K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 1 2022

D

25 tháng 10 2021

a

8 tháng 11 2023

• Lượng nước trong máu

- Nếu lượng nước trong máu bị giảm nhiều thì nước từ trong các tế bào máu sẽ di chuyển ra ngoài (mất nước nội bào) dẫn đến làm biến dạng tế bào, gây ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của tế bào. Nếu lượng nước trong máu bị tăng lên nhiều thì nước sẽ bị kéo vào bên trong tế bào máu dẫn đến tế bào máu bị trường lên và có thể bị phá vỡ.

- Biện pháp khắc phục tình trạng trên: Uống đủ lượng nước cần thiết để đảm bảo cân bằng nước trong máu nói riêng và trong cơ thể nói chung, điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hoặc thừa nước trong máu là do bệnh lí.

- Cơ chế điều hòa của cơ thể: Khi thiếu nước, thận sẽ tăng cường hoạt động tái hấp thu nước để trả về máu, đồng thời gây cảm giác khát nước để báo cho cơ thể biết cần uống thêm nước. Khi thừa nước, thận sẽ tăng cường hoạt động đào thải nước ra ngoài.

Giữa những lần phân bào, các tế bào thực hiện hàng loạt quá trình trao đổi chất nội bào nhằm duy trì sự tồn tại cũng như sinh trưởng của mình. Trao đổi chất là các quá trình mà tế bào xử lý hay chế biến các phân tử dinh dưỡng theo cách riêng của nó. Các quá trình trao đổi chất được chia làm 2 nhóm lớn:

1) quá trình dị hóa (catabolism) nhằm phân huỷ các phân tử hữu cơ phức tạp để thu nhận năng lượng (dưới dạng ATP) và lực khử;2) quá trình đồng hóa (anabolism) sử dụng năng lượng và lực khử để xây dựng các phân tử hữu cơ phức tạp, đặc thù và cần thiết.

Một trong các con đường trao đổi chất quan trọng là đường phân (glycolysis), con đường này không cần oxy. Mỗi một phân tử glucose trải qua con đường này sẽ tạo thành 4 phân tử ATP và đây là phương thức thu nhận năng lượng chính của các vi khuẩn kị khí.

25 tháng 12 2020

Tế bào có thể lấy được các chất cần thiết ngay cả khi nồng độ chất đó bên ngoài môi trường thấp hơn trong tế bào do vận chuyển chủ động 

+ Vận chuyển chủ động (hay vận chuyển tích cực) là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi chất tan có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược dốc nồng độ) và cần tiêu tốn năng lượng.

+ Vận chuyển chủ động thường cần có các “máy bơm” đặc chủng cho từng loại chất cần vận chuyển.

+ ATP được sử dụng cho các bơm, ví dụ bơm natri-kali khi được gắn một nhóm phôtphat vào prôtêin vận chuyển (máy bơm) làm biến đổi cấu hình của prôtêin khiến nó liên kết được với 3 Na+ ở trong tế bào chất và đẩy chúng ra ngoài tế bào sau đó lại liên kết với 2 K+ ở bên ngoài tế bào và đưa chúng vào trong tế bào.

=> Nhờ có vận chuyển chủ động mà tế bào có thể lấy được các chất cần thiết ở môi trường ngay cả khi nồng độ chất này thấp hơn so với ở bên trong tế bào.

Mik đâu thấy hoạt động nào đâu bạn. Sửa lại đi

26 tháng 12 2021

đề nó như vậy mà bạn 

Có bao nhiếu ý sau đây đúng về bơm Na – K? (1) Bơm Na – K là các chất vận chuyển (bản chất là protein) có trên màng tế bào (2) Có nhiệm vụ chuyển K+ từ phía ngoài tế bào trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ K+ ở bên trong tế bào luôn cao hơn ở bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ (3) Có nhiệm vụ chuyển Na+ từ phía ngoài tế bào trả vào phía trong màng tế...
Đọc tiếp

Có bao nhiếu ý sau đây đúng về bơm Na – K?

