K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Viên quản ngục vốn đã tin được thầy thơ lại, cho lính gọi lên, kể rõ tâm sự mình. Thầy thơ lại cảm động nghe xong chuyện, nói : “ Dạ bẩm, ngài cứ yên tâm, đã có tôi” rồi chạy ngay xuống phía trại giam ông Huấn, đấm cửa buồng giam, hớt hơ hớt hải kể cho tử tù nghe rõ nỗi lòng viên quản ngục, và ngập ngừng báo luôn cho ông Huấn biết việc về kinh chịu án tử hình.  Ông Huấn lặng nghĩ một lát rồi...
Đọc tiếp

Viên quản ngục vốn đã tin được thầy thơ lại, cho lính gọi lên, kể rõ tâm sự mình. Thầy thơ lại cảm động nghe xong chuyện, nói : “ Dạ bẩm, ngài cứ yên tâm, đã có tôi” rồi chạy ngay xuống phía trại giam ông Huấn, đấm cửa buồng giam, hớt hơ hớt hải kể cho tử tù nghe rõ nỗi lòng viên quản ngục, và ngập ngừng báo luôn cho ông Huấn biết việc về kinh chịu án tử hình.

  Ông Huấn lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười : “ Về bảo với chủ ngươi, tối nay, lúc nào lính canh về trại nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và một bó đuốc xuống đây ta cho chữ. Chữ thì quý thực. Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.

                                                      ( Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân )

Câu 1. Trong đoạn văn, thầy thơ lại cảm động vì điều gì ?

Câu 2. Huấn Cao dặn dò thầy thơ lại cần chuẩn bị những gì để ông cho chữ ?

Câu 3. Qua cái nhìn của Huấn Cao, Quản ngục là người như thế nào ?

Câu 4. Đoạn văn gợi ra những phẩm chất gì ở Huấn Cao ?

Câu 5. Thử hóa thân là thầy thơ lại khi gặp tử tù Huấn Cao, em sẽ nói như thế nào để Huấn Cao đồng ý cho chữ Viên quản ngục.

Viết một đoạn khoảng 10 dòng về tình huống trên.

 

0
chào các bạn! không biết các bạn thế nào chứ còn riêng mình thì tuyệt nhiên mình có một niềm tin tuyệt đối vào thế giới tâm linh, thế giới của ma quỷ. Và tất nhiên bản thân phải đã trải qua và chứng kiến một cái gì đó thì mình mới có thể nói như vậy.Đã từng nghe rất nhiều câu chuyện, và câu chuyện mà mình sắp kể đây cũng chỉ một duyên cơ mà vô tình biết được, mình xin phép...
Đọc tiếp

chào các bạn! không biết các bạn thế nào chứ còn riêng mình thì tuyệt nhiên mình có một niềm tin tuyệt đối vào thế giới tâm linh, thế giới của ma quỷ. Và tất nhiên bản thân phải đã trải qua và chứng kiến một cái gì đó thì mình mới có thể nói như vậy.

Đã từng nghe rất nhiều câu chuyện, và câu chuyện mà mình sắp kể đây cũng chỉ một duyên cơ mà vô tình biết được, mình xin phép được hóa thân vào nhân vật chứng kiến để kể câu chuyện cho hấp dẫn hơn.

Cách đây cũng lâu lắm rồi, tôi còn nhớ hồi đấy là năm 1986, dân Miền Bắc đi kinh tế mới ở Miền Nam nhiều lắm. Đã có những người đi từ đợt trước và nghe đâu làm ăn cũng khấm khá, thế là họ lũ lượt rủ nhau đi, và tôi cũng đi, biết làm sao được, biết đâu đi rồi còn thoát được cái kiếp nghèo khó.

Hồi ấy đi lại còn khó khăn, đi tàu xe cũng phải mất 2 ngày đường mới đến được nơi cần đến. Tôi có bà chị cùng quê vào trước tôi 1 năm, bà ấy dặn mày cứ đến bến xe Buôn Ma Thuột rồi tao đón. Hồi ấy làm quái gì có điện thoại, tôi biên thư dặn chị ấy là ngày 18 tôi đi và chị ấy cứ căn ngày mà đón,lạy trời chuyến đi suôn sẻ như dự toán.
vừa xuống đến nơi là chị em tôi gặp được nhau luôn, chị ấy bảo tao đợi mày suốt từ sáng đến giờ, lên xe nhanh còn về kẻo tối chứ nhà còn xa lắm. Nơi chị ở cách trung tâm Buôn Ma thuột khoảng chừng hơn 20km. chị chở tôi trên chiếc xe đạp phượng hoàng ngày xưa, hai chị em phải đi tắt đường rừng, có những chỗ phải vác xe lên vai mà đi, về đến nhà thì trời đã có sao.

tối hôm đấy, phần vì đi xe còn mêt, phần vì đã khuya nên chị em tôi chẳng trò chuyện gì nhiều mà đi ngủ luôn. sáng hôm sau tôi bắt đầu khám phá nơi an cư lạc nghệp mới mẻ của mình. thấy tôi lớ ngớ chị bảo:
– một lát nữa tao dẫn mày đi gặp ông giám đốc nông trường.

( giải thích thêm ở chỗ này là chị gọi tôi vào để làm công nhân cạo mủ cao su cho Nông Trường Cao Su CuorĐăng mà hiện tại chị cũng đang là công nhân cạo mủ ở đấy).

tôi vào là được nhận việc ngay, nhưng tôi được nhận vào làm nhà bếp để nấu ăn cho công nhân. Nông trường có chỗ ở tập thể cho công nhân, nói là thế nhưng cũng chỉ được hai cái lán đơn sơ một cho nam và một cho nữ.
nhắc đến đây, từ hôm tôi vào đến nay giờ mới có cơ hội rảnh rỗi 2 chị em ngồi nói chuyện. mới có thời gian nhìn nhau một cách chăm chú, thấy chị xanh xao, tôi có hỏi thì chị bảo:

– tao có bầu rồi, gần 4 tháng. ( hồi ấy chắc ăn uống khổ cực, nên bầu gần 4 tháng mà chị cũng chỉ hơi có bụng một chút, tinh ý mới nhận ra )

– chị đùa à, với ai?

– tao chẳng có hơi sức đâu mà đùa, thì với ông Tuấn chứ ai. ( anh Tuấn cũng là công nhân của Nông Trường, quê ở Quảng Nam)

– rồi chị tính sao?

– sao trăng gì,ông Tuấn có một mảnh đất được cấp, chúng tao cũng đã trữ được một chút chắc làm tạm cái nhà nhỏ để ở

nói là làm, tháng sau phần thì nhờ anh em góp công, phần hai anh chị tích góp được chút ít. anh chị dựng được cái nhà ván nho nhỏ rồi chuyển ra đó ở hẳn. tôi thì vào đây chẳng anh em họ hàng, chỉ có chị nên cũng coi chị như chị gái, vẫn qua lại nhà chị thường xuyên như cơm bữa.

vài tháng sau chị sinh, một bé trai khỏe mạnh, tôi vẫn ra phụ giúp việc vặt cho chị hằng ngày. chuyện sẽ chẳng có gì để nói nếu như không có cái ngày định mệnh ấy.hôm đó hai chị em ngồi đợi anh Tuấn về ăn cơm, đã quá giờ mà anh vẫn chưa về. Chị Hiền sốt ruột cứ bế con đi ra đi vào. lóng ngóng được một lúc thì cũng thấy anh về, tay xách nách mang đâu một đống cây con gì đấy, hỏi ra mới biết anh về trễ vì nay bên Khuyến Nông có nhập một số giống bơ sáp về ươm, anh có thằng bạn thân làm bên đó nên được tuồn ra cho một ít.

về phần nhà anh hai vợ chồng làm công nhân nên được Nông Trường cấp cho 1 mảnh đất nhỏ nhỏ đủ để làm nhà, phía bên cạnh nhà anh là khoảng đất hoang do xã quản lý. mảnh đất đấy nghe đâu trước là khu nghĩa địa của người đồng bào Ê Đê , chỗ chúng tôi ở chủ yếu là người Ê Đê sinh sống. Trong bữa cơm anh bàn với chị ngày mai sẽ dời cọc rào lấn sang đất bên kia để trồng thêm 2 hàng bơ tiện làm hàng rào cho thẳng đất nhà mình luôn.

Anh bảo tranh thủ lúc này người ta dễ, mình lấn được bao nhiêu mình lấn, đất của chung, sau này cây lớn rồi không lẽ người ta bắt chặt đi, với lại đất làng, đất xã hơi đâu mà ai để ý. chị tôi nghe anh tính vậy thì gàn, chị bảo nghe người dân ở đây bảo đây trước kia là khu nghĩa địa, nhưng lâu quá, chiến tranh, nó san bằng hết rồi, nên chẳng còn phân biệt được mộ.bây giờ người ta vẫn để đấy, có ai dám canh tác đâu mà anh còn dấn vào làm gì. Thôi mấy cây anh xin được để rẻ lại cho người ta,kiếm ít đồng mua sữa cho con. Anh bực mình chê chị đúng đàn bà cả đời đái không qua ngọn cỏ, ma cỏ gì ở đây, đời tao tao chỉ sợ mỗi con ma đầu đen còn lại tao chẳng sợ gì sất.

anh vốn tính bảo thủ, nói là làm chẳng ai gàn được, sáng hôm sau anh dậy sớm và bắt đầu công việc. sức thanh niên trẻ khỏe, chỉ đến giữa trưa là anh đã đào gần xong , đến hố cuối cùng thoạt nhiên anh thấy tay mình như có ai ghì chặt lại, chẳng thể nào nhấc cuốc lên nổi, hai tai thì ù tịt. anh đứng yên một lát rồi lại dơ cuốc lên bổ mạnh xuống đất, nhưng lạ thay rõ ràng anh nhắm xuống đất mà nhát cuốc lại lia thẳng vào chân a, máu bắn ra tung tóe, anh chạy vào nhà bảo vợ băng lại vết thương cho mình. Chị Hiền phần đã không đồng tình với ý định của anh từ đầu,nay thấy anh bị vậy thì lại càng tru tréo. Và cũng kể từ lúc đó thằng cu con nhà anh chị bắt đầu khóc mãi không thôi, dỗ kiểu gì cũng không được. thằng bé vừa khóc vừa oằn mình lên đau đớn như kiểu có ai đang cấu véo vào da thịt nó vậy, khóc đến tím tái mặt mày.

thấy con mình đang yên lại khóc dữ dội như vậy, anh chị đâm lo, chị chạy sang gọi tôi kêu đưa thằng cu qua trạm xã để khám. Nhân viên y tế Xã khám và bảo nó chẳng có dấu hiệu sốt hay gì cả, nên anh chị lại đưa cháu về. về đến nhà, thằng bé lại càng khóc to hơn, được một lúc chắc lả đi vì mệt nên cu cậu thiếp đi được một lúc, cả tôi và anh chị đều cảm thấy khó hiểu vì việc này. thằng cu ngủ, chị cứ ngồi ôm con như vậy, thấy thằng bé đột nhiên nhễ nhại mồ hôi, tôi bảo chị đặt nó xuống rồi lấy khăn ấm lau người cho nó, chắc cu cậu sốt. Đang lau người cho con thì đột nhiên chị hét lên thất thanh, tôi với anh vội chạy lại xem có chuyện gì thì thấy chị vạch áo thằng bé ra, tay chỉ vào ngực thì thấy trên ngực thằng bé có một vết bầm, như một cục máu bằng cỡ nắm tay.

chị khóc nấc vì không biết chuyện gì xảy ra với con, anh hỏi chị có làm té con không nhưng chị chắc chắn là không, chị chăm nó cả ngày có khi nào rời mắt khỏi nó đâu. Vậy thì vết bầm đó ở đâu ra, chị bắt đầu suy diễn, chị cũng là một người khá mê tín, tin vào sự hiện hình của ma quỷ. Chị nghĩ chắc con mình bị ai đó quở, chị bảo tôi tìm đến nhà ai nuôi heo, lấy trộm một ít phân heo về cho chị. Tôi thắc mắc không biết chị cần đến thứ đó để làm gì thì chị bảo lấy phân heo về rồi khoanh tròn lên vết bầm đó để cho ma quỷ không làm hại được con chị. Không biết là có hiệu quả thật như lờ chị nói hay không nhưng trong lúc nước sôi lửa bỏng thế này, có cách nào thì làm cách đó thôi, tôi toan chạy đi thì bị anh Tuấn gọi giật lại. Anh bảo :

– chỉ có lũ đàn bà gàn dở, đầu óc ngu si như các cô mới tin vào ma quỷ, mới lấy phân heo để chữa bệnh, thu xếp quần áo đi tôi chở lên bệnh viện khám là ra bệnh hết.

