K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Em cần đề hay sao em?

2 tháng 3 2021

lên mạng tra tham khảo nhé

cố lên

  TRƯỜNG THCS KHÁNH THỊNH                          ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II                      TỔ KHXH                                                       Năm học 2022 - 2023         Môn kiểm tra : Ngữ Văn 8                                                                                             Thời gian làm bài:  90 phút  I. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN: ( 3 điểm)  Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:Tại Thế vận hội đặc biệt Seatle (dành cho...
Đọc tiếp

  TRƯỜNG THCS KHÁNH THỊNH                          ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II       

               TỔ KHXH                                                       Năm học 2022 - 2023

         Môn kiểm tra : Ngữ Văn 8

                                                                                             Thời gian làm bài:  90 phút

 

I. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN: ( 3 điểm)

  Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

Tại Thế vận hội đặc biệt Seatle (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100 m. Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả, không trừ một ai! Một cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé:

 - Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn.

Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền. Mãi về sau, những người chứng kiến vẫn còn lưu truyền tai nhau câu chuyện cảm động này.

                                  (Nguồn: http://phapluatxahoi.vn/giai-tri/van-hoc/chien-thang-661)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của  văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2.

a. Xét theo mục đích nói, câu văn:  Một cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé. Thuộc kiểu câu gì? (0,5 điểm)

b. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của kiểu câu đó?(0,5 điểm

Câu 3. Theo em, tại sao khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoan hô không dứt? (0,5 điểm)

Câu 4.Thông điệp sâu sắc nhất mà em nhận được từ câu chuyện trên? (1,0 điểm)

II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (7 điểm)

Câu 1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống.

Câu 2 : Ăn quà là một thói quen xấu của học sinh trong học đường hiện nay. Em hãy viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên .

…………………… Hết ……………………

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

Môn Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

 

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ, kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

 

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Ca dao.   B. Tục ngữ.    C. vè.   D. câu đố .

Câu 2. Hãy xác định thể thơ của văn bản?

A. Thơ tự do.

B. Thơ ngũ ngôn.

C. Thơ lục bát.

D. Thơ song thất lục bát.

Câu 3. Nội dung của văn bản là gì?

A. Ca ngợi công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

B. Ca ngợi công sinh thành dưỡng dục trời biển của cha mẹ, nhắc nhở mỗi người con phải sống có hiếu.

C. Nhắc tới công ơn sinh thành của cha mẹ.

D. Nhắc nhở người làm con phải có hiếu với cha mẹ .

Câu 4. Văn bản trên viết về chủ đề ?

A. Tình cảm gia đình

B. Tình yêu quê hương đất nước.                                                           

C. Tình yêu đôi lứa.

D. Tình yêu thương con người.

Câu 5. Địa danh được nhắc đến trong văn bản là gì?

A. Núi Tản Viên.

B. Biển Đông .

C. Núi Thái Sơn.

D. Núi Hồng Lĩnh.

Câu 6. Theo em, trong các từ sau từ nào là từ Hán Việt?

A. Công cha.

B. Nghĩa mẹ.

C. Thờ mẹ.

D. Thái sơn.

Câu 7. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong hai câu đầu văn bản?

A. Liệt kê.

B. So sánh.

C. Hoán dụ.

D. Ẩn dụ.

Câu 8. Văn bản đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào??

A. Sử dụng từ ngữ, hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao. 

B. Âm điệu nhịp nhàng như lời tâm tình nhắn nhủ.

C. Sử dụng thế thơ truyền thống của vãn học dân tộc. 

D. Tất cả đều đúng

Câu 9. Hãy kể thêm một văn bản mà em biết có cùng chủ đề với văn bản trên?

Câu 10 . Qua văn bản em rút ra được bài học gì cho bản thân ?

II. VIẾT (4.0 điểm)

      Có ý kiến cho rằng: "Trong quá trình học tập thì tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

Năm học: 2022-2023

Môn: Ngữ Văn 7

           Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc câu chuyện sau:

RÙA VÀ THỎ

Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, Rùa đang cố sức tập chạy. Thỏ trông thấy liền mỉa mai Rùa:

- Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à?

- Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi, coi ai hơn?

Thỏ vểnh tai tự đắc:

- Được, được! Dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mi một nửa đường đó.

Rùa không nói gì. Nó biết mình chậm chạp, nên có sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo mỉm cười. Nó nghĩ: Ta chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần đến đích ta phóng cũng vừa. Nó nhởn nhơ trên đường, nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng nó lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm.

Bỗng nó nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì đã thấy Rùa chạy gần tới đích. Nó cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã tới đích trước nó.

