K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 1 2017

Đáp án là C.

27 tháng 3 2018

Đáp án C

10 tháng 12 2016

Kính thưa Tổng thư ký LHQ ngài António Guterres.

Góp phần tìm ra những giải pháp vượt qua những thách thức mới, Hội nghị chính sách thế giới hồi giữa tháng 10 vừa qua tại TP Ma-ra-kếch của Ma-rốc đã đưa ra một nhận thức chung cho rằng, cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế phát sinh từ các nước phát triển, song các nước đang phát triển chịu hậu quả nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng và được coi là đầu tàu vượt bão tài chính thế giới. Tuy nhiên, các nước đang phát triển chưa có được tiếng nói xứng đáng trong việc hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu. Bài học rút ra từ khủng hoảng là quản lý kinh tế toàn cầu không thể bỏ qua những đối tượng dễ bị tổn thương nhất hoặc thiệt thòi nhất trong xã hội, vì đẩy hết gánh nặng cho những người hầu như không chịu trách nhiệm về các cuộc khủng hoảng tài chính là điều không thể chấp nhận được.

Tôi cho rằng, cộng đồng quốc tế cần tập trung nguồn lực, phối hợp hành động giải quyết ba vấn đề lớn của thế giới hiện nay, gồm hỗ trợ những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội, chống biến đổi khí hậu và tăng cường quản trị toàn cầu. Các nước đang phát triển và chậm phát triển là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề bởi những biến động xấu trên thế giới. Hai khối các nước phát triển và các nước đang phát triển cần tập trung nỗ lực vượt qua những thách thức từ biến đổi khí hậu. Vì vậy, các nước phải giảm 50% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào thời điểm này và biến đổi khí hậu phải trở thành phần thiết yếu trong chương trình phát triển bền vững. Báo cáo của LHQ vừa công bố cho biết, trong chín tháng qua, các thảm họa thiên nhiên trên thế giới như động đất, bão, lũ lụt và lở đất... đã ảnh hưởng cuộc sống của 256 triệu người trên toàn cầu, cướp đi sinh mạng của hơn 236 nghìn người và gây thiệt hại vật chất ước tính 81 tỷ USD. Ðại hội đồng LHQ khóa 65 đã lên tiếng kêu gọi các quốc gia tăng cường hợp lực, cùng nhau đối phó những thách thức đối với loài người. Hiện nay, nhu cầu quản trị toàn cầu cần được tăng cường để đối phó với những thách thức của thế kỷ mới, trong đó có công nghệ sinh học, hoạt động tội phạm có tổ chức, chủ nghĩa khủng bố và những vấn đề liên quan tới dòng người nhập cư vì nhiều lý do. Nguy cơ các tổ chức khủng bố sở hữu nguyên liệu hạt nhân đang đặt thế giới trước nhiệm vụ khẩn cấp mới trong chương trình an ninh hạt nhân toàn cầu. Quản trị toàn cầu là vấn đề quá lớn và quá quan trọng mà một nhóm nước hoặc một tổ chức không thể đảm đương nổi.

Cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu trong hai năm qua đã xóa đi thành tựu kinh tế đạt được trong hai mươi năm qua. Thống kê của LHQ cho thấy có khoảng 40 triệu người trở lại cảnh đói nghèo, bao gồm cả những người ở các nước phát triển. Tình trạng thất nghiệp gia tăng nảy sinh những vấn đề xã hội khác. Chính phủ nhiều nước châu Âu phải áp dụng các biện pháp khắc khổ và cắt giảm các khoản chi tiêu xã hội. LHQ đã kêu gọi các nước tập trung giải quyết tình trạng thất nghiệp cao trong thanh niên, coi đây là giải pháp hiệu quả nhất để xóa giảm đói nghèo trên toàn cầu. Số liệu thống kê năm 2009 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết, trong số 212 triệu người thất nghiệp trên thế giới, có khoảng 81 triệu người là thanh niên và đây là tỷ lệ cao nhất trong lịch sử. Số người thất nghiệp trong năm 2009 tăng 0,9% so với năm 2007, trong khi tỷ lệ này ở nhóm thanh niên là 1,6%. Số lực lượng lao động là thanh niên thất nghiệp cao gấp ba lần so với lực lượng lao động thuộc các lứa tuổi khác, trong khi hơn 50% số dân ở độ tuổi lao động trên thế giới đang đối mặt với nguy cơ cao mất việc làm. Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO), I-ri-na Bô-cô-va cho rằng, cuộc chiến xóa giảm đói nghèo cần gắn với sự đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người, trong đó có giáo dục, y tế, chỗ ở, lương thực,... cũng như cơ hội việc làm tốt. Bà nêu rõ giáo dục đóng vai trò trung tâm để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và mang lại việc làm tốt cho mỗi cá nhân. Vì thế, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là chìa khóa để xóa giảm đói nghèo.

Trong báo cáo hằng năm về hiện trạng đói nghèo ở nông thôn, LHQ nêu rõ, nạn đói nghèo ở nông thôn đang là thách thức lớn đối với tiến trình thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về xóa đói nghèo trên toàn cầu. Thanh niên và trẻ em là các nhóm dân cư lớn nhất trong cộng đồng người nghèo ở nông thôn hiện nay. Vì vậy, tạo các cơ hội mới và tốt hơn để thanh niên và trẻ em nông thôn thoát khỏi đói nghèo là nhiệm vụ cấp thiết và cũng là thách thức không chỉ đối với các nước mà cả cộng đồng thế giới. LHQ khuyến cáo các nước cần mở rộng các cơ hội về giáo dục, đặc biệt là kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để tạo điều kiện cho thanh thiếu niên nông thôn vượt qua đói nghèo. Thách thức toàn cầu trong tương lai gần là thế giới cần sản xuất đủ lương thực để nuôi sống chín tỷ người trên Trái đất vào năm 2050. Theo Báo cáo, để đáp ứng nhu cầu này, sản xuất lương thực toàn cầu phải tăng thêm 70% và sản lượng lương thực của các nước đang phát triển phải tăng gấp hai lần. Sản lượng nông nghiệp của nông dân sản xuất nhỏ phải được coi trọng và sẽ đóng vai trò tích cực và hiệu quả hơn ở các nước đang phát triển. Các nước cũng cần nỗ lực lớn hơn và hiệu quả hơn để xử lý những lo ngại về khả năng người nghèo ở nông thôn trở thành người mua lương thực.

Để giảm nghèo bền vững ở nông thôn cần tạo ra môi trường chính sách hỗ trợ người nghèo. Các chính sách đối với nông thôn cần chú ý phân bổ nguồn lực lớn hơn cho phát triển nông thôn và chú trọng đến sự tiến bộ của phụ nữ vì đây là điều kiện tiên quyết cho mọi phát triển. Theo đó cần bảo đảm bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, giúp họ có quyền tiếp cận lớn hơn các tài sản, dịch vụ, nguồn lực, kể cả quyền quyết định chính sách phát triển ở nông thôn. Với nhiều sự kiện diễn ra, cục diện chính trị - quân sự thế giới năm 2016 có những biến chuyển lớn, thay đổi cơ bản, nhanh chóng. Trong đó, trật tự thế giới đa cực được thể hiện ngày càng rõ cùng vai trò nổi lên của nhiều nước. Đây sẽ là tiền đề quan trọng, tác động tới cục diện quốc tế năm 2017 với cả hai gam màu “sáng - tối”.

Tôi mong Tổng thư ký LHQ ngài António Guterres sẽ nhìn nhận và xem xét những ý kiến của tôi đã phân tích những mặt nổi cộm của thế giới gần đây, chúng ta cần giải quyết những vấn đề này trong những hướng tích cực nhất như tôi đã nêu.