Thông thường những lúc như thế này thì lời nói của anh tuyệt nhiên có giá trị như một mệnh lệnh đối với chị em tôi và chúng tôi thu xếp đưa thằng bé lên thẳng bệnh viện Tỉnh Đăklak. Đến nơi thằng bé càng khóc dữ dội, người thì vẫn cong quắp như tôm, mặt mũi thì tái mét cắt không ra giọt máu. Các bác sĩ đưa bé đi khám và xét nhiệm nhưng vẫn không phát hiện ra bệnh tình của nó. Thằng bé vẫn cứ khóc, nhưng tiếng khóc của nó nghe thật kì lạ, không giống như tiếng khóc của em bé bình thường mà nghe như tiếng gào thét của một người lớn,thậm chí có lúc còn phát ra những âm thanh rên rỉ nghe lạnh buốt cả sống lưng.

Tình hình càng trở nên căng thẳng hơn khi các bác sĩ vẫn chưa chuẩn đoán được bệnh của thằng bé, bác sĩ gọi anh chị lại và bảo bây giờ sẽ tiến hành “ chọc dò tủy sống” cho bé để xét nhiệm xem có phải bé bị viêm màng não hay không. Mặc dù biết đây là một phương án khá nguy hiểm đối với con mình, nhưng thấy con cứ khóc mãi không thôi như vậy nên anh chị chẳng còn cách nào khác là đồng ý.

Họ bắt đầu trói chặt tay chân thằng bé lại, thằng bé khóc, tiếng khóc thỉnh thoảng nghe như tiếng gào thét, đôi lúc không biết có phải ù tai không mà tôi lại nghe ra như tiếng cười, một tiếng cười ma dại, thỏa mãn. thằng bé nằm trên băng ca, trên ngực nó vẫn còn cục bầm, tôi thấy, anh chị thấy nhưng tại sao các bác sĩ và nhân viên lại không một ai thấy. Chúng tôi có chỉ cho họ, nhưng họ lại nhìn chúng tôi bằng ánh mắt hoài nghi kiểu như chúng tôi là những kẻ ngớ ngẩn vậy. Rồi đột nhiên thằng bé hét lên, và bỗng nhiên cục máu bầm ở ngực thằng bé bắt đầu di chuyển, cục máu chạy dần từ lồng ngực thằng bé lên phía cổ dần dần từng tí một.Cảm nhận được sự đau đớn tột cùng của con, chị ôm con vào lòng rồi gào khóc, miệng lẩm bẩm van xin nhưng cục máu bầm ấy vẫn dần dần chạy lên phía cổ,mặt thằng bé bắt đầu biến sắc, từ tím rồi chuyển sang trắng bệch.

Chị vẫn ôm con trên tay và trở nên hoảng loạn khi thấy khuôn mặt của con mình, không phải là khuôn mặt của một đứa trẻ mà nhăn nhúm, cau có của một bà già, chị hoảng sợ đến mức xém đánh rơi con xuống đất. Thấy tiếng kêu thất thanh của chị, bác sĩ chạy đến nhưng không kịp nữa, thằng bé đã tắt thở. Chị như người vô hồn, trên suốt quãng đường về nhà, chị ôm chặt thằng bé không buông, miệng thì cứ lẩm bẩm một vài câu gì đó mà có lắng tai mãi tôi cũng không thể nào nghe được. Vừa về đến nhà thì một cạnh tượng hãi hùng lại hiện ra trước mắt, tất thảy đàn chó mới đẻ cùng con chó mẹ nằm lăn ra chết la liệt trước sân, mới chết miệng còn chảy máu tươi mà cả nhà đã bốc lên một mùi hôi thối đến khó tả. Chị vừa bế con vào nhà đặt lên giường thì đã nghe thấy tiếng cười khanh khách ngoài nhà, chị chạy vội ra thì thấy anh, đầu tóc rũ rượi, miệng chảy ra một thứ nước nhớt màu đen, thối kinh khủng, anh cười khanh khách, cặp mắt thì trắng dã chẳng còn thấy tròng đen. Chị chạy tới lay anh thì bị anh hất bay sang một góc, anh chỉ tay vào mặt chị hét lên tru tréo : tao giết cả nhà chúng mày, cả nhà chúng mày phải chết.

chị quỳ xụp xuống mà van xin, mà khóc lóc. Anh bắt đầu đập phá mọi thứ trong nhà, tôi lúc này cũng đã hồn bay phách lạc nhưng vẫn cố giữ bình tĩnh, chạy nhanh ra khỏi cửa, như có ông bà dẫn đường đầu óc thì mụ mị, chân tay bủn rủn nhưng tôi lại chạy thẳng một mạch đến nhà thầy Minh Đức, là một ông thầy người Huế, thầy đi khắp nơi và không ở cố định ở đâu, cách đây vài tháng thầy đến chỗ chúng tôi và ở trong nhà của một người phật tử. Biết thầy hay đi giúp cho người dân ở đây trong các buổi cúng kiếng, linh tính như chỉ có thầy mới giúp được anh chị nên tôi tìm đến thầy. Vừa đến nơi, chưa kịp kể lể thầy đã nói tôi, phải đi nhanh lên không thì không kịp như là đã biết trước sự việc.

Vừa đến đầu cổng thầy đã bắt đầu tuộng kinh, về phần anh Tuấn vẫn đang đập phá mọi thứ trong nhà thì đột nhiên cũng dừng lại. Thầy lấy một thứ nước gì đó vẩy vào người anh, mắt anh long lên sòng sọc, miệng gào thét nhưng tay chân thì bất động, miệng vẫn chảy ra một thứ nhớt màu đen xì bốc mùi hôi thối. thầy nói chuyện với anh bằng một thứ ngôn ngữ nào đó mà cả tôi và chị đều không nghe được, chỉ thỉnh thoảng thấy anh hét lên, gào rú, tay cào xuống nền nhà nghe sột sột đến man rợ. Được một lúc sau lại thấy anh cười, nhưng tiếng cười cũng nghe rất đáng sợ, nghe như tiếng trẻ con khóc, như tiếng chó tru nói chung là một thứ âm thanh hỗn tạp, chói tai.Thầy lại tiến tới gần anh, miệng đọc kinh nhanh hơn, tiết trời tháng 12 rét run người mà mồ hôi thầy cứ chảy thành dòng trên mặt, vừa đọc kinh thầy vừa vẩy vào người anh một thứ nước gì đó mà tôi cũng không rõ. lúc này tự nhiên hai mắt anh đỏ lòm lên như có muôn ngàn tia máu muốn bắn ra khỏi mắt, anh hét lên rồi quơ lấy con dao gần đấy, chặt vào ngón chân cái của mình, ngón chân hôm trước trong lúc làm vườn anh cuốc phải vào chân, ngón chân cái đứt lìa ra khỏi bàn, vừa lìa ra thì đã bắt đầu thối rữa và anh cũng nằm bất động ngay trên sàn nhà. Lúc này tôi với chị thực sự hoảng loạn và chưa kịp hoàng hồn với những gì đang xảy ra thì thầy tới và bảo : xong rồi, đấy là cái nợ phải trả, đem anh ấy vào nghỉ đi rồi chuẩn bị hậu sự cho đứa bé nữa.

Còn về phần thầy, thầy bảo tôi lấy trong túi của thầy một cái hũ nhỏ thầy đã chuẩn bị sẵn rồi theo thầy ra vườn. Lạ thay tất cả những cái hố anh đào hôm trước nay ra hầu như đã được lấp lại như cũ, thầy tiến thẳng tới góc vườn, lấy cuốc xới nhẹ lên thì thấy có rất nhiều xương người, thầy nhặt bỏ vào trong hũ rồi nói:

Ở đây trước kia là khu nghĩa địa, nhưng đã bị san bằng nên người ta không còn tìm thấy mộ nữa, anh cô biết vậy nhưng còn cố chấp, phạm đến mồ mả của người ta, người ta phạt.Đây là mộ của một người đàn bà Ê Đê, bà ấy muốn bắt cả nhà anh cô phải chết nhưng mệnh thằng bé này có hiếu, nó muốn bảo vệ ba mẹ nó nên về báo mộng cho thầy tới giúp, còn về cái chân, vì anh này làm mất mất một ngón chân của bà ấy nên người ta bắt phải đền. Bây giờ thầy giời bà ta đến chỗ ở mới và anh chị cô phải thờ cúng cho bà ta thì bà ta mới chịu buông tha mà không phá nữa.

Có lẽ đây là một kết thúc buồn và anh chị phải trả một cái giá quá đắt là mất đi đứa con của mình. trong câu chuyện mà tôi kể tất nhiên có một số phần tôi thêm thắt vào để câu chuyện thêm hấp dẫn nhưng cốt truyện là một câu chuyện có thật các bạn ạ. lúc tôi viết lại câu truyện này, máy tính của tôi có những trục trặc vô cùng khó hiểu, cứ nghĩ là sẽ không viết được đến đây đâu, nhưng cuối cùng thì tôi cũng đã kể xong, các bạn đọc để giải trí thôi nhé !!!!

0
BÀN VỀ SỰ TỬ TẾTrong tiết học hôm nay của tôi, thầy giáo lịch sử đã nói với chúng tôi có ý đại khái rằng: “ Dù cho các em có làm gì đi chăng nữa, dù là việc nhỏ nhặt hay lớn lao, tất cả đều phải đi kèm sự tử tế. Không có tử tế, chúng ta không thể sống tốt được.”Câu nói của thầy đã “ đậu” lại trong tâm trí tôi ngay lúc đó. Mọi lần, tôi đều cảm thấy thầy khó...
Đọc tiếp

BÀN VỀ SỰ TỬ TẾ

Trong tiết học hôm nay của tôi, thầy giáo lịch sử đã nói với chúng tôi có ý đại khái rằng: “ Dù cho các em có làm gì đi chăng nữa, dù là việc nhỏ nhặt hay lớn lao, tất cả đều phải đi kèm sự tử tế. Không có tử tế, chúng ta không thể sống tốt được.”
Câu nói của thầy đã “ đậu” lại trong tâm trí tôi ngay lúc đó. Mọi lần, tôi đều cảm thấy thầy khó khăn, nghiêm khắc quá. Nhưng sao hôm nay tôi lại cảm thấy từng lời, từng câu thầy nói ra rất chân thật và sâu sắc bằng tất cả sự chiêm nghiệm của một người đã hai màu tóc, đã đi được nửa đời người . Tôi cứ băn khoăn mãi.. Vậy thế nào mới là tử tế?
Sự tử tế với tôi là cách đối xử giữa con người với nhau một cách chân thực, nói không với sự lừa dối. Sự tử tế làm cho người ta sống đúng đắn với bản thân, gia đình và xã hội với cái tâm trong sáng và lòng hướng thiện. Và ta có nên xem sự tử tế như một thước đo về lẽ sống và lòng ngay thẳng, sự trung thực và tốt đẹp bên trong “ phần người” của một ai đó?
Tôi nhớ cô giáo dạy Văn năm lớp 9 đã cho một bài tập rằng: “ Đừng quên cái ác vỗ vai cái thiện, cả hai cùng cười tiến về tương lai” và chúng tôi sẽ phải bình luận về câu nói trên. Vậy nếu như ta sống tử tế, có phải ta sẽ phần nào xóa nhòa đi cái ác trong tâm, có khả năng loại trừ đi con rắn độc về lòng đố kị, ganh ghét, tị nạnh nhau. Ta ươm mầm hạt giống thiện để có một cuộc đời hạnh phúc và tốt đẹp hơn. Và khi đối đãi với nhân gian bằng cái tâm trong sáng và tử tế, lòng con người sẽ cảm thấy bình an hơn.. Cho đi những sự tốt đẹp và nhận lại điều tương tự, bạn đồng ý không?
In trong tâm trí tôi là dáng lưng cao gầy đang chạy xe lên dốc cầu cao vô tình thấy người phụ nữ khó nhọc đạp chiếc xe bán hàng dường như đang “đình công”, không ngừng phát ra những tiếng cót két khó chịu của mình. Người đó không ngại ngần dùng phần chân trái làm lực đẩy đưa chiếc xe ấy lên cầu, san sẻ bớt phần nào sức nặng với người phụ nữ. Năm đó tôi tầm 6 tuổi, ngồi sau lưng chú nhìn thấy toàn bộ sự việc ấy. Trong cuộc sống của chú sau này không thuận lợi, dường như đã đưa chú tôi thành con người khác hơn, mọi người ít nhiều có sự xa lánh. Nhưng sự tử tế mà chú cho tôi thấy năm nào tôi vẫn còn nhớ.. À thì ra, đối đãi tử tế với người khác không chỉ khiến mình và người được giúp cảm thấy hạnh phúc và tốt đẹp hơn, mà còn có thể để lại cho người thứ ba nào đó một bài học khắc cốt ghi tâm.
“ Các em phải làm người tử tế..”

