K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2022

TK:

“Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống” (“Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh). Khi viết những dòng này, hẳn nhà phê bình Hoài Thanh đang nhắc đến nhiệm vụ phản ánh sự sống và sáng tạo sự sống của văn chương. Đưa những cuộc đời thực, sự vật thực, hiện tượng thực lên trang viết, ấy là nhiệm vụ phản ánh sự sống của văn chương. Đời sống tình cảm gia đình, bạn bè, cô trò,... được thê hiện sinh động qua nhiều văn bản như “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, “Cổng trường mở ra” của Lí Lan, “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Hình ảnh quê hương đất nước lại được hiện lên qua nhiều văn bản như “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, ca dao về quê hương đất nước,… ở khía cạnh này, văn chương như Ban-dắc từng nói, đó là “Người thư kí trung thành” của thời đại, của đất nước. Nhưng văn chương còn mang một sức mạnh kì diệu khác, đó là sáng tạo ra sự sống. Văn chương với sự tưởng tượng phong phú, đa dạng, vượt thời gian, không gian, vượt ra ngoài nhận thức của con người đưa độc giả đến với thế giới mà loài chưa biết đến, chưa từng có trên cuộc đời này. Đó là thế giới phù thủy đầy phép thuật trong “Harry Potter” của J.Rowling, đó là thế giới tương lai trong “Đôrêmon” của một họa sĩ Nhật Bản,... Tất cả những điều đó chẳng những đã khiến con người nhìn bản thân mình trung thực, khách quan hơn mà còn bộc lộ những ước mơ đẹp đẽ, cháy bỏng của con người trong hành trình khám phá và chinh phục sự sống.

16 tháng 3 2022

em hiểu là:

- Văn chương là hình ảnh của cuộc sống phong phú, văn chương phản ánh sự đa dạng của cuộc sống: thế giới tự nhiên muôn màu, sự biến hóa của cuộc sống xã hội,…
- "Hình dung" còn giúp người ta nhận thấy quá trình sáng tạo của nhà văn. Nhà văn không bê y nguyên những gì của cuộc sống bên ngoài đặt vào trong trang sách của mình. Cuộc sống bên ngoài được nhìn nhận qua lăng kính của nhà văn và nhà văn sẽ tái hiện nó bằng trí tưởng tượng, bằng cách cảm, cách nghĩ của mình…

Ngẫm về thiên chức người cầm bút, nhà văn Nguyễn Minh Châu từng chia sẻ: “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường…Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực”. Nhà văn cũng từng chia sẻ một quan niệm sâu xa khác về điều này khi cho rằng: “Thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”. Qua hình tượng người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, ta càng thấm thía hơn thiên chức của Nguyễn Minh Châu trong những trang văn nghệ thuật.

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gửi tới người đọc một quan niệm, một cái nhìn hết sức sâu sắc về vai trò của nhà văn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Nhà văn nói đến hành trình “đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” phải chăng ý muốn nói đến những vẻ đẹp cao quý, không phô lộ mà khuất lấp, ẩn tàng thậm chí nhiều lúc còn nương náu dưới một cái vỏ xấu xí, thôi ráp như hạt ngọc ẩn sâu trong lòng con trai. Quan điểm của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã góp một cái nhìn sâu sắc về “thiên chức của nhà văn trong quá trình sáng tác văn học”.