(1) Bơm Na – K là các chất vận chuyển (bản chất là protein) có trên màng tế bào

(2) Có nhiệm vụ chuyển Ktừ phía ngoài tế bào trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ Kở bên trong tế bào luôn cao hơn ở bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ

(3) Có nhiệm vụ chuyển Natừ phía ngoài tế bào trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ Naở bên trong tế bào luôn cao hơn ở bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ

(4) Hoạt động của bơm Na – K tiêu tốn năng lượng. Năng lượng do ATP cung cấp

(5) Bơm Na – K còn có vai trò trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động. Bơm này chuyển Natừ phía trong tế bào trả ra phía ngoài màng tế bào trong trường hợp điện thế hoạt động xuất hiện

Phương án trả lời đúng là:

A. 2       

B. 3       

C. 4       

D. 5

1
1 tháng 9 2017

Đáp án: C

Câu 1: Chức năng của bạch cầu là:a. Tạo ra quá trình đông máub. Vận chuyển khí oxi đến các tế bàoc. Bảo vệ cơ thểd. Vận chuyển khí CO2 từ các tế bào về timCâu 2: Khối máu đông trong sự đông máu bao gồm:a. Tơ máu và hồng cầub. Bạch cầu và tơ máuc. Huyết tương và các tế bào máud. Tơ máu và các tế bào máuCâu 3: Huyết thanh là:a. Huyết tương cùng với tiểu cầub. Huyết tương đã mất ion Ca++c. Huyết tương đã mất...
Đọc tiếp