          (Câu chuyện Rùa và Thỏ, Theo truyện La Phông-ten)

Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1(0,5 điểm): Truyện Rùa và Thỏ thuộc thể loại nào?

A. Truyền thuyết

B. Thần thoại

C. Truyện cổ tích

D. Truyện ngụ ngôn

Câu 2(0,5 điểm): Nhân vật chính trong truyện Rùa và Thỏ là ai?

A. Rùa

B. Thỏ

C. Rùa và Thỏ

D. Sên

Câu 3(0,5 điểm): Thỏ chế giễu Rùa như thế nào?

A. Bảo Rùa là chậm như sên.

B. Bảo Rùa thử chạy thi xem ai hơn .

C. Bảo Rùa “Anh đừng giễu tôi”

D. Bảo Rùa là đồ đi cả ngày không bằng một bước nhảy của Thỏ.

Câu 4(0,5 điểm): Vì sao có cuộc chạy thi giữa Rùa và Thỏ?

A. Rùa thích chạy thi với Thỏ

B. Thỏ thách Rùa chạy thi

C. Thỏ chê Rùa chậm chạp khiến Rùa quyết tâm chạy thi.

D. Rùa muốn thách Thỏ chạy thi với mình. 

Câu 5 (0,5 điểm): Vì sao Thỏ thua Rùa?

A. Rùa chạy nhanh hơn Thỏ.

B. Rùa cố gắng còn Thỏ chủ quan, coi thường Rùa.

C. Rùa dùng mưu mà Thỏ không biết.

D. Rùa vừa chạy vừa chơi mà vẫn tới đích trước.

Câu 6 (0,5 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu “Đồ chậm như sên.”

A. Nhân hóa

B. Ẩn dụ

C. So sánh

D. Điệp ngữ

Câu 7 (0,5 điểm): Truyện Thỏ và Rùa phê phán điều gì?

A. Phê phán những những người lười biếng, khoe khoang.

B. Phê phán những người lười biếng khoe khoang, chủ quan, kiêu ngạo.

C. Phê phán những người chủ quan, ích kỉ.

D. Phê phán những người coi thường người khác.

Câu 8 (0,5 điểm): Hậu quả của thái độ chủ quan, kiêu ngạo của Thỏ là gì?

A. Thỏ đi học muộn.

B. Thỏ thua Rùa, bị mọi người cười nhạo.

C. Thỏ cắm cổ chạy, bị ngã.

D. Thỏ mải mê bắt bướm, quên đường về.

Câu 9(1,0 điểm): Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì?

Câu 10(1,0 điểm): Em có nhận xét gì về nhân vật Thỏ qua câu nói: “Dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mi một nửa đường đó”.

II. LÀM VĂN (4.0 điểm): Có ý kiến cho rằng: "Trong quá trình học tập thì tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?

-----Hết-----

                  ĐỀ KTRA CUỐI KÌ II VĂN 7

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa. Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyết đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói, “Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn.”. Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực.”

(“Học vấp ngã để từng bước thành công - John C.Maxwell)

1
18 tháng 5 2023

Em cần giúp bài mô hay em chia sẻ đề nè?

18 tháng 5 2023

mô là j ạ

Gọi điểm môn Toán bạn An cần làm là x(điểm)

(Điều kiện: x>0)

Trung bình điểm kiểm tra của An là: \(\dfrac{8\cdot2+7+9+x\cdot2}{2+1+2+1}=\dfrac{2x+32}{6}\)

Để đạt từ 8,0 trở lên thì \(\dfrac{2x+32}{6}>=8\)

=>2x+32>=48

=>2x>=16

=>x>=8

vậy: An cần ít nhất 8 điểm môn Toán để được xếp loại giỏi

29 tháng 4 2019

Thời gian từ 9 giờ đến 20phut cho đến 9 giò 40phut. là bao nhiêu.

TRƯỜNG THCS Lê Khắc Cẩn

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Năm học: 2018 - 2019

Đề bài:

I. Phần đọc hiểu (4.0 điểm). Cho câu thơ sau và trả lời câu hỏi:

"Chú bé loắt choắt..."

Câu 1. Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ em đã học ?

Câu 2. Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai?

Câu 3. Nêu nội dung chính của hai khổ thơ trên?

Câu 4. Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Em cho biết việc sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ ấy?

II. Tập làm văn ( 6 điểm):

Câu 1: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng từ 3-5 câu) miêu tả khu vườn nhà em vào một buổi sáng mùa hè, trong đoạn văn đó có sử dụng phép tu từ so sánh, nhân hóa. (Hãy chỉ rõ phép tu từ đó sau khi viết đoạn văn).

Câu 2: Dựa vào bài văn bản Vượt thác của Võ Quảng, em hãy miêu tả lại cảnh Dượng Hương Thư vượt thác.

