K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. ĐỌC – HIỂU: (3.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.                                              “Khi thầy viết bảng                                               Bụi phấn rơi rơi.                                              Có hạt bụi nào                                              Rơi trên bục giảng                                              Có hạt bụi nào                                             Vương trên...
Đọc tiếp

I. ĐỌC – HIỂU: (3.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

 

                                             “Khi thầy viết bảng
                                               Bụi phấn rơi rơi.
                                              Có hạt bụi nào
                                              Rơi trên bục giảng
                                              Có hạt bụi nào
                                             Vương trên tóc thầy ...

                                           Em yêu phút giây này
                                          Thầy em, tóc như bạc thêm
                                           Bạc thêm vì bụi phấn
                                           Cho em bài học hay.

                                          Mai sau lớn, nên người
                                           Làm sao, có thể nào quên ?
                                           Ngày xưa thầy dạy dỗ
                                           Khi em tuổi còn thơ ...”

Câu 1:  Cho biết thể loại đoạn thơ trên?

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là gì?

Câu 3: Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

Câu 4: Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?

Câu 5: Hãy đánh dấu X vào cột thích hợp để phân loại các từ cho sẵn

STT

Từ

Từ ghép

Từ láy

1

Dạy dỗ

 

 

2

Rơi rơi

 

 

3

Bụi phấn

 

 

4

Bục giảng

 

 

 

                                         GIÚP MÌNH VỚI Ạ

4
6 tháng 1 2022

thi đúng ko??

6 tháng 1 2022

thi thì tự làm nha bạn

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới Đến ngày hẹn, các hoàng tử đem đủ thứ của ngon vật lạ bày lên mâm cỗ mình làm để dự thi. Trong khi đó, mâm cỗ của Lang Liêu chỉ bày hai loại bánh. Vua Hùng xem lướt qua các mâm cỗ rồi dừng lại rất lâu trước những chồng bánh của Lang Liêu, tỏ vẻ thích thú. Vua cho gọi Lang Liêu đến, hỏi về các thứ bánh này. Chàng đem...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đem đủ thứ của ngon vật lạ bày lên mâm cỗ mình làm để dự thi. Trong khi đó, mâm cỗ của Lang Liêu chỉ bày hai loại bánh. Vua Hùng xem lướt qua các mâm cỗ rồi dừng lại rất lâu trước những chồng bánh của Lang Liêu, tỏ vẻ thích thú. Vua cho gọi Lang Liêu đến, hỏi về các thứ bánh này. Chàng đem chuyện gặp thần trong mộng kể lại và giải thích về nguyên liệu, cách làm và ý nghĩa từng loại bánh.

          Vua Hùng nếm thử, thấy bánh ngon và có ý nghĩa bèn cho họp mọi người, lại truyền rằng: “Những chiếc bánh tròn này tượng hình Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Còn những chiếc bánh vuông tượng hình Đất, ta đặt tên là bánh chưng. Bánh có thịt mỡ, đậu xanh, lá dong… là tượng hình cầm thú, cây cỏ muôn loài,..; lá bọc ngoài, mĩ vị để trong ý nhắc người ta sống thân ái, đùm bọc nhau. Lang Liêu đã dâng lễ vật rất hợp ý ta. Vậy ta truyền ngôi cho con”.

Và cũng từ đó, người dân nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi. Mỗi khi tết đến, nhà nhà làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời Đất và tổ tiên.

(Trích Bánh chưng, bánh giầy)

Câu 1 (0,5 điểm). Người kể chuyện trong đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy?

Câu 2 (0,5 điểm). Đến ngày hẹn, những người con của vua đã mang đến những lễ vật gì?

Câu 3 (1,0 điểm). Tìm thành ngữ trong câu sau và giải thích nghĩa của thành ngữ đó: Đến ngày hẹn, các hoàng tử đem đủ thứ của ngon vật lạ bày lên mâm cổ mình làm để dự thi.

Câu 4 (1,0 điểm). Theo em, câu chuyện này giải thích phong tục gì vào ngày Tết ở nước ta?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy.

Câu 2 (5.0 điểm): Em hãy đóng vai con chim Phượng Hoàng để kể lại truyện Cây khế.

 

5

Answer:

Phần I:

Câu 1:

- Người kể chuyện trong đoạn trích sử dụng ngôi thứ 3 vì người kể chuyện không xuất hiện trong câu chuyện và không xưng tôi.