Ngày hôm nay, lời thầy còn vang vọng trong tâm trí tôi. Tôi chọn cách sống tử tế. Còn bạn?
Diệu Tâm

0
 Chuộc lương tâmCách đây hơn hai chục năm, hồi tôi học cấp III, đồng hồ đeo tay còn là thứ xa xỉ và khan hiếm. Một hôm, thằng bạn cùng bàn sắm được một chiếc đồng hồ mới toanh, nó đeo đồng hồ rồi xắn tay áo lên trông thật oách làm sao, khiến cả lớp phục lăn.Chỉ vài hôm sau đã thấy mấy thằng khác cùng lớp đua nhau sắm đồng hồ đeo tay. Ngay cả trong giấc mơ tôi cũng ao ước...
Đọc tiếp

 

Chuộc lương tâm

Cách đây hơn hai chục năm, hồi tôi học cấp III, đồng hồ đeo tay còn là thứ xa xỉ và khan hiếm. Một hôm, thằng bạn cùng bàn sắm được một chiếc đồng hồ mới toanh, nó đeo đồng hồ rồi xắn tay áo lên trông thật oách làm sao, khiến cả lớp phục lăn.

Chỉ vài hôm sau đã thấy mấy thằng khác cùng lớp đua nhau sắm đồng hồ đeo tay. Ngay cả trong giấc mơ tôi cũng ao ước được như chúng nó: sắm một chiếc đồng hồ để mọi người trông thấy mà thèm.

Hôm chủ nhật, tôi về nhà chơi. Lấy hết lòng can đảm, tôi nói với mẹ: "Mẹ ơi, con muốn mua một cái đồng hồ đeo tay, mẹ ạ!"

Mẹ tôi trả lời: "Con này, nhà mình đến cháo cũng sắp sửa chẳng có mà ăn nữa, lấy đâu ra tiền để sắm đồng hồ cho con?"

Nghe mẹ nói thế, tôi rất thất vọng, vội quáng quàng húp hai bát cháo rồi chuẩn bị về trường. Bỗng dưng bố tôi hỏi: "Con cần đồng hồ làm gì thế hả?"

Câu hỏi của bố nhen lên một tia hy vọng trong lòng tôi. Rất nhanh trí, tôi bịa ra một câu chuyện: "Hồi này lớp con đang học ngày học đêm để chuẩn bị thi đại học, vì là lớp cuối nên bây giờ chúng con lên lớp không theo thời khoá biểu của trường nữa, cho nên ai cũng phải có đồng hồ để biết giờ lên lớp."

Nói xong, tôi nôn nóng chờ bố trả lời đồng ý, thế nhưng bố tôi chỉ ngồi xổm ngoài cửa chẳng nói câu nào.

Trở về ký túc xá nhà trường, tôi chẳng còn dám nằm mơ đến chuyện sắm đồng hồ nữa. Thế nhưng chỉ mấy hôm sau, bất chợt mẹ tôi đến trường, rút từ túi áo ra một túi vải hoa con tý rồi mở túi lấy ra một chiếc đồng hồ mác Thượng Hải mới toanh sáng loáng.

Tôi đón lấy nó, đeo ngay vào cổ tay, trong lòng trào lên một cảm giác lâng lâng như bay lên trời. Rồi tôi xắn tay áo lên với ý định để mọi người trông thấy chiếc đồng hồ của mình.

Thấy thế, mẹ tôi liền kéo tay áo tôi xuống rồi bảo: "Con này, đồng hồ là thứ quý giá, phải lấy tay áo che đi để giữ cho nó khỏi bị sây xước chứ! Con nhớ là tuyệt đối không được làm hỏng, lại càng không được đánh mất nó đấy! Thôi, mẹ về đây."

Tôi tiễn mẹ ra cổng trường rồi hỏi: "Sao nhà mình bỗng dưng lại có tiền thế hở mẹ?" Mẹ tôi trả lời: "Bố mày bán máu lấy tiền đấy!"

Bố đi bán máu để kiếm tiền mua đồng hồ cho tôi? Trời ơi! Đầu óc tôi quay cuồng, ngực đau nhói. Tiễn mẹ về xong, tôi tháo chiếc đồng hồ ra, bọc kỹ mấy lớp vải như cũ cất vào cái túi con tý mẹ đưa.

Ngay hôm ấy, tôi hỏi thăm các bạn xem có ai cần mua đồng hồ mới không. Các bạn hỏi tôi tại sao có đồng hồ mà lại không đeo, tôi bảo tôi không thích. Họ chẳng tin, cho rằng chắc hẳn đồng hồ của tôi có trục trặc gì đấy, vì thế chẳng ai muốn mua nó.

Cuối cùng tôi đành phải nhờ thầy chủ nhiệm lớp giúp tôi tìm người mua đồng hồ và thành thật kể lại đầu đuôi câu chuyện cho thầy nghe, vừa kể vừa nước mắt lưng tròng.

Thầy chủ nhiệm nghe xong bèn vỗ vai tôi và nói: "Đừng buồn, em ạ. May quá, thầy đang cần mua một chiếc đồng hồ đây, em để lại nó cho thầy nhé!" Thầy trả tôi nguyên giá, còn tôi thì dùng số tiền đó nộp hai tháng tiền ăn ở nhà ăn tập thể.

Có điều khó hiểu là sau đó chưa bao giờ tôi thấy thầy chủ nhiệm đeo đồng hồ cả. Mỗi lần tôi hỏi tại sao thì thầy chỉ cười không nói gì.

Về sau tôi thi đỗ đại học rồi ra trường và làm việc ở một tỉnh lị xa quê. Câu chuyện chiếc đồng hồ kia cứ mãi mãi đeo bám ám ảnh tôi.

Trong một dịp về quê thăm gia đình, tôi tìm đến nhà thầy chủ nhiệm cũ và hỏi chuyện về chiếc đồng hồ ấy. Thầy tôi bây giờ đã già, tóc bạc hết cả. Thầy bảo: "Chiếc đồng hồ vẫn còn đây."

Nói rồi thầy mở tủ lấy ra chiếc túi vải hoa nhỏ xíu năm nào mẹ tôi đưa cho tôi. Thầy mở túi, giở từng lớp vải bọc, cuối cùng chiếc đồng hồ hiện ra, còn mới nguyên !

Tôi kinh ngạc hỏi: "Thưa thầy, tại sao thầy không đeo nó thế ạ?" Thầy chủ nhiệm từ tốn trả lời: "Thầy đợi em đến chuộc lại nó đấy!"

Tôi hỏi tiếp: "Thưa thầy, vì sao thầy biết em sẽ trở lại xin chuộc chiếc đồng hồ ạ?" Thầy bảo: "Bởi vì nó không đơn giản chỉ là chiếc đồng hồ, mà điều quan trọng hơn, nó là lương tâm của một con người."

đã bao giờ các bạn đòi hỏi bố mẹ như thế chưa ?

4
9 tháng 7 2015

Lê Quang Phúc: Dô duyên vừa phải thôi chứ, người ta đăng thì kệ người ta đi.

9 tháng 7 2015

người ta muốn gửi hay làm j thì kệ người ta chứ

Năm nay tôi lên lớp tám. Như vậy là tôi sắp sửa trở thành người lớn rồi . Oai thiệt là oai !Tôi không nói dóc đâu . Chính thầy Dân, giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi nói như thế.Năm ngoái chúng tôi knông học thầy Dân. Các anh chị lớp trên người thì bảo thầy Dân khó, kẻ thì nói thầy Dân dễ, không biết đường nào mà tin. Nhưng hôm khai trường, ngay lần gặp đầu tiên, tôi thấy thầy không...
Đọc tiếp

Năm nay tôi lên lớp tám. Như vậy là tôi sắp sửa trở thành người lớn rồi . Oai thiệt là oai !

Tôi không nói dóc đâu . Chính thầy Dân, giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi nói như thế.

Năm ngoái chúng tôi knông học thầy Dân. Các anh chị lớp trên người thì bảo thầy Dân khó, kẻ thì nói thầy Dân dễ, không biết đường nào mà tin. Nhưng hôm khai trường, ngay lần gặp đầu tiên, tôi thấy thầy không có vẻ gì là "hắc" cả. Thầy nói chuyện với lớp tôi bằng một giọng đầm ấm, thân mật :

- Như các em đã biết, năm nay thầy làm chủ nhiệm kiêm phụ trách chi đội lớp các em. Từ từ rồi thầy trò mình sẽ làm quen với nhau . Thầy tin rằng các em sẽ tự giác học tập tốt, trau giồi đạo đức, rèn luyện thân thể và chấp hành đúng nội quy của trường ta . Bởi vì năm nay các em không còn bé bỏng gì nữa, đã chuẩn bị trở thành người lớn rồi, toán các em sẽ làm quen với quỹ tích, văn các em sẽ bắt đầu học nghị luận. Những điều đó hoàn toàn khác xa với chương trình lớp bảy ...

Thầy nói chưa hết mà cả lớp đã vỗ tay rần rần. Nghe nói mình sắp sữa trở thành người lớn, đứa nào cũng khoái . Tôi cũng vậy . Thầy còn nói nhiều nhưng tôi chẳng nhớ gì ngoài khoản "người lớn" đó.

Về nhà, tôi khoe ngay với thằng Tin, em tôi . Tôi vỗ vai nó, lên giọng :

- Tao năm nay là người lớn rồi đó nghe mày !

Thầy Dân nói là chúng tôi chuẩn bị làm người lớn thôi nhưng tôi cứ muốn làm người lớn ngay cho oai .

Thằng Tin là chúa hay cãi . Không bao giờ nói đồng ý với tôi một điều gì. Lần này cũng vậy, nó nheo mắt :

- Anh mà là người lớn ?

- Chớ gì nữa !

- Người lớn sao không có râu ?

- Tao cần quái gì râu !

Thằng Tin cười hì hì :

- Vậy thì anh cũng vẫn còn là trẻ con giống như em thôi .

Tôi "xì" một tiếng :

- Mày làm sao giống tao được, đừng có dóc ! Chính thầy Dân nói tụi tao là người lớn nè ! Bởi vì chương trình lớp tám cái gì cũng khó hết, học hết cơm hết gạo chưa chắc đã hiểu .

Thằng Tin nhìn tôi với vẻ nghi ngờ :

- Khó dữ vậy hả ?

Tôi nghiêm mặt :

- Bộ tao nói chơi với mày sao ! Người ta soạn cho người lớn học mà lại .

Thằng Tin ngẫm nghĩ một hồi rồi nói :

- Như vậy, sang năm em cũng là ngươì lớn, em học lớp tám.

Tôi rụt vai :

- Mày không bao giờ trở thành người lớn được đâu . Người lớn không ai mang tên Tin cả, chỉ có trẻ con mới đặt tên Tin thôi .

Số là khi má tôi sinh thằng Tin, ba tôi đi công tác xa nên nhờ chú Thảo cạnh nhà làm khai sinh dùm. Giấy chứng sinh của bệnh viện ghi đúng là Phan Thanh Tân nhưng không hiểu sao giấy khai sinh của phòng hộ tịch do chú Thảo đem về lại biến thành Phan Thanh Tin. Từ đó, mọi người gọi em tôi là thằng cu Tin. Còn đám bạn cùng xóm thường bắt chước tiếng còi xe "tin, tin" để chọc nó. Thằng Tin ức cái tên mình lắm. Nghe tôi chê, nó phồng má :

- Lớn lên em sẽ đổi tên lại chớ lo gì.

- Thì khi nào mày đổi được tên rồi hẵn tính.

Nói xong, tôi quay đi . Còn thằng Tin thì hét tướng lên :

- Anh là người lớn thì nhớ đừng có giành ăn với em nữa nghe không ?

Tôi không thèm trả lời nó, bỏ đi một mạch.

*

* *

Trở thành người lớn chưa hẳn là điều hay . Sáng nay, tôi bỗng nhận ra điều đó.

Thường theo thói quen, vào đầu năm học mới, chúng tôi ai nấy đều ngồi đúng vào vị trí của mình năm ngoái . Hôm khai trường, ngay sau khi bốn tiếng trống báo hiệu kết thúc buổi lễ ở sân cờ, chúng tôi ba chân bốn cẳng chạy uà về lớp, chen nhau vaò cửa, la hét chí chóe . Những đứa chuyên nghịch phá như thằng Tú, thằng Thành thì nhảy phóc ngay qua cửa sổ, đi trên bàn rầm rầm chớ không thèm chen nhau như bọn tôi .

Cuối cùng rồi ai cũng về chổ nấy . Tôi ngồi ở bàn đầu ngay cạnh thằng Bảy, kế bên là nhỏ Phương, nhỏ Vân rồi thằng Minh, y như năm ngoái .

Sau khi ổn định chổ ngồi, tôi quay đầu hẳn ra sau, quan sát. Lớp tôi không đông đủ như năm ngoái . Một số đứa ở lại lớp Bảy . Một số đứa chuyển sang trường khác. Bù vào đó là những gương mặt mới . Có ít nhất là mười học sinh lớp tám năm ngoái lưu ban. Ngoài ra còn có các học sinh ở các lớp 7A1, 7A3 lên, không hiểu sao lại lọt vào lớp chúng tôi . Tuy nhiên hầu hết vẫn là học sinh lớp 7A2, tức là lớp chúng tôi cũ.

Không khí đầu năm học thật là vui nhộn. Tụi bạn thi nhau kể về những chuyến đi xa, những trò hấp dẫn trong ba tháng hè. Lớp học cứ huyên náo cả lên.