Khi miêu tả người đàn bà hàng chài, thiên chức của nhà văn được thể hiện trước hết ở những nét phác họa chân thực và niềm sẻ chia, thương cảm trước một nạn nhân của đói nghèo tăm tối. Dưới ngòi bút Nguyễn Minh Châu, người đàn bà mang thân hình cao lớn, thô kệch. Khuôn mặt rỗ, sắc mặt tái ngắt với vẻ mặt đầy mệt mỏi. Áo bạc phếch còn nửa thân dưới thì ướt sũng. Những hình ảnh, những nét vẽ ấy đã phác họa chân thực chân dung người đàn bà hàng chài khiến ta cảm tưởng như đó là một người phụ nữ bước từ cuộc đời vào trang văn. Trong văn học, ta đã bắt gặp nhiều cảnh tượng cái đói bủa vây, dồn đẩy cuộc sống con người xuống cùng cực đến mức phải ăn cháo cám, “làm no” bằng cách ăn đất sét. Còn ở đây, cái đói buộc họ phải ăn xương rồng luộc chấm muối – một loài cây hoang dại, đắng chát. Cuộc sống lam lũ, cực khổ của người đàn bà càng tăng lên gấp bội phần khổ đau với những tháng ngày bị chồng đánh đập. Những trận đòn mụ phải gánh nhiều như cơm bữa, bị đánh đến thừa sống thiếu chết. Người đàn bà ấy cam chịu đón nhận đòn roi như thể mình là người mang lỗi, không van xin, chối tội, thanh minh, không chống trả hay trốn chạy. Tất cả những tháng ngày ấy, mụ đều đứng im chịu đòn như một tảng đá nhẫn nhục.

Xem thêm:  Soạn Bài Tính Thống Nhất Về Chủ Đề Của Văn Bản

Thiên chức của nhà văn Nguyễn Minh Châu khi miêu tả hình tượng người đàn bà hàng chài còn được thể hiện ở sự trân trọng, ngợi ca những nét đẹp phẩm chất, tâm hồn người phụ nữ này. Đó là một người phụ nữ giàu đức hy sinh và rộng lòng vị tha. Vì con mà mụ buộc phải gửi thằng Phác lên bờ để không phải suốt ngày chứng kiến cảnh bố đánh đập mẹ. Dù bị đánh đập dã man, người đàn bà ấy vẫn không bỏ chồng để có người đàn ông chèo chống lúc phong ba, biển động, để các con của mụ có cha, nhà mụ có nóc. Mụ nhẫn nhục chịu khổ đau như vậy cũng một phần vì chồng mình, coi đó là một cách sẻ chia bất đắc dĩ khi người chồng bế tắc, mất cân bằng.

Một nét đẹp tâm hồn nữa ở người đàn bà hàng chài mà nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm rất khéo léo đó chính là tâm hồn sâu sắc, thấu trải lẽ đời. Mục đích Đẩu gọi người đàn bà lên tòa án huyện là để giải phóng giúp mụ, khuyên mụ bỏ chồng. Nhưng kết quả là Đẩu vẫn không thể thuyết phục được sau khi nghe người đàn bà tâm sự. Người đàn bà hàng chài nhận thức được vì xấu, mặt rỗ nên mình ế muộn, nói không quá lời thì người chồng chính là ân nhân cuộc đời mụ. Hơn nữa, với mụ thì chồng mình là người hiền lành, chỉ hơi cục tính, trước đây chưa bao giờ đánh đập mụ. Cái thói vũ phu không phải là bản chất vốn có của người chồng. Bản thân mụ lúc nào cũng thấy có lỗi vì đẻ nhiều, nhà nghèo nên gánh nặng mưu sinh lúc nào cũng đè nặng lên vai người chồng. Theo như mụ nói, thì vì quá khổ, nên chồng mụ mới đánh chửi – một hành xử tiêu cực của kẻ bị dồn vào cảnh cùng đường. Chẳng những thế, trên thuyền cũng cần có một người đàn ông chèo chống, tấm lưng như lưng gấu của gã tuy đáng sợ nhưng lại là nơi vững chãi để mẹ con mụ dựa vào.