19 tháng 3 2019

mỗi trường 1 đề mà bn

19 tháng 3 2019

mà cuối kì giông mà phải hk

13 tháng 4 2022

gu gồ!!!

13 tháng 4 2022

ko phải đề nào cũng giống đề nào lên cứ lên gg choa chắc nhá:)

ĐỀ 3:                                       ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ IMôn Ngữ văn lớp 7Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)Đọc văn bản sau:                                     ĐƯA CON ĐI HỌC                                                                 Tế Hanh                                  Sáng nay mùa thu sang                                  Cha đưa con đi học                                 ...
Đọc tiếp

ĐỀ 3:

                                       ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

 

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

                                     ĐƯA CON ĐI HỌC

                                                                 Tế Hanh

                                  Sáng nay mùa thu sang

                                  Cha đưa con đi học

                                  Sương đọng cỏ bên đường

                                  Nắng lên ngời hạt ngọc

 

                                   Lúa đang thì ngậm sữa

                                  Xanh mướt cao ngập đầu

                                  Con nhìn quanh bỡ ngỡ

                                  Sao chẳng thấy trường đâu?

 

                                    Hương lúa tỏa bao la

                                   Như hương thơm đất nước

                                   Con ơi đi với cha

                                   Trường của con phía trước

                                                                        Thu 1964

                                 (In trong Khúc ca mới, Tr.32, NXB Văn học,1966)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên ?

A. Tự do                                 C. Lục bát

B. Năm chữ                             D. Bốn chữ

Câu 2. Hiện tượng từ ngữ nào sau đây nêu đúng mối quan hệ về nghĩa của từ “đường” trong bài thơ trên và từ "đường" trong cụm từ "Ngọt như đường"?

A. Hiện tượng đồng âm                   C.  Hiện tượng đồng nghĩa

B. Hiện tượng trái nghĩa                  D. Hiện tượng đa nghĩa

Câu 3. Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ?

A. Mẹ                                                                     C. Cha

B. Con                                                          D.

Câu 4. Cụm từ "nhìn quanh bỡ ngỡ" thuộc cụm từ nào sau đây?

A. Cụm danh từ                    C. Cụm động từ

B. Cụm tính từ                      D. Cụm chủ vị

Câu 5. Người cha muốn nhắn gởi điều gì với con qua hai câu thơ sau?

                                                    Con ơi đi với cha

Trường của con phía trước.

A. Bước chân của con luôn có cha đồng hành, cha sẽ đi cùng con trên mọi chặng đường, đưa con đến những nơi tốt đẹp. Cha luôn yêu thương, tin tưởng và hi vọng ở con.

B. Con hãy luôn luôn yêu thương, kính trọng cha mẹ. Con luôn phải có thái độ biết ơn đối với công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ.

C. Con hãy biết ơn và kính trọng mẹ kể cả lúc mẹ đã già yếu. Hãy quan tâm, thấu hiểu với những vất vả của cha.

D. Khắc sâu tấm lòng yêu con của cha, đồng thời thể hiện sự tin tưởng, hi vọng ở con.

Câu 6. Dòng nào sau đây giải nghĩa đúng nhất tác dụng chủ yếu của biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng trong câu thơ "Lúa đang thì ngậm sữa"?

A. Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người.        

B. Làm cho câu thơ sinh động, gợi hình, gợi cảm.        

C. Làm cho câu thơ giàu nhịp điệu, có hồn.

D. Nhấn mạnh, làm nổi bật đối tượng được nói đến trong câu thơ.

Câu 7. Theo em, hình ảnh “ hạt ngọc ” được hiểu là gì?

A. Nắng mùa thu                 C. Hương lúa mùa thu

B. Gió mùa thu                    D. Sương trên cỏ bên đường

Câu 8. Nội dung nào sau đây nói đúng nhất chủ đề của bài thơ?

A. Ca ngợi tình cảm của cha dành cho con.                 

B. Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước.  

C. Thể hiện niềm vui được đưa con đến trường của người cha.

D. Thể hiện lòng biết ơn của người con với người cha.

Câu 9. Em có cảm nhận như thế nào về tình cảm của người cha trong bài thơ?

Câu 10. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc sau khi đọc bài thơ.

II. VIẾT (4,0 điểm)

       Em hãy viết bài văn  nêu suy nghĩ của em về mẹ.

0
9 tháng 4 2021

I. Phần I: Đọc - hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.”

(Sách Ngữ văn 6, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2018)

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?

b. Nêu nội dung đoạn văn trên? Ai là người kể chuyện?

c. Qua đoạn văn trên, em thấy nhân vật Dế Mèn hiện lên như thế nào?

d. Chép lại những câu văn có sử dụng phép so sánh trong đoạn văn trên?

