K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 1 2022

. D. góp phần xây dựng chế độ phong kiến phân quyền

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê và tiến hành giảng hòa với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương. Việt Nam dần dần trở thành một nước nửa thuộc...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê và tiến hành giảng hòa với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương. Việt Nam dần dần trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến và biến thành nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt cho Pháp. Để đảm bảo lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp đặt thêm nhiều thứ thuế mới, nặng hơn các thứ thuế của triều đình Huế trước kia. Chúng ra sức kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế chính quốc. Tuy nhiên, công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp cũng làm nảy sinh những nhân tố mới, ngoài ý muốn của chúng. Vào đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã xuất hiện những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, dù còn non yếu. Thành thị mọc lên. Một số cơ sở công nghiệp ra đời. Cơ cấu kinh tế biến động, một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì này vẫn đang trong giai đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự nảy sinh các nhân tố mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội này, đặc biệt là bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX. (Nguồn Lịch sử 11, trang 155)

Lực lượng xã hội nào đã có đóng góp quan trọng đối với phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XX?

A. Công nhân, nông dân

B. Trí thức, Tiểu tư sản thành thị

C. Trí thức Nho học

D. Tư sản dân tộc

1
12 tháng 4 2019

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi. Trong đó, bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa (hay nói cách khác là trí thức Nho học) đã đóng vai trò khá quan trọng trong tiếp thu luồng tư tưởng mới, để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu sắc dân chủ tư sản.

Có thể kể đến những cái tên tiêu biểu trong giới trí thức Nho học, tiếp thu luồng tư tưởng dân chủ tư sản như: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh - tiêu biểu cho phong trào dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX.

Đáp án cần chọn là: C

NG
22 tháng 10 2023

Thành thị trung đại đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội phong kiến Tây Âu. Thành thị trung đại là nơi tập trung các hoạt động thương mại, sản xuất và văn hóa. Đây cũng là nơi xuất hiện các nghề thủ công và nghệ thuật mới, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế và văn hóa. Thành thị trung đại cũng là nơi xuất hiện các trường học, đại học và các viện nghiên cứu, đóng góp vào sự phát triển của giáo dục và khoa học. Ngoài ra cũng là nơi xuất hiện các phong trào dân tộc và chính trị, đóng góp vào sự phát triển của chính trị và xã hội.

16 tháng 8 2021

Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam, bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Tình cảnh bần cùng khốn khổ của giai cấp nông dân Việt Nam đã làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc và phong kiến tay sai, tăng thêm ý chí cách mạng của họ trong cuộc đấu tranh giành lại ruộng đất và quyền sống tự do. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, đa số xuất thân từ giai cấp nông dân, có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với giai cấp nông dân, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột. Giai cấp tư sản Việt Nam bị tư sản Pháp và tư sản người Hoa cạnh tranh chèn ép, do đó thế lực kinh tế và địa vị chính trị nhỏ bé và yếu ớt, có tinh thần dân tộc và yêu nước ở mức độ nhất định. Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam bao gồm học sinh, trí thức, những người làm nghề tự do… đời sống bấp bênh, dễ bị phá sản trở thành người vô sản, có lòng yêu nước, căm thù đế quốc, thực dân, có khả năng tiếp thu những tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài truyền vào.

Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phận người dân mất nước và ở những mức độ khác nhau, đều bị thực dân áp bức, bóc lột. Vì vậy, trong xã hội Việt Nam, ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ và phong kiến đã nảy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc, đó là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược. Tính chất của xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến đang đặt ra hai yêu cầu: Một là, phải đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân; Hai là, xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân, trong đó chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.

21 tháng 11 2018

Đáp án B

15 tháng 9 2018

Đáp án B

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Năm 1897, chính phủ Pháp cử Pôn Đu-me sang làm Toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Nổi bật là chính sách cướp đoạt ruộng đất. Năm 1897, thực dân Pháp ép triều đình nhà Nguyễn “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng. Ban...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Năm 1897, chính phủ Pháp cử Pôn Đu-me sang làm Toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Nổi bật là chính sách cướp đoạt ruộng đất. Năm 1897, thực dân Pháp ép triều đình nhà Nguyễn “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng. Ban đầu, tư bản Pháp tập trung vào việc khai thác mỏ (than đá, thiếc, kẽm,…) ở Hòn Gai, Thái Nguyên, Tuyên Quang,… Bên cạnh đó, những cơ sở nông nghiệp, phục vụ đời sống như điện, nước, bưu điện,… cũng lần lượt ra đời. Chính quyền thuộc địa chú ý đến việc xây dựng hệ thống giao thông, vừa phục vụ công cuộc khai thác lâu dài, vừa phục vụ mục đích quân sự. Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nma. Tuy vậy, khi tiến hành khai thác, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội. Những biến đổi trong cơ cấu kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội. Các giai cấp cũ biến đổi, một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì này vẫn đang trong giai đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự nảy sinh các nhân tố mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội này, đặc biệt là bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX. (Nguồn Lịch sử 11, trang 137, 155)