Câu 2:

 

Câu 3:

- Cụm từ có thể thay thế cho “của ngon vật lạ” mà không làm cho nghĩa của câu thay đổi là: “sơn hào hải vị”, “món ăn quý hiếm”,...

- Theo em, câu chuyện này giải thích phong tục làm và ăn bánh chưng và bánh giầy vào ngày Tết ở nước ta.

Câu 1:

Nếu như trước kia, bánh chưng, bánh dày chỉ được gói, được làm trong những dịp lễ Tết, vào ngày Giỗ Tổ hay khi gia đình có cỗ lớn, thì bây giờ, ở nhiều nơi, nhất là ở những đô thị hiện đại, bánh chưng, bánh dày đã trở thành một thứ hàng quà, được bán hàng ngày phục vụ nhu cầu ẩm thực của người dân. Nó được coi như một loại bánh để ăn chơi, có khi là ăn quà sáng, quà chiều, có khi là món ăn dùng trong những dịp cưới xin, giỗ chạp

Ta vốn là một con chim thần ngự trị ở trên một ngọn núi cao giữa biển Đông. Hàng ngày ta bay vào đất liền kiếm hoa quả để ăn. Một hôm, ta phát hiện trong một khu vườn nhỏ ở một làng nọ có một cây khế quả sai kĩu kịt, ta bèn hạ cánh xuống cây và định ăn mấy quả. Đúng lúc đó, từ trong túp lều cũ kĩ, một chàng trai bước ra cất tiếng van xin:

Ta bèn trả lời:

- Tôi không tiếc chim đâu. Nhưng nhà tôi nghèo lắm, chẳng có gì đáng giá, chỉ có mỗi cây khế này là tài sản duy nhất. Tôi định bán quả khế lấy tiền sống qua ngày. Giờ chim ăn khế của tôi, tôi biết lấy gì mà sống?

- Ta được biết cha mẹ ngươi cũng không nghèo khó gì. Sao nhà ngươi lại khốn khổ đến vậy?

Nghe chàng trai kể chuyện, ta cảm thấy rất thương chàng trai. Ta quyết định cho chàng một chút vốn làm ăn. Ta nói:

Y hẹn, mấy ngày sau ta đến khu vườn nhỏ của chàng trai để đưa chàng đi lấy vàng. Ta dang cao đôi cánh rộng lớn của mình bay qua biển Đông, đến hòn núi dựng sừng sững giữa biển. Đó chính là nhà của ta. Trên đó có vô số vàng bạc, sáng lấp lánh. Tuy thấy nhiều vàng, nhưng chàng trai chỉ lấy đúng vừa chiếc túi ba gang rồi leo lên lưng ta bay về nhà. Từ sau ngày đó, cuộc sống của chàng trai khấm khá hơn rất nhiều.

Ta bèn đến để thử lòng người anh. Khi ta vừa đậu xuống thân cây, vợ chồng hắn đã la lên ầm ĩ. Ta vẫn như lệ cũ dặn hắn may túi ba gang đế đi lấy vàng. Hắn chỉ chờ có thế. Lòng tham đã khiến hắn mờ mắt, hắn liền lén may một chiếc túi sáu gang. Đến núi vàng, hắn tham lam nhét vàng đầy cái túi to tướng và còn cố nhét thêm vào người. Cô gắng lắm ta mới cất cánh nổi. Nhưng do quá nặng đến giữa biển Đông, ta kêu hắn bỏ bớt vàng đi nhưng hắn không chịu. Tức giận vì sự tham lam và bội tín của hắn, ta liền nghiêng người, hất tung hắn xuống biển. Đó là bài học cho những kẻ tham lam.

<p class=">~(Mong cô duyệt bài ạ!)~

Answer:

Phần I:

Câu 1:

- Người kể chuyện trong đoạn trích sử dụng ngôi thứ 3 vì người kể chuyện không xuất hiện trong câu chuyện và không xưng tôi.

Câu 2:

- Cụm từ có thể thay thế cho “của ngon vật lạ” mà không làm cho nghĩa của câu thay đổi là: “sơn hào hải vị”, “món ăn quý hiếm”,...

Câu 3:

- Theo em, câu chuyện này giải thích phong tục làm và ăn bánh chưng và bánh giầy vào ngày Tết ở nước ta.

  ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện yêu cầu bên dưới:          “Các em chẳng có gì đặc biệt. Đúng vậy đó! Chúng tôi đã ở bên cạnh các em trong các trò chơi, vở kịch, các cuộc diễn âm nhạc, hội chợ khoa học. Những nụ  cười toả sáng khi các em bước vào phòng, đáp lại mỗi tin nhắn trên Twitter của các em là những tiếng hô hào hứng. Và các em đã chinh phục được trường trung học....
Đọc tiếp

 

 ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện yêu cầu bên dưới:

          “Các em chẳng có gì đặc biệt. Đúng vậy đó! Chúng tôi đã ở bên cạnh các em trong các trò chơi, vở kịch, các cuộc diễn âm nhạc, hội chợ khoa học. Những nụ  cười toả sáng khi các em bước vào phòng, đáp lại mỗi tin nhắn trên Twitter của các em là những tiếng hô hào hứng. Và các em đã chinh phục được trường trung học. Nhưng đừng lầm tưởng rằng các em là đặc biệt. Mỗi năm có ít nhất 3,2 triệu học sinh tốt nghiệp từ hơn 37000 trường trung học trên toàn quốc. Người Mĩ chúng ta giờ đây yêu danh hiệu hơn những thành công thực sự. Chúng ta coi danh hiệu là mục tiêu và ta sẵn sàng thỏa hiệp, tự hạ thấp các chuẩn mực hoặc phớt lờ thực tế khi cho rằng đó là cách nhanh nhất hoặc duy nhất để có được những thứ có thể đem ra khoe mẽ, để có một vị thế tốt hơn trong xã hội.

          Trước khi các em tỏa đi khắp nơi, tôi kêu gọi các em làm những gì mình thích, tin tưởng. Hãy kháng cự lại sự thỏa mãn nhất thời, vẻ lóng lánh bề ngoài của vật chất, sự tê liệt của lòng tự mãn. Hãy làm như vậy một cách nhanh chóng, bởi mỗi giây phút đều quý giá. Cuộc sống hạnh phúc có ý nghĩa là một thành tựu đòi hỏi nỗ lực chứ không phải thứ từ trên trời rơi xuống. Đừng mong chờ cảm hứng và niềm đam mê sẽ tự tìm đến các em. Hãy đứng dậy, bước ra bên ngoài, tự mình  khám phá, tìm kiếm cảm hứng cùng niềm đam mê  và hãy giữ chắc nó  bằng cả hai bàn tay… Và khi đó các em sẽ phát hiện sự thật vĩ đại và lạ lùng của cuộc sống. Đó là lòng vị tha, sống vì người khác mới là điểu tốt đẹp nhất các em có thể làm được cho bản thân. Những niềm vui ngọt ngào nhất trong cuộc sống chỉ đến khi các em nhận ra rằng mình không có gì đặc biệt”.

                               (Trích bài phát biểu  của David Mc Cullough trong lễ tốt nghiệp trung học trường Wellesley 2012- Theo Tuổi trẻ)

      Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên

       Câu 2: Anh /chị hiểu thế nào về câu: “Hãy kháng cự lại sự thỏa mãn nhất thời, vẻ lóng lánh bề ngoài của vật chất, sự tê liệt của lòng tự mãn. “

      Câu 3: Tại sao tác giả lại nói :”Đừng mong chờ cảm hứng và niềm đam mê sẽ tự tìm đến các em”

      Câu 4: Anh chị rút ra được những bài học nào trong cuộc sống  từ bài phát biểu trên?

0
Phần I. Đọc - hiểu: (3.0 điểm)       Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Có người cho rằng: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại. Lúc đầu tôi không tin điều này. Bởi vì vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình chỉ mới được đặt ra vài chục năm nay. Còn nói từ thời cổ đại tức là chuyện của dăm bảy ngàn năm về trước. Độ chênh về thời gian ấy, ai mà tin...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc - hiểu: (3.0 điểm)

       Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Có người cho rằng: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại. Lúc đầu tôi không tin điều này. Bởi vì vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình chỉ mới được đặt ra vài chục năm nay. Còn nói từ thời cổ đại tức là chuyện của dăm bảy ngàn năm về trước. Độ chênh về thời gian ấy, ai mà tin được! Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng “sáng mắt ra”…

                 (Trích Bài toán dân số, Thái An, Ngữ văn 8 – tập 1, NXB GD)

Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính.

Câu 2: (0,5 điểm) Nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn trích.

Câu 3: (1,0 điểm) Tại sao tác giả lại “sáng mắt ra”?