Tôi hỏi thằng Bảy :

- Hè vừa rồi mày có đi chơi đâu không ?

Mặt nó buồn xo :

- Chân cẳng tao vầy mà đi đâu ! Tao chỉ ở nhà trông em thôi .

Nghe nó nói vậy, tôi không hỏi nữa, sợ nó thêm rầu .

Số là chân phải của Bảy bị tật từ nhỏ, cái chân cong vòng ra đằng sau một cách bất thường. Khi đi lại, nó phải dùng hai cây gỗ làm gậy chống. Bảy tính hiền nhưng thỉnh thoảng cũng nổi cộc. Năm lớp sáu, thằng Thành chọc nó bị nó phang một gậy thiếu điều té ngửa .

Nhà Bảy ở gần nhà tôi . Nó có hai đứa em là thằng Hường và nhỏ Loan. Ba nó đạp xe ba gác còn má nó bán bánh kẹo ngay trước nhà. Một cái kệ gỗ nhỏ trên bày dăm ba lọ bánh kẹo xanh đỏ kèm với mớ đồ chơi bằng nhựa, đó là cả gian hàng của má nó. Bảy đi học buổi sáng, còn buổi chiều phải vừa ngồi bán kẹo vừa trông hai đứa em cho má nó nấu nướng, giặt giũ nên nó rất bận. Khi rảnh nó thường chạy qua nhà tôi mượn sách. Nó đọc toàn là sách tình báo với sách vụ án. Nó rất mê những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn, hồi hộp. Nhờ vậy mà nó nổi tiếng trong toàn trường. Số là năm ngoái, khi học loại văn tường thuật, cô Thanh ra đề "Em hãy tường thuật buổi lễ khai trường mà em đã tham dự". Bài tập làm văn của Bảy nhập đề như sau : "Vào một buổi sáng tinh mơ, đường phố tĩnh mịch, không có một tiếng động. Bỗng từ góc phố thấp thoáng một bóng đen khả nghi . Bóng người đó im lặng rảo bước trên vỉa hè, tiến về phía cổng trường. Té ra đó là bác chủ tịch hội cha mẹ học sinh. Bác đến trường để dự lễ khai giảng năm học...".

Khi cô Thanh đọc bài của nó lên, cả lớp ôm bụng cười bò. Qua hôm sau là cả trường đều biết. Từ đó tụi bạn thường gọi nó là Bảy-điệp-viên. Vậy mà Bảy vẫn chưa chừa hẳn cái tật đó. Bài văn nào của nó cũng "thình lình", "đột ngột" hoặc "thoáng một cái", "chớp một cái", nghe bắt đứng tim. Văn nó buồn cười vậy mà toán thì hết sẩy . Không biết nó học hành cách sao mà bài tập toán của nó hết 9 lại đến 10, không bao giờ bị điểm 8. Tôi vốn dốt toán nhưng nhờ từ năm lớp sáu đến giờ luôn luôn ngồi cạnh Bảy nên cũng không bị xếp loại yếu . Ai chớ thằng Bảy thì nó cho tôi cóp-pi thả dàn.

Cũng vì vậy mà tôi không thèm học toán nên đã kém lại càng kém. Tôi cứ đinh ninh là tôi và thằng Bảy sẽ "ăn đời ở kiếp" với nhau, hai đưá sẽ ngồi cạnh nhau hết lớp này đến lớp khác, cho đến khi lên đại học và trở thành bác sĩ, kỹ sư mới thôi .

Ai dè sáng nay, thầy Dân kêu cả lớp sắp xếp lại chổ ngồi . Thầy bảo ngồi như hiện nay là lộn xộn, không hợp lý, em thấp ngồi sau, em cao ngồi trước, rồi có bàn toàn là con gái, không có một mống "nam nhi" nào .

Nghe nói đổi chỗ, cả lớp nhao nhao như một cái chợ . Thầy Dân phải gõ tay lên bảng mấy lần, chúng nó mới chịu im. Nhưng chỉ có đám con gái mới yên lặng thực sự, tụi nó mà đã chơi với nhau thì cứ dính như keo, chẳng đứa nào chịu rời đứa bên cạnh cả. Còn đám con trai bàn dưới thì rục rà rục rịch, cứ muốn đổi lên bàn trên. Trừ thằng Thành và thằng Tú là hai chúa nghịch ra, còn thì đứa nào cũng muốn ngồi gần cửa ra vào cho sáng, nhìn bảng cho rõ và nghe thầy cô giảng bài cho "thủng".

Té ra lớp tôi hết phân nửa bị cận thị . Đứa nào cũng giơ tay :

- Thưa thầy, mắt em bị kém ạ . Em ngồi bàn dưới nhìn không rõ.

Lý do này có vẻ xác đáng. Nhưng thầy Dân không bị lừa . Thầy chỉ xếp những đứa nhỏ con lên bàn trên thôi . Còn những đứa khác, thầy bảo phải có giấy chứng nhận của bác sĩ. Thế là những tay cận thị giả vờ lập tức ỉu xìu .

Hễ có đứa dời lên bàn trên thì tất phải có đứa đổi xuống bàn dưới . Ác thay một trong những đứa được cả lớp nhất trí đề nghị "rời chổ" lại là tôi . Đứa to mồm nhất là thằng Chí ngồi ngay sau lưng tôi . Miệng nó ông ổng như thùng thiếc bể :

- Thưa thầy, cho trò Huy ra bàn sau ngồi đi ạ !

Tôi quay lại, trừng mắt :

- Có mày ra bàn sau thì có! Đồ con rệp !

Khi nổi khùng, tôi thường gọi thằng Chí là đồ con rận, con rệp. Bởi vì chí với rận, rệp thì cũng một loài như nhau cả thôi .

Nhưng thằng Chí không giận, nó nhe răng cười :

- Để coi đứa nào ra sau cho biết !

Thấy nó ăn nói có vẻ tự tin đồng thời thấy đám bạn ngồi phía dưới cứ nhao nhao phản đối tôi, tôi đâm chột dạ liền quay phắt lên trên, hai tay ôm cứng góc bàn, làm như đã ôm như vậy thì đừng hòng có ai gỡ tôi ra khỏi chỗ được.

Thầy Dân lại gần tôi :

- Các bạn đề nghị như vậy, em nghĩ sao ?

Tim tôi tự dưng thót lại . Thầy hỏi tôi nghĩ sao, nhưng tôi biết đã đến nước này thì chẳng có nghĩ ngợi gì được. Số phận tôi coi như đã được định đoạt. Tuy nhiên tôi vẫn cố cứu vãn tình thế :

- Thưa thầy, em ngồi đây đâu có sao đâu ạ ?

- Các bạn bảo là em ngồi che khuất bảng, các bạn không nhìn thấy .

- Các bạn ấy xạo đó ạ ! Năm ngoái em cũng ngồi y chỗ này mà có bạn nào than phiền gì đâu !

Thằng Chí lại vọt miệng :

- Thưa thầy, năm ngoái bạn ấy còn nhỏ, năm nay bạn ấy lớn rồi ạ . Bạn ấy lớn nhất lớp mà ngồi bàn đầu, tụi em ở phiá sau không nhìn thấy gì hết.

Lại cái thằng con rệp ! Sao mà nó nhiều chuyện y như bọn con gái vậy không biết ! Tôi giận tím mặt nhưng có thầy đứng đó nên chẳng dám trả đũa . Thằng Lâm còn hùa theo :

- Thưa thầy, bạn Chí nói đúng đấy ạ .

Thằng Lâm này thật vô duyên. Ai mà chẳng biết Chí nói đúng. Ngay cả tôi còn ngạc nhiên về sự phát triển nhảy vọt của tôi nữa kia mà. Năm ngoái tôi chỉ đứng cao ngang vai của ba tôi, không hiểu sao trong ba tháng hè vừa qua tôi bỗng lớn vọt hẳn lên và bây giờ thì tôi đã cao ngang mét tai của ba tôi rồi . Má tôi nói là tôi "nhổ giò". Còn bạn be của ba tôi, ai đến nhà chơi cũng trầm trồ :

- Chà, chú gà con bắt đầu trổ mã rồi !

Nghe mọi người khen tôi mau lớn, tôi khoái chí tử. Nhưng hôm nay cái khoảng "người lớn" đó đã làm hại tôi . Biết thân biết phận, tôi không dám cãi chầy cãi cối nữa mà lẳng lặng thu dọn tập vở, bước ra khỏi chổ ngồi .

Thầy Dân chỉ xuống bàn chót :

- Em ngồi kế chỗ em Quang kìa .

Quang là học sinh lớp 8A2 năm ngoái bị lưu ban. Nghe nói ngồi kế nó, tôi ngán ngẩm trong bụng.

Thầy Dân thấy bộ mặt rầu rĩ của tôi, phát tội nghiệp bèn động viên :

- Miễn là chú ý nghe giảng bài thì ngồi đâu cũng có thể học giỏi, có gì đâu mà em lo !

Thực ra ngồi bàn chót cũng có phần thuận lợi đối với những đứa hay nói chuyện riêng và ưa "quay" bài như tôi . Nhưng kẹt một nỗi là tôi phải chia tay với thằng Bảy . Tôi mà rời khỏi nó cũng như cá rời khỏi nước, biết sống làm sao với môn toán bây giờ. Tôi lo là lo như vậy .

*

* *

Tiếng trống tan học vừa vang lên, tôi đã vọt thẳng ra cửa đợi thằng Chí. Tôi định tâm sẽ nện cho nó một trận về cái tật bép xép. Năm ngoái đọ sức nhau, tôi với nó còn bất phân thắng bại chớ năm nay thì nó chết với tôi . Bây giờ tôi cao hơn nó gần một cái đầu .

Chí vừa lò dò ra khỏi cửa lớp, tôi đã chạy lại liền. Thoạt đầu nó cười với tôi nhưng rồi thấy bộ dạng hùng hổ của tôi, nó hiểu ra ngay ý định của đối phương liền co giò chạy . Tôi rượt theo . Hai đứa đuổi nhau quanh mấy gốc phượng và bã đậu trong sân, xô cả vào học sinh các lớp khác. Tôi giẫm phải chân một đứa con gái bên lớp 8A1 khiến nó la oai oái . Đến khi rượt bén gót Chí, sắp nắm được vạt áo nó thì nó không chạy quanh mấy gốc cây nữa mà vù thẳng ra cổng. Tôi bặm môi tính đuổi theo thì thằng Cang, lớp trưởng lớp tôi, kêu om sòm :

- Huy ơi, Chí ơi ! Lại đây xếp hàng chớ chạy đi đâu đó ! Bạn nào ra về không xếp hàng ngày mai tôi báo với thầy Dân cho coi !

Nghe vậy, tôi liền đứng lại, không đuổi theo đối thủ nữa . Còn thằng Chí thì phớt lờ, dông luôn. Nó ớn tôi .

Nhỏ Kim Hà, lớp phó trật tự, đứng trong hàng, liếc tôi :

- Bạn Huy đánh lộn trong sân trường nghen ! Tôi trừ điểm thi đua à !

Tôi cãi :

- Tôi rượt chơi chớ đánh lộn hồi nào ?

- Nến rượt kịp thì bạn đã đánh nhau rồi .

Tôi trề môi :

- Khi nào đánh nhau hẵng hay . Hừ, nói vậy mà cũng nói !

Con gái gì mà y như bà chằn, cái mặt nghinh nghinh ngó dễ ghét ! Không hiểu sao hôm trước tôi lại bầu nó làm lớp phó trật tự ! Tôi vừa bước vô hàng vừa rủa thầm trong bụng.

Tôi không đứng theo tổ 5 của tôi mà lại đứng vaò tổ 1, ngay sau lưng thằng Bảy . Tôi khều nó :

- Nè, lát về tao nói mày nghe cái này hay lắm !

- Lại kể chuyện ba tháng hè ở chơi nhà ông chú trên Đà Lạt nữa chớ gì ?

Tôi khịt mũi :

- Mày đóan trật lất. Chuyện này khác.

Trên đường về, khi những đứa bạn đã rẽ sang đường khác, chỉ còn mình Bảy với tôi, tôi liền bảo nó :

- Mày xuống bàn dưới ngồi chung với tao đi .

- Chi vậy ?

Thằng Bảy hỏi cù lần thiệt ! Nhưng tôi không dám nói thiệt lý do với nó. Tôi chép miệng :

- Thì ngồi chung cho có bạn chớ chi ! Tao ngồi gần mày quen rồi, nay ngồi với mấy đứa lạ tao thấy nó sao sao ấy !

Bảy đắn đo :

- Nhưng ngồi bàn chót mỗi lần thầy kêu lên bảng, tao đi lại khó khăn lắm !

- Thì tao nhường mày ngồi đầu bàn, tao ngồi trong ! Dễ ợt !

Thấy vẻ mặt nó hơi ngần ngừ, tôi bồi luôn đòn quyết định :

- Mày xuống ngồi với tao, tao cho mày mượn mấy cuốn sách hay lắm ! Anh tao mơi mua .