Câu 1: Chức năng của bạch cầu là:
a. Tạo ra quá trình đông máu
b. Vận chuyển khí oxi đến các tế bào
c. Bảo vệ cơ thể
d. Vận chuyển khí CO2 từ các tế bào về tim
Câu 2: Khối máu đông trong sự đông máu bao gồm:
a. Tơ máu và hồng cầu
b. Bạch cầu và tơ máu
c. Huyết tương và các tế bào máu
d. Tơ máu và các tế bào máu
Câu 3: Huyết thanh là:
a. Huyết tương cùng với tiểu cầu
b. Huyết tương đã mất ion Ca++
c. Huyết tương đã mất chất sinh tơ máu
d. Các tế bào máu và huyết tương
Câu 4: Điều đúng khi nói về nhóm máu O:
a. Trong huyết tương không có chứa kháng thể
b. Trong huyết tương chỉ chứa kháng thể α
c. Trong hồng cầu không có chứa kháng nguyên
d. Trong hồng cầu có chứa 2 loại kháng nguyên A và B
Câu 5: Nhóm máu chỉ truyền được cho chính nó mà không truyền được cho các nhóm khác là:
a. Máu A
b. Máu B
c. Máu AB
d. Máu
Câu 6: Nhóm máu có thể truyền được cho tất cả các nhóm máu khác là:
a. Máu O
b. Máu B
c. Máu A
d. Máu AB
Câu 7: Thời gian của một chu kỳ tim là:
a. 0.6s
b. 0.8s
c. 0.7 s
d. 1 phút
Câu 8: Trên thực tế, trong mỗi chu kì tim, thời gian nghỉ ngơi của tâm nhĩ là:
a. 0.7s
b. 0.4s
c. 0.5s
d. 0.3s
Câu 9: Mạch mang máu giàu oxi rời khỏi tim là:
a. Động mạch chủ
b. Động mạch phổi
c. Tĩnh mạch phổi
d. Tĩnh mạch chủ
Câu 10: Van nhĩ – thất của tim có tác dụng giúp máu di chuyển một chiều từ:
a. Tâm thất trái vào động mạch chủ
b. Tâm thất phải vào động mạch phổi
c. Từ tâm nhĩ xuống tâm thất
d. Từ tĩnh mạch vào tâm nhĩ
Câu 11: Khi tâm nhĩ trái co, máu được đẩy vào:
a. Tâm nhĩ phải
b. Tâm thất phải
c. Tâm thất trái
d. Động mạch
Câu 12: Máu được đẩy vào động mạch ở pha:
a. Co tâm nhĩ
b. Giãn tâm nhĩ
c. Co tâm thất
d. Giãn tâm thất
Câu 13: Trên thực tế trong mỗi chu kỳ tim, thời gian nghỉ ngơi của tâm thất là:
a. 0.5 s
b. 0.3 s
c. 0.4 s
d. 0.2 s
Câu 14: Máu di chuyển chậm nhất trong:
a. Động mạch
b. Mao mạch
c. Tĩnh mạch
d. Động mạch và tĩnh mạch
Câu 15: Nơi xảy ra sự trao đổi khí ở phổi là:
a. Xoang mũi
b. Phế nang
c. Khí quản
d. Phế quản
Câu 16: Các tuyến amidan và tuyến V.A nằm ở
a. Xoang mũi
b. Thanh quản
c. Họng
d. Phế quản
Câu 17: Vừa tham gia dẫn khí hô hấp, vừa là bộ phận của cơ quan phát âm là:
a. Khí quản
b. Thanh quản
c. Phổ
d. Ph quản
Câu 18: Cử động hô hấp là:
a. Tập hợp của các lần hít vào trong một phút
b. Tập hợp các lần thở ra trong một phút
c. Các lần hít vào và thở ra trong một phút
d. Một lần hít vào và một lần thở ra
Câu 19: Động tác hít vào bình thường xảy ra do:
a. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành giãn
b. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành co
c. Cơ liên sườn ngoài co và cơ hoành giãn
d. Cơ liên sườn ngoài giãn và cơ hoành co
Câu 20: Lượng khí đưa vào phổi qua một lần hít vào bình thường là:
a. 80ml
b. 500ml
c. 1000ml
d. 1500ml
Câu 21: Cơ liên sườn ngoài khi co có tác dụng:
a. Làm hạ thấp các xương sườn
b. Làm nâng cao các xương sườn lên
c. Làm hạ cơ hoành
d. Làm nâng cơ hoành
Câu 22: Nhịp hô hấp là:
a. Số lần thở ra trong một phút
b. Số lần hít vào trong một phút
c. Số cử động hô hấp trong một phút
d. Số cử động hô hấp trong một ngày
Câu 23: Hiện tượng xảy ra trong trao đổi khí là:
a. Khí CO2 từ mao mạch khuếch tán qua phế nang
b. Khí CO2 từ phế nang khuếch tán qua mao mạch
c. Khí O2 từ mao mạch khuếch tán qua phế nang
d. CO2 và O2 đều khuếch tán từ phế nang vào máu
Câu 24: Cơ quan không phải tuyến tiêu hóa là:
a. Gan
b. Lưỡi
c. Tụy
d. Tuyến nước bọt
Câu 25: Chất sau đây không bị biến đổi hóa học trong tiêu hóa là:
a. Lipit
b. Protein
c. Muối khoáng
d. Axit Nucleic
Câu 26: Chất sau đây bị biến đổi trong tiêu hóa là:
a. Muối khoáng và Axit nucleic