Câu 4: (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích.

1
10 tháng 1 2022

ptbđ:nghị luận.

công dụng dấu ngoặc kép: đánh dấu từ ngữ mang 2 ý nghĩa.

tại vì : bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại , tác giả ban đầu không tin nhưng khi đọc câu chuyện thì đã hiểu ra.

nội dug chính đoạn trích : nêu vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình .

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3 điểm). Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức,...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3 điểm). Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”

Câu 1: (0.75 điểm). Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2: (1 điểm). Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào?

Câu 3: (0.5 điểm). Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 4: (0.75 điểm). Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau?

“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.”

Help mình

0
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: Nguyên nhân khiến Trái Đất nóng lên Hiện tại, Trái Đất nóng lên chủ yếu là do con người tạo ra thông qua các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (dầu, khí đốt, than đá…) cùng các loại khí thải khác nên lượng nhiệt bị giữ lại ở bầu khí quyển.Một số hoạt động chính là nguyên nhân khiến cho Trái Đất nóng lên:Hiệu ứng...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:

 

Nguyên nhân khiến Trái Đất nóng lên

 

Hiện tại, Trái Đất nóng lên chủ yếu là do con người tạo ra thông qua các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (dầu, khí đốt, than đá…) cùng các loại khí thải khác nên lượng nhiệt bị giữ lại ở bầu khí quyển.

Một số hoạt động chính là nguyên nhân khiến cho Trái Đất nóng lên:

Hiệu ứng nhà kính

Các hiện tượng hiệu ứng nhà kính tăng lên rõ rệt trong thời gian gần đây đã làm thủng tầng ô-dôn... Những nơi bị thủng hoặc mất đi tầng ô-dôn thì nơi đó đất đai sẽ bị sa mạc hóa không còn tác dụng cân bằng hệ sinh thái như hiện tại thành ra ban ngày nóng, ban đêm lạnh.

Quá trình công nghiệp hóa

Do sự phát triển nhanh chóng như vũ bão của khoa học công nghệ cùng sự phát triển của nền kinh tế nên nhiều nhà máy xả thải trực tiếp và phun khí thải vào môi trường. Số lượng phương tiện từ xe cộ (xe máy, xe đạp, ô tô…) cũng đã thải ra một lượng lớn khí các-bô-níc. Khi lượng khí các-bô-níc có nhiều trong bầu khí quyển do ánh nắng Mặt Trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.

Rừng bị tàn phá

Nếu như khí các-bô-níc thải ra thì theo quy luật tự nhiên sẽ được cây xanh quang hợp để cung cấp lượng ô-xi cần thiết cho con người. Tuy nhiên, số lượng cây xanh đã bị tàn phá hết nên đã không thể phân giải hết lượng khí các-bô-níc trong môi trường khiến cho Trái Đất càng ngày càng nóng lên rõ rệt. Diện tích rừng bị tàn phá ngày càng rộng nên tia nắng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất không có tầng lá xanh của cây chặn lại nên khi chiếu xuống mặt đất sẽ hình thành nên những vùng đất khô cằn, nóng như hoang mạc. Mùa mưa không có rừng để giữ nước lại nên sẽ gây lũ lụt còn mùa khô thì xảy ra hạn hán.

 

 

 

 

 

 

 

                                                                       (Theo LV, quangnam.gov.vn)

Description: rung

Câu 1. Theo văn bản, các nguyên nhân chính khiến Trái Đất nóng lên là gì?

    A. Hiệu ứng nhà kính; thủng tầng ô-dôn; quá trình công nghiệp hóa.     

    B. Quá trình công nghiệp hóa; tăng khí mê tan; rừng bị tàn phá .

    C. Hiệu ứng nhà kính; quá trình công nghiệp hóa; rừng bị tàn phá.     

    D. Số lượng phương tiện xe cộ tăng nhanh; hiệu ứng nhà kính; rừng bị tàn phá.

 

Câu 2. Từ được in đậm trong câu: Khi lượng khí các-bô-níc có nhiều trong bầu khí quyển do ánh nắng Mặt Trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đấtcó nguồn gốc từ tiếng nước nào?