Mắt Bảy sáng trưng như đen` pha :

- Sách hả ? Sách gì vậy mày ?

Tôi rao hàng :

- Toàn sách tình báo . "Hột xoàn trong mả" nè, "Vòi bạch tuột và những đồng tiền vàng" nè, "Phát súng trong đêm" nè, còn mấy cuốn nữa mà tao không nhớ tên.

"Phát súng trong đêm" đã bắn gục Bảy, nó quỵ liền :

- Được rồi, tao sẽ xuống bàn mày . Nhưng rủi thầy Dân không chịu thì sao ?

Tôi nhúng vai :

- Xin lên bàn trên mới khó chớ xin xuống thì dễ ợt. Thiếu gì cách nói . Mày bảo là tao với mày về nhà thường học chung nên ở lớp ngồi gần cho tiện.

Bảy phân vân :

- Như vậy là nói dối .

Tôi tặc lưỡi :

- Thì mình chỉ nói dối lần này thôi . Với lại có phải mình nói dối để làm hại ai đâu ! À, cuốn "Hột xoàn trong mả" hay lắm nghen mày ! Tao mới đọc hồi hôm. Trong đó có nhiều "bóng đen khả nghi" lắm !

Thấy tôi nhắc chuyện cũ chọc nó, thằng Bảy giơ gậy lên nhưng tôi đã kịp chạy xuống lòng đường, cười hích hích.

Trước khi về nhà, tôi còn nhắc nó lần nữa :

- Nhớ nghen mày ! Ngày mai đổi xuống đi !

0
"Những ngày mùa hạ rả rích, khi ôm sách và lắng nghe vài giai điệu phát ra từ cái radio cũ mèm, tự dưng tôi nghe thấy mấy lời da diết vang lên: “Người thầy... vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa/Từng ngày, giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy…”. Tiếng Cẩm Ly tha thiết, chiều mùa hạ như đang rơi xuống, vỡ tan và xoáy vào lòng những kí ức tươi đẹp. Đột nhiên, có cảm giác như đang lạc vào một...
Đọc tiếp

"Những ngày mùa hạ rả rích, khi ôm sách và lắng nghe vài giai điệu phát ra từ cái radio cũ mèm, tự dưng tôi nghe thấy mấy lời da diết vang lên: “Người thầy... vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa/Từng ngày, giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy…”. Tiếng Cẩm Ly tha thiết, chiều mùa hạ như đang rơi xuống, vỡ tan và xoáy vào lòng những kí ức tươi đẹp. Đột nhiên, có cảm giác như đang lạc vào một thế giới nào đó, một thế giới không phải của mình, thế giới của quá khứ.

Và tự nhiên, tôi nghĩ, dường như mình đang được xem lại cuộc đời bốn năm trước, qua vài cảnh quay được trích ra từ cái máy quay có lẽ là đời từ những năm 1980.

Máy quay có lẽ đã cũ lắm rồi, cảnh được cảnh mất, nhưng cũng đủ để tôi thấy tôi - mười một tuổi - đứng trong sân trường cấp II lộng gió, và bóng một người thấp bé lặng lẽ đạp chiếc xe khung, đi trong nắng vàng. Bất chợt, người ấy quay lại. Ánh mắt hiền từ được máy quay ghi lại rõ ràng không sai. Tim tự dưng thấy hẫng một nhịp.

Kia rồi! Thầy tôi...

Người đàn ông đi trong nắng vàng hôm ấy là người tôi kính trọng nhất trên đời. Có lẽ biết thế nên mọi cảnh quay về người ấy đều rõ nét và chân thực đến kì lạ. Tôi nhìn rõ cái bóng liêu xiêu, đổ dài trên con đường dài dằng dặc, cùng với cây thước kẻ nửa mét kẹp trong chiếc cặp da sờn cũ, hộp phấn bằng thép chỉ chực rơi ra, cùng mái tóc đã bạc lắm rồi. Bỗng nhiên, tôi thấy nước mắt đang dâng lên, đầy tràn hai khóe mắt.

Nhiều người vẫn miêu tả: Các thầy cao to, vạm vỡ, có đôi mắt sáng quắc uy nghiêm. Nhưng không! Thầy tôi thấp lắm, nếu so với chuẩn 1,8 m, chỉ chừng 1,6 m, tóc bạc trắng và lúc nào cũng lọc cọc đi trên chiếc xe khung han rỉ. Mắt thầy sáng, nhưng sáng bởi ánh sáng dịu hiền, ấm áp khiến chúng tôi rất an tâm. Mọi thứ thuộc về thầy cũ kĩ đến mức hoài cổ. Chúng tôi, thời những năm lớp 6, đã từng trêu thầy nhiều lần vì điều ấy. Tôi vẫn nhớ thầy chỉ cười hiền và bảo, thầy già rồi, có cần gì hiện đại.

Máy quay chuyển cảnh. Từng hình ảnh nhảy nhót. Cứ như bị lỗi, những hình ảnh ấy cứ nháy đi nháy lại, nhưng lại rõ đến từng chi tiết.

Mùa đông lạnh thê lương. Khi mà gió vuốt những ngón tay trên mái nhà, tôi nhìn thấy thầy đạp xe đến trường. Những vòng quay xe đạp cứ thế quay đều, quay đều. Pê đan cũ lắm rồi, xích kêu lạch cạch tựa như đang đòi nghỉ ngơi. Thầy vẫn cần mẫn đạp xe, cần mẫn xách chiếc cặp sờn cũ đến lớp. Tháng qua, tôi thấy thầy khẽ run. Không chỉ mùa đông ấy, mà còn nhiều mùa đông sau này nữa. Tôi vẫn luôn nhìn thấy hình ảnh đó. Luôn nhớ mình đứng trên tầng 2, vẫy tay “Em chào thầy” mà láo xược chế thành “Em thầy!”, và thầy, trên chiếc xe đạp cũ đi ngược gió, vẫy tay cười lại.

Hiền như tiên.

Tự dưng, cảnh quay tiếp theo hiện ra. Tôi thấy...

Đêm tối. Trong một căn bếp lụp xụp, có mỗi một bóng đèn mù mịt. Bảng đen viết đầy những công thức loằng ngoằng. Có hai đứa học sinh ngồi quây quần cắt cái bánh trung thu nhân thập cẩm, và một người tóc bạc phơ ngồi cạnh, mỉm cười nhấm nháp ngụm trà nóng trong đêm thu mong manh.

Thầy ơi, thầy không ăn thập cẩm à, thế phải làm sao bây giờ. Tiếng đứa con gái cất lên lo lắng. Thằng con trai ngồi cạnh im lặng ăn miếng bánh nướng thơm lừng, còn người đó chỉ cười, bảo, ừ, hai đứa cứ ăn đi, còn lại để vào tủ lạnh, lúc nào cô về thì cô ăn.

Tôi nhận ra, đấy chính là mình, với Âu Sơn, và thầy.

Tôi thấy mình lúng túng, rồi cũng ngồi xuống, cầm con dao cắt bánh ra thành nhiều miếng nho nhỏ. Sau nhiều lần từ chối, cuối cùng thầy cũng ăn, và hai đứa học sinh cười thành tiếng. Căn bếp lụp xụp như sáng thêm. Sáng thêm. Mãi đến sau này tôi mới biết thầy không ăn được thịt mỡ, cứ đến cổ họng lại bị nôn ra, thế mà hôm ấy thầy vẫn ăn miếng bánh Trung thu, có lẽ chỉ để chúng tôi vui lòng.

Đột nhiên muốn khóc. Thầy của tôi, vĩ đại như thế đấy.

Có lẽ nhiều người không hiểu nổi từ vĩ đại. Tại sao lại vĩ đại? Tôi không thể diễn tả được cảm xúc của tôi khi nghe việc thầy không ăn được thịt mỡ, rồi liên tưởng đến miếng bánh trung thu ngày hôm ấy. Chỉ để chúng tôi vui, thầy đã ăn hết miếng bánh mà có thể làm thầy khó chịu suốt những ngày sau đó. Ai đó từng nói, tấm lòng người thầy vĩ đại lắm, và cũng trong sáng lắm, y như pha lê không bao giờ bị vấy bẩn. Đúng, đúng lắm.

Những tháng ngày đó, bất kể nắng hay mưa, bất kể nóng nực hay lạnh giá, thầy, vẫn cặm cụi đi trên chiếc xe đạp cũ xỉn, dạy chúng tôi học. Tôi nhớ những ngày tháng 1, năm tôi lớp 7. Lúc ấy gió trời còn mạnh, và nắng thì hong hanh lắm. Tôi, với ba thằng con trai khác, ngồi trong lớp nghe thầy giảng Toán. Sơn đùa, bảo thầy sao không làm hiệu trưởng mà lại chấp nhận làm giáo viên quèn. Ôi, làm hiệu trưởng thì không quát được giáo viên đâu, còn làm giáo viên, học sinh không nghe thì tống nó ra khỏi lớp. Thầy bảo, như thế. Chúng tôi cứ cười mãi về câu nói ấy. Đến tận hai năm sau, tôi mới biết, thầy chấp nhận làm giáo viên là để dìu dắt thêm nhiều lớp học trò trước khi bước vào tuổi già.

Sau này mới biết, tình cảm thầy dành cho học sinh chúng tôi còn nhiều hơn gấp tỉ tỉ lần những thứ công danh lợi lộc tầm thường.

Năm lớp bảy, có thầy, có những kì vọng và quyết tâm từ biết bao ngày trước, tôi đạt giải Nhất toán. Biết tin, thầy chỉ cười thật tươi. Nhưng trong mắt tôi, đó là nụ cười ấm áp nhất tôi từng biết. Nụ cười ấy khiến bao mệt mỏi, khó nhọc trở về số 0. Nụ cười khiến cho tất cả học sinh an lòng. Năm ấy, có lẽ là năm tôi hạnh phúc nhất.

Không biết đã đi qua bao nhiêu ngày nắng, mưa? Chỉ biết, thầy đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt hai năm rưỡi. Hai năm rưỡi lọc cọc đạp chiếc xe cũ ấy, hai năm rưỡi dạy dỗ lũ học sinh lớp A nghịch như quỷ. Thầy chẳng hề than vãn lấy một lời.

Các em là lứa học sinh cuối cùng của thầy, chỉ mong dạy được thật tốt, không muốn ai bị chửi mắng cả. Thầy trả lời cho câu hỏi của tôi về việc, tại sao chúng em mất trật tự mà thầy không nhắc.

Lúc ấy, tôi không hiểu. Sau này ngẫm nghĩ lại mới ngộ ra. Hóa ra, chúng tôi chính là những kẻ vô ơn bậc nhất, không hiểu nổi tâm ý của thầy giấu trong từng con chữ.

Mười ba tuổi, chỉ biết nghịch ngợm, vô ưu vô lo. Đâu biết người thầy vẫn cặm cụi chiến đấu với tuổi già và sức khỏe, ngày ngày lên lớp dạy dỗ cho những học sinh cuối cùng trong cuộc đời dạy học của mình.

Hết học kì I năm tôi lớp 8, thầy có quyết định nghỉ hưu.

Quyết định không hề vội vã, nhưng lại gây bất ngờ trong tập thể lớp. Tất cả xôn xao, và dường như có gì đó nghẹn ở trong tim, rất lạ. Dù biết, nhưng cuối cùng vẫn đến lúc phải chia tay rồi.

Ngày chia tay, tôi tặng thầy một bó hoa kẹo mút. Chính tay dính từng bông hoa, chính tay ghim từng bó mút. Có lẽ đó là bó hoa xấu nhất tôi từng làm, nhưng cũng là bó hoa mang nhiều tình cảm nhất. Cũng là bó hoa đầu tiên tôi tặng cho sự chia ly.

Thầy nghỉ rồi...

Giáo viên mới dạy thay. Bài giảng sôi động, súc tích vô cùng. Nhưng thỉnh thoảng đột nhiên ngẩn ngơ. Vẫn ngỡ thầy còn ở đây, ngay trên bục giảng, viết những con số vốn bị chê “xấu mèm” nhưng thật rất rõ ràng. Ngỡ rằng thầy vẫn sẽ đi cùng chúng tôi qua những năm tháng còn lại. Không, không còn nữa rồi!

Đó là những tháng ngày khó khăn nhất. Không có thầy ở bên cạnh dạy dỗ, không có ai cười hiền từ động viên trong những ngày khó khăn. Năm đó, tôi tụt hạng, chỉ đạt giải Ba. Đề rất dễ. Thế mà, điểm cũng chỉ đạt “nhì non”. Lúc ấy, tôi mới biết hóa ra thầy ảnh hưởng đến tôi nhiều như thế.

Lên lớp 9, ông nội dẫn tôi xuống nhà thầy. Từ đó, tôi chính thức học thêm với thầy. Chính thức bắt đầu một năm học tuy vất vả nhưng tràn đầy niềm vui. Ngôi nhà mà chúng tôi học, cũng chính là ngôi nhà thầy đã sống suốt mấy chục năm qua. Cả một đời người vất vả chỉ có một khoảnh sân nho nhỏ để phơi nắng, một căn bếp tối, lụp xụp, cái nhà xây lợp lá cọ mát rượi trong những ngày nóng bức, và cả một cây trứng cá lúc nào cũng bị lũ học sinh nhăm nhe chọc quả. Thầy bảo, như thế đã là hạnh phúc lắm rồi.

