K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 1 2019

- Giai đoạn 1943 - 1983: tổng diện tích có rừng, diện tích rừng tự nhiên, độ che phủ rừng bị giảm sút nghiêm trọng (trên duới 50%). Nguyên nhân: do chiến tranh, do phá rừng bừa bãi, do khai thác không hợp lí, công tác quàn lí rừng còn nhiều hạn chể. Mặc dù diện tích trồng rừng đạt 0,4 triệu ha, nhưng không bù đắp được diện tích rừng tự nhiên bị phá, nên độ che phù rừng giảm sút gần 50%.

- Giai đoạn 1983 - 2006: tổng diện tích có rừng, diện tích rừng tự nhiên, độ che phủ rừng tăng đáng kể, đặc biệt diện tích rừng trồng tăng nhanh và đạt 2,5 triệu ha. Nguyên nhân: công tác bảo vệ, quản lí, trồng rừng được tăng cường manh mẽ. Tuy nhiên, diện tích rừng tự nhiên vẫn ít hơn rất nhiều so với năm 1943, điều đó có nghĩa là chất lượng rừng vẫn bị giảm sút, mặc dù diện tích rừng đang dần tăng lên.

5 tháng 8 2017

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta trong giai đoạn 1943 - 2010

b) Nhận xét và giải thích

- Tổng diện tích rừng của nước ta có nhiều biến đổi đo sự biến đổi của diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng.

- Sự biến đổi tổng diện tích rừng làm cho độ che phủ rừng của nước ta cũng có sự biến đổi tương ứng.

- Năm 1943, diện tích rừng nước ta hoàn toàn là rừng tự nhiên, chưa có rừng trồng.

- Từ năm 1943 đến năm 1983, diện tích rừng trồng tăng 0,4 triệu ha, diện tích rừng tự nhiên giảm 7,5 triệu ha nên tổng diện tích có rừng của nước ta trong giai đoạn này giảm 7,1 triệu ha (từ 14,3 triệu ha năm 1943 xuống còn 7,2 triệu ha năm 1983), trung bình mỗi năm mất đi 0,18 triệu ha rừng. Tổng diện tích có rừng giảm làm cho độ che phủ rừng cũng giảm theo và giảm đi 21,8%.

Nguyên nhân: do khai thác quá mức, đốt rừng làm rẫy, chiến tranh, cháy rừng.

- Từ năm 1983 đến năm 2010, diện tích rừng trồng tăng 2,7 triệu ha, diện tích rừng tự nhiên ngày càng được phục hồi, tăng 3,5 triệu ha. Vì vậy, tổng diện tích rừng của nước ta trong giai đoạn này tăng 6,2 triệu ha, khiến cho độ che phủ rừng của nước ta cũng tăng 17,5%.

Nguyên nhân: do chính sách bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng.

- Sự biến động diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng chứng tỏ chất lượng rừng của nước ta giảm.

27 tháng 5 2018

Nhận xét và giải thích

Tổng diện tích rừng của nước ta có nhiều biến đổi do sự biến đổi của diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng.

Sự biến đổi tổng diện tích rừng làm cho độ che phủ rừng của nước ta  cũng có sự biến đổi tương ứng.

Năm 1943, diện tích rừng nước ta hoàn toàn là rừng tự nhiên, chưa có rừng trồng.

từ năm 1943 đến năm 1983, diện tích rừng trồng tang 0,4 triệu ha, diện tích rừng tự nhiên giảm 7,5 triệu ha nên tổng diện tích rừng của nước ta trong giai đoạn nay giảm 7,1 triệu ha (từ 14,3 triệu ha năm 1943 xuống cón 7,2 triệu ha năm 1983), trung bình mỗi năm mất đi 0,18 triệu ha rừng. Tổng diện tích có rừng giảm làm cho độ che phủ rừng cũng giảm theo và giảm đi 21,8%.

Nguyên nhân: Do khai thác quá mức, đốt rừng làm rẫy, chiến tranh, cháy rừng.

Từ 1983 đến năm 2010, diện tích rừng trồng tang 2,7 triệu ha, diện tích rừng tự nhiên ngày càng được phục hổi, tang 3,5 triệu ha. Vì vậy tổng diện tích rừng của nước ta trong giai đoạn này tang 6,2 triệu ha, khiến cho độ che phủ rừng của nước ta cũng tăng 17,5%.

Nguyên nhân: do chính sách bảo vệ rừng và đẩu mạnh việc trồng rừng,

Sự biến động diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng chứng tỏ chất dượng rừng của nước ta giảm.

29 tháng 3 2019

Nhận xét

Từ năm 1943 đến năm 2011, diện tích rừng nước ta giảm (dẫn chứng).

Hướng thay đổi khác nhau giữa các giai đoạn:

+ Từ năm 1943 đến năm 1983, diện tích rừng Việt Nam giảm, từ 14,3 triệu ha xuống còn 7,2 triệu ha, giảm 7,1 triệu ha do chiến tranh tàn phá và do khai thác bừa bãi.

+ Từ năm 1983 đến năm 2011, diện tích rừng Việt Nam ngày càng tăng, từ 7,2 triệu ha (năm 1983) lên 13,5 triệu ha (năm 2011), tăng 6,3 triệu ha do đẩy mạnh công tác bảo vệ và trồng mưới rừng.

Hậu quả của việc suy giảm tài nguyên rừng

Làm cho hệ sinh thái rừng bị phá hoại, thiên tai ngày càng khắc nghiệt (lũ lụt, hạn hán,…).

Làm suy giảm các nguồn lợi kinh tế (tài nguyên sinh vật, đất đai, các cảnh quan thiên nhiên có giá trị du lịch,…).

Biện pháp bảo vệ rừng: khai thác, sử dụng đất hợp lí đi đôi với bảo vệ và phát triển vốn rừng,…

11 tháng 5 2018

Đáp án C

Để thể hiện tổng diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên, diện tích rừng trồng và độ che phủ rừng của nước ta giai đoạn 1943 – 2015, biểu đồ kết hợp thích hợp nhất

15 tháng 6 2017

Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu nhiều năm (>=4 năm) là biểu đồ miền

=> biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích rừng của nước ta giai đoạn 1983-2014 là biểu đồ miền

=> Chọn đáp án D

6 tháng 3 2017

Đáp án D

- Đề bài yêu cầu: thể hiện sự thay đổi cơ cấu (sự chuyển dịch cơ cấu)

- Bảng số liệu: số liệu có dạng cơ cấu (tổng số và 2 giá trị thành phần), có 4 năm. => Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích rừng của nước ta giai đoạn 1983 – 2014 là biểu đồ miền.

2 tháng 4 2017

Đáp án D

- Đề bài yêu cầu: thể hiện sự thay đổi cơ cấu (sự chuyển dịch cơ cấu)

- Bảng số liệu: số liệu có dạng cơ cấu (tổng số và 2 giá trị thành phần), có 4 năm. => Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích rừng của nước ta giai đoạn 1983 – 2014 là biểu đồ miền.

19 tháng 7 2017

Đáp án A

Biểu đồ cột thường thể hiện số lượng của đối tượng (giá trị tuyệt đối: diện tích, sản lượng..).

=> Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện diện tích rừng của nước ta giai đoạn 1943 – 2017 là biểu đồ cột.