Nguyễn Minh Châu có lẽ thực hiện thành công thiên chức nhà văn của mình khi qua những trang văn “Chiếc thuyền ngoài xa”, ông đã gửi gắm thiên chức của người đàn bà mộc mạc, tự nhiên và sâu sắc rằng người đàn bà trên thuyền phải sống vì các con. Cuộc sống gia đình người đàn bà hàng chài không phải lúc nào cũng chỉ có đòn roi nước mắt mà cũng có những lúc vợ chồng, con cái thuận hòa, vui vẻ. Người đọc qua đây cũng nhận ra rằng khi đứng trước một tác phẩm cần có cái nhìn con người, đời sống một cách đa diện nhiều chiều. Với bản thân người đàn bà hàng chài, quá khứ với mụ là một may mắn, hiện tại là nạn nhân nhưng tương lai sẽ vì con vì chứ phận làm vợ làm mẹ mà cố gắng sống. Người chồng trong quá khứ là ân nhân người đàn bà hàng chài phải biết ơn, hiện tại là nạn nhân mụ thương cảm và sẻ chia, phải thừa nhận rằng bản chất không hề xấu và trân trọng vai trò không thể thiếu của người chồng.

Nhà văn Đặng Thai Mai từng nói: “Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người”. Trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu đã hướng ngòi bút của mình đến con người, một cách chân thực và sâu sắc, ông đã phác họa đậm nét chân dung tâm hồn người đàn bà hàng chài, đem đến cho người đọc cái nhìn sâu rộng hơn về con người, về đời sống.

6 tháng 10 2021

Tham khảo:

Khác với khung cảnh rạo rực, vui tươi vào buổi sớm của tiết thanh minh, buổi chiều Cảnh Ngày Xuân lại được Nguyễn Du khắc họa nhuốm một màu man mác, trầm lắng. Sáu câu thơ cuối trong bài Cảnh ngày xuân vẽ lên một nỗi niềm ưu tư, một nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đầy dụng ý bậc cao của tác giả:

“Tà tà bóng ngả về Tây
Chị em thở thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”

Không còn những nô nức, hồ hởi như ở đoạn đầu, đến đây giọng thơ lắng xuống, chậm rãi từng khắc như kéo dài ra một nỗi buồn da diết mênh mang, lênh láng đến xót lòng. Trong cái bức tranh buổi chiều man mác ấy có sự đan xen hài hòa của 3 màu sắc hữu tình: đó là thời gian là cảnh vật và không thể thiếu đó là con người.

Nguyễn Du thật khéo léo, tài tình khi mở ra khung cảnh hoàng hôn trữ tình, xuyến xao thật nhẹ nhàng, thật tự nhiên:

“Tà tà bóng ngả về Tây”

“Tà tà” gợi ra những ánh nắng nhè nhẹ đang lả lướt buông về phía cuối phương trời xa. Một chút chậm rãi, một chút chùng chình như muốn níu lại những khoảnh khắc tươi đẹp cuối cùng còn sót lại của cảnh ngày xuân. Cái nhịp sống chậm rãi, vô tình ấy khiến cho buổi chiều hiện về không mang màu sắc thê lương, buồn tủi, đớn đau quen thuộc như trong văn học cổ.

Những ánh nắng xế chiều buông xuống, khoác lên cảnh vật chiếc áo bảng lảng nỗi buồn:

“Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”

Tác giả đã vận dụng linh hoạt các cảnh vật: ngọn tiểu khê; dòng nước; dịp cầu, ghềnh nước để tô vẽ nên bức tranh cảnh trời chiều. Đây là những cảnh vật đặc sắc, có thể khắc họa được rõ nét nhất dòng chuyển dịch chậm rãi của thời gian. “Ngọn tiểu khê” đang in những bóng dài lên cung đường; dòng nước quẩn quanh uốn khúc, róc rách; dịp cầu cuối ghềnh bắc ngang,…tất cả như đang ánh lên một nỗi bâng khuâng, nuối tiếc, tiếng nấc rủ rỉ, trơ trọi, vướng mắc đến nao lòng.