     A. Tiếng Hán.                                                      B. Tiếng Pháp.

     C. Tiếng Hàn.                                                      D. Tiếng Anh.

Câu 3. Đáp án nào sau đây nêu lên nội dung chính của đoạn văn sau:

      Do sự phát triển nhanh chóng như vũ bão của khoa học công nghệ cùng sự phát triển của nền kinh tế nên nhiều nhà máy xả thải trực tiếp và phun khí thải vào môi trường. Số lượng phương tiện từ xe cộ (xe máy, xe đạp, ô tô…) cũng đã thải ra một lượng lớn khí các-bô-níc. Khi lượng khí các-bô-níc có nhiều trong bầu khí quyển do ánh nắng Mặt Trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.

     A. Quá trình công nghiệp hóa là nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên.

     B. Hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên.

     C. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ là nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên.

     D. Lượng khí các-bô-níc có nhiều trong khí quyển làm tăng nhiệt độ của Trái Đất.

Câu 4. Các đề mục được in đậm trong văn bản có tác dụng nào sau đây?

     A. Nêu lên chủ đề của văn bản.

     B. Nêu lên các thông tin chủ yếu của văn bản.                 

     C. Nêu lên thông điệp của văn bản.

     D. Nêu lên mục đích của văn bản.

Câu 5. Dòng nào sau đây nêu lên chính xác nghĩa của từ hoang mạc trong văn bản trên?

     A. Vùng đất hoang rộng lớn, hầu như không có cây cối và người ở.

     B. Vùng đất hoang rộng lớn, khí hậu khô cằn, hầu như không có cây cối và người ở.

     C. Vùng đất có khí hậu khô cằn, không có cây cối và người ở.

     D. Vùng đất rộng lớn, khí hậu khô cằn, không có cây cối và người ở.

Câu 6. Hình ảnh minh họa làm sáng tỏ thông tin gì trong văn bản?

     A. Hiện tượng hạn hán vào mùa khô.                   B. Hiệu ứng nhà kính.

     C. Rừng bị tàn phá.                                               D. Quá trình công nghiệp hóa.

Câu 7. Đoạn văn dưới đây cung cấp thông tin gì?

     Hiện tại, Trái Đất nóng lên chủ yếu là do con người tạo ra thông qua các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (dầu, khí đốt, than đá…) cùng các loại khí thải khác nên lượng nhiệt bị giữ lại ở bầu khí quyển.

    A. Nêu lên thông tin về địa điểm diễn ra sự việc được nói đến trong câu.

    B. Nêu lên thông tin về thời gian diễn ra sự việc được nói đến trong câu.

    C. Nêu lên thông tin về nguyên nhân diễn ra sự việc được nói đến trong câu.

    D. Nêu lên thông tin về cách thức diễn ra sự việc được nói đến trong câu.

Câu 8. Xác định các từ láy trong câu sau:

Mùa mưa không có rừng để giữ nước lại nên sẽ gây lũ lụt còn mùa khô thì xảy ra hạn hán.

    A. Lũ lụt, hạn hán.                                                  B. Mùa mưa, hạn hán

    C. Mùa mưa, lũ lụt                                                  D. Mùa mưa, hạn hán, lũ lụt

Câu 9. Theo em, bức thông điệp mà tác giả gửi gắm qua văn bản trên là gì?

Câu 10. Qua đoạn trích trên em hãy nêu một số giải pháp của cá nhân để hạn chế tình trạng Trái Đất nóng lên?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện( lễ hội) đua thuyền ở Đầm Ô Loan, huyện Tuy An  mà em từng tham dự hoặc chứng kiến.

2
2 tháng 5 2023

câu 1:c

2:c

3:A

4:d

5:a

6:b

7:a

8:b

câu 9,10 và phần tự luận thì tự làm đi:)

2 tháng 5 2023

đúng rồi

 

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:“Sau khi rời miền núi Lạng Sơn với nhiều sỏi đá, sông Thương chảy về Bắc Giang đầy những hiền hòa. Ở đây, sông chính thức định hình mình qua bao bồi, lở. Mặc năm tháng lặng trôi với bao kiếp người, sông vẫn cần cù chở nguồn nước ngọt lành tưới tiêu cho ruộng đồng, bờ bãi. Góp công làm nên những mùa gặt bội thu […]Không...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

“Sau khi rời miền núi Lạng Sơn với nhiều sỏi đá, sông Thương chảy về Bắc Giang đầy những hiền hòa. Ở đây, sông chính thức định hình mình qua bao bồi, lở. Mặc năm tháng lặng trôi với bao kiếp người, sông vẫn cần cù chở nguồn nước ngọt lành tưới tiêu cho ruộng đồng, bờ bãi. Góp công làm nên những mùa gặt bội thu […]