Ms. Dung

Việt Nam, ngày 10 tháng 12 năm 2016

10 tháng 12 2016

Kính thưa Tổng thư ký LHQ Ngài Antonio Guterres!

Hiện nay, nhân loại chúng ta đang phải đối mặt với biết bao tai họa là hệ quả của việc biến đổi khí hậu. Vừa qua, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) đã chỉ ra những tác động tiêu cực của việc biến đổi khí hậu: Khí thải nhà kính làm Trái Đất của chúng ta ấm dần lên, hiện đã vượt quá nồng độ cao nhất được ghi nhận trong các lõi băng trong vòng 800.000 năm qua.

Bên cạnh đó, mức độ carbon dioxide (CO2) trong khí quyển đã tăng 40% kể từ thời tiền công nghiệp hóa, nguyên nhân chủ yếu đến từ việc đốt các nguyên liệu hóa thạch.

Những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của con người trên thế giới. Chắc hẳn ngài vẫn chưa thể quên được trận động đất kinh hoàng xảy ra vào ngày 12/1/2010 tại nước Cộng hòa Haiti đã cướp đi mạng sống của 250.000 người chỉ trong nháy mắt. Với rung chấn mạnh 7 độ Richter nó là trận động đất mạnh nhất kể từ năm 1887 của lịch sử nước này.

Chỉ trong chưa đầy 1 tháng sau trận động đất ở Haili thì ở Chile tiếp tục xảy ra trận động đất kinh hoàng 8,8 độ Richter đã gây dư chấn mạnh lan khắp Nam Mỹ và trở thành một trong những trận động đất dữ dội nhất trong lịch sử thế giới. Trận động đất này đã khiến ngành bảo hiểm phải chi trả số tiền lên tới 8 tỷ USD, trong khi thiệt hại kinh tế cho Chile sau thảm họa này là khoảng 30 tỷ USD.

Riêng với bản thân tôi, tôi vẫn nhớ như in về trận lụt dữ dội nhất trong lịch sử Pakistan hồi tháng 8/2010 đã tàn phá từ vùng Tây Bắc đến miền Nam và cướp đi sinh mạng của 1.600 người, ảnh hưởng tới 20 triệu người, gây thiệt hại vật chất ít nhất 43 tỷ USD, châm ngòi cho dịch bệnh-bạo lực bùng phát ở đất nước này.

Hình ảnh những con người lang thang với khuôn mặt đầy mệt mỏi xin ăn từng miếng, những đứa trẻ bị cuốn đi trong nước lũ chỉ trong vài giây và khuôn mặt hốc hác của người mẹ tìm con sau trận lũ vẫn ám ảnh tôi tới tận bây giờ.

Biến đổi khí hậu cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người khi tầng ozon bị thủng và tia cực tím chiếu thẳng xuống mặt đất gây nên những đại dịch về da. Đó chính là lí do tại sao tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ngày càng tăng mạnh. Chắc Ngài António Guterres cũng nhớ vào năm 2014 dịch bệnh Ebola đã cướp đi sinh mạng của hơn 8.000 người và ảnh hưởng tới cuộc sống của hơn 20.000 người khi dịch bệnh này được liệt vào danh sách những bệnh có nguy cơ lây lan khủng khiếp nhất từ trước đến nay.

Hơn thế, một báo cáo của Chương trình Lương thực Thế giới dự đoán rằng, các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành nông nghiệp và đồng thơi đe dọa an ninh lương thực cho hàng triệu người.

Theo dự đoán, đến năm 2050, sản lượng cây trồng ở châu Á dự kiến sẽ giảm 50% đối với lúa mì, 17% đối với gạo và điều này sẽ đe dọa hàng tỷ người sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp.

Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon, người tiền nhiệm của Ngài từng xem vấn đề thay đổi khí hậu là một nội dung quan trọng trong nhiệm kỳ của mình, đã kêu gọi các nước cải thiện những hệ thống cảnh báo thiên tai sớm, đồng thời tăng cường giáo dục để giảm thiểu tác hại của các thảm họa.

Có thể thấy cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu là một cuộc chiến chung, đòi hỏi mọi người, mọi quốc gia chung sức, đồng lòng. Vậy, tôi rất mong ngài António Guterres với vai trò là Tổng thư ký Liên Hợp Quốc vào tháng 1/2017 sẽ nhìn nhận những gì tôi đã phân tích và có những động thái quyết liệt để chúng ta cùng nhau chung tay chống lại biến đổi khí hậu vì một thế giới yên bình hơn.

25 tháng 10 2021

Câu b

11 tháng 1 2018

Hiện nay vấn đề mang tính toàn cầu đang trở thành mỗi đe dọa trực tiếp tới ổn định, hòa bình của thế giới là nạn khủng bố, xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo (sgk Địa lí 11 trang 15)

=> Chọn đáp án C

10 tháng 10 2016

dân số , ô nhiễm môi trường 

20 tháng 7 2023

Tham khảo: 

Mối liên hệ giữa an ninh mạng với việc cần phải bảo vệ hòa bình thế giới

- Bên cạnh những lợi ích to lớn, không thể phủ nhận, cách mạng số, không gian mạng kết nối toàn cầu với đặc tính không biên giới cũng đặt ra nhiều thách thức, trở thành mối đe dọa đối với an ninh của các quốc gia.

- Các đối tượng tội phạm lợi dụng sơ hở trong không gian mạng để tấn công, nhằm phá hủy thông tin nội bộ, tuyên truyền thông tin sai lệch với chủ trương chính trị của các quốc gia… Ví dụ: tại Việt Nam, các tổ chức chống phá đảng và nhà nước liên tục có những bài viết xuyên tạc đường lối chính trị của Đảng trên các trang mạng xã hội như: Việt Nam canh tân cách mạng đảng, Triều Đại Việt…đe dọa đến an ninh quốc gia

* Gợi ý về nội dung cần đạt của chủ đề năm 2023Mỗi năm, tổ chức Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) luôn chọn những vấn đề hết sức nổi bật, những vấn đề mang tính toàn cầu để đưa ra các chủ đề của cuộc thi. Vì thế, khi tham gia cuộc thi, các em không chỉ rèn kỹ năng viết văn mà còn được thể hiện những hiểu biết, suy nghĩ và tình cảm của mình về những vấn đề lớn lao của thời...
Đọc tiếp

* Gợi ý về nội dung cần đạt của chủ đề năm 2023

Mỗi năm, tổ chức Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) luôn chọn những vấn đề hết sức nổi bật, những vấn đề mang tính toàn cầu để đưa ra các chủ đề của cuộc thi. Vì thế, khi tham gia cuộc thi, các em không chỉ rèn kỹ năng viết văn mà còn được thể hiện những hiểu biết, suy nghĩ và tình cảm của mình về những vấn đề lớn lao của thời đại.

Chủ đề năm nay gắn với một vấn đề lớn có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của trẻ em: Antoàn giao thông đường bộ.

Điều cần lưu ý trước hết ngay khi bắt tay vào viết những dòng thư đầu tiên, các em, chủ nhân của những bức thư, đã phải hóa thân là những siêu anh hùng. Trong đầu các em hẳn đã liên tưởng tới hình ảnh những người hùng có sức mạnh phi thường trong các bộ truyện tranh, phim hoạt hình, các bộ phim bom tấn của X-Men hay vũ trụ Marvel. Em có thể hóa thành những hình mẫu siêu anh hùng là thần tượng của em. Nhưng em cũng có thể vận dụng trí tưởng tượng bay bổng và sự sáng tạo không giới hạn của mình để tạo nên những siêu nhân có hình dáng, tính cách thật rõ nét, có ý chí mạnh mẽ và những khả năng siêu phàm.