Hàng loạt các từ láy được đặc tả như: “nao nao; thanh thanh; nho nhỏ” làm dịu lại khung cảnh chiều tà; không đìu hiu; héo hắt mà vẫn thanh tao, lãng mạn. Dù nhỏ bé, cô quạnh, lững lờ nhưng vẫn đẹp, vẫn dịu nhẹ đến nao lòng người. Một nét vẽ với gam màu ấm lững lờ làm nức lòng bao lữ khách thanh minh.

Các cảnh vật được soi chiếu dưới ống kính từ gần đến xa, từ nhỏ bé đến to lớn. Một vài nét khắc họa lại vẽ được trọn vẹn một bức tranh xế chiều tuyệt đẹp đến thế. Thật huyền diệu và uyên bác biết chừng nào.

Một bức tranh muốn đẹp, muốn có hồn, muốn đậm sâu trong lòng độc giả thi không thể không có nhưng dáng dấp nhỏ bé của con người. Nguyễn Du sâu sắc vô cùng khi vận dụng khéo léo quy luật tả cảnh ngụ tình trong thơ văn xưa cổ: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu / Người buồn người có vui đâu bao giờ.” Cảnh vật thời gian như nhuốm màu tâm trạng của lòng người tơ vương:

“Chị em thơ thẩn dang day ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
….
Nhìn xem phong cảnh có bề thanh thanh.”

Nếu như vào tiết trời sáng thanh minh tươi đẹp, dịu mát, căng tràn nhựa sống thì đến đây trời đã về cái cuối chiều, bữa tiệc vui nào cũng đến hồi kết. Con người trở về với cái chốn bình yên, với cái nhịp sống chậm rãi cuối ngày tàn. Những từ láy không chỉ miêu tả tâm trạng mà còn gợi nên lòng người. Hai chữ “thơ thẩn” bộc lộ trạng thái bần thần, nuối tiếc, lạc lõng, bơ vơ của chị em Kiều khi ra về. Hàng loạt các từ láy được đặt liên tiếp cuối mỗi câu thơ: “nao nao; thanh thanh; nho nhỏ” như một điệp khúc láy lại, xoáy sâu vào nỗi vô thức của dòng cảm xúc sâu lắng ấy. Một nỗi buồn da diết, miên man, kéo dài man mác.

Cảnh vật tĩnh lặng nhưng lòng người lại chẳng bình yên. Cụm từ “dang tay” được đặt chen ngang giữa dòng thơ như đang cố níu lại, cố tận hưởng nốt những dư vị ngọt ngào, đẹp đẽ cuối cùng còn sót lại của tiết Thanh minh tháng ba. Và phải chăng “dang tay” như cái ôm sẻ chia, cái ôm đồng cảm với nỗi niềm dạt dào của hai chị em Kiều.

Cảnh và người như giao hòa vào nhau, nâng đỡ nhau, tô điểm nhau làm nên một bức tranh cuối ngày thật đẹp, thật hòa quyện, khe khẽ sầu cay.

Đoạn thơ tuy ngắn nhưng lại được tác giả đầu tư công phu nhiều bút pháp nghệ thuật độc đáo, vừa cổ điển vừa hiện đại lại đậm chất thi vị. Nhịp thơ như dòng trôi nhẹ nhàng, lững lờ với các thanh trắc đan xen, nối nhau liên tiếp. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình cổ điển đặc sắc. Tất cả đã vẽ nên một bức tranh ánh chiều chan chứa màu sắc; âm thanh; và cả hồn người lay động. Một bức tranh chân thực nhưng lại ý nghĩa, tâm trạng vô ngần. Bức vẽ cũng như cánh cửa mở ra những dự cảm bất lành, chông chênh trong cuộc đời Kiều về sau này.

Hội xuân kết thúc cũng là lúc Kiều trở về với cuộc sống như ngày thường? Nhưng liệu rằng Kiều có còn được “bình yên sống trọn một kiếp người” trốn khuê các? Liệu rằng cuộc sống của Kiều có êm đềm, tươi đẹp như sắc tài của nàng. Bức tranh Cảnh ngày xuân đặc biệt là sáu câu thơ cuối đã hé lộ phần nào cuộc đời của người con gái sắc sảo ấy. Những câu thơ như làm dậy lại một nỗi niềm xưa cũ đầy bâng khuâng luyến lưu đầy dư vị.