Phần II: Tự luận ( 6 điểm)

Hãy tả một người thân mà em yêu quý?

phần I :đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

''Dòng sông Năm Căn mênh mông,nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác,cá nước bơi hàng đàn đen trũi  nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước , trông hai bên bờ,rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

câu 1 :Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?văn bản đó thuộc chương mấy?tác phẩm nào ?ai là tác giả?

câu 2:đoạn văn trên trình bày theo phương thức biểu đạt chính nào

câu 3 ;trong đoạn văn trên,tác giả chủ yếu sử dụng biện pháp nghệ thuật nào(mấy lần)?tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?

câu 4 :cho biết vị trí của người miêu tả và trình tự miêu tả trong đoạn trích ?

câu 5:viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về vùng sông nước Cà Mau.

phần II : tả một người bạn mà em quý mến

*(8GP) Trích Câu 39, mã đề 115, đề kiểm tra giữa học kì II, môn Toán không chuyên, lớp 12, năm học 2022-2023, trường THPT Chu Văn An - Hà Nội:Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, AB = a, AD = 2a, cạnh bên SA vuông góc với đáy và SA = a. Gọi M là trung điểm của cạnh AD và (S) là mặt cầu ngoại tiếp hình tứ diện SCDM. Bán kính của (S)...
Đọc tiếp

*(8GP) Trích Câu 39, mã đề 115, đề kiểm tra giữa học kì II, môn Toán không chuyên, lớp 12, năm học 2022-2023, trường THPT Chu Văn An - Hà Nội:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, AB = a, AD = 2a, cạnh bên SA vuông góc với đáy và SA = a. Gọi M là trung điểm của cạnh AD và (S) là mặt cầu ngoại tiếp hình tứ diện SCDM. Bán kính của (S) bằng:

A. \(\dfrac{3}{2}\)

B. \(\dfrac{\sqrt{11}}{2}\)

C. \(\dfrac{\sqrt{14}}{2}\)

D. \(\dfrac{\sqrt{26}}{2}\)

 

*Câu hỏi phụ: Liệu rằng, đơn vị của bán kính (S) trong 4 đáp án trên đã chính xác? Và liệu bán kính (S) có luôn bằng 1 trong 4 đáp án trên với mọi giá trị của a và thuộc tính hình khi thay đổi?

Mình sẽ trao 8GP cho bạn nào trả lời đúng đáp án, giải thích câu hỏi chính cũng như trả lời thuyết phục những câu hỏi phụ. Em cũng rất mong các anh chị giáo viên Toán hoc24 sẽ giúp em giải đáp thắc mắc câu hỏi phụ ạ.

3
10 tháng 3 2023

ko sao ô ơi, cứ đưa lên đi, mai tui đăng lại cx dc 

NV
10 tháng 3 2023

Cách tính bài này đơn giản là tọa độ hóa nó (tứ diện cần tính ko đặc biệt, nhưng chóp ban đầu thì tọa độ hóa được), gọi A là gốc (0,0,0), quy ước a là 1 đơn vị độ dài, các tia AS, AB, AD lần lượt là Oz, Oy, Ox, ta có các tọa độ \(S\left(0,0,1\right)\); M(1,0,0), D(2,0,0), C(2,1,0), \(I\left(x;y;z\right)\) là tâm

\(SI=CI=DI=MI\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x^2+y^2+\left(z-1\right)^2=\left(x-1\right)^2+y^2+z^2\\x^2+y^2+\left(z-1\right)^2=\left(x-2\right)^2+y^2+z^2\\x^2+y^2+\left(z-1\right)^2=\left(x-2\right)^2+\left(y-1\right)^2+z^2\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x-z=0\\4x-2z=3\\4x+2y-2z=4\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow I\left(\dfrac{3}{2};\dfrac{1}{2};\dfrac{3}{2}\right)\)

\(\Rightarrow R=SI=\dfrac{\sqrt{11}}{2}\)

Do quy ước a là 1 đơn vị độ dài nên đáp án chính xác là \(R=\dfrac{a\sqrt{11}}{2}\)

Lý do đáp án chỉ có số mà thiếu a: theo tư duy của mình thì người ra đề mang hướng giải y như mình bên trên, tức là quy ước độ dài rồi tọa độ hóa, nhưng khi đưa ra đáp án cuối cùng lại quên chuyển từ quy ước về đơn vị thực nên thiếu a. Về cơ bản là người ta quên, ko có gì bí ẩn đáng suy nghĩ ở đây cả :D. Kích thước là a thì mọi kích thước độ dài sẽ phụ thuộc a.