Đôi khi tôi nghĩ thầy sống sao mà giản đơn quá. Thầy chỉ cười. Không, thế đã là quá đủ rồi. Tôi không biết đủ là gì, không biết tại sao thầy có thể hài lòng. Sau đó nhiều tháng, tôi mới được nghe thầy kể về biết bao ngày khó khăn thầy đã trải qua. Đấy là những năm tháng vất vả đến bần hàn. Thầy là sinh viên nghèo, không có đủ đồ ăn nên ốm nhom ốm nhách. Trải qua một thời khó nhọc, con người luôn có khuynh hướng hài lòng với hiện tại, dù cho hiện tại ấy chỉ hơn thời khó khăn ngày xưa một chút xíu. Chính thế, thầy sống giản dị, tiết kiệm vô cùng. Từ lúc học thêm chỗ thầy, nghe thầy nói về những điều thầy đã trải qua, bất giác tôi cũng sống tiết kiệm đi nhiều lần. Không còn phung phí tiền bạc và đồ dùng như trước đây nữa.

Người ta bị ảnh hưởng bởi những người mà được coi là quan trọng. Tôi nghĩ, tôi cũng vậy.

Đôi khi tôi nghĩ, có phải thầy đã ảnh hưởng đến tôi theo một cách đặc biệt nào đó? Nghĩ nhiều lần, rồi mới phát hiện ra, thầy chính là một hình tượng mà tôi luôn khát khao muốn vươn tới, một tượng đài vĩ đại, một người mà tôi luôn mong mỏi đạt được thành công như vậy. Không chỉ là một người thầy, thầy còn là người cha, người anh, người bạn luôn lắng nghe, luôn cho những lời khuyên bổ ích nhất khi tôi cần. Thầy không chỉ dạy tôi môn Toán, thầy còn dạy tôi cách làm người, cách sống và phấn đấu để càng ngày càng tốt đẹp hơn.

Máy quay dường như đang chậm lại, từng cảnh từng nét hiện lên rõ ràng. Tôi thấy thầy đang lụi hụi trồng rau, chăm sóc con chó lông trắng đen già khụ, thấy cả chúng tôi ngày đó, trong những ngày vất vả nhưng yên bình. Tôi nghĩ, có lẽ đó là những ngày hạnh phúc và vui vẻ nhất tôi từng có. Sau này, khi bước đi trên đường đời chông gai, có thể sẽ chẳng còn ai chỉ bảo, dạy dỗ tôi tận tình như thầy đã từng, có thể sẽ chẳng có ai lo tôi liệu có ngủ đủ giấc, liệu có stress khi nhồi nhét quá nhiều. Nhưng, cố nhân từng nói, cuộc đời chỉ cần một người khiến ta ngưỡng mộ, để cả đời noi gương, cả đời thương mến. Vậy là quá đủ rồi.

Khi viết những dòng này, tôi đã là học sinh cấp III. Không chỉ hôm nay, mà còn cả ngày mai, ngày kia, nhiều ngày sau nữa, nhất định tôi sẽ tiếp tục cố gắng. Để mỗi khi gặp ai, trò chuyện cùng ai, có thể tự hào nói, tôi, là học sinh của thầy Nguyễn Văn Tâm. Có những lúc nhớ thầy, phóng vụt xe đi, tìm về ngôi nhà nhỏ cuối phố cũ với cây trứng cá xum xuê, ngồi nghe thầy nói về những điều thầy tâm đắc, về những điều thầy mong mỏi và răn dạy tôi cho đến mãi sau này. Tìm về nơi duy nhất khiến tâm hồn thanh thản, khiến cho mọi thứ phức tạp của cuộc đời trở nên dễ dàng và trong sáng hơn.

Vẫn là những ngày mùa hạ đã cũ, tôi cảm giác như mình đang xốc ba lô lên vai, đạp cái xe đạp của mình, lao đi trong nắng vàng.

Đến nơi tràn đầy kiến thức mà tôi hằng yêu kính".

Cảm nhận của em khi đọc bài văn trên ?

0
Có lẽ em lại kể một câu chuyện, khả năng là hơi dài, em còn chưa biết dài ngắn đến đâu và có thể viết ra những gì nữa. Thôi cứ tà tà kể đến đâu thì biết đến đó vậy. Nói chung chuyện này không phải chuyện ma, mà có nhiều thứ khác cũng tạm gọi là khó giải thích. Chuyện liên quan đến một con người, đã mất trong những năm 80, khi 24 tuổi…Người thanh niên này sống với gia đình...
Đọc tiếp

Có lẽ em lại kể một câu chuyện, khả năng là hơi dài, em còn chưa biết dài ngắn đến đâu và có thể viết ra những gì nữa. Thôi cứ tà tà kể đến đâu thì biết đến đó vậy. Nói chung chuyện này không phải chuyện ma, mà có nhiều thứ khác cũng tạm gọi là khó giải thích. Chuyện liên quan đến một con người, đã mất trong những năm 80, khi 24 tuổi…

Người thanh niên này sống với gia đình trong một khu phố buôn bán nổi tiếng ở Hà Nội, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tháo vát, ăn chơi và nghịch ngợm có tiếng ở phố. Trốn nghĩa vụ quân sự cộng với buôn bán hàng cấm (thời đấy thì cấm hầu hết các mặt hàng), nên người này bị đưa đi cải tạo lao động ở một trại trên Hòa Bình, đường đi qua dốc Bòng Bong, vào sâu hẻo lánh đến vùng chỉ còn rừng núi, nhà dân lưa thưa. Trại cải tạo này ngay cạnh một đơn vị bộ đội, cả khu vực chỉ có một con đường đất chạy men theo núi, dọc theo một con suối rất nông. Trên con đường đó chạy sâu vào núi, có một ngôi miếu nhỏ được xây từ lâu. Trước miếu có 1 cây si già, trên miếu có đắp chữ Hán, bên cạnh miếu có 1 cái hang sâu có 2 lối dẫn xuống xây bậc đá cùng gặp nhau tại một điểm, tiếp đó là hang dẫn sâu vào lòng núi. Dân địa phương gọi là miếu Mười hai cô, không ai dám vào miếu này, và cũng không ai dám đi xuống cái hang đá. Ấy là sau khi chuyện xảy ra, dân trong vùng, bộ đội và người bên trại đều cho biết như vậy. Dân ở đấy còn cấm con cái đến gần, bọn trẻ trâu cũng không dám lai vãng. Người già kể lại thì miếu đó là Trung Quốc dựng lên để canh giữ cái hang đá chôn của, chúng cũng chôn sống theo 12 cô gái để trấn hang, nên gọi là miếu Mười hai cô.

Sau này xảy chuyện, gia đình lên đó, được dân, trại, và cả bên đơn vị bộ đội rất quan tâm, nói chuyện về cái vùng đất ấy mới thấy khiếp. Các câu chuyện rất nhiều người đã gặp về buổi đêm tối, thấy nhiều tiếng nói chuyện, thấy dưới suối gần ngôi miếu có hàng chục nam nữ vừa tắm vừa chơi đùa đã làm mọi người khiếp đảm. Đơn vị bộ đội còn có vài lần tổ chức một nhóm súng ống đầy đủ ra lấy đèn pin soi kỹ mà không thấy ai, trong khi rõ ràng vừa nghe thấy tiếng nhiều người dưới suối. Còn thì đêm trăng, từ xa nhìn rõ có cả nhóm người chơi đùa ở suối là thường xuyên. Anh chỉ huy đơn vị bộ đội còn cho biết, trong doanh trại có khu bếp và nhà ăn, đêm không còn ai mà cứ thấy tiếng nồi chảo, bát đĩa loảng xoảng. Anh em lính tráng ăn đại táo dưới bếp buổi tối toàn thấy cánh tay cánh chân thò từ ngoài cửa sổ vào khua khoắng, mà chỉ có chân với tay không thôi, khiếp quá bỏ không dám ăn tối. Thấy mấy ngày lính tráng bỏ ăn tối, rồi thấy đơn vị râm ran, chỉ huy hỏi lý do. Nghe được nhưng không tin, tối chỉ huy xuống kiểm tra vào giờ ăn, thấy đúng như vậy, thế là phải chuyển khu nhà ăn đến góc khác của doanh trại.

Quay lại chuyện người thanh niên. Khi chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là hết hạn cải tạo, con người khỏe mạnh và nghịch ngợm nhất trại này thấy tình hình bất thường, xin về gặp gia đình. Về nhà anh nói, dạo này thấy lạ, cứ đi lên rừng lao động xong, chiều về thì như bị bịt mắt, không biết đường nào về trại. Đã mấy lần trại điểm danh thấy thiếu, cử vài người đi tìm, thấy vẫn loanh quanh trong rừng, phải dìu về. Rồi: Con sợ lắm, các cô ấy bắt con ở lại…

Bà mẹ không nghe (ông bố thì đừng có bao giờ nói chuyện mê tín hoang đường nhé), bảo là đừng có lý do, lên đó cho hết thời hạn đi, tránh phiền phức…Người thanh niên lại lên trại. Hai tuần nữa hết hạn, lại xin về, lại nói câu chuyện như lần trước, rồi bảo mẹ lên cùng để lo cho con về sớm. Bà mẹ bảo còn có vài ngày, lo làm gì, cố gắng chút rồi về. Lại quay lên trại.

Hôm cuối cùng, người thanh niên cùng mọi người lên rừng kiếm măng để mai làm bữa liên hoan chia tay trại. Đến tối không thấy anh ấy về, cán bộ trại lại cử người đi tìm. Mọi người thấy anh ngồi dưới con suối, nước ngập ngang thắt lưng, lưng vẫn khoác ba lô măng,2 tay vẫn giữ 2 quai ba lô ở phía trước ngực, đã chết…Anh có sức khỏe tốt, bơi giỏi (hồi ở nhà thường bơi vượt sông Hồng), nước suối chỉ ngang thắt lưng khi anh ở tư thế ngồi chân co chân duỗi dưới nước, toàn bộ phần ngực và đầu trên mặt nước, lưng thẳng.

Cái chết đó hơi khó giải thích, ứng dụng khoa học duy nhất hồi đó (và cả bây giờ) là pháp y, cũng đã được tiến hành, không có phát hiện gì. Duy có điều, người thanh niên này khi chết, và cả đến khi chôn, gương mặt vẫn bình thản, da mặt vẫn trắng trẻo, môi vẫn hồng.

Khi đó khoảng 7.30 tối, trại cho xe chạy thẳng về Hà Nội, báo gia đình là có tai nạn, rồi đưa 4 người của gia đình lên luôn. À mà ở nhà, khoảng hơn 7 giờ tối, bà mẹ bảo tao cảm thấy thằng Q nó chết rồi. Khi xe lên tới trại, pháp y đã xong, chuẩn bị ngày mai chôn cất ngay gần đấy thôi. Đây cũng là một cái chết lạ, và thanh niên này cũng được nhiều người biết, và quý, nên dân quanh đấy, bên bộ đội nữa cũng sang thăm hỏi. Mấy anh bộ đội nói: thằng này nó vui tính, nghịch lắm, mỗi lần từ trại ra rừng lao động khi đi qua cái miếu đều nhảy lên đu trên cái cành cây si trước miếu. Nhiều người sợ (chả ai dám đến gần cái miếu ấy) bảo anh đừng nghịch ở đấy, nhưng anh vẫn thường làm như vậy.

Chôn cất xong, gia đình gửi nhờ một nhà dân gần mộ trông nom giúp, sau đó hàng năm đều tổ chức lên thăm. Khoảng sau 2 năm, khi lên thăm thì được nhà dân kia nói chuyện về ngôi mộ. Đại khái ông ấy thiêng lắm, buổi tối thấy có tiếng người ở mộ, dân trong vùng cũng sợ không ai đến gần nên cây cỏ mọc um tùm hết cả. Nhà em ở đây cũng thế, được gia đình nhờ trông nom thì chỉ tuần tiết mới ra thắp hương, và ngăn trẻ trâu nó không biết nó vào thôi. Mà rất nhiều lần thắp hương trên mộ, trời mưa to mà hương cứ cháy đùng đùng, nhà em cũng hãi. Năm ngoái có 1 nhà không hiểu hoàn cảnh thế nào, đến mua đất rồi dựng nhà ngay đấy, thế rồi thấy khu ấy rậm rạp, mang dao vào phát, em đã bảo là chỗ đấy thiêng đừng có động đến, nhưng không nghe, cứ vào. Chặt được vài bụi thì ong ở đâu túa ra, đốt mù mắt luôn. Giờ nhà đấy kia kìa.

