K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 6 2019

Đáp án: D

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

Con người sống trong môi trường chứa nhiều vi khuẩn có hại nhưng vẫn có thể sống khỏe mạnh vì cơ thể có khả năng nhận diện, ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh, đồng thời chống lại mầm bệnh khi nó đã xâm nhập vào cơ thể, đó gọi là khả năng miễn dịch của cơ thể.

  Con người tồn tại và phát triển trong môi trường chứa vi khuẩn có hại nhờ hệ thống phòng thủ đa tầng:

Con người, dù sinh sống trong môi trường tiềm ẩn nhiều vi khuẩn có hại, vẫn có khả năng duy trì sức khỏe nhờ vào hệ thống phòng thủ đa tầng, bao gồm các yếu tố sinh học và hành vi chủ động.

Hệ thống miễn dịch, đóng vai trò là lá chắn đầu tiên, bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân xâm nhập. Hệ thống này bao gồm các tế bào bạch cầu, cơ quan như tủy xương, hạch bạch huyết, lá lách, thymus và các protein miễn dịch như kháng thể. Khi vi khuẩn tấn công, các tế bào bạch cầu sẽ nhận diện và tiêu diệt chúng, đồng thời kháng thể sẽ gắn kết và vô hiệu hóa vi khuẩn.

Da, rào cản vật lý quan trọng, góp phần ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Lớp biểu bì da với các tế bào sừng chết xếp chồng tạo thành lớp màng bảo vệ, chống thấm nước và hạn chế vi khuẩn xâm nhập. Tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn trên da cũng đóng vai trò bảo vệ: mồ hôi chứa chất kháng khuẩn tiêu diệt vi khuẩn, bã nhờn giúp da mềm mại và có tính axit nhẹ, tạo môi trường bất lợi cho vi khuẩn phát triển.

Hệ tiêu hóa, nơi diễn ra cuộc chiến giữa vi khuẩn có lợi và có hại. Vi khuẩn có lợi cạnh tranh với vi khuẩn có hại để giành thức ăn và không gian sống, đồng thời sản xuất các chất ức chế và tiêu diệt vi khuẩn có hại. Axit dạ dày cũng góp phần tiêu diệt vi khuẩn trong thức ăn.

Hệ hô hấp được bảo vệ bởi các hàng rào vật lý và hóa học. Lông mũi và lông mi lọc bụi bẩn và vi khuẩn trong không khí, chất nhầy trong mũi và khí quản bẫy vi khuẩn. Ho và hắt hơi là phản xạ tự nhiên giúp loại bỏ vi khuẩn và chất nhầy ra khỏi cơ thể.

Hành vi vệ sinh đóng vai trò then chốt trong việc ngăn ngừa lây lan vi khuẩn. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước là biện pháp hiệu quả nhất. Che miệng khi ho hoặc hắt hơi, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, nấu chín thức ăn kỹ lưỡng, sử dụng nước an toàn là những hành vi thiết yếu cần được tuân thủ.

Nhờ hệ thống phòng thủ đa tầng này, con người có thể tồn tại và phát triển trong môi trường chứa vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân và cộng đồng là điều kiện tiên quyết để hạn chế nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. TGH

15 tháng 11 2018

Xung quanh chúng ta có rất nhiều tác nhân gây bệnh (vi sinh vật, độc tố vi sinh vật, các phân tử lạ,…) nhưng đa số cơ thể chúng ta vẫn sống khỏe mạnh do cơ thể có khả năng bảo vệ đặc biệt, khả năng đó được gọi là “miễn dịch”.

Miễn dịch chia thành 2 loại:

- Miễn dịch không đặc hiệu:

    + Là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh.

    + Không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên.

    + Không mang tính đặc hiệu.

    + Gồm các yếu tố tự nhiên của cơ thể như: da, niêm mạc, các dịch do cơ thể tiết ra, lông nhung,…

    + Vai trò: ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật (da, niêm mạc, nhung mao đường hô hấp); tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập (thực bào, tiết dịch phá hủy,…)

- Miễn dịch đặc hiệu:

    + Xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập.

    + Có tính đặc hiệu với từng loại tác nhân.

    + Thành phần của miễn dịch đặc hiệu: tế bào limphô và các sản phẩm của chúng.

    + Vai trò: tiêu diệt các tác nhân gây bệnh khi chúng vượt qua được hàng rào bảo vệ của hệ thống miễn dịch không đặc hiệu.

