K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHẦN I: (5 điểm)Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:Hồi nhỏ sống với đồngCâu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:Qua hai khổ thơ...
Đọc tiếp

PHẦN I: (5 điểm)

Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:

Hồi nhỏ sống với đồng

Câu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.

Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.

Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:

Qua hai khổ thơ đầu bài Ánh trăng, ta hiểu được mối quan hệ gắn bó, thân thiết của tác giả và vầng trăng.

Hãy triển khai câu chủ đề trên bằng một đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo cách diễn dịch. Trong đoạn sử dụng câu văn có thành phần biệt lập cảm thán và phép thế liên kết câu (gạch chân, chú thích).

PHẦN II. (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

(SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó.

Câu 2. Nhân vật xưng tôi trong đoạn văn là ai? Điều gì khiến nhân vật tôi đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?

Câu 3. Hãy tìm một câu văn có thành phần biệt lập trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của việc sử dụng thành phần đó.

Câu 4. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mỗi người trong mối quan hệ giữa các cá nhân và tập thể.

0

Câu 1:

Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa

Câu 2:

Các phương thức biểu đạt:Tự sự+Biểu cảm

Câu 3:

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên: nhân hóa.

Nhân hóa vầng trăng trở thành “tri kỉ” người gần gũi, gắn bó, thấu hiểu mọi tâm tư, tình cảnh.
 
+ Trăng trở thành người bạn chia sẻ mọi vui buồn, trăng đồng cam cộng khổ, xoa dịu những nỗi đau của chiến tranh bằng ánh sáng tươi mát, hiền hòa.
+ Trăng là người bạn đồng hành, đồng cam cộng khổ với người chiến sĩ, trăng chính là hiện thân của quá khứ chan hòa tình nghĩa.

Phần I(6 điểm): Mở đầu bài thơ “Bánh trôi nước” Hồ Xuân Hương đã viết: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” Câu 1: Chép những câu thơ tiếp theo để hoàn thành bài thơ. Câu 2: Cho biết bài thơ được viết theo thể thơ gì? Nêu đặc điểm của thể thơ đó? Câu 3:Chỉ ra cặp quan hệ từ được sử dụng trong bài thơ này và nêu tác dụng? Câu 4: Trong chương trình đã học, có bài thơ cũng...
Đọc tiếp

Phần I(6 điểm): Mở đầu bài thơ “Bánh trôi nước” Hồ Xuân Hương đã viết: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” Câu 1: Chép những câu thơ tiếp theo để hoàn thành bài thơ. Câu 2: Cho biết bài thơ được viết theo thể thơ gì? Nêu đặc điểm của thể thơ đó? Câu 3:Chỉ ra cặp quan hệ từ được sử dụng trong bài thơ này và nêu tác dụng? Câu 4: Trong chương trình đã học, có bài thơ cũng được làm bằng thể thơ này. Cho biết tên bài thơ và tác giả. Câu 5: Viết đoạn văn phân tích hai câu thơ cuối của bài thơ mà em vừa chép ở câu 1. Đoạn văn có sử dụng một từ Hán Việt và một đại từ (gạch chân và chú thích rõ). Phần II (4 điểm): Cho đoạn văn sau: “Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng...” (Trích Ngữ Văn 7, tập 1, NXB GD) Câu 1: Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Người mẹ trong văn bản trên có nói trực tiếp với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì? Câu 3: Người mẹ nói “Đi đi con…bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.” Đã nhiều năm bước qua cánh cổng trường, em hiểu “thế giới kì diệu” đó là gì? Câu 4: Từ văn bản “Cổng trường mở ra” và từ hiểu biết của bản thân, em hãy viết một đoạn văn khoảng 8 câu nêu cảm nhận của em về vai trò của nhà trường đối với mỗi con người Giúp mình với. Mình đang cần gấp ạ

0
28 tháng 2 2018

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ

 

Trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên như cây cỏ

ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa

Bài 2.Trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”.Câu 1: Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Xét theo từ loại, nhan đề bài thơ thuộc loại từ gì?Câu 3: Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có ý nghĩa như thế nào? Biện pháp tu từ sử dụng?Câu 4: Bài thơ đã gợi nhắc rất nhiều kỉ niệm tuổi thơ, đó là...
Đọc tiếp

Bài 2.

Trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”.

Câu 1: Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.

Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Xét theo từ loại, nhan đề bài thơ thuộc loại từ gì?

Câu 3: Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có ý nghĩa như thế nào? Biện pháp tu từ sử dụng?

Câu 4: Bài thơ đã gợi nhắc rất nhiều kỉ niệm tuổi thơ, đó là những kỉ niệm nào?

Câu 5: Trong dòng kỉ niệm của tuổi thơ, người cháu rất nhớ câu nói của bà: “Bố ở chiến khu bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kề này, kể nọ Cứ bảo ở nhà vẫn được bình yên!...” Câu nói đó của bà đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Câu nói đó giúp em hiểu thêm nét đẹp nào của người bà?