b. Axit Nucleic và vitamin
c. Gluxit, protein, lipit
d. Muối khoáng và nước
Câu 27: Bộ phận sau đây không hoạt động biến đổi hóa học thức ăn là:
a. Miệng
b. Dạ dày
c. Thực quản
d. Ruột non
Câu 28: Cơ quan không phải bộ phận của ống tiêu hóa là:
a. Thực quản
b. Ruột non
c. Ruột già
d. Tụy
Câu 29: Sản phẩm được tạo ra hoạt động biến đổi thức ăn ở miệng là:
a. Đường đơn
b. Đường mantozo
c. Protein mạch ngắn
d. Axit béo và Glixerin
Câu 30: Đoạn cuối cùng của ống tiêu hóa là:
a. Tá tràng
b. Ruột già
c. Ruột non
d. Ruột thẳng
Câu 31: Không tham gia vào sự tiêu hóa lí học ở khoang miệng là:
a.Răng
b. Lưỡi
c. Họng
d. Các cơ nhai
Câu 32: Chất được biến đổi hóa học ở dạ dày là:
a. Gluxit
b. Axit nucleic
c. Protein
d. Gluxit và Lipit
Câu 33: Môn vị là:
a. Phần trên của dạ dày
b. Phần thân của dạ dày
c. Van ngăn giữa dạ dày với ruột non
d. Phần đáy của dạ dày
Câu 34: Các tuyến dịch vị của dạ dày nằm trong:
a. Lớp cơ
b. Lớp màng ngoài
c. Lớp niêm mạc
d. Lớp dưới niêm mạc
Câu 35: Thời gian thức ăn được tiêu hóa và lưu giữ trong dạ dày là:
a. 2 – 4 giờ
b. 3 – 6 giờ
c. 5 – 7 giờ
d. Trên 7 giờ
Câu 36: Cơ cấu tạo thành ruột non là:
a. Cơ vòng, cơ dọc và cơ chéo
b. Cơ dọc và cơ vòng
c. Cơ chéo và cơ dọc
d. Chỉ có một loại cơ vòng
Câu 37: Bộ phận của ống tiêu hóa có hoạt động biến đổi lí học mạnh nhất là:
a. Miệng
b. Ruột non
c. Dạ dày
d. Ruột già
Câu 38: Bộ phận của ống tiêu hóa có hoạt động biến đổi hóa học mạnh nhất là:
a. Miệng và dạ dày
b. Ruột non và miệng
c. Ruột non
d. Ruột già và dạ dày
Câu 39: Chất được hấp thu và vận chuyển theo cả 2 đường máu và bạch huyết là:
a. Sản phẩm của Lipit
b. Sản phẩm của Axit Nucleic
c. Sản phẩm của Protein
d. Sản phẩm của Gluxit
Câu 40: Dịch mật có tác dụng
a. Trực tiếp biến đổi protein
b. Trực tiếp biến đổi gluxit
c. Hỗ trợ quá trình biến đổi lipit
d. Trực tiếp biến đổi lipit
Câu 41: Đơn vị hấp thu chất dinh dưỡng ở ruột non là:
a. Lông ruột
b. Lớp dưới niêm mạc
c. Niêm mạc
d. Lớp cơ thành ruột
Câu 42: Chất độc được hấp thu qua ruột non theo con đường
a. Bạch huyết
b. Máu và bạch huyết
c. Máu
d. Không hấp thu
Câu 43: Điều sau đây đúng khi nói về hoạt động tiêu hóa ở ruột già:
a. Không xảy ra sự biến đổi hóa học
b. Không xảy ra các hoạt động lí học
c. Có hoạt động thải chất bả
d. Không xảy ra sự hấp thu chất
Câu 44: Chất được hấp thu ở ruột già là:
a. Nước
b. Axit amin
c. Các đường đơn
d. Axit béo, glixerin
Câu 45: Hoạt động dưới đây được xem là kết quả của trao đổi chất ở cấp độ cơ thể:
a. Cơ thể nhận từ môi trường khí CO2
b. Cơ thể thải ra môi trường khí CO2
c. Cơ thể nhận từ môi trường khí O2
d. Cơ thể thải ra môi trường khí CO2 và O2
Câu 46: Chức năng lọc từ máu những chất bã để loại bỏ khỏi cơ thể là của:
a. Hệ hô hấp
b. Hệ tuần hoàn
c. Hệ tiêu hóa
d. Hệ bài tiết
Câu 47: Hoạt động sau đây xảy ra trong đồng hóa là:
a. Giải phóng năng lượng từ chất hữu cơ
b. Tích lũy năng lượng trong chất hữu cơ
c. Vừa giải phóng vừa tích lũy năng lượng
d. Vừa phân giải vừa tổng hợp chất hữu cơ
Câu 48: Hai mặt đối lập nhưng thống nhất của trao đổi chất là:
a. Đồng hóa và dị hóa
b. Hô hấp và vận động
c. Cảm ứng và bài tiết
d. Sinh trưởng và phát triển
Câu 49: Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của cơ thể được điều hòa của hai yếu tố là:
a. Đồng hóa và dị hóa
b. Thần kinh và nội tiết
c. Tổng hợp chất và phân giải chất
d. Giải phóng năng lượng và tích lũy năng lượng
Câu 50: Năng lượng tối thiểu cần thiết để duy trì sự sống của cơ thể trong điều kiện nghỉ ngơi hoàn toàn được gọi là:
a. Năng lượng đồng hóa
b. Năng lượng dị hóa
c. Chuyển hóa cơ bản
d. Trao đổi năng lượng