    + Phân loại: miễn dịch tế bào, miễn dịch thể dịch.

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:HIỆN TƯỢNG XẢ RÁC BỪA BÃI HIỆN NAY Ở NƯỚC TA(1)Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu.Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nênviệc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáodục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

HIỆN TƯỢNG XẢ RÁC BỪA BÃI HIỆN NAY Ở NƯỚC TA
(1)Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nên
việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo
dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Đáng buồn thay,
ở nước ta, hiện tượng vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng rất phổ biến.
Việc làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là
gây ô nhiễm môi trường. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng này.
(2)Hàng ngày, ta có thể nhìn thấy rác vứt bừa bãi ở khắp mọi nơi. Ăn xong
một que kem, uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, người ta vứt
ngay tại chỗ mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chí khi ăn xong một tép
kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và
cứ thế bỏ đi chỗ khác. Công viên, nơi được xem là có bầu không khí trong lành,
sạch đẹp, giúp con người thư giãn, hay chùa chiền, vốn là nơi tôn nghiêm cũng
không tránh khỏi hiện tượng này. Bến tàu, nhà ga, kênh rạch đâu đâu cũng có rác.
Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch, đá phế thải xây dựng đem
đổ khắp nơi và cả trên đường phố. Con người ta còn vô ý thức đến mức mang
xác súc vật, gia cầm chết ném xuống hồ, ao, sông, rạch và ra đường. Ở một số
hàng, quán bán trên vỉa hè, người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, rác xuống cống
khiến cho nước thải bị ứ đọng, cống bị tắc nghẽn. Trong trường học, học sinh
cũng ngang nhiên xả rác ra hộc bàn, góc lớp, hành lang… Nguy hiểm hơn cả là

tình trạng bệnh viện chôn rác xuống lòng đất ngay bên cạnh khu dân cư. Hay mới
đây là vụ nhà máy bột ngọt Vedan đã xả nước thải công nghiệp xuống dòng sông
Thị Vải hàng chục năm biến dòng sông thành dòng sông chết…
(3) Hậu quả của việc vứt rác bừa bãi như hiện nay không phải nhỏ. Trước
tiên là ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân. Rác bị xả bừa bãi liên tục, ngày
càng nhiều nếu không được thu dọn sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường không
khí… Nguồn nước bị ô nhiễm nặng do dân cư ven các con sông thải chất thải sinh
hoạt xuống sông. Người dân chẳng may sử dụng phải nguồn nước này, hay sống
gần những bãi rác sẽ dễ mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh đau
mắt hột… Đặc biệt gần đây ở nước ta có nhiều người tử vong vì bị tiêu chảy cấp
do nhiễm khuẩn tả từ nước bị ô nhiễm. Về vấn đề kinh tế, ngành chịu ảnh hưởng
nhiều nhất là ngành nuôi trồng thuỷ sản. Do môi trường sinh thái bị ô nhiễm, cá
tôm bị bệnh hoặc chết nhiều gây tác hại nghiêm trọng đến sản lượng, đến thu
nhập của người dân và tốn kém tiền bạc trong việc cải tạo môi trường. Còn rác
trong lớp học, sân trường vừa thể hiện sự ô nhiễm môi trường, vừa thể hiện lối
sống thiếu văn minh của học sinh ngày nay. Lối sống ấy sẽ ảnh hưởng đến toàn
bộ thế hệ trẻ, tương lai của đất nước sau này. Việt Nam liệu có thể trở thành một
đất nước xanh – sạch – đẹp như khát vọng của mọi người với một môi trường
như thế, với những con người như thế không?
(4)Vậy do đâu mà hiện tượng xả rác bừa bãi lại tràn lan như vậy? Nguyên
nhân đầu tiên là do: lười biếng và lối sống lạc hậu, ích kỷ chỉ nghĩ đến quyền lợi
cá nhân của một số người. Họ sống theo kiểu:“Của mình thì giữ bo bo / Của người
thì thả cho bò nó ăn”Những nơi công cộng không phải là của mình, việc gì mà
phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách
nghĩ như thế thật là thiển cận và nguy hiểm làm sao! Nguyên nhân tiếp theo là do
thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không
xả rác bừa bãi. Nhưng mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không
một ai có đủ thời gian để đi nhắc nhở từng người một. Không được nhắc nhở, con
người ta lại quay về với thói quen trước kia. Mặt khác, việc giáo dục ý thức giữ
gìn, bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức. Dù trên các phương
tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình giáo dục bảo vệ môi trường
nhưng chúng còn quá ít ỏi. Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp
dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Một lý do
khác là sự quản lí, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu
quả,.. chưa có hình thức xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị vi phạm, hay
nói cách khác là biết mà làm ngơ.
(5)Để trả lời câu hỏi ấy, tất cả chúng ta phải cùng nhau thực hiện những giải
pháp bảo vệ môi trường. Hãy tuyên truyền để mọi người dân có thể hiểu được
những thông điệp về bảo vệ môi trường, về những tác hại mà chúng ta đang gây
ra với chính cuộc sống. Kêu gọi toàn dân thực hiện lối sống xanh, sống sạch. Đưa
ra các chính sách phạt thật nặng đối với những hành vi làm ảnh hưởng đến môi
trường. Ngoài ra, để một thế hệ tương lai được hưởng cuộc sống trong lành, sạch
đẹp, chính phủ nên đưa ra những chương trình giáo dục về môi trường nhằm mục
đích thay đổi lối sống và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ngay từ
bậc tiểu học. “Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc!”