23 tháng 3 2021

Chính sách đồng hóa là thâm độc nhất bởi vì khi chúng thực hiện chính sách này, nhân dân ta và thế hệ sau này sẽ mất đi văn hóa, truyền thống, phong tục tập quán dân tộc, mất đi ngôn ngữ, tiếng nói, dần dần biến người Việt thành người Trung Quốc, để dễ dàng cai trị, biến nước ta thành 1 tỉnh, thuộc địa của chúng mãi mãi.

23 tháng 3 2021

Cảm ơn bạn

14 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống” (“Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh). Khi viết những dòng này, hẳn nhà phê bình Hoài Thanh đang nhắc đến nhiệm vụ phản ánh sự sống và sáng tạo sự sống của văn chương. Đưa những cuộc đời thực, sự vật thực, hiện tượng thực lên trang viết, ấy là nhiệm vụ phản ánh sự sống của văn chương. Đời sống tình cảm gia đình, bạn bè, cô trò,… được thể hiện sinh động qua nhiều văn bản như “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, “Cổng trường mở ra” của Lí Lan, “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Hình ảnh quê hương đất nước lại được hiện lên qua nhiều văn bản như “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, ca dao về quê hương đất nước,… ở khía cạnh này, văn chương như Ban-dắc từng nói, đó là “Người thư kí trung thành” của thời đại, của đất nước. Nhưng văn chương còn mang một sức mạnh kì diệu khác, đó là sáng tạo ra sự sống. Văn chương với sự tưởng tượng phong phú, đa dạng, vượt thời gian, không gian, vượt ra ngoài nhận thức của con người đưa độc giả đến với thế giới mà loài người chưa biết đến, chưa từng có trên cuộc đời này. Đó là thế giới phù thủy đầy phép thuật trong “Harry Potter” của J.Rowling, đó là thế giới tương lai trong “Đôrêmon” của một họa sĩ Nhật Bản,… Tất cả những điều đó chẳng những đã khiến con người nhìn bản thân mình trung thực, khách quan hơn mà còn bộc lộ những ước mơ đẹp đẽ, cháy bỏng của con người trong hành trình khám phá và chinh phục sự sống.

14 tháng 4 2022

tham khảo

Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống” (“Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh). Khi viết những dòng này, hẳn nhà phê bình Hoài Thanh đang nhắc đến nhiệm vụ phản ánh sự sống và sáng tạo sự sống của văn chương. Đưa những cuộc đời thực, sự vật thực, hiện tượng thực lên trang viết, ấy là nhiệm vụ phản ánh sự sống của văn chương. Đời sống tình cảm gia đình, bạn bè, cô trò,… được thể hiện sinh động qua nhiều văn bản như “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, “Cổng trường mở ra” của Lí Lan, “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Hình ảnh quê hương đất nước lại được hiện lên qua nhiều văn bản như “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, ca dao về quê hương đất nước,… ở khía cạnh này, văn chương như Ban-dắc từng nói, đó là “Người thư kí trung thành” của thời đại, của đất nước. Nhưng văn chương còn mang một sức mạnh kì diệu khác, đó là sáng tạo ra sự sống. Văn chương với sự tưởng tượng phong phú, đa dạng, vượt thời gian, không gian, vượt ra ngoài nhận thức của con người đưa độc giả đến với thế giới mà loài người chưa biết đến, chưa từng có trên cuộc đời này. Đó là thế giới phù thủy đầy phép thuật trong “Harry Potter” của J.Rowling, đó là thế giới tương lai trong “Đôrêmon” của một họa sĩ Nhật Bản,… Tất cả những điều đó chẳng những đã khiến con người nhìn bản thân mình trung thực, khách quan hơn mà còn bộc lộ những ước mơ đẹp đẽ, cháy bỏng của con người trong hành trình khám phá và chinh phục sự sống.

