Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm, Heo hút cồn mây, súng ngửi trời. Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống, Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa, Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét, Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

(Tây Tiến, Quang Dũng)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và thể thơ của văn bản trên. (1,0 điểm)

Câu 2: Chỉ ra các từ láy, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa trong bài thơ trên (1,0 điểm)

Câu 3: Xác định phép tu từ có trong 2 câu thơ sau và nêu tác dụng? (1,0 điểm)

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi..”

Câu 4: Hãy khái quát nội dung bài thơ trên bằng một câu văn. (1,0 điểm)

 

 

Đề 2:

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4:

Con cò bay lả bay la Theo câu quan họ bay ra chiến trường Nghe ai hát giữa núi non Mà hương đồng cứ rập rờn trong mây Nghìn năm trên dải đất này Cũ sao được cánh cò bay la đà Cũ sao được sắc mây xa Cũ sao được khúc dân ca quê mình! (Khúc dân ca – Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973)

1.Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của đoạn trích trên? (1,0 điểm) 2. Tìm ít nhất 1 từ láy và một từ ghép đẳng lập có trong đoạn thơ? (1,0 điểm) 3. Đặt một câu có cặp từ trái nghĩa (1,0 điểm) 4.Khái quát nội dung của đoạn thơ (bằng một câu văn) ? (1,0 điểm)

Đề 3:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết

Cho mỗi nhà, ngọn núi, con sông…”

Sao chiến thắng – Chế Lan Viên

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0,5đ)

Câu 2: Ghi lại nội dung chính của đoạn thơ trên bằng một câu văn. Trong đó có sử dụng ít nhất một từ ghép. Hãy chỉ ra, gạch chân và phân loại từ ghép đó. (1,5đ)

Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong khổ thơ trên. (2đ)

giúp mik với ạ,mik cảm ơn

 

0
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4:Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi. Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi, Mường Lát hoa về trong đêm hơi.Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm, Heo hút cồn mây, súng ngửi trời. Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống, Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.Anh bạn dãi dầu không bước nữa, Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi. Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi, Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm, Heo hút cồn mây, súng ngửi trời. Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống, Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa, Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét, Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

(Tây Tiến, Quang Dũng)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và thể thơ của văn bản trên. (1,0 điểm)

Câu 2: Chỉ ra các từ láy, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa trong bài thơ trên (1,0 điểm)

Câu 3: Xác định phép tu từ có trong 2 câu thơ sau và nêu tác dụng? (1,0 điểm)

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi..”

Câu 4: Hãy khái quát nội dung bài thơ trên bằng một câu văn. (1,0 điểm)

0
I. ĐỌC HIỂU: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về co gạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về co gạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xát xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa xa ngoài đồng bãi.                                                                                                                                                       (Trích Đất quê hương)

Chỉ ra phép tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng của các phép tu từ đó?