Trở lại câu chuyện, sau khi chôn cất, gia đình về. Cả nhà này lại chả có ai mê tín, thế nhưng bà chị dâu thấy không yên trong người. Hồi người thanh niên kia còn ở nhà, 2 chị em buôn bán rất hợp, quý nhau lắm. Rồi bà chị dâu quyết đi xem xem thế nào, cùng 1 bà chị chồng ở mãi Nam Định lên, và cô hàng xóm ít tuổi nữa. Tất cả xuất hành xuống Ba La gặp một bà đồng. Đặt lễ vội vàng (nhà này có biết lễ bái gì đâu) có ít trầu cau, chai rượu quê mua gần đấy, với mấy điếu thuốc lá. Rồi bà đồng bảo: về rồi đấy..rồi nhập. Bà đồng chào đủ mọi người, không sai người nào, kể cả em gái hàng xóm đúng tên tuổi, đúng hoàn cảnh, và còn gửi lời hỏi thăm mấy nhân vật nữa, chính xác. Rồi quay sang bà chị dâu: em thương chị nhất nhà, chị khổ quá, thôi từ giờ đừng đi gọi em nữa, em phải theo 12 cô rồi, nhà đừng suy nghĩ nhiều, khi nào về được thì em sẽ tự về. Mà sao chị lại mua đồ cho em thế này, ít nhất phải cho em lon bia hoặc chai rượu tây và bao ba số chứ?. Mọi người giật mình, vội quá, chứ trước ở nhà anh này ăn chơi có tiếng, trừ khi đi ngủ mới cởi giày, quần áo bò bê toàn xịn, chỉ bia lon, rượu tây và ba số. Bà chị dâu vừa khóc vừa nói:chị vội không kịp nhớ, thôi để 49 ngày em về nhé. Trả lời vâng, rồi chào, thăng luôn.

📷

Thế nhưng trong khoảng thời gian trước 49 ngày, hình như người này về nhiều lần…

Sau đó, gia đình vẫn làm ăn sinh hoạt bình thường, tất nhiên cũng vẫn đau buồn. Có vài lần vào buổi tối, cả nhà bẩy tám người nghe thấy tiếng giày chạy uỳnh uỵch từ cửa sau vào (lối cửa sau thường xuyên đóng, rồi có 1 lối hẹp mới vào đến nhà, còn cửa trước thì mở thường xuyên). Ngày đó đi giày cũng là hiếm lắm, mà tiếng chạy đó giống y như tác phong khi về nhà của người thanh niên khi còn sống, mà cũng toàn về qua cửa sau…Cả nhà chạy ra xem, không thấy gì, cửa sau vẫn đóng. Rồi trước cửa có cây bàng, nởa đêm nghe uỵch một cái, y như trước kia người đó hay đu tay lên rồi thả xuống, mấy lần người nhà ra xem thế nào thấy phố vắng tanh, chả thấy ai nửa đêm ở đó cả. Rồi thằng bé con bà chị dâu (hồi đó khoảng 3-4 tuổi, giờ hơn 30 rồi) kêu ầm trong nhà tắm, mọi người chạy vào thấy nó 2 tay che mặt, nó nói: chú Q kia kìa, chú trêu con…sau nhà phải thắp hương khấn chú đừng trêu cháu, thế mới hết.

Đến hôm gia đình làm lễ 49 ngày, hôm này có vài chuyện ai cũng thấy, và thực sự làm thay đổi quan điểm vô thần trước đó…

Vào lễ 49 ngày, gia đình mời 1 thầy cúng dưới Nam Định lên giúp, và có vài người bạn thân của người thanh niên đến nữa. Lễ cúng làm buổi tối, chiều tối thì mọi người ăn cơm. Vừa ngồi vào mâm, mọi người thấy ở phía cửa sau lại uỵch 1 cái( nhà hẹp và dài, mặt phố trước, mặt ngõ sau). Chưa ai kịp phản ứng thì anh N (công an) là bạn của người chết, đang ngồi dưới chiếu trải trên nền nhà, lưng anh quay vào ban thờ phía sau trên tường cao, tay anh đang cầm điếu ba số bỗng búng 1 cái. Thế nào mà điếu thuốc bay lên cao, vòng qua đầu anh N, rơi trúng bát hương, và bát hương bùng cháy…Mọi người hoảng hốt, tất cả sững sờ buông bát nhìn cảnh tượng ấy, rồi khi quay lại, thấy đôi mắt anh N đỏ ngầu. Rồi bỗng anh N vùng đứng dậy, chạy qua mọi người ra lối cửa sau, mở cửa chạy ra ngõ, rồi chạy vòng ra phía trước nhà, ngồi dưới gốc cây bàng. Điều kỳ lạ là tuy là bạn của anh Q, nhưng anh N rất ít khi đến nhà, và chưa bao giờ biết cái lối đi phía sau ấy. Cũng nói thêm là vì khuôn nhà hẹp, lối ra phía sau qua sân nhỏ, qua bếp, tối tăm…chỉ người nhà mới có thể thông thạo làm được như vậy…

Cả nhà chạy theo, rồi cũng vòng ra phía trước xúm quanh anh N. Hỏi han gọi tên “N” không thưa gì, bảo vào nhà ăn cơm không trả lời, mấy người lay lay thì thấy anh N ngồi cứng như đá…Một hồi chẳng chuyển, không nói năng gì, mắt đỏ ngầu. Có bà hàng xóm nói “hay thằng Q nó nhập”, một người mới hỏi “phải Q đấy không?”. Anh N trả lời: Em Q đây. Mọi người toát mồ hôi, bàng hoàng, rồi xúm vào hỏi. Anh N nói đại khái là 49 ngày thì về xem mọi người thế nào, em thì ổn thôi, đừng lo, mọi người ăn cơm đi, em có việc tí đã…rồi anh N lăn ra đất. Mọi người xốc vào nhà, anh tỉnh luôn, hỏi là vừa rồi chú làm sao thế, trả lời em không biết…

Bữa ăn tiếp tục, tuy nhiên chả ai ăn được mấy, cứ có cảm giác rợn rợn. Rồi cũng xong bữa, trời tối rồi, chuẩn bị chờ thầy cúng đến làm lễ. Bà chị chồng ở Nam Định đã đưa thầy lên từ chiều rồi…

Lễ lạt bắt đầu, ông thầy quần chúng áo dài vừa ê a chuông mõ được một tí bỗng dừng lại, nói với mọi người là tôi không làm được nữa đâu, tôi sợ lắm…Mọi người chẳng biết làm sao, động viên thầy (cả nịnh nữa) vì 49 ngày chỉ có 1 lần, mà giờ thầy không làm thì làm sao đây? Thấy nguôi nguôi thầy lại tiếp tục, mọi người ngồi quanh thấy rõ thầy tái mặt, rồi lại đỏ bừng, phát hàn phát nhiệt…rồi thầy bảo tôi không làm được đâu, tôi phải về Nam Định ngay…vân vân. Mọi người lo quá, mà trời tối hồi đó thì lấy đâu ra xe khách về Nam Định nữa. Tất cả sợ hãi không biết có chuyện gì, xúm lại gặng hỏi thầy không thấy trả lời, thầy cứ run cầm cập. Rồi bỗng thầy đứng dậy quát to: Tại sao lại bắc cầu ở nhà, người ta chết trên Hòa Bình phải lên đấy mà bắc cầu chứ; dám làm bậy à…Trời, cái cầu chuối làm cho người chết đuối là thông thường, và thầy bảo phải chuẩn bị như thế như thế. Mà giờ thầy đang quát tháo chính thầy??? Là ai quát thầy vậy???

Sau 1 hồi, thầy ngồi thụp xuống, tay vơ hết đồ đạc cho vào túi rồi chạy thẳng ra cửa…

Sau khi ông thầy chạy ra khỏi nhà, gia đình đành phải cử người đưa ông ấy đến 1 nhà trong gia đình để nghỉ. Cả đêm thầy thức bật điện, sáng tinh mơ hôm sau về luôn, chả tiền nong công xá gì.

Còn trong gia đình thì rất hoang mang, tất cả kéo vào nhà ngồi nói chuyện, tất cả tan hoang, từ cái bát hương cháy trụi đến cái đàn lễ nghiêng ngả. Mấy người đàn ông bỏ bia ra uống. Anh N cũng vào ngồi, đang bình thường tự nhiên anh với lon bia, tay mở bật nắp giống y như cách cầm bia của anh bạn đã chết. Mọi người quay sang nhìn kỹ, lại thấy 2 mắt anh đỏ ngầu. Rồi anh ngồi khoanh chân, lấy điếu ba số, cầm cái bật lửa zippo bật theo cách hệt như anh Q (cái cách bật zippo của anh Q trước đây rất đặc biệt). Tóm lại mọi tư thế, động tác, ăn nói giống y như anh Q. Anh N nói đại khái là biết tấm lòng gia đình rồi, lễ lạt cũng không cần nữa đâu, giờ em ( anh Q là út) cũng bận theo các cô nên không mấy khi về nữa…Mọi người mạnh dạn hỏi vài câu anh cũng trả lời như bình thường, đám phụ nữ thì khóc thút thít hết. Rồi anh N nói em đi nhé, mọi người chưa kịp hỏi gì thì anh N ngã ngửa ra đằng sau. Thế là anh Q đã đi.

Sau đó lâu lâu trong nhà cũng thấy vài lần có hiện tượng anh Q về.

Một lần gia đình và anh em trong phố, cả anh N công an nữa, tổ chức lên thăm mộ anh Q. Sau khi thăm mộ, toàn người cứng vía cả, bàn nhau đến cái hang đá cạnh miếu Mười hai cô xem sao. Gần chục người đàn ông đi xuống hang, từ chỗ 2 lối bậc đá gặp nhau bắt đầu đi xuống. Chỉ bước thêm được hơn chục bậc, tất cả đều thấy lạnh run người, tức ngực. Nhưng đặc biệt nhất là đuốc tắt đã đành, tất cả số đèn pin mang theo đều tắt hết. Vừa không có ánh sáng, lại vừa cảm thấy không ổn, tất cả đành quay lên. Cả dân và bộ đội ở đó đều nói là cho đến nay chưa ai biết dưới hang thế nào cả, mặc dù vẫn có bậc đá dẫn xuống sâu. Sau này một người ở Hà Nội có xây cho ngôi miếu một cái cổng phía trước, để đỡ hoang vu, nhưng đến nay người trong vùng vẫn không dám vào ngôi miếu này.

0
"Những ngày mùa hạ rả rích, khi ôm sách và lắng nghe vài giai điệu phát ra từ cái radio cũ mèm, tự dưng tôi nghe thấy mấy lời da diết vang lên: “Người thầy... vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa/Từng ngày, giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy…”. Tiếng Cẩm Ly tha thiết, chiều mùa hạ như đang rơi xuống, vỡ tan và xoáy vào lòng những kí ức tươi đẹp. Đột nhiên, có cảm giác như đang lạc vào một...
Đọc tiếp

"Những ngày mùa hạ rả rích, khi ôm sách và lắng nghe vài giai điệu phát ra từ cái radio cũ mèm, tự dưng tôi nghe thấy mấy lời da diết vang lên: “Người thầy... vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa/Từng ngày, giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy…”. Tiếng Cẩm Ly tha thiết, chiều mùa hạ như đang rơi xuống, vỡ tan và xoáy vào lòng những kí ức tươi đẹp. Đột nhiên, có cảm giác như đang lạc vào một thế giới nào đó, một thế giới không phải của mình, thế giới của quá khứ.

Và tự nhiên, tôi nghĩ, dường như mình đang được xem lại cuộc đời 3 năm trước, qua vài cảnh quay được trích ra từ cái máy quay có lẽ là đời từ những năm 2015

Máy quay có lẽ đã cũ lắm rồi, cảnh được cảnh mất, nhưng cũng đủ để tôi thấy tôi - mười một tuổi - đứng trong sân trường cấp II lộng gió, và bóng một người thấp bé lặng lẽ đạp chiếc xe khung, đi trong nắng vàng. Bất chợt, người ấy quay lại. Ánh mắt hiền từ được máy quay ghi lại rõ ràng không sai. Tim tự dưng thấy hẫng một nhịp.

Kia rồi! Thầy tôi...

Người đàn ông đi trong nắng vàng hôm ấy là người tôi kính trọng nhất trên đời. Có lẽ biết thế nên mọi cảnh quay về người ấy đều rõ nét và chân thực đến kì lạ. Tôi nhìn rõ cái bóng liêu xiêu, đổ dài trên con đường dài dằng dặc, cùng với cây thước kẻ nửa mét kẹp trong chiếc cặp da sờn cũ, hộp phấn bằng thép chỉ chực rơi ra, cùng mái tóc đã bạc lắm rồi. Bỗng nhiên, tôi thấy nước mắt đang dâng lên, đầy tràn hai khóe mắt.