Không cần trí tưởng tượng phong phú, chỉ cần yêu mến sông Thương sẽ dễ dàng nhận thấy, sông như đang buông một dải lụa mềm màu xanh mắt ngọc. Dải lụa ấy nối những mảnh đất, những nền văn hóa và con người xích lại gần nhau. Nối những chàng trai, cô gái Tày, Nùng hát Sli, hát Lượn đến những liền anh, liền chị hát quan họ trong ngày hội xuân. Dải lụa ấy đã chứng kiến biết bao đổi thay thời cuộc, đã ghi dấu vào những trang sử hào hùng dân tộc. Và dải lụa ấy đang nối chúng ta vào hơi thở thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Dải lụa sông Thương chuẩn bị nối liền mùa đông với mùa xuân, những cành cây trơ trụi với những chồi non xanh biếc.”

(Trích Sông Thương buông dải lụa mềm, Ngô Bá Hòa, Báo Bắc Giang,

số 261, tháng 11/2022, tr. 17)

a. Sau khi rời miền núi Lạng Sơn, sông Thương đem đến những gì cho mảnh đất Bắc Giang?

b. Xác định 01 phép liên kết hình thức được sử dụng trong hai câu văn sau: Không cần trí tưởng tượng phong phú, chỉ cần yêu mến sông Thương sẽ dễ dàng nhận thấy, sông như đang buông một dải lụa mềm màu xanh mắt ngọc. Dải lụa ấy nối những mảnh đất, những nền văn hóa và con người xích lại gần nhau.

c. Từ “dải lụa” trong các câu trên được tác giả dùng để thể hiện biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

e. Đoạn trích gửi đến thông điệp gì?

1
3 tháng 5 2023

a. Sông Thương đã đem đến nguồn nước ngọt lành tưới tiêu cho ruộng đồng, bờ bãi. Góp công làm nên những mùa gặt bội thu

b. Phép liên kết: phép thế (dải lụa ấy)

c. BPTT: hoán dụ

Tác dụng:

- Tránh lặp từ sông Thương gây mất hay cho câu văn.

- Thể hiện cái đẹp của sông thương mượt mà như dải lụa.

- Câu từ, ý tứ của bài văn thêm hay và đặc sắc hơn làm hấp dẫn người đọc.

e. Thông điệp:

- Hãy biết ơn tạo hóa của thiên nhiên, gìn giữ và bảo vệ môi trường.

- Trân trọng nguồn tài nguyên thiên nhiên mà biết tiết kiệm, không gây ô nhiễm môi trường.

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Sách là nguồn tri thức vô hạn của nhân loại. Đọc sách là để nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, là nhu cầu chính đáng của mỗi người. Sách mang đến nguồn tri thức để người đọc có thể trải nghiệm, học tập, nghiên cứu, để làm giàu thêm vốn sống của bản thân mỗi người. Đọc sách còn thể hiện...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Sách là nguồn tri thức vô hạn của nhân loại. Đọc sách là để nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, là nhu cầu chính đáng của mỗi người. Sách mang đến nguồn tri thức để người đọc có thể trải nghiệm, học tập, nghiên cứu, để làm giàu thêm vốn sống của bản thân mỗi người. Đọc sách còn thể hiện nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội, nhất là đối với cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan Nhà nước. Hiện nay, ở các nước phát triển như: Israel, Pháp, Nhật Bản, trung bình 1 người dân đọc từ 20 cuốn sách /năm. Các nước trong khu vực như: Singapore, số sách người dân đọc trung bình là 14 cuốn/năm; Malaysia là 10 cuốn/năm. Còn ở Việt Nam, trung bình 1 người chỉ đọc 4 cuốn sách/năm, trong đó 2,8 cuốn là sách giáo khoa, 1,2 cuốn là sách khác. Như vậy, văn hóa đọc sách của người dân còn rất hạn chế. https://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/ Câu 1. (0.5 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên. Câu 2. (0.5 điểm) Theo tác giả, mục đích của việc đọc sách là gì ? Câu 3. (1.0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau “ở các nước phát triển như: Israel, Pháp, Nhật Bản, trung bình 1 người dân đọc từ 20 cuốn sách /năm. Các nước trong khu vực như: Singapore, số sách người dân đọc trung bình là 14 cuốn/năm; Malaysia là 10 cuốn/năm. Còn ở Việt Nam, trung bình 1 người chỉ đọc 4 cuốn sách/năm, trong đó 2,8 cuốn là sách giáo khoa, 1,2 cuốn là sách khác.” Câu 4. (1.0 điểm) Thông điệp có ý nghĩa mà anh chị rút ra được từ đoạn trích trên.