Tuy nhiên, dù là bất cứ siêu anh hùng nào, em phải gánh vác một sứ mệnh đã được gọi tên: Hãy làm cho mọi con đường trên thế giới trở nên an toàn hơn đối với trẻ em. Vì vậy, dù là siêu nhân có những năng lực siêu phàm đến đâu, bên cạnh việc nắm giữ những “vũ khí” bí mật để thực hiện sứ mệnh của mình, các siêu nhân càng cần phải nắm chắc các luật, quy định về an toàn giao thông đường bộ nhé!

Trước hết, các em cần biết những thông tin cơ bản về chương trình hành động của Liên hợp quốc thập niên thứ hai về cải thiện An toàn giao thông đường bộ. Tháng 9/2020, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết về “Cải thiện an toàn giao thông đường bộ toàn cầu” với mục tiêu rất cụ thể và đầy tính nhân văn: ngăn chặn được ít nhất 50% số ca tử vong và số ca thương tích do tai nạn giao thông đường bộ vào năm 2030. Kế hoạch nhấn mạnh tầm quan trọng của cách tiếp cận toàn diện đối với an toàn giao thông đường bộ: Kêu gọi cải thiện thiết kế đường xá và phương tiện giao thông, tăng cường pháp luật và thực thi pháp luật, cung cấp dịch vụ chăm sóc khẩn cấp kịp thời cứu sống những người bị thương. Bên cạnh đó, chương trình hành động cũng khuyến khích đi bộ, đi xe đạp và sử dụng phương tiện giao thông công cộng làm phương thức vận chuyển lành mạnh và thân thiện với môi trường.

Đây cũng là dịp để các em tìm hiểu kỹ hơn về Luật an toàn giao thông đường bộ của nước ta, đạo luật quy định quy tắc giao thông đường bộ, các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông đường bộ của kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ, hoạt động vận tải đường bộ. Đặc biệt, các em cần liên hệ với những kiến thức thực tế trong quá trình tham gia giao thông đường bộ liên quan đến trẻ em, nhận diện những vấn đề giao thông không an toàn ảnh hưởng đến trẻ em, đưa ra những hành động cụ thể và giải pháp khắc phục những vấn đề đó.

Một trong rất nhiều các bức thông điệp mà các em cần nhấn mạnh, đó là: An toàn giao thông là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người tham gia giao thông, ngay cả trẻ em. Mọi người khi tham gia giao thông đều có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ luật giao thông, nhằm đảm bảo an toàn không chỉ có bản thân mình mà còn cho cả những người tham gia giao thông khác.

 

* Gợi ý dàn bài viết thư UPU lần thứ 52

Phần đầu thư có thời gian, địa điểm viết thư, đối tượng gửi thư, lý do viết thư; Phần nội dung thư chuyển tải toàn bộ chủ đề bức thư; Phần cuối thư là những thông điệp được người viết gửi gắm, có lời chào tạm biệt và ký tên người viết.

Vị Thanh, ngày …… tháng 02 năm 2023

Kính gửi ông António Guterres, Tổng Thư ký Liên hợp quốc!

(chỗ này chỉ là gợi ý giáo viên không nên bắt buộc học sinh phải làm giống như vậy, có thể gửi cho người đang đóng vai trò lãnh đạo thực hiện An toàn giao thông đường bộ của Việt Nam, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ,…, nên chọn viết về Việt Nam vì phạm vi hẹp, dễ tìm tư liệu)

Tôi là Wanda Maximoff - Phù thủy quyền năng. Nếu ngài đã xem bộ phim “The Avenger” thì chắc ngài đã biết tôi có những quyền năng gì? Chắc ngài đang thắc mắc tại sao tôi lại viết bức thư này? Đó là vì tôi được nghe qua chương trình hành động của Liên hợp quốc thập niên thứ hai về cải thiện “An toàn giao thông đường bộ”. Dựa vào sức mạnh của mình tôi nhận thấy mình có thể đảm nhận sứ mệnh “Làm cho mọi con đường trên thế giới trở nên an toàn hơn đối với trẻ em”.