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:  Sư đoàn 5 (Quân khu 7) có gần 700 chiến sĩ đang tăng cường chống dịch cho quận Bình Thạnh. Nhận thấy địa bàn có nhiều hẻm nhỏ và dài, xe tải và xe ba gác không thể vận chuyển lương thực vào sâu bên trong, các anh bộ đội đã nhanh chóng chuyển đổi công năng của xe đạp thồ từ vận chuyển vũ khí, đạn dược thành phương tiện vận chuyển lương thực, thực phẩm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: 
 Sư đoàn 5 (Quân khu 7) có gần 700 chiến sĩ đang tăng cường chống dịch cho quận Bình Thạnh. Nhận thấy địa bàn có nhiều hẻm nhỏ và dài, xe tải và xe ba gác không thể vận chuyển lương thực vào sâu bên trong, các anh bộ đội đã nhanh chóng chuyển đổi công năng của xe đạp thồ từ vận chuyển vũ khí, đạn dược thành phương tiện vận chuyển lương thực, thực phẩm cho người dân."Ban đầu do lạ địa hình nên có hơi khó điều khiển xe, khi quen rồi thì thấy vận chuyển lương thực bằng xe đạp thồ rất nhanh và tiết kiệm sức"- Trung sĩ Đoàn Quốc Hà chia sẻ. Mỗi xe đạp thồ gồm 3 chiến sĩ; trong đó một người cầm lái, 2 người phía sau hỗ trợ thêm. Nhìn vẻ ngoài có vẻ đơn giản, mỏng manh nhưng mỗi xe thồ có thể chở hơn 200 kg gạo và các nhu yếu phẩm. Những chiếc xe đạp thồ nhanh chóng thu hút sự chú ý của người dân. Cầm trên tay túi quà, bà Trần Thị Cúc chia sẻ: "Lần đầu tiên tôi thấy tận mắt xe đạp thồ xuất hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi vừa bất ngờ vừa xúc động vì tình cảm và những món quà của các chiến sĩ. Chỉ mong dịch bệnh sớm qua mau để mọi thứ trở lại bình thường".
Câu 1: Tìm lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích trên? 1đ
Câu 2: Qua đoạn trích 1 theo tác giả, các anh bộ đội của Sư đoàn 5 (Quân khu 7) tăng cường chống dịch cho quận Bình Thạnh đã dùng xe đạp thồ làm gì? 1đ
Câu 3: Từ nội dung đoạn trích gợi em nhớ đến bài thơ nào mà em đã học trong chương trình Văn 9 tập 1? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó? 1đ    
Câu 4: Qua đoạn trích, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống? (Trình bày từ 3 đến 5 dòng) 1đ

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi"Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạc ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngã sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
"Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạc ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngã sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời, tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời xanh cao thẳm không xùng. Trên các tảng rộng và xung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lảnh nước, nơi mà sắc lá còn xanh ta có thể nghe tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh ko ngớt, bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng".
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
Câu 2: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong đoạn văn?Tác dụng?
Câu 3: Nội dụng chính của đoạ văn trên là gì?
Câu 4: Đọc đoạn văn trên, em học tập đc gì khi làm văn miêu tả?.

 

1
1 tháng 3 2023

1. PTBĐ chính là miêu tả.

2. BPTT: nhân hóa "uy nghi, tráng lệ".

Tác dụng: bồi cho sự miêu tả cái hay, cái gợi hình gợi cảm làm sự vật sinh động hơn từ đó câu văn thêm hấp dẫn.

3. Nội dung chính: miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên trong khu rừng.

4.

Em học tập được:

- Cần biết sử dụng linh hoạt biện pháp tu từ vào bài văn của mình.

- Chọn lọc từ ngữ hay phù hợp với cảnh miêu tả và chuẩn bị phù hợp cho đoạn văn của mình.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về co gạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về co gạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xát xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa xa ngoài đồng bãi.         (Trích Đất quê hương)

Câu 1: Xác định phương thức biểu dạt chính của đoạn văn trên.

Câu 2: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng của biện pháp đó? 

Câu 3: Cho thành ngữ: Bên trọng bên khinh. Em hãy giải thích nghĩa và đặt câu với thành ngữ trên.

Câu 4: Chỉ ra lối chơi chữ trong câu sau: Chuồng gà kê áp chuồng vịt

1
23 tháng 12 2021

Giúp mình vs mk cần gấp 

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các cầu hỏi:(1) Có nhà tâm lý học cho rằng tuổi trẻ nào cũng phải trải qua những "cơn sốt" thần tượng như một điều tất yếu. Tâm lý thần tượng chính là khả năng lý tưởng hóa cuộc sống và đó là nguồn động lực mạnh mẽ để con người ta vươn mình lên trong cuộc sống.(2) Tuy nhiên, ít hay nhiều, tâm lý thần tượng đều có tính chất ám thị. Chính các phương tiện...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các cầu hỏi:

(1) Có nhà tâm lý học cho rằng tuổi trẻ nào cũng phải trải qua những "cơn sốt" thần tượng như một điều tất yếu. Tâm lý thần tượng chính là khả năng lý tưởng hóa cuộc sống và đó là nguồn động lực mạnh mẽ để con người ta vươn mình lên trong cuộc sống.