(6)Tôi nhớ đến một câu nói của nhà thơ Chế Lan Viên: “Hãy yêu, hãy yêu và
bảo vệ”. Môi trường này là cuộc sống của chúng ta. Nếu bạn yêu cuộc sống này,
yêu đất nước dải chữ S này thì hãy biến tình yêu ấy thành sự thật bằng bằng cách
bảo vệ nó – tức là bảo vệ môi trường. Hãy chung tay vì một ngày mai tươi sáng –
vì một Việt Nam xanh-sạch-đẹp!

Câu hỏi:
a. Bài viết này viết về hiện tượng gì? Viết về hiện tượng đó để làm gì?
- Viết về hiện tượng…………..
- Viết để……
b. Đọc đoạn 1 và cho biết câu nào nêu lên hiện tượng cần bàn?
-
c. Đọc đoạn 2,3,4,5 và xác định trong mỗi đoạn câu nào là câu nêu luận điểm?
- Câu nêu luận điểm của đoạn 2:
- Câu nêu luận điểm của đoạn 3:
- Câu nêu luận điểm của đoạn 4:
- Câu nêu luận điểm của đoạn 5:
d. Đọc đoạn 2 và cho biết để làm sáng tỏ luận điểm, người viết đã đưa ra
những luận cứ nào?
- Luận cứ……..
e. Xác định cách lập luận của bài văn

0
8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Ở người, khi tiếp xúc cùng một tác nhân gây bệnh, có những người sẽ mắc bệnh do tác nhân đó gây ra nhưng một số người khác thì không vì mỗi người có một khả năng miễn dịch khác nhau: Những người mắc bệnh là do cơ thể họ không có khả năng chống lại sự xâm nhập và gây hại của tác nhân gây bệnh (khả năng miễn dịch kém), còn một số người khác không bị bệnh là do cơ thể họ có khả năng chống lại sự xâm nhập và gây hại của tác nhân gây bệnh (khả năng miễn dịch tốt).

14 tháng 12 2021

A

14 tháng 12 2021

A

27 tháng 1 2016

Tác hại của Động vật không xương sống đối với con người và môi trường sống

* Ruột khoang: Một số loài sứa gây ngứa và độc cho người. Đảo ngầm san hô gây cản trở giao thông đường thủy.

 

* Giun:

- Sán lá máu: kí sinh trong máu người. Ấu trùng xâm nhập vào cơ thể qua da.

- Sán dây: kí sinh trong ruột non người và cơ bắp động vật (trâu, bò, lợn). Trâu, bò, lợn ăn phải thức ăn có ấu trùng của sán dây. Người ăn phải thịt trâu, bò, lợn có nang sán sẽ mắc bệnh sán dây

- Giun đũa: kí sinh ở ruột non người 

- Giun móc câu: kí sinh ở tá tràng của người

- Giun kim: kí sinh trong ruột già người

 

* Thân mềm: 

- Có hại cho cây trồng: các loài ốc sên

- Làm vật chủ trung gian truyền bệnh: ốc ao, ốc mút

 

* Chân khớp:

- Sống bám vỏ tàu, thuyền làm giảm tốc độ giao thông: con sun

- Làm vật chủ trung gian truyền bệnh: ruồi, muỗi

 

 

29 tháng 1 2016

chtt