Câu 1:Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật...
Đọc tiếp

Câu 1:Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?

Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật của tác giả thể hiện trong kiệt tác Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (khoảng 800 từ).

Câu 3. Bạn cảm nhận như thế nào về sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc? Theo bạn, chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay?

Câu 4. Theo bạn, việc tổ chức cuộc thi: “Tìm hiểu về Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều” có ý nghĩa như thế nào trong dịp kỷ niệm 255 năm Ngày sinh và tưởng niệm 200 năm Ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820)?

Mình đang cần gấp trong ngày hôm nay, ai nhanh mình k cho nha

11
29 tháng 8 2020

Không chép mạng nha

29 tháng 8 2020

1.Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên sinh ngày 3-1-1766 mất năm 1820. Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - XIX. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngòi bút của Nguyễn Du về hiện thực đời sống. Sự nghiệp văn học của ông gồm những tác phẩm có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm. Tiêu biểu như "Thanh Hiên thi tập", "Đoạn trường tân thanh",...

 Việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa quan trọng cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng:

+ Giúp chúng ta hình dung rõ nét về đặc điểm sáng tác của Nguyễn Du, đó là: thể hiện tư tưởng, tình cảm, tính cách của tác giả.

+ Hơn thế nữa, các tác phẩm mà đặc biệt là Truyện Kiều đều thể hiện tư tưởng nhân đạo rõ nét.

+ Qua đó, chúng ta hiểu được sâu sắc nguyên nhân tại sao các tác phẩm mà ông đưa đến cho bạn đọc đều thu hút và thành công đến thế.

2.Một vấn đề then chốt trong nghiên cứu Truyện Kiều hiện nay là xác định tính sáng tạo của Truyện Kiều của Nguyễn Du, một tác phẩm sáng tác dựa vào cốt truyện và nhân vật của Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân, nhưng lại trở thành một kiệt tác nghệ thuật vô song.

Con đường duy nhất để giải quyết vấn đề là khám phá cái thế giới nghệ thuật của Nguyễn Du được xây dựng trên một cốt truyện có sẵn đó. Truyện Kiều của Nguyễn Du mang quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Du, một quan niệm thể hiện cách nhìn, cách cảm, hệ thống giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của ông gắn liền với truyền thống văn hoá dân tộc.