Câu 6: Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh đã viết: “Từ những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, người cháu đã bộc lộ những suy ngẫm về bà và bếp lửa”. Lấy câu văn trên làm câu mở đoạn, hãy hoàn thành một đoạn văn theo kiểu tổng - phân - hợp khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp, một câu cảm thán và một phép thế (gạch chân và ghi rõ chú thích)

0
13 tháng 7 2017
Hồi nhỏ sống với đồngvới sông rồi với bểhồi chiến tranh ở rừngvầng trăng thành tri kỉTrần trụi với thiên nhiênhồn nhiên như cây cỏngỡ không bao giờ quêncái vầng trăng tình nghĩa
Bài 3: Cho câu thơ:  Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiCâu 1: Chép 9 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.Câu 2: Trong đoạn thơ em vừa chép kiểu câu (phân theo mục đích nói) nào được sử dụng chủ yếu? Chúng được dùng trực tiếp hay gián tiếp? Nêu ngắn gọn hiệu quả của việc sử dụng kiểu câu ấy trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ.Câu 3: Câu thơ:"Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"  xét theo mục đích nói...
Đọc tiếp

Bài 3: Cho câu thơ:  Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Câu 1: Chép 9 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.
Câu 2: Trong đoạn thơ em vừa chép kiểu câu (phân theo mục đích nói) nào được sử dụng chủ yếu? Chúng được dùng trực tiếp hay gián tiếp? Nêu ngắn gọn hiệu quả của việc sử dụng kiểu câu ấy trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ.
Câu 3: Câu thơ:"Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"  xét theo mục đích nói thuộc những kiểu câu  gì?

Câu 4: Viết đoạn văn 15 câu trình bày theo cách diễn dịch làm rõ ý của câu chủ đề sau “Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình lộng lẫy hiện ra giữa nỗi nhớ tiếc khôn nguôi và tâm trạng uất hận của con hổ khi sa cơ, thất thế. ” Trong đoạn văn, em sử dụng một câu nghi vấn để bộc lộ cảm xúc (gạch chân câu nghi vấn ấy)

2
27 tháng 1 2022

câu 1

tk

"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”.



 

27 tháng 1 2022

Câu 1:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

Câu 2:

- Chủ yếu là dùng câu hỏi tu từ được dùng theo cách gián tiếp

- Hiệu quả nghệ thuật: Làm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho đọan thơ đồng thời  theo một cách gián tiếp nó khiến cho việc bộc lộ tâm trạng nuối tiếc,buồn sầu của vị chúa sơn lâm thể hiện rõ nét và bộ tranh tứ bình được khắc họa thêm sinh động,hấp dẫn hơn.

Câu 3:

"Than ôi!" là câu cảm thán

"Thời oanh liệt nay còn đâu?" là câu nghi vấn

Câu 4: Viết đoạn văn thì mình nghĩ bạn nên làm để rèn luyện nhé.

15 tháng 2 2017

a, Chép thuộc khổ thơ cuối Ánh trăng của Nguyễn Duy (0,5 điểm)

    Trăng cứ tròn vành vạnh

    Kể chi người vô tình

    Ánh trăng im phăng phắc

    Đủ cho ta giật mình

b, Từ láy được sử dụng “vành vạnh”, “phăng phắc” để diễn tả trạng thái của ánh trăng.

Từ láy “vành vạnh”: từ láy tượng hình, gợi lên hình ảnh vầng trăng chung thủy, tròn vạnh, trong sáng. Người đọc liên tưởng tới sự son sắt, trước sau như một, không thay đổi.

Từ láy “phăng phắc” gợi hình ảnh, gợi tả trạng thái, từ láy này bổ sung cho từ “im” gợi tả sự im lặng tuyệt đối, sự âm thầm lặng lẽ, trước sau như một không thay đổi.

→ Sự bao dung âm thầm, lặng lẽ mà cao thượng trước sự thay đổi của con người.

Biện pháp tu từ được sử dụng:

Biện pháp nhân hóa: Ánh trăng, vầng trăng lúc này trở thành con người sống động, có cảm xúc, có cách hành xử. Ánh trăng vừa bao dung, độ lượng vừa nghiêm khắc.

c, Thái độ sống:

- Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lý sâu xa. Con người khi được sống trong đầy đủ vật chất thì thường lãng quên đi giá trị nền tảng cơ bản của cuộc sống

- Bài thơ nhắc nhở con người cần biết trân trọng quá khứ, trân trọng những điều đã qua. Bài thơ nhắc con người về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Nếu như ai lỡ quên, lỡ đánh mất những giá trị tinh thần quý giá thì cần thức tỉnh, hối lỗi, sự hối lõi, ăn năn và sửa đổi cũng là điều đáng quý.

6 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé !!

a.

“Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình”

b. 

- Từ láy vành vạnh, phăng phắc

- Cuộc sống của con người luôn chảy trôi vô tình, đừng vì quá đắm mình trong cuộc sống thực tại mà lãng quên đi những kí ức đã qua, đó là những kí ức mà chúng ta đã từng trải qua, nó góp phần làm nên con người của thực tại, vì vậy hãy trân trọng để nó luôn sống động trong tâm hồn của mỗi chúng ta.

 

6 tháng 2 2021

a) “Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình”

b) - Từ láy vành vạnh, phăng phắc

-Biệ​n pháp​ tu từ​ là​ nhâ​n hóa​: Ánh trăng im phăng phắc

c) Tham khảo

 Bài thơ“Ánh trăng” của Nguyễn Duy, chúng ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lí sâu sắc.Đó chính là đạo lí "uống nước nhớ nguồn”.Con người khi được sống đầy đủ về mặt vật chất thì thường hay quên đi những giá trị tinh thần, quên đi cái nền tảng cơ bản của cuộc sống, đó chình là tình cảm con người.“Ánh trăng” đã đi vào lòng người đọc bao thế hệ như một lời nhắc nhở đối với mỗi người: Nếu ai đã lỡ quên đi, đã lỡ đánh mất những giá trị tinh thần qúy giá thì hãy thức tỉnh và tìm lại những giá trị đó. còn ai chưa biết coi trọng những giá trị ấy thì hãy nâng niu những kí ức quý giá của mình ngay từ bây giờ, đừng để quá muộn