(HS có thể chọn một anh hùng có sức mạnh siêu phàm khác như: siêu nhân, Ion-man, Ant-man, Spider-man,… - các siêu anh hùng trong vũ trụ Marvel- không chọn Doraemon nhé.

Quan trọng là phải giới thiệu được sơ lược năng lực siêu phàm của nhân vật mình hóa thân và sứ mệnh mà nhân vật đảm nhận trong bức thư này.)

Ông António Guterres kính mến!

…………………………….

(- Nêu thực trạng an toàn giao thông trên thế giới nếu gửi cho Tổng thư ký Liên hợp quốc, thực trạng an toàn giao thông của Việt Nam nếu gửi cho các nhà lãnh đạo nước Việt Nam- Nguyên nhân- Hậu quả- Cách khắc phục:

Trước những hậu quả nghiêm trọng do mất an toàn giao thông gây ra Liên hợp quốc đã đề ra chương trình hành động ở thập niên thứ hai về cải thiện “An toàn giao thông đường bộ”. Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết về “Cải thiện an toàn giao thông đường bộ toàn cầu” với mục tiêu rất cụ thể và đầy tính nhân văn: ngăn chặn được ít nhất 50% số ca tử vong và số ca thương tích do tai nạn giao thông đường bộ vào năm 2030. Kế hoạch nhấn mạnh tầm quan trọng của cách tiếp cận toàn diện đối với an toàn giao thông đường bộ: Kêu gọi cải thiện thiết kế đường xá và phương tiện giao thông, tăng cường pháp luật và thực thi pháp luật, cung cấp dịch vụ chăm sóc khẩn cấp kịp thời cứu sống những người bị thương. Bên cạnh đó, chương trình hành động cũng khuyến khích đi bộ, đi xe đạp và sử dụng phương tiện giao thông công cộng làm phương thức vận chuyển lành mạnh và thân thiện với môi trường.

Riêng bản thân tôi, tôi sẽ …….(tưởng tượng ra cách để làm cho những con đường trở nên an toàn đối với trẻ em và sử dụng năng lực siêu phàm của nhân vật mình hóa thân để thực hiện.)Kính thưa ………..!

Tôi tin rằng với những giải pháp nêu trên chúng ta có thể tạo ra những con đường an toàn, không chỉ đối với trẻ em mà còn cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, dù có sức mạnh siêu phàm nhưng con người không có ý thức tuân thủ luật lệ giao thông thì cũng khó có được sự an toàn tuyệt đối. Do đó, mỗi người cần phải nhận thức được rằngan toàn giao thông là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người tham gia giao thông, ngay cả trẻ em. Mọi người khi tham gia giao thông đều có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ luật giao thông, nhằm đảm bảo an toàn không chỉ có bản thân mình mà còn cho cả những người tham gia giao thông khác.(Có thể sử dụng một thông điệp khác có cùng nội dung về trách nhiệm của mọi người khi tham gia giao thông)

          Cảm ơn ngài đã đọc bức thư của tôi. Chúc ngài có nhiều sức khỏe, tinh thần minh mẫn để tìmra những giải pháp hay hơn nhằmkhắc phục tình trạng mất an toàn giao thông hiện trên thế giới (ở Việt Nam – nếu viết về Việt Nam). Tôi sẽ đồng hành cùng ngài trong từng hành động.Trân trọng kính chào!Người viết(Ký và ghi rõ họ tên)(Tên nhân vật học sinh hóa thân, không phải tên học sinh nhé)

 

 

 

1
30 tháng 3 2023

giúp mình với ạ