(2) Tuy nhiên, ít hay nhiều, tâm lý thần tượng đều có tính chất ám thị. Chính các phương tiện truyền thông xưa nay là những người dọn sẵn những mảnh đất màu mỡ cho các loại cây "thần tượng" mọc lên. Hãy xem hội chứng “cuồng" các ngôi sao Hàn hiện nay. Đó chính là hệ quả của hàng chục kênh truyền hình, hàng chục tờ báo mạng suốt ngày cứ chiếu ra rả và viết không ngừng về những “ngôi sao", những bộ phim hay các ban nhạc xứ Hàn..

(3) Hẳn có người sẽ tiếc vì nếu nguồn năng lượng “hướng thượng" đó của giới trẻ nước ta nếu hướng về các thần tượng, các lý tưởng xây dựng triển đất nước thì sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn, như người Nhật, người Singapore hay ngườ... Hàn Quốc lâu nay đã làm.

(4) Như những dòng điện năng, bản thân các xúc cảm sùng bái, "cuồng si" hay đam mê này không đáng trách, chỉ những cái đích của những nguồn năng lượng mạnh mẽ này mới là điều quan trọng cần hướng tới. Và đó phải chăng là trách nhiệm của giáo dục, của truyền thông...? phát 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và nội dung chính của văn bản trên. (1.0 điểm)

Câu 2: Trong đoạn (2), tác giả trình bày nội dung theo cách nào? (0.5 điểm) A. Diễn dịch.C. Tổng - phân - hợp. B. Quy nạp. D. Song hành

Câu 3: Theo tác giả bài viết, điều gì đã thúc đẩy tâm lí thần tượng của tuổi trẻ? (0.5 điểm)

Câu 4: Xác định và chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn in đậm của đoạn văn trên. (1.0 điểm)

Câu 5: Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu “Như những dòng điện năng, bản thân các xúc cảm sùng bái, "cuồng si" hay đam mê này không đáng trách, chỉ những cái đích của những nguồn năng lượng mạnh mẽ này mới là điều quan trọng cần hướng tới" thuộc kiểu câu gì? Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu văn đó. (1.0 điểm)

Câu 6: “Hẳn có người sẽ tiếc vì nếu nguồn năng lượng "hướng thượng" đô của giới trẻ nước ta nếu hướng về các thần tượng, các lý tưởng xây dựng và phát triển đất nước thì sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn, như người Nhật, người Singapore hay ngườ... Hàn Quốc lâu nay đã làm". Em có đồng ý với. quan điểm này không? Vì sao? (1.0 điểm) Câu 7: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng cuông thàn tượng của một bộ phận giới trẻ hiện nay. (5.0 điểm)

0
2: Cho đoạn thơ và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơiSài Khao sương lấp đoàn quân mỏiMường Lát hoa về trong đêm hơiDốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳmHeo hút cồn mây,súng ngửi trờiNgàn thước lên cao, ngàn thước xuốngNhà ai Pha Luông mưa xa khơiAnh bạn dãi dầu không bước nữaGục lên súng mũ bỏ quên đời!Chiều chiều oai linh thác gầm thétĐêm đêm Mường...
Đọc tiếp

2: Cho đoạn thơ và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây,súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

2.1: Nỗi nhớ của cái tôi trữ tình Quang Dũng hiện ra như thế nào?

2.2: Từ câu 5 đến câu 12, miêu tả lại con đường hành quân của người lính Tây Tiến hiện lên ra sao trong cảm nhận của anh chị? Nghệ thuật miêu tả?

2.3:  Trên con đường hành quân ấy, anh chị thử hình dung về sự gian khổ của người lính Tây tiến? Từ sự gian khổ ấy anh chị cảm nhận gì về người lính Tây Tiến trên chặng đường hành quân?

2.4: Đoạn thơ trên giàu tính nhạc không? Vì sao?

0