Vì sao thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

A. Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp

B. Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân

C. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự

D. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương

2
22 tháng 6 2019

Cho đến trước khi thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, cơ sở hạ tầng ở Đông Dương còn rất lạc hậu, không thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc khai thác. Do đó để phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân (quân sự), Pháp đã chú trọng xây dựng hệ thống giao thông vận tải, đặc biệt là đường sắt. Tính đến năm 1912, tổng chiều dài đường sắt đã làm xong ở Việt Nam là 2 059 km. Đường bộ được mở rộng đến những khu vực hầm mỏ, đồn điền, bến cảng và các vùng biên giới trọng yếu. Nhiều cây cầu lớn được xây dựng như: cầu Long Biên (Hà Nội), cầu Tràng Tiền (Huế), cầu Bình Lợi (Sài Gòn),…

Đáp án cần chọn là: C

13 tháng 12 2022

C

 

20 tháng 12 2020

XÃ HỘI PHONG KIẾN TÂY ÂU .

1. Lãnh địa phong kiến.

- Giữa thế kỉ IX các lãnh địa phong kiến Tây âu ra đời, đây là đơn vị kinh tế, chính trị cơ bản của xã hội PK phân quyền Tây Âu.

- Lãnh địa là 1 khu đất rộng trong đó có ruộng đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng rú, sông đầm … trong khu đất của lãnh chúa có lâu đài dinh thự nhà thờ  đó là đất của lãnh chúa. Còn đất khẩu phần ở xung quanh được các lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy, xây dựng thôn xóm có nghã vụ nộp thuế.

2. Đặc điểm của lãnh địa:

* Kinh tế đóng kín tự cung , tự cấp , tự túc

+ Nông dân trong lãnh địa nhận ruộng cày cấy và nộp tô, họ bị buộc chặt vào lãnh chúa .

+ Cùng sản xuất lương thực nông  nô còn dệt vải làm dày dép, đóng đồ đạc, rèn vũ khí cho lãnh chúa.

+ Về cơ bản không có sự mua bán trao đổi ra bên ngoài ( trừ những mặt hàng sắt, muối, tơ lụa)

* Chính trị độc lập

+ Lãnh chúa nắm quyền chính trị: tư pháp, tài chính, có quân đội, chế độ thuế khóa riêng, tiền tệ riêng, có quyền bất khả xâm phạm không ai can thiệp vào lãnh địa của mình.

+ Mỗi lãnh địa như một pháo đài bất khả xâm phạm có hào sâu, tường cao, có kị sĩ bảo vệ.

* Quan hệ trong lãnh địa:

+ Đời sống của lãnh chúa: sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng  Họ bóc lột nặng nề và đối xử hết sức tàn nhẫn dùng những cực hình tra tấn rất rã man với nông nô.

+ Cuộc sống của nông nô: là người sản xuất chính trong các lãnh địa họ bị gắn chặt lệ thuộc lãnh chúa nhận ruông cày cấy và nộp tô thuế nặng nề, ngoài ra họ phải nộp nhiều thứ thuế vô lí khác như thuế thân, thuế cưới xin,.. mặc dù có gia đình riêng, có nông cụ lao động  nhưng họ phải sống trong những túp lều tối tăm bẩn thỉu ẩm ướt, đói rét, bệnh tật đòn roi của lãnh chúa luôn bám sát đè trĩu lên cuộc đời họ.

20 tháng 12 2020

THÀNH THỊ TRUNG ĐẠI

1. Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại:

Từ thế kỉ XI thành thị trung đại bắt đầu xuất hiện do lực lượng sản xuất có nhiều biến đổi.

- Nông nghiệp:  công cụ sản xuất cải tiến , kĩ thuật canh tác tiến bộ, khai hoang mở rộng, diện tích sản xuất tăng, sản phẩm ngày càng dư thừa nên nhu cầu trao đổi mua bán ngày càng cao. Vì vậy sản phẩm  được bán ra thị trường một cách tự do, không bị đóng kín trong lãnh địa như trước.

- Thủ công nghiệp:  diễn ra quá trình chuyên môn hoá tương đối mạnh mẽ. Một số thợ giỏi chỉ làm một nghề thủ công riêng biệt và sống bằng việc trao đổi sản phẩm thủ công của mình với những nông nô khác. Thủ công nghiệp đã tách khỏi nông nghiệp.

- Một số thợ thủ công đã tìm cách thoát khỏi lãnh địa.Họ đến những nơi có đông người qua lại như ngã ba, tư đường, bến sông, bến cảng…để lập các xưởng sản xuất và buôn bán hàng hoá.Từ đó thành thị ra đời.

2. Hoạt động ở thành thị ( tổ chức kinh tế).

Trong thành thị cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân, họ lập ra thương hội, phường hội để kinh doanh và sản xuất. (SK)

3. Vai trò của các thành thị trung đại ở Tây Âu.

- Kinh tế: đã góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá giản đơn phát triển

- Chính trị: Thành thị còn góp phần tích cực xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền thống nhất nhất quốc gia, dân tộc.

- Văn hóa: Thành thị mang đến không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu như ox phớt, cam dơ rít, xooc bon, pa ri…. Đây cũng chính là trung tâm văn hóa châu âu lúc bất giờ.