Truyện Kiều của Nguyễn Du bảo tồn được phần lớn tinh hoa của nguyên bản tiểu thuyết Trung Quốc tuy có tăng giảm về nội dung và nghệ thuật của nguyên tác, song phần nhiều vẫn bảo tồn được, vì vậy có cống hiến cho sự giao lưu văn hoá giữa Trung Quốc và Việt Nam. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm đáng được khẳng định. Truyện Kiều của Trung Quốc bị mai một, thậm chí bị đánh giá thấp trong thời gian dài. Hiện tượng kỳ lạ đó chứng tỏ chúng ta vẫn còn thiếu nhận thức đầy đủ về kho báu văn học nghệ thuật phong phú mà tổ tiên để lại cho chúng ta; công tác nghiên cứu văn học cổ đại về cơ bản vẫn dừng ở một số ít tác giả và tác phẩm nổi tiếng, có ảnh hưởng lớn mà chưa hứng thú bao nhiêu với tác giả và tác phẩm loại hai. Việc nghiên cứu cô lập đó không thể thích hợp với tình hình phát triển của học thuật hiện nay. Vì vậy, việc đi sâu vào công tác nghiên cứu tiểu thuyết quý giá cuối đời Minh đầu đời Thanh có tác dụng gợi mở quan trọng nhằm đẩy mạnh việc nghiên cứu toàn bộ văn học cổ điển của nước ta. Tiểu thuyết Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân cần được đánh giá lại ảnh, hưởng quan trọng của nó trong lịch sử văn học Trung Quốc và lịch sử văn học thế giới cần được thừa nhận và đánh giá công bằng. Mệnh đề “tiểu thuyết tài tử giai nhân” không thể khái quát một cách khoa học tất cả tiểu thuyết bạch thoại của các văn nhân mà tuyến cốt truyện là tình yêu và hôn nhân. Cần phân tích so sánh nhiều tác phẩm với nhau, nhận thức lại bộ mặt vốn có của số tiểu thuyết này, bổ sung những đoạn còn yếu trong lịch sử tiểu thuyết truyền thống. Chúng ta thấy rất rõ hai tác phẩm này có cùng một cốt truyện, cùng một hệ thống nhân vật và cả kết cấu tự sự. Thế nhưng Nguyễn Du đã đem tài năng của mình vào để thay đổi số phận của tác phẩm. Ông biến nó thành viên ngọc sáng của phương Đông, trải qua bao thế kỉ vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn học.Nguyễn Du thực sự đã thay một tấm áo mới cho tác phẩm. Những cái mới trong Truyện Kiều mà Thanh Tâm Tài Nhân đã không làm được trong Kim Vân Kiều truyện của mình có phải là nguyên nhân chính của sự khác biệt? Một bên là văn xuôi tự sự một bên là truyện thơ – thể loại khác nhau thì thông điệp nghệ thuật làm sao có thể giống nhau? Rõ ràng truyện thơ có nhiều ưu thế hơn hẳn trong việc thể hiện cảm xúc, đồng thời nó cũng dễ chạm vào trái tim bạn đọc hơn là ngôn ngữ của một cuốn tiểu thuyết. Không chỉ thế Nguyễn Du đã đem thiên nhiên vào trong tác phẩm của mình – một thiên nhiên thực nhưng cũng có khi là thiên nhiên của cảm xúc, tâm tưởng. Trong khi đó Kim Vân Kiều truyện hoàn toàn vắng bóng thiên nhiên. Nguyễn Du xây dựng lại các tình tiết cũng như hình tượng nhân vật của nguyên tác cho phù hợp với suy nghĩ, cảm nhận của mình. Đó là cái riêng và cũng là cái sáng tạo làm nên sự khác biệt cơ bản giữa hai tác phẩm. Công lao của Thanh Tâm Tài Nhân không nhỏ. Không có Thanh Tâm Tài Nhân thì ắt hẳn không thể có Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nhưng cũng lại phải nói cho công bằng, chính nhờ Truyện Kiều của Nguyễn Du ngày một nổi tiếng, vượt ra khỏi biên giới nước mình, mới là một động cơ để những học giả như ông Đồng Văn Thành cố gắng làm cho Kim Vân Kiều truyện được độc giả trong và ngoài Trung Hoa quan tâm tới lại. Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là tác phẩm tiểu thuyết chương hồi thuộc thể tài văn xuôi, kết cấu theo thời gian, theo trình tự diễn biến của các sự kiện, theo quá trình hành động của các nhân vật. Nó thiên về mô tả sự kiện, đi sâu miêu tả thực tại, khắc họa chân dung nhân vật một cách cụ thể - điều mà đôi khi ta cảm thấy hơi khó chịu. Cũng như các tiểu thuyết chương hồi khác, tác phẩm gần như không đề cập đến diễn biến tâm lý nhân vật mà chỉ có các biến cố, hành động của nhân vật. Tác phẩm lại đặc biệt coi trọng mâu thuẫn xung đột, tập trung mô tả nhiều chi tiết để tô đậm một tính cách nào đấy của nhân vật. Diện mạo nhân vật gần như chỉ là những nét chấm phá chứ không miêu tả cụ thể. Trong tác phẩm, tác giả cũng đã đưa vào những đoạn thơ, bài phú miêu tả thiên nhiên, nhưng thiên nhiên ấy lại bị tách rời khỏi cốt truyện và đôi khi lại không gắn bó gì với tâm trạng của nhân vật. Trong khi đó, Truyện Kiều lại là một cuốn truyện thơ, một tác phẩm văn học vừa cổ điển vừa hiện đại, có sự hài hòa giữa hình thức và nội dung. Các nhân vật trong tác phẩm, các vấn đề xã hội không đợi tác giả tự thuật lại nhiều mà tự nó có thể tự hiện diện, tự bộc lộ một cách tinh vi. Nguyễn Du đã biến thể loại tiểu thuyết khô khan thành thơ lục bát - thể thơ của riêng dân tộc ta,mục đích là để thơ ca đi vào đời sống con người, thân thuộc, giản dị.Nguyễn Du đã rất tài tình khi sử dụng tất cả những gì gần gũi nhất để xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật đẹp đẽ. Nguyễn Du chỉ dựa vào cái sườn của cốt truyện văn xuôi của Thanh Tâm Tài Nhân mà sang tạo ra hẳn một thi phẩm của riêng mình. Cần phải nói rõ ràng rằng, trong lao động nghệ thuật thì sự sáng tạo của người nghệ sĩ là điều quan trọng hơn cả, không chỉ sáng tạo ở số liệu mà cái quan trọng hơn là cách nhào nặn dữ liệu để tạo nên những hình tượng nghệ thuật, những nhân vật điển hình có cá tính và có ý nghĩa khái quát. Trải qua hàng trăm năm, với biết bao thăng trầm của cuộc sống, Truyện Kiều vẫn nóng bỏng hơi thở của nó, vẫn trường tồn sức sống trong lòng mọi thế hệ độc giả.Đóng góp của Thanh Tâm Tài Nhân là không nhỏ, nhưng chúng ta cũng không thể không thừa nhận rằng chính Nguyễn Du mới là người mang đến thành công rực rỡ cho Truyện Kiều, nâng Truyện Kiều lên trở thành tiếng nói của dân tộc. .