Nhiều người vẫn miêu tả: Các thầy cao to, vạm vỡ, có đôi mắt sáng quắc uy nghiêm. Nhưng không! Thầy tôi thấp lắm, nếu so với chuẩn 1,8 m, chỉ chừng 1,6 m, tóc bạc trắng và lúc nào cũng lọc cọc đi trên chiếc xe khung han rỉ. Mắt thầy sáng, nhưng sáng bởi ánh sáng dịu hiền, ấm áp khiến chúng tôi rất an tâm. Mọi thứ thuộc về thầy cũ kĩ đến mức hoài cổ. Chúng tôi, thời những năm lớp 6, đã từng trêu thầy nhiều lần vì điều ấy. Tôi vẫn nhớ thầy chỉ cười hiền và bảo, thầy già rồi, có cần gì hiện đại.

Máy quay chuyển cảnh. Từng hình ảnh nhảy nhót. Cứ như bị lỗi, những hình ảnh ấy cứ nháy đi nháy lại, nhưng lại rõ đến từng chi tiết.

Mùa đông lạnh thê lương. Khi mà gió vuốt những ngón tay trên mái nhà, tôi nhìn thấy thầy đạp xe đến trường. Những vòng quay xe đạp cứ thế quay đều, quay đều. Pê đan cũ lắm rồi, xích kêu lạch cạch tựa như đang đòi nghỉ ngơi. Thầy vẫn cần mẫn đạp xe, cần mẫn xách chiếc cặp sờn cũ đến lớp. Tháng qua, tôi thấy thầy khẽ run. Không chỉ mùa đông ấy, mà còn nhiều mùa đông sau này nữa. Tôi vẫn luôn nhìn thấy hình ảnh đó. Luôn nhớ mình đứng trên tầng 2, vẫy tay “Em chào thầy” mà láo xược chế thành “Em thầy!”, và thầy, trên chiếc xe đạp cũ đi ngược gió, vẫy tay cười lại.

Hiền như tiên.

Tự dưng, cảnh quay tiếp theo hiện ra. Tôi thấy...

Đêm tối. Trong một căn bếp lụp xụp, có mỗi một bóng đèn mù mịt. Bảng đen viết đầy những công thức loằng ngoằng. Có hai đứa học sinh ngồi quây quần cắt cái bánh trung thu nhân thập cẩm, và một người tóc bạc phơ ngồi cạnh, mỉm cười nhấm nháp ngụm trà nóng trong đêm thu mong manh.

Thầy ơi, thầy không ăn thập cẩm à, thế phải làm sao bây giờ. Tiếng đứa con gái cất lên lo lắng. Thằng con trai ngồi cạnh im lặng ăn miếng bánh nướng thơm lừng, còn người đó chỉ cười, bảo, ừ, hai đứa cứ ăn đi, còn lại để vào tủ lạnh, lúc nào cô về thì cô ăn.

Tôi nhận ra, đấy chính là mình, với Âu Sơn, và thầy.

Tôi thấy mình lúng túng, rồi cũng ngồi xuống, cầm con dao cắt bánh ra thành nhiều miếng nho nhỏ. Sau nhiều lần từ chối, cuối cùng thầy cũng ăn, và hai đứa học sinh cười thành tiếng. Căn bếp lụp xụp như sáng thêm. Sáng thêm. Mãi đến sau này tôi mới biết thầy không ăn được thịt mỡ, cứ đến cổ họng lại bị nôn ra, thế mà hôm ấy thầy vẫn ăn miếng bánh Trung thu, có lẽ chỉ để chúng tôi vui lòng.

Đột nhiên muốn khóc. Thầy của tôi, vĩ đại như thế đấy.

Có lẽ nhiều người không hiểu nổi từ vĩ đại. Tại sao lại vĩ đại? Tôi không thể diễn tả được cảm xúc của tôi khi nghe việc thầy không ăn được thịt mỡ, rồi liên tưởng đến miếng bánh trung thu ngày hôm ấy. Chỉ để chúng tôi vui, thầy đã ăn hết miếng bánh mà có thể làm thầy khó chịu suốt những ngày sau đó. Ai đó từng nói, tấm lòng người thầy vĩ đại lắm, và cũng trong sáng lắm, y như pha lê không bao giờ bị vấy bẩn. Đúng, đúng lắm.

Những tháng ngày đó, bất kể nắng hay mưa, bất kể nóng nực hay lạnh giá, thầy, vẫn cặm cụi đi trên chiếc xe đạp cũ xỉn, dạy chúng tôi học. Tôi nhớ những ngày tháng 1, năm tôi lớp 7. Lúc ấy gió trời còn mạnh, và nắng thì hong hanh lắm. Tôi, với ba thằng con trai khác, ngồi trong lớp nghe thầy giảng Toán. Sơn đùa, bảo thầy sao không làm hiệu trưởng mà lại chấp nhận làm giáo viên quèn. Ôi, làm hiệu trưởng thì không quát được giáo viên đâu, còn làm giáo viên, học sinh không nghe thì tống nó ra khỏi lớp. Thầy bảo, như thế. Chúng tôi cứ cười mãi về câu nói ấy. Đến tận hai năm sau, tôi mới biết, thầy chấp nhận làm giáo viên là để dìu dắt thêm nhiều lớp học trò trước khi bước vào tuổi già.

Sau này mới biết, tình cảm thầy dành cho học sinh chúng tôi còn nhiều hơn gấp tỉ tỉ lần những thứ công danh lợi lộc tầm thường.

Năm lớp bảy, có thầy, có những kì vọng và quyết tâm từ biết bao ngày trước, tôi đạt giải Nhất toán. Biết tin, thầy chỉ cười thật tươi. Nhưng trong mắt tôi, đó là nụ cười ấm áp nhất tôi từng biết. Nụ cười ấy khiến bao mệt mỏi, khó nhọc trở về số 0. Nụ cười khiến cho tất cả học sinh an lòng. Năm ấy, có lẽ là năm tôi hạnh phúc nhất.

Không biết đã đi qua bao nhiêu ngày nắng, mưa? Chỉ biết, thầy đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt hai năm rưỡi. Hai năm rưỡi lọc cọc đạp chiếc xe cũ ấy, hai năm rưỡi dạy dỗ lũ học sinh lớp A nghịch như quỷ. Thầy chẳng hề than vãn lấy một lời.

Các em là lứa học sinh cuối cùng của thầy, chỉ mong dạy được thật tốt, không muốn ai bị chửi mắng cả. Thầy trả lời cho câu hỏi của tôi về việc, tại sao chúng em mất trật tự mà thầy không nhắc.

Lúc ấy, tôi không hiểu. Sau này ngẫm nghĩ lại mới ngộ ra. Hóa ra, chúng tôi chính là những kẻ vô ơn bậc nhất, không hiểu nổi tâm ý của thầy giấu trong từng con chữ.

Mười ba tuổi, chỉ biết nghịch ngợm, vô ưu vô lo. Đâu biết người thầy vẫn cặm cụi chiến đấu với tuổi già và sức khỏe, ngày ngày lên lớp dạy dỗ cho những học sinh cuối cùng trong cuộc đời dạy học của mình.

Hết học kì I năm tôi lớp 8, thầy có quyết định nghỉ hưu.

Quyết định không hề vội vã, nhưng lại gây bất ngờ trong tập thể lớp. Tất cả xôn xao, và dường như có gì đó nghẹn ở trong tim, rất lạ. Dù biết, nhưng cuối cùng vẫn đến lúc phải chia tay rồi.

Ngày chia tay, tôi tặng thầy một bó hoa kẹo mút. Chính tay dính từng bông hoa, chính tay ghim từng bó mút. Có lẽ đó là bó hoa xấu nhất tôi từng làm, nhưng cũng là bó hoa mang nhiều tình cảm nhất. Cũng là bó hoa đầu tiên tôi tặng cho sự chia ly.

Thầy nghỉ rồi...

Giáo viên mới dạy thay. Bài giảng sôi động, súc tích vô cùng. Nhưng thỉnh thoảng đột nhiên ngẩn ngơ. Vẫn ngỡ thầy còn ở đây, ngay trên bục giảng, viết những con số vốn bị chê “xấu mèm” nhưng thật rất rõ ràng. Ngỡ rằng thầy vẫn sẽ đi cùng chúng tôi qua những năm tháng còn lại. Không, không còn nữa rồi!

Đó là những tháng ngày khó khăn nhất. Không có thầy ở bên cạnh dạy dỗ, không có ai cười hiền từ động viên trong những ngày khó khăn. Năm đó, tôi tụt hạng, chỉ đạt giải Ba. Đề rất dễ. Thế mà, điểm cũng chỉ đạt “nhì non”. Lúc ấy, tôi mới biết hóa ra thầy ảnh hưởng đến tôi nhiều như thế.

Lên lớp 9, ông nội dẫn tôi xuống nhà thầy. Từ đó, tôi chính thức học thêm với thầy. Chính thức bắt đầu một năm học tuy vất vả nhưng tràn đầy niềm vui. Ngôi nhà mà chúng tôi học, cũng chính là ngôi nhà thầy đã sống suốt mấy chục năm qua. Cả một đời người vất vả chỉ có một khoảnh sân nho nhỏ để phơi nắng, một căn bếp tối, lụp xụp, cái nhà xây lợp lá cọ mát rượi trong những ngày nóng bức, và cả một cây trứng cá lúc nào cũng bị lũ học sinh nhăm nhe chọc quả. Thầy bảo, như thế đã là hạnh phúc lắm rồi.

Đôi khi tôi nghĩ thầy sống sao mà giản đơn quá. Thầy chỉ cười. Không, thế đã là quá đủ rồi. Tôi không biết đủ là gì, không biết tại sao thầy có thể hài lòng. Sau đó nhiều tháng, tôi mới được nghe thầy kể về biết bao ngày khó khăn thầy đã trải qua. Đấy là những năm tháng vất vả đến bần hàn. Thầy là sinh viên nghèo, không có đủ đồ ăn nên ốm nhom ốm nhách. Trải qua một thời khó nhọc, con người luôn có khuynh hướng hài lòng với hiện tại, dù cho hiện tại ấy chỉ hơn thời khó khăn ngày xưa một chút xíu. Chính thế, thầy sống giản dị, tiết kiệm vô cùng. Từ lúc học thêm chỗ thầy, nghe thầy nói về những điều thầy đã trải qua, bất giác tôi cũng sống tiết kiệm đi nhiều lần. Không còn phung phí tiền bạc và đồ dùng như trước đây nữa.

Người ta bị ảnh hưởng bởi những người mà được coi là quan trọng. Tôi nghĩ, tôi cũng vậy.

Đôi khi tôi nghĩ, có phải thầy đã ảnh hưởng đến tôi theo một cách đặc biệt nào đó? Nghĩ nhiều lần, rồi mới phát hiện ra, thầy chính là một hình tượng mà tôi luôn khát khao muốn vươn tới, một tượng đài vĩ đại, một người mà tôi luôn mong mỏi đạt được thành công như vậy. Không chỉ là một người thầy, thầy còn là người cha, người anh, người bạn luôn lắng nghe, luôn cho những lời khuyên bổ ích nhất khi tôi cần. Thầy không chỉ dạy tôi môn Toán, thầy còn dạy tôi cách làm người, cách sống và phấn đấu để càng ngày càng tốt đẹp hơn.

Máy quay dường như đang chậm lại, từng cảnh từng nét hiện lên rõ ràng. Tôi thấy thầy đang lụi hụi trồng rau, chăm sóc con chó lông trắng đen già khụ, thấy cả chúng tôi ngày đó, trong những ngày vất vả nhưng yên bình. Tôi nghĩ, có lẽ đó là những ngày hạnh phúc và vui vẻ nhất tôi từng có. Sau này, khi bước đi trên đường đời chông gai, có thể sẽ chẳng còn ai chỉ bảo, dạy dỗ tôi tận tình như thầy đã từng, có thể sẽ chẳng có ai lo tôi liệu có ngủ đủ giấc, liệu có stress khi nhồi nhét quá nhiều. Nhưng, cố nhân từng nói, cuộc đời chỉ cần một người khiến ta ngưỡng mộ, để cả đời noi gương, cả đời thương mến. Vậy là quá đủ rồi.

Khi viết những dòng này, tôi đã là học sinh cấp III. Không chỉ hôm nay, mà còn cả ngày mai, ngày kia, nhiều ngày sau nữa, nhất định tôi sẽ tiếp tục cố gắng. Để mỗi khi gặp ai, trò chuyện cùng ai, có thể tự hào nói, tôi, là học sinh của thầy Nguyễn Văn Tâm. Có những lúc nhớ thầy, phóng vụt xe đi, tìm về ngôi nhà nhỏ cuối phố cũ với cây trứng cá xum xuê, ngồi nghe thầy nói về những điều thầy tâm đắc, về những điều thầy mong mỏi và răn dạy tôi cho đến mãi sau này. Tìm về nơi duy nhất khiến tâm hồn thanh thản, khiến cho mọi thứ phức tạp của cuộc đời trở nên dễ dàng và trong sáng hơn.

Vẫn là những ngày mùa hạ đã cũ, tôi cảm giác như mình đang xốc ba lô lên vai, đạp cái xe đạp của mình, lao đi trong nắng vàng.

Đến nơi tràn đầy kiến thức mà tôi hằng yêu kính".

0