0
                                              ĐỀ 2Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu câu dưới đây:Jonathan, một người có bộ óc thông minh, nhanh nhạy trong những phân tích về tình hình kinh tế, ông sống và làm việc hết sức chăm chỉ. HiệnJonathan đang là một tỉ phú. Và Authur cũng là một người có trí thông minh không kém, chỉ cần ba mươi phút để giải ô chữ của tờ NewYork Times, phân...
Đọc tiếp

                                              ĐỀ 2
Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu câu dưới đây:
Jonathan, một người có bộ óc thông minh, nhanh nhạy trong những phân tích về tình hình kinh tế, ông sống và làm việc hết sức chăm chỉ. HiệnJonathan đang là một tỉ phú. Và Authur cũng là một người có trí thông minh không kém, chỉ cần ba mươi phút để giải ô chữ của tờ NewYork Times, phân tích tình hình kinh tế Mĩ Latinh trong vòng nửa giờ và tính nhẩm nhanh hơn hầu hết mọi người dù họ có dùng máy tính. Nhưng hiện giờ, Authur đang là tài xế của Jonathan. Điều gì giúp Jonathan đường hoàng ngồi ở băng ghế sau của xe limousine còn Authur thì ở phía trước cầm lái? Điều gì phân chia mức độ thành đạt của họ? Điều gì giải thích sự khác biệt giữa thành công và thất bại?
Câu trả lời nằm trong khuôn khổ một cuộc nghiên cứu của trường đại học Standford. Những nhà nghiên cứu tập hợp thật đông những trẻ em từ 4 đến 6 tuổi, sau đó đưa chúng vào một căn phòng và mỗi em được phát một viên kẹo. Chúng được giao ước: có thể ăn viên kẹo ngay lập tức hoặc chờ thêm mười lăm phút nữa sẽ được thưởng thêm một viên kẹo cho sự chờ đợi. Một vài em ăn kẹo ngay lúc đó. Những em khác thì cố chờ đợi để có phần kẹo nhiều hơn. Nhưng ý nghĩa thực sự của cuộc nghiên cứu chỉ đến mười năm sau đó, qua điều tra và theo dõi sự trưởng thành của các em. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những đứa trẻ kiên trì chờ đợi phần thưởng đã trưởng thành và thành đạt hơn so với những trẻ vội ăn ngay viên kẹo.

Điều đó được giải thích ra sao? Điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại không chỉ đơn thuân là làm việc chăm chỉ hay sở hữu bộ óc của thiên tài mà đó chính là khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời.
Những người kiêm chế được sự cám dỗ của “những viên kẹo ngọt" trên đường đời thường vươn tới đỉnh cao thành công. Ngược lại, những ai vội ăn hết phần kẹo mình đang có thì sớm hay muộn cũng sẽ rơi vào cảnh thiếu thốn, cùng kiệt. (...) Có thể nói, cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt, nhưng khi nào thưởng thức và thưởng thức nó như thế nào thì đó là điêu
chúng ta phải tìm hiểu.
(Joachim de Posada & Ellen Singer - Không theo lối mòn, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2016, tr.03)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. (0.5 điểm)
Câu 2: Theo tác giả, điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại là gì? (0.5 điểm)
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “những viên kẹo ngọt"? (1.0 điểm)
Câu 4: Anh/chị có đồng tình khi tác giả cho rằng “Những người kiêm chế được sự cám dỗ của “những viên kẹo ngọt" trên đường đời thường vươn tới đỉnh cao thành công" không? Vì sao? (1.0 điểm)

1
26 tháng 2 2022

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. (0.5 điểm)

=> nghị luận về đời xống xh
Câu 2: Theo tác giả, điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại là gì? (0.5 điểm)

=> phải có khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời,phải biết kiên trì nhẫn nại thì mới có thể thành côg sau này.
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “những viên kẹo ngọt"? (1.0 điểm)