5
17 tháng 1 2022

dài thế?

17 tháng 1 2022

mình đã

-nổ não

-mù mắt

-chóng mặt

-ù tai

sau khi đọc bài đăng của pạn

Xét các diễn biến sau: (1) Nồng độ K+ bên trong cao hơn bên ngoài tế bào (2) Nồng độ Na+ bên trong cao hơn bên ngoài tế bào (3) Các cổng K mở nên các K+ ở sát màng tế bào đồng loạt đi từ trong ra ngoài tế bào và tập trung ngay sát phía ngoài màng tế bào làm cho phía ngoài màng tế bào tích điện dương so với trong màng tích điện âm (4) Bơm Na - K vận chuyển K+ từ phía bên ngoài trả vào phía bên...
Đọc tiếp

Xét các diễn biến sau:

(1) Nồng độ Kbên trong cao hơn bên ngoài tế bào

(2) Nồng độ Nabên trong cao hơn bên ngoài tế bào

(3) Các cổng K mở nên các Kở sát màng tế bào đồng loạt đi từ trong ra ngoài tế bào và tập trung ngay sát phía ngoài màng tế bào làm cho phía ngoài màng tế bào tích điện dương so với trong màng tích điện âm

(4) Bơm Na - K vận chuyển Ktừ phía bên ngoài trả vào phía bên trong màng tế bào giúp duy trì nồng độ Kbên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào

(5) Bơm Na - K vận chuyển Natừ phía bên ngoài trả vào phía bên trong màng tế bào giúp duy trì nồng độ Nabên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào

(6) Các cổng Na mở nên các Naở sát màng tế bào đồng loạt đi từ trong ra ngoài tế bào và tập trung ngay sát phía ngoài màng tế bào, làm cho phía ngoài màng tế bào tích điện dương so với phía trong màng tích điện âm

Cơ chế hình thành điện thế nghỉ gồm những đặc điểm?

A. 1, 3 và 4       

B. 2, 3 và 5

C. 3, 4 và 6       

D. 2, 5 và 6

1
1 tháng 9 2017

Đáp án: A

13 tháng 8 2016

                                                                     Giải

Đổi: 5l = 5000ml

a) Hàm lượng Hb trong 5000ml máu là: \(\frac{5000}{100}\). 15 = 750 (g)

750g Hb liên kết được số ml oxi là: \(\frac{750}{15}\). 20 = 1000 (ml)

Vậy người bình thường có 1000ml = 1l oxi

b)  vùng núi có độ cao 4000m thì lượng oxi giảm nên khi người ấy sống ở vùng núi cao thì lượng Hb sẽ tăng để có thể liên kết được đủ lượng oxi cần thiết cho cơ thể.

c) So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao nhịp tim tăng vì cần nhiều máu để có nhiều Hb giúp vận chuyển oxi. Nhịp hô hấp tăng để lấy được nhiều oxi hơn cho cơ thể.

18 tháng 8 2016

Đổi 5 lít = 5000 ml

a. Theo bài ra bình thường hàm lượng Hb trong máu là 15 g/100 ml máu có khả năng liên kết với 20 ml ô xi. Vậy với người có 5000 ml máu thì Hb có khả năng liên kết được với ô xi: (0,5 điểm)

5000.20/100 = 1000 ml O2

b. Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng, vì càng lên cao không khí càng loãng, nồng độ ô xi trong không khí thấp, nên để có đủ ô xi cho cơ thể thì hồng cầu phải tăng dẫn đến hàm lượng Hb phải tăng. (0,5 điểm)

c. So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở phải tăng Do nồng độ ô xi trong không khí thấp, tác động vào cơ quan thụ cảm, áp lực hoá học ở cung động mạch chủ, động mạch cảnh, kích thích gây tăng nhịp tim nhịp thở. Đó là cơ chế thích nghi để cơ thể có đủ ô xi cho hô hấp và trao đổi chất diễn ra bình thường. 

23 tháng 12 2022

Chọn B