3. Đối với bản thân tôi, sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc là vô cùng mãnh liệt. Bởi lẽ mặc dù Truyện Kiều được ra đời cách đây rất lâu nhưng hiện giờ, trong cuộc sống nhộn nhịp cùng thời kì hội nhập quốc tế khiến con người ta vô tình quên đi những giá trị tinh hoa của các tác phẩm văn học, thơ ca thì "Truyện Kiều" vẫn ở đó, còn lại và đọng lại mãi trong người dân đất Việt. Hơn thế nữa, sức sống của "Truyện Kiều" không chỉ ở biên giới của một quốc gia mà nó còn ở cả khắp các nước trên thế giới.

- Theo tôi, chúng ta cần phải làm những việc sau đây để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay:

+ Phát huy giá trị của "Truyện Kiều" ra khắp các nước trên thế giới bằng cách dịch nó ra nhiều thứ tiêng khác nhau.

+ Tuyên truyền ý nghĩa to lớn mà tác phẩm này mang lại.

+ Gìn giữ nó, tuyệt đối không để nó bị đánh cắp, sao chép bản quyền và bị vùi lấp bởi bụi thời gian.

4.

 Cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh sinh viên về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động kỉ niệm 255 năm Ngày sinh, tưởng niệm 200 năm Ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820), khẳng định công lao của ông cho đất nước và nhân loại, từ đó giáo dục truyền thống yêu nước.

- Cuộc thi làm chúng ta nhớ đến công lao to lớn của Nguyễn Du trong công cuộc đóng góp lớn về phát triển và sáng tác đặt nền móng cho thơ ca Việt Nam

- Việc tổ chức cuộc thi có thể làm cho chúng ta có thể tìm hiểu sâu rộng hơn về Nguyễn Du và những tác phẩm nổi tiếng của ông, sau đó có thể học hỏi và chỉ dạy cho những người khác về kĩ thuật làm thơ của ông, và nó có thể đem lại ấn tượng mạnh cho những thế hệ đời sau về và hình tượng cao cả của ông.