=> là phương pháp ẩn dụ của tác giả :'' những viên kẹo ngọt'' ở đây là những cám dỗ sung sướng trong cuộc sống khiến ta lúng chìm trong đó khi nào không hay , là vinh hoa phú quý là tài lộc mang đến cho ta sự ngọt ngào .Nhưng đó là con dao 2 lưỡi khiến ta thất bại trong cuộc sống,
Câu 4: Anh/chị có đồng tình khi tác giả cho rằng “Những người kiêm chế được sự cám dỗ của “những viên kẹo ngọt" trên đường đời thường vươn tới đỉnh cao thành công" không? Vì sao? (1.0 điểm)

Đồng tình vì cuộc đời có thể như viên kẹo thơm ngọt nhưng cũng có thể như viên thuốc đắng, quan trọng là thái độ ứng phó với cám dỗ cũng như trở ngại để vươn tới thành công.Những ai kiềm chế được cái khó nhất này rồi thì không việc gì mà không thành công được.

                                               ĐỀ 2Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu câu dưới đây:Jonathan, một người có bộ óc thông minh, nhanh nhạy trong những phân tích về tình hình kinh tế, ông sống và làm việc hết sức chăm chỉ. HiệnJonathan đang là một tỉ phú. Và Authur cũng là một người có trí thông minh không kém, chỉ cần ba mươi phút để giải ô chữ của tờ NewYork Times, phân...
Đọc tiếp

                                               ĐỀ 2
Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu câu dưới đây:
Jonathan, một người có bộ óc thông minh, nhanh nhạy trong những phân tích về tình hình kinh tế, ông sống và làm việc hết sức chăm chỉ. HiệnJonathan đang là một tỉ phú. Và Authur cũng là một người có trí thông minh không kém, chỉ cần ba mươi phút để giải ô chữ của tờ NewYork Times, phân tích tình hình kinh tế Mĩ Latinh trong vòng nửa giờ và tính nhẩm nhanh hơn hầu hết mọi người dù họ có dùng máy tính. Nhưng hiện giờ, Authur đang là tài xế của Jonathan. Điều gì giúp Jonathan đường hoàng ngồi ở băng ghế sau của xe limousine còn Authur thì ở phía trước cầm lái? Điều gì phân chia mức độ thành đạt của họ? Điều gì giải thích sự khác biệt giữa thành công và thất bại?
Câu trả lời nằm trong khuôn khổ một cuộc nghiên cứu của trường đại học Standford. Những nhà nghiên cứu tập hợp thật đông những trẻ em từ 4 đến 6 tuổi, sau đó đưa chúng vào một căn phòng và mỗi em được phát một viên kẹo. Chúng được giao ước: có thể ăn viên kẹo ngay lập tức hoặc chờ thêm mười lăm phút nữa sẽ được thưởng thêm một viên kẹo cho sự chờ đợi. Một vài em ăn kẹo ngay lúc đó. Những em khác thì cố chờ đợi để có phần kẹo nhiều hơn. Nhưng ý nghĩa thực sự của cuộc nghiên cứu chỉ đến mười năm sau đó, qua điều tra và theo dõi sự trưởng thành của các em. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những đứa trẻ kiên trì chờ đợi phần thưởng đã trưởng thành và thành đạt hơn so với những trẻ vội ăn ngay viên kẹo.

Điều đó được giải thích ra sao? Điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại không chỉ đơn thuân là làm việc chăm chỉ hay sở hữu bộ óc của thiên tài mà đó chính là khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời.
Những người kiêm chế được sự cám dỗ của “những viên kẹo ngọt" trên đường đời thường vươn tới đỉnh cao thành công. Ngược lại, những ai vội ăn hết phần kẹo mình đang có thì sớm hay muộn cũng sẽ rơi vào cảnh thiếu thốn, cùng kiệt. (...) Có thể nói, cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt, nhưng khi nào thưởng thức và thưởng thức nó như thế nào thì đó là điêu
chúng ta phải tìm hiểu.
(Joachim de Posada & Ellen Singer - Không theo lối mòn, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2016, tr.03)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. (0.5 điểm)
Câu 2: Theo tác giả, điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại là gì? (0.5 điểm)
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “những viên kẹo ngọt"? (1.0 điểm)
Câu 4: Anh/chị có đồng tình khi tác giả cho rằng “Những người kiêm chế được sự cám dỗ của “những viên kẹo ngọt" trên đường đời thường vươn tới đỉnh cao thành công" không? Vì sao? (